* Từ 15/9-21/9/2018

Câu chuyện tuần này: AI robot của người Việt gây chú ý khi xuất hiện trên sàn diễn thời trang London

Giữa tháng 9/2018, tại London, đã diễn ra tuần lễ Thời trang và dư luận chú ý nhất đến các chú robot Ohmni – sản phẩm của Vũ Duy Thức, lên sàn diễn vào tối 15 và 16/9.

Chủ đề của London Fashion Week năm nay là môi trường và trí tuệ nhân tạo. Sàn diễn thời trang House of Ikons và công ty thiết kế từ Los Angeles – Honee đã táo bạo giới thiệu những con robot của OhmniLabs ra sân khấu.

Ohmni gây chú ý đặc biệt

Công ty OhmniLabs ra đời năm 2015 bởi Vũ Duy Thức, Jared Go và Tingxi Tan (họ được đào tạo tại trường Carnegie Mellon và Stanford ở Mỹ). Năm nay 36 tuổi, Vũ Duy Thức (Thuc Vu) là tiến sĩ ngành tự động học và robots hiện làm việc ở Hoa Kỳ.

“Show diễn có tên là ‘AI”, chữ viết tắt của Trí tuệ nhân tạo, mà cũng là ÁI – tình yêu. Nhà tổ chức cho biết về các “diễn viên” robot:  “Ở OhmniLabs, chúng tôi in nó ra bằng máy in công nghệ 3D, chiếm 80% phần thân robot”. Con robot của OhmniLabs được gắn pha lê khi tham dự sự kiện ở London.

Ngành công nghiệp thời trang đang tìm hướng phát triển mới cho tương lai. Một xu hướng lớn là dùng robot biểu diễn đang được đầu tư như một cách pha trộn tương lai vào hiện tại.

Nhà tổ chức giới thiệu sự hợp tác này là “cuộc hôn phối giữa thời trang, văn hóa và công nghệ trong một sự cân bằng hài hòa. Những gì ta nghe có phần xa xôi như một dự đoán trong một thập kỷ sau đó, đã được thực hiện ngay trong tháng 9 năm nay.

Như thể hiện thông điệp: “Con người và máy móc không phải là đối lập nữa. Thay vào đó, hai đối tượng đang ngày càng gần nhau hơn. Vì tác giả robot là người Việt, chúng tôi chơi chữ: ÁI, có nghĩa là TÌNH YÊU. Tình yêu hiện diện trong show diễn này,  NGAY BÂY GIỜ. Và OhmniLabs của Vũ Duy Thức cùng đồng nghiệp của anh đang mở ra thế giới NGAY BÂY GIỜ với những robot của họ. Tôi rất vinh dự và cực kỳ hào hứng khi trở thành một phần của hành trình OhmniLabs.”

Vũ Duy Thức là ai?

Vũ Duy Thức là học sinh chuyên khối Tin học ở trường phổ thông năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM). Anh từng đoạt nhiều giải nhất cấp quốc gia về tin học ở các cuộc thi tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Thức cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố tại các hội nghị và tạp chí khoa học quốc tế. Vũ Duy Thức lấy bằng tiến sĩ công nghệ thông tin (chuyên ngành trí tuệ nhân tạo – AI) tại Đại học Stanford năm 2010, khi anh 28 tuổi. Thức đã thực hiện nhiều dự án kinh doanh, từng là người đồng sáng lập hai công ty là Katango và Tappy (được Google và Weeby.co mua lại).

Chia sẻ về đam mê robotics, Thức cho biết, từ khi còn học đại học anh đã rất thích robot và từng viết phần mềm cho robot Aibo của Sony. Và theo anh, xu hướng hiện nay rất thuận lợi cho việc phát triển robot.

“Người tiêu dùng bắt đầu dùng nhiều drone (máy bay điều khiển từ xa), hoặc xe tự động, cũng như những phát triển về deep-learning (tạm dịch là học sâu) đã tạo cơ sở để giải quyết bài toán về người máy”.

Con Robot tham gia biểu diễn thời trang ở Luân Đôn là bước phát triển của sản phẩm gốc có tên Omhni, robot gia đình. Sinh sống tại Mỹ trong thời gian dài, Thức nhận ra rất nhiều người cao tuổi ở đây phải sống một mình (hiện có 44 triệu người trên 65 tuổi tại Mỹ, khoảng 70% trong số này sống một mình) và cần được giúp đỡ, ít nhất là giúp họ đỡ cô đơn.

Thức là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của OhmniLab, anh quyết tâm phát triển lĩnh vực robot gia đình. Và Robot đầu tiên, Ohmni, được xây dựng để mang mọi người đến với nhau.

Omhni là một màn hình với một camera tích hợp ngồi trên đỉnh một trục cao, với một cơ sở bao gồm bệ phẳng và bánh xe để đi lại, dễ dàng mang đi và dễ sử dụng. Robot gia đình này có thể điều khiển từ xa 100%.

Theo New York Times (tháng 1/2017), các nhà công nghệ đánh giá cao nhất khía cạnh xã hội mà robot Ohmni mang lại. Thực tế thì Ohmni đã cứu được một mạng sống.

Thức kể: khi thử nghiệm sơ bộ, một khách hang đã đặt ở San Diego đã đặt Ohmni trong nhà của mẹ anh ta. Trong một chuyến công tác, anh gọi cho mẹ, một người nhập cư Mexico không biết tiếng Anh bà mẹ anh không trả lời. Anh kích hoạt Ohmni và thấy mẹ nằm trên giường, gần như hôn mê. Anh liền gọi cả 911 và anh trai trong khi giữ liên lạc với mẹ thông qua robot và họ đã đưa bà đến bệnh viện trị kịp thời”.

Vũ Khánh – TGHN

– TIN BSA – BSA.ORG.VN

Tuần này, xuất hiện trên website bsa.org.vn rất nhiều thông tin liên quan đến các nội dung về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. Ở đó, có những doanh nghiệp đã nhờ tuân thủ theo những quy định về tiêu chuẩn, chất lượng mà xuất hàng đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những thị trường cực kỳ khó tính: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Và còn rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị cho tuần tới đây chúng tôi sẽ lần lượt đề cập trong phần điểm tin này.

+ Nhưng trước tiên, những doanh nghiệp trong ngành nông sản, thực phẩm hãy chú ý đến thông tin sau. Đó là lúc 13g30 ngày 26/09/2018 tới đây, tại Trung tâm hộinghị Metropole – 216 Lý Chính Thắng P.9 Q.3, diễn ra hội thảo: “Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành thực phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu”. Hội thảo do Hội DN HVNCLC và Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập tổ chức, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Hội Lương Thực Thực phẩm Tp.HCM phối hợp thực hiện.

► Anh, Chị doanh nghiệp trong ngành quan tâm vui lòng click vào link sau để đăng ký tham dự: https://bit.ly/2O17dAQ

+ Quay trở lại với vấn đề tiêu chuẩn tuần qua trên bsa.org.vn, ông Võ Quan Huy, GĐ công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình, với khoảng 25 lần khởi nghiệp về các cây, con trong nông nghiệp. Nhưng khi đến với cây chuối, ông được nhiều người biết đến hơn cả. Đến nay, vườn chuối của ông gồm hơn 40 hec ta ở Long An, và 70 hec ta ở Tây Ninh. Ông Huy cho rằng: “Tiêu chuẩn là sự thỏa thuận, không ai ép doanh nghiệp”, vậy ông đã làm như thế nào mà sản phẩm chuối lại được đối tác Nhật Bản chuộng đến như vậy, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây. https://bit.ly/2QLOvfg

+ Bên cạnh đó, một chàng trai trẻ ở Củ Chi, sau khi đi du học ở Mỹ về, với những gì mình học được đã giám “làm khác” đi cách làm bánh tráng truyền thống ở Củ Chi để xuất khẩu. Đó là anh Lê Duy Toàn, Giám đốc công ty TNHH XNK thực phẩm Duy Anh. Những chia sẻ của Toàn, một người làm bánh trang truyền thống nhưng thay đổi kịp thời, đã giúp sản phẩm của công ty Duy Anh hiện nay có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính ở Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đây sẽ là bài học, cách làm cho nhiều sản phẩm làng nghề khác tại Việt Nam hiện nay. Thông tin sâu có tại đây.https://bit.ly/2pof4dT

+ Cùng với đó, cuộc thi Dự án khởi nghiệp do Trung tâm BSA tổ chức năm thứ 4 liên tiếp cũng kết thúc vòng thi Bán kết tại Bến Tre. Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, vòng bán kết 1 – cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4 do Trung tâm BSA và các đối tác chiến lược tổ chức đã khép lại tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao TP.Bến Tre vào chiều 16/9. Kết quả cuối cùng, 11/41 dự án xuất sắc đã giành vé vào thi chung kết tại TP.HCM vào cuối tháng 10 tới. Bạn đọc quan tâm vòng thi bán kết Bến Tre xin xem thêm các link sau:

Link 1: https://bit.ly/2xF6OtE

Link 2: https://bit.ly/2xsphuh

+ Trong khi đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có vẻ như đang đến những kịch bản gay cấn nhất, Chính phủ các quốc gia, giới quan sát, những người làm kinh tế… đang “không biết được” các đòn mà 2 bên sẽ tung ra sắp tới như thế nào. Nên vào thứ Sáu, ngày 28/09/2018 tới đây, tại phòng Khánh tiết Lầu 1, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza (Số 17 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh), Ban chủ nhiệm câu lạc bộ LBC sẽ mời đến tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,  thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng để thông tin về chủ đề: “Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và câu chuyện phía sau”. Buổi sinh hoạt ăn trưa làm việc này sẽ diễn ra từ 11g30 – 13g30.

► Chương trình này thì số lượng khách mời có hạn, nên Anh, Chị doanh nghiệp nào quan tâm, hãy đặt cho mình một chỗ từ bây giờ. Tại đây: https://bit.ly/2MNJiAs

BSA MEDIA

Các chương trình phóng sự, clip ngắn, khởi nghiệp trong tuần qua cũng được bộ phận BSA Media liên tục cập nhật, hàng ngày đều có những nội dung, hình thức mới để gởi đến quý bạn đọc.

► Đăng ký để theo dõi những videos mới hàng ngày: http://bit.ly/bsachannel

► Fanpage: http://bit.ly/HVNCLC_fanpage http://bit.ly/bsachannel_fanpage

Toàn bộ chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT mà BSA Media thực hiện trên kênh TH. Vĩnh Long tại đây: https://bit.ly/2QFNmWB

+ Đó là chương trình HVNCLC – Chuẩn hội nhập có cuộc tọa đàm trên Đài truyền hình Hà Nội. Với nhiều nội dung mới, phong phú và gợi mở nhiều vấn đề. Xem nội dung chi tiết tại đây: https://bit.ly/2NtP7bi

+ Ngành hồ tiêu Việt Nam lâu nay luôn đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng đa phần là xuất thô nên giá trị gia tăng mang lại chưa cao. Vào cuối tháng 2/2017, Hiệp hội Gia vị Châu Âu – ESA phân tích 799 mẫu hạt tiêu đen nhập vào EU năm 2016 thì chỉ có 17% số mẫu có mức dư lượng thuốc tối đa cho phép đủ chuẩn. Thực tế, một số doanh nghiệp trồng tiêu hiện nay tại Việt Nam đã nhận thức rất tốt vấn đề đảm bảo an toàn, chú trọng tiêu chuẩn chất lượng, đi sâu vào chế biến để gia tăng giá trị cho hồ tiêu. Họ đưa vào áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng có thể coi là cao nhất, khó nhất của thế giới trong nhà máy. Và doanh nghiệp làm tiêu PitCo sẽ khiến người xem không khỏi ngạc nhiên về “độ chất trong nhà máy và sản phẩm của họ”. Mời xem thêm clip tại đây: https://bit.ly/2prHrI1

+ Cùng với đó là các clip đang được quan tâm của các bạn trẻ khởi nghiệp có sản phẩm bán tại Phiên chợ Xanh tử tế tại số 135A Pasteur hàng tuần vào Thứ 7, Chủ nhật.

-Là bánh chùm ngây của VƯỜN NHÀ MÌNH. https://bit.ly/2p3d3nj

– Là loại hạt được coi là nữ hoàng của các loại hạt, chính là hạt Macca Lâm Đồng. https://bit.ly/2MUbVvW

– Và mới đây nhất, đích thân Phó TGĐ công ty Sài Gòn Food đã giới thiệu về những loại cháo rất thiết thực, bổ dưỡng của đơn vị mình. https://bit.ly/2Der6An

– Và Trung thu thì sắp đến rồi, nếu bạn muốn có một mùa Trung thu thật ý nghĩa, khác biệt, ấm cúng… hãy học ngay cách làm bánh Trung thu nhân cốm dừa ngay tại đây để dành tặng cha mẹ, người thân, bạn bè mình.https://bit.ly/2MRBzkG

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Công nghệ sấy gạo đoạt giải 1 triệu USD cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Hult Prize: Công nghệ sấy gạo của Việt Nam chuyển giao cho Myanmar đã đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Hult Prize tại Mỹ tối 15/9 (giờ địa phương). Giải nhất cùng phần thưởng 1 triệu USD đã được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao tặng cho đội SunRice đến từ trường University College of London với mô hình sấy gạo cải tiến. Kisum Chan, thành viên nhóm SunRice, cho biết công nghệ sấy gạo của đội SunRice được dựa trên công nghệ sấy gạo đốt bằng trấu của Việt Nam được chuyển giao cho Myanmar và sau đó được cải tiến để phù hợp với ngành nông nghiệp địa phương.

-Thuế môi trường với xăng sẽ tăng kịch khung từ 1/1/2019: Với 100% thành viên tham dự đồng ý, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9 đã thông qua nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Đây là nội dung đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét từ phiên họp tháng 7/2018 nhưng chưa quyết định vì còn quá nhiều băn khoăn. Sau khi tiếp thu ý kiến ở phiên họp này thì thuế môi trường với mặt hàng dầu hoả đã giảm, từ 300 đồng lên 1.000 đồng, thay vì lên 2.000 đồng như đề xuất cũ. Nhưng, thuế môi trường với xăng vẫn sẽ tăng lên kịch khung 4.000 đồng, tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.

-Cá da trơn Việt Nam sắp rộng đường vào Mỹ: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã đề xuất với Văn phòng Đăng ký liên bang đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn (cá thuộc bộ Siluriformes), trong đó chủ yếu là cá tra vào thị trường Mỹ.

-Lũ phức tạp, ĐBSCL thiệt hại nặng: Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đến ngày 23-9, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu 4 m (tương đương báo động II) và trên sông Hậu tại Châu Đốc sẽ là 3,6 m (cao hơn báo động II 0,1 m). Ngày 19-9, ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết theo dự báo đến ngày 25-9, mực nước cao nhất tại Tân Châu có khả năng ở 4,15 m, trên báo động II 0,15 m; tại Châu Đốc ở mức 3,75 m, dưới báo động III 0,25 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt: Cấp 1. Tuy nhiên, tình hình lũ diễn biến phức tạp và có khả năng lên cao, nguy cơ xảy ra ngập lụt ở vùng trũng thấp và ảnh hưởng đến các khu vực có hệ thống đê bao xung yếu.

-Bến Tre kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn: Ngày 18-9, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Diễn đàn thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với sự tham dự của gần 250 doanh nghiệp. Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Bến Tre – được biết đến là một tỉnh nông nghiệp có lợi thế về kinh tế vườn với gần 80.000 ha dừa; hơn 28.000 ha trồng cây ăn quả đặc sản; gần 10 triệu sản phẩm hoa kiểng với chất lượng hàng đầu cả nước. Bên cạnh đó, Bến Tre có thế mạnh về phát triển kinh tế biển với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt gần 47.000 ha; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng năm đạt trên 470 ngàn tấn. Vì vậy, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình được lãnh đạo tỉnh Bến Tre đặc biệt quan tâm.

B- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Hàng không bắt đầu mở bán vé Tết 2019: Lần lượt cả 3 hãng hàng không Việt đều công bố kế hoạch mở bán vé máy bay Tết Kỷ Hợi 2019 với mức giá nhỉnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, hãng hàng không Vietjet cho hay đã mở bán vé máy bay dịp Tết Nguyên Đán 2019 trên tất cả đường bay của hãng. Hãng cũng mở thêm nhiều chặng bay mới, tăng cường thêm nhiều chuyến bay phục vụ nhu cầu đi lại, sum họp gia đình tăng cao của người dân vào dịp lễ tết. Còn theo đại diện của Vietnam Airlines, hãng hiện đã hoàn tất việc chuẩn bị kế hoạch tăng chuyến Tết 2019 và sẽ công bố lượng ghế cung ứng vào tuần sau.

-Cà phê giảm thêm 100.000 đồng/tấn: Giá cà phê hôm nay, 20/9, tại các các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục giảm, dù mức giảm chỉ 100.000 đồng/tấn nhưng xu hướng ảm đạm của ngành hàng này vẫn chưa chấm dứt. Tại thị trường thế giới, giá cà phê robusta trên sàn Lodon (Anh) đã giảm 5 USD/tấn trong phiên giao dịch sáng nay, xuống còn mức 1487 (kỳ hạn tháng 11/2018). Giá Arabica bất ngờ tăng nhẹ.

-Vinafood 2 ký hợp đồng bán gạo tỷ đô cho Philippines: Theo trang Inquirer.net (Philippines), đơn vị AgriNurture (ANI) của nước này ký một thỏa thuận độc quyền mua 2 triệu tấn gạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2). Hợp đồng có giá trị gần 1 tỷ USD, bắt đầu từ năm nay. Hợp đồng được ký kết cuối tuần trước giữa ông Antonio Tiu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ANI và ông Nguyễn Ngọc Nam, Tổng giám đốc Vinafood 2. Hợp đồng kéo dài trong 2 năm.

-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa quyết định dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary: Do hai nước này đang có dịch tả lợn châu Phi (ASF) nhằm ngăn chặn dịch bệnh này lây lan sang Việt Nam. Cụ thể Bộ này đã gửi văn bả tới Đại sứ quán Ba Lan và Hungary nêu rõ, theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ năm 2018 đến nay 2 nước này đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh.

-Từ thặng dư, Việt Nam chuyển sang nhập siêu mạnh từ Indonesia: Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia đạt 4,66 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng thời gian năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 2,16 tỷ USD, tăng 32,5% và nhập khẩu hàng hóa là 2,49 tỷ USD, tăng 23,7%. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2018, số lượng doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang thị trường này là hơn 2,2 nghìn doanh nghiệp và nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là hơn 4,2 nghìn doanh nghiệp.

-Thức ăn nhanh lỗ bất thường: Khó xác định chuyển giá: Dù báo lỗ liên tục nhưng đến nay, các “đại gia” thức ăn nhanh nước ngoài vẫn bám trụ thị trường Việt Nam và cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, khẳng định hầu hết các doanh nghiệp (DN) báo lỗ đều là DN lớn của nước ngoài, đầu tư hệ thống rất lớn ở Việt Nam. Chi phí đầu tư rất lớn gây thua lỗ nặng ở giai đoạn đầu. “Chúng tôi sẽ rà soát thật cụ thể các trường hợp nghi vấn” – ông Minh nói.

-Mối lo tín dụng bất động sản núp bóng vay tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang núp bóng vay tiêu dùng ngày một lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện nay, tín dụng của các ngân hàng vào bất động sản đang được duy trì trong khoảng 7-8% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tỷ lệ này đã giảm rất nhiều so với ngưỡng xấp xỉ 30% hồi năm 2010-1011, phần nào giúp các ngân hàng kiểm soát được chất lượng cho vay của mình.

-Mỹ phẩm Hàn Quốc thâm nhập thị trường ASEAN qua ngả Thái Lan: Công ty KOECO, đơn vị chủ quản đại diện cho các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc tham dự các triển lãm ngoài nước, cho biết sẽ có hơn 100 công ty nước này tham dự Hội chợ mỹ phẩm-làm đẹp Beyond Beauty ASEAN 2018 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ 20 đến 22/9. Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường mỹ phẩm Thái Lan có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô năm 2016 là 5,6285 tỷ USD. Cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng Hàn Quốc gần đây, thỏa thuận thương mại tự do Hàn Quốc-ASEAN (AKFTA) được ban bố năm ngoái đã xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với mặt hàng mỹ phẩm đến từ Xứ sở Kim chi, nên tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường Thái Lan của mỹ phẩm Hàn Quốc dự kiến sẽ ngày càng cao.

-Amazon tính mở 3.000 cửa hiệu bán lẻ không có thu ngân ở Mỹ trong 3 năm: Amazon đang cân nhắc mở 3.000 cửa hiệu bán lẻ không có thu ngân tại Mỹ trong thời gian từ nay đến năm 2021, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 19/9. Hãng tin này nói rằng việc “gã khổng lồ” thương mại điện tử tiến sâu vào lĩnh vực bán lẻ truyền thống có thể đe dọa sự tồn tại của các cửa hàng tiện ích và các cửa hiệu đồ ăn nhanh phục vụ đối tượng người tiêu dùng eo hẹp thời gian trên khắp nước Mỹ. Amazon hiện đã có 4 cửa hiệu bán lẻ không có thu ngân.

-Thêm một sàn tiền ảo của Nhật bị tấn công, đánh cắp 60 triệu USD: Startup tiền ảo Nhật Bản Tech Bureau Corp cho biết vừa bị mất số tiền ảo trị giá khoảng 60 triệu USD khi sàn giao dịch tiền ảo Zaif của công ty bị tấn công (hack). Vụ việc này càng cho thấy những rủi ro của các sàn tiền ảo bất chấp những nỗ lực của giới chức nước này. Theo Reuters, sàn Zaif bị tấn công trong khoảng 2 tiếng đồng hồ vào ngày 14/9.

-Facebook, Amazon đổ tiền mua bản quyền phát sóng thể thao:
 Nhằm thu hút người dùng, phát triển mảng kinh doanh mới, nhiều tập đoàn công nghệ không tiếc tiền để sở hữu quyền phát sóng các giải thể thao.

Việc Facebook tuyên bố nắm trong tay bản quyền Ngoại hạng Anh 3 mùa liên tiếp, từ mùa bóng 2019 – 2020 tại Việt Nam, đã khiến cuộc chiến bản quyền đã nóng lại càng nóng hơn.

-Australia tăng kiểm soát xuất khẩu dâu tươi sau sự cố kim khâu:Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia cho biết, từ tối 18/9 đã áp dụng các biện pháp kiểm soát tạm thời đối với trái dâu tươi xuất khẩu sau nhiều trường hợp phát hiện kim khâu cắm trong quả dâu tươi ở nước này. Theo đó, toàn bộ những lô hàng dâu tươi xuất khẩu của Australia bắt buộc phải qua máy quét kim loại để đảm bảo từ 9 giờ sáng ngày 19/9, tất cả trái dâu tươi xuất khẩu từ Australia hoàn toàn không chứa kim loại bên trong. Cảnh sát cho biết hiện vẫn chưa tìm được bất kỳ manh mối, nghi phạm hay động cơ nào của vụ việc này. Từ ngày 13/9 đến nay, hàng chục trường hợp thông báo phát hiện thấy kim khâu khi ăn trái dâu tươi, ảnh hưởng tới 7 nhãn hiệu cung cấp dâu tươi ở 7 trên 8 bang và vùng lãnh thổ của Australia, ảnh hưởng lớn tới ngành sản xuất dâu nước này khi đang trong vụ mùa thu hoạch. Ngoài dâu tươi còn có một số trường hợp thông báo phát hiện kim khâu trong táo và chuối mua ở siêu thị.

C – HỘI NHẬP

-Kinh tế Việt Nam được đánh giá tích cực:
 Báo cáo mới nhất của Viện Toàn cầu McKinsey đã điểm tên 18 nền kinh tế mới nổi tiêu biểu, trong đó Việt Nam là 1 trong số 8 đại diện của ASEAN được nhắc đến. Những nền kinh tế mới nổi được cho là tăng trưởng vượt trội nếu GDP hàng năm bình quân đầu người đạt mức tăng trưởng ít nhất 3,5% trong 50 năm hoặc 5% trong 20 năm. Viện Toàn cầu McKinsey đã chia 8 nước ASEAN trên thành 2 nhóm, theo đó, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan là những quốc gia tiêu biểu lâu dài vì đạt mức chuẩn 50 năm, trong khi nhóm thứ 2 gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar là các quốc gia “tiêu biểu gần đây” vì đạt mức chuẩn 20 năm.

-Việt Nam quyết tâm theo đuổi môi trường thương mại và đầu tư mở: Tối 18/9, một cuộc hội thảo cấp cao về Hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã diễn ra tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã truyền đạt một thông điệp quan trọng, đó là trong bối cảnh thương mại quốc tế đang phải đối mặt với nhiều trắc trở không thể đoán định thì Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng môi trường thương mại, đầu tư mở và hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, các doanh nhân châu Âu đến Việt Nam làm ăn kinh doanh.

-Người dân Mozambique và Madagascar quan tâm tới sản phẩm Việt Nam: Vừa qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mozambique phối hợp với Văn phòng Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Madagascar và các doanh nghiệp trong nước đã tích cực tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại các Hội chợ Thương mại Quốc tế ở Mozambique và Madagascar. Ngoài các mặt hàng nông sản Việt Nam như chè, cà phê, gạo thu hút sự quan tâm lớn của doanh nghiệp và người dân sở tại, nhiều sản phẩm nội thất của các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra trưng bày, trong đó có các loại tủ bếp, các thiết bị và phụ kiện nội thất theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu của Công ty Falcom Việt Nam được các doanh nghiệp người dân sở tại đánh giá cao.

-Nỗ lực đưa nông thủy sản Việt thâm nhập thị trường Liên bang Nga: Một đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự Hội chợ Lương thực quốc tế 2018 và tham gia các hoạt động kết nối giao thương tại thủ đô Moskva. Hội chợ Lương thực quốc tế Moskva lần thứ 27, diễn ra trong các ngày 17-20/9, thu hút sự tham dự của hơn 1.500 công ty đến từ 62 quốc gia. Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ gồm nhiều công ty có tên tuổi trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản, thủy sản như Dakao Viet Nam, Nam Việt, Pearl, Tấn Phát, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, tập đoàn Trung Nguyên, Tập đoàn TH…, nhằm đưa các mặt hàng nông, thủy sản Việt Nam thâm nhập thị trường Liên bang Nga. Các sản phẩm được doanh nghiệp mang tới trưng bày tại hội chợ hết sức phong phú và đa dạng, từ các mặt hàng nông sản như điều, chè, càphê, dứa, mít … đến hàng thủy sản như cá ngừ đóng hộp.

-Hải sản Hoa Kỳ tìm đường vào Việt Nam: Dù là nước có ngành sản xuất, khai thác và chế biến thủy sản phát triển, nhưng Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu hải sản từ các nước trong đó có Hoa Kỳ, cho hai mục đích tiêu thụ nội địa và chế biến để tái xuất. Mới đây, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM và Hiệp hội xuất khẩu hải sản vùng Đông Bắc Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức chương trình quảng bá hải sản Hoa Kỳ với các nhà nhập khẩu Việt Nam (Việt Nam).

-Giới nhà giàu Việt ngày càng chịu chi cho hải sản nhập khẩu tiền triệu: Để mua một con cua hoàng đế Alaska cho bữa ăn, khách hàng phải trả ít nhất 4 triệu đồng. Bào ngư nhập khẩu Australia thậm chí đắt hơn từ 4-7 triệu đồng/kg nhưng chỉ được vài con. Nhiều cửa hàng kinh doanh hải sản nhập khẩu cho hay không chỉ tôm hùm Mỹ với giá từ 1 triệu đồng/kg, hiện nhiều người Việt giàu có sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn gấp nhiều lần để thưởng thức những sản phẩm cao cấp từ Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Australia… mà họ cung cấp.

-Khởi hành nhiều tuyến vận tải Việt Nam – Trung Quốc: Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND Tp. Hải Phòng tổ chức lễ khởi hành phương tiện chạy thí điểm tuyến vận tải hành khách Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc) sáng 17/9…Cùng ngày, tại Thâm Quyến, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cũng tổ chức lễ khởi hành phương tiện chạy thí điểm tuyến vận tải hàng hóa Thâm Quyến – Hà Nội.

-Đức lập quỹ 1 tỷ euro nhằm ngăn Trung Quốc thâu tóm công ty công nghệ:
 Chính phủ Đức đang cân nhắc một số biện pháp nhằm đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách thâu tóm cổ phần các công ty công nghệ của Đức. Theo một nguồn tin Chính phủ Đức, một trong những biện pháp mà giới chức nước này đang cân nhắc là thành lập quỹ 1 tỷ euro. Quỹ này có thể được sử dụng để hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ chủ chốt, cũng như giải cứu những công ty công nghệ gặp khó khăn về tài chính của Đức.

-Chiến tranh thương mại: Trung Quốc bị ảnh hưởng gấp 4 lần so với Mỹ?
 Với mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu lớn hơn, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn so với Mỹ trong cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nước – hãng tin CNBC nhận định. Tuy vậy, hãng tin này cũng cho rằng không vì thế mà Bắc Kinh sẽ sớm nhượng bộ Washington, nhất là khi cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đang tới gần. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được dự báo sẽ không sớm lùi bước trong cuộc đấu căng thẳng. Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại, Mỹ áp thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn Bắc Kinh áp thuế bổ sung 5-10% lên 60 tỷ USD hàng Mỹ.

-Jack Ma tuyên bố không giữ được lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ: Ông Jack Ma, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ Trung Quốc Alibaba, ngày 19/9 nói không còn giữ kế hoạch tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ nữa. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ leo thang mạnh mấy ngày qua. Theo hãng tin CNBC, lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ được Jack Ma đưa ra trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2017, khi ông Trump mới đắc cử và chuẩn bị chính thức nhậm chức.

-Ông Trump tuyên bố sẵn sàng áp thuế 25% toàn bộ hàng Trung Quốc: Tổng thống Donald Trump ngày 18/9 tuyên bố sẵn sàng áp thuế quan trừng phạt lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ hàng năm. Lời cảnh báo này được đưa ra sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp thuế lên 60 tỷ USD hàng Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc trước đó.

-Trung Quốc sẽ ‘rửa nguồn’ hàng hóa để tránh thuế của Mỹ? Việc hàng hóa Trung Quốc ‘rửa nguồn’ để né thuế không mới, và mô hình này có thể sẽ lan rộng sang các nhà sản xuất thiết bị điện tử vừa và nhỏ ở Hong Kong nếu Mỹ mở rộng phạm vi hàng hoá bị đánh thuế. http://thegioihoinhap.vn/hoi-nhap/thuong-mai/trung-quoc-se-rua-nguon-hang-hoa-de-tranh-thue-cua-my/

-Trung Quốc sắp có đợt cắt giảm thuế nhập khẩu quy mô lớn: Trung Quốc đang có kế hoạch cắt giảm thuế quan trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ phần lớn các nước đối tác thương mại, và kế hoạch này có thể được triển khai ngay trong tháng 10 – hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho hay. Một động thái như vậy sẽ giúp giảm giá hàng hóa cho người tiêu dùng Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ tiếp tục leo thang.

-Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố sẽ không phá giá Nhân dân tệ:
 Chỉ vài giờ sau khi Trung Quốc và Mỹ leo thang cuộc chiến thương mại song phương bằng cách tăng thuế lên hàng hóa của nhau, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố nước này sẽ không phá giá đồng tiền để tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. “Biến động gần đây trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ bị xem là một biện pháp có chủ đích, nhưng điều đó là không đúng”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thiên Tân ngày 19/9. “Phá giá một chiều đồng tiền sẽ gây hại nhiều hơn là tốt cho nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách phá giá Nhân dân tệ”.

-Không bán được đậu tương cho Trung Quốc, Mỹ xuất khẩu sang châu Âu: Mỹ đã vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp đậu tương lớn nhất cho thị trường châu Âu. Đây được xem là một kết quả của thỏa thuận hồi tháng 7 giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai bờ Đại Tây Dương – hãng tin Reuters cho hay. Theo dữ liệu do Reuters thu thập được ngày 20/9, trong vòng 12 tuần tính đến trung tuần tháng 9, đậu tương Mỹ chiếm khoảng 52% nhập khẩu đậu tương của EU, tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 1,47 triệu tấn.

– Các công ty châu Á chèo chống thế nào trước cuộc chiến thương mại? Viễn cảnh thuế quan tăng thêm nữa đang thúc đẩy các công ty chuyển thêm các nhà máy từ Trung Quốc sang các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á. >>http://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/cac-cong-ty-chau-a-cheo-chong-the-nao-truoc-cuoc-chien-thuong-mai/

-Mỹ miễn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép từ Hàn Quốc: 
Ngày 20/9, giới chức công nghiệp Hàn Quốc cho biết một sản phẩm thép của nước này đã được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ sau khi Washington tuyên bố áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với thép từ Hàn Quốc cách đây ít tháng. Theo nguồn tin trên, ngày 17/9, Bộ Thương mại Mỹ đã chấp thuận miễn thuế đối với sản phẩm ống thép không gỉ của công ty SL tech hoạt động trong lĩnh vực công nghệ của Hàn Quốc, theo yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị y tế Mỹ Micro Stamping.

-Nhật Bản kêu gọi sớm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Ngày 18/9, các nhà hoạnh định chính sách Nhật Bản kêu gọi sớm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang, đồng thời cảnh báo về nguy cơ gây phương hại tới tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Lời kêu gọi được đưa ra sau Tổng thống Donald Trump ngày 17/9 áp thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp nội các thường kỳ, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi khẳng định việc áp thuế ăn miếng trả miếng sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ nước nào.

-Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do khả năng OPEC chưa nâng sản lượng: Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên ngày 18/9 do có nhiều tín hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không có kế hoạch tăng sản lượng để giải quyết tình hình nguồn cung sụt giảm từ Iran. Cuối phiên này, tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 98 xu Mỹ (1,3%) lên 79,03 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 94 xu Mỹ lên 69,85 USD/thùng, tăng 1,4%. Giá dầu đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch trước theo sau số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô tại nước này đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 14/9 lên 397,1 triệu thùng, so với dự báo giảm 2,7 triệu thùng mà các nhà phân tích dự báo. Số liệu chính thức từ Bộ Năng lượng Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày 19/9.

D- DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Chính phủ muốn sửa 90% Luật Quản lý thuế:  Chiều 20/9 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Theo tờ trình, Chính phủ cho rằng việc sửa đổi Luật Quản lý thuế ở thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, qua rà soát, có 108 điều quy định trong Luật Quản lý thuế hiện hành cần được điều chỉnh, chiếm khoảng 90% tổng số điều.

-Giải thể Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo đối với Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương. Theo đó, xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về việc báo cáo xem xét giải thể Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc giải thể Hội đồng quản lý Quỹ này.

-Quy định mới về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm là về điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

-Luật có hiệu lực gần một năm, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được hỗ trợ thuế: Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 , trong đó có nội dung hỗ trợ DNNVV về thuế, phí…, nhưng đến nay, sau gần 1 năm, chưa có DN nào nhận được sự hỗ trợ này.

-Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Theo đó, Thống đốc yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42 theo đúng mục tiêu, lộ trình và kế hoạch đã đề ra.

-TP HCM chỉ đạo công an chặn đầu cơ, thổi giá nhà đất: Trước tình hình giá trị giao dịch các loại bất động sản tăng một cách “đột biến”, ngày 19-9, UBND TP HCM đã có công văn chỉ đạo các sở ngành liên quan giải quyết tình trạng sốt đất, ngăn chặn kịp thời tình trạng “bong bóng” bất động sản trên địa bàn. Theo đó, UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường cùng các đơn vị liên quan, UBND quận-huyện và các chủ đầu tư tiếp tục công khai, minh bạch thông tin về tiến độ dự án bất động sản, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị…

TTOL