• Từ 22/9-28/9/2018 

Câu chuyện tuần này: Sen Đồng Tháp: niềm tin 60 triệu USD

Cuộc thảo luận về Sen và Du lịch tổ chức tại Bến Tre trong khuôn khổ Mekong Connect (26/10/2017) giống như ngọn lửa góp cùng, nhiều tỉnh đồng bằng bắt tay hành động. Tuy nhiên, cần mẫn và bền chí nhất là Đồng Tháp, với dự án sen của dự báo doanh số 60 triệu USD vào năm 2022.

Tại Mekong Connect 2017, ông Lý Ngọc Minh, CEO Minh Long I nói về “Cảm hứng sen và giá trị gốm sứ Minh Long”; ông Dương Đức Minh, giảng viên bộ môn du lịch, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chia sẻ: “Nâng cao chuỗi giá trị từ sen gắn với du lịch”… Trong khi đó, các startup tại Đồng Tháp đã chế biến sen thành 20 mặt hàng và ý tưởng dệt tơ sen làm tranh hình thành.

Đồng Tháp có hơn 700ha sen tại các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh và Tam Nông. Dự án sen ở đây nhắm vào sản phẩm sen sạch, chất lượng cao; hướng tới thị trường triển vọng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Bắc Mỹ… Doanh số dự đoán 60 triệu USD vào năm 2022.

Viện Kinh tế sinh thái (Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) tin rằng, dự án sợi tơ sen và chuỗi hoạt động đào tạo nghệ nhân rút sợi tơ từ cuống sen để dệt tơ sen thành lụa như Myanmar. Tháp Mười cũng đã sang Myanmar học hỏi kinh nghiệm dệt tơ sen. Ngô Chí Công, giám đốc công ty Khởi Minh Thành Công (TP Cao Lãnh), ứng dụng công nghệ cao với ý tưởng sen bất tử, đã biến hoa sen, lá sen thành tác phẩm nghệ thuật. Sen Đồng Tháp không chỉ bán gương, lấy ngó; mà còn có thể khai thác thân, lá làm trà, thức ăn, nước uống, làm mỹ phẩm…

Năm ngoái, Đồng Tháp đón 3,7 triệu khách du lịch. “Sen gợi ra nhiều suy nghĩ đa dạng hoá sản phẩm và cả việc tái cấu trúc nông nghiệp, tổ chức sinh kế bền vững”, TS Dương Văn Ni, chuyên gia lĩnh vực bảo vệ môi trường, nói: “Chúng tôi thực hiện một số mô hình trồng sen mùa lũ, mỗi ha lãi từ 50 – 100 triệu đồng, gấp 3 – 4 lần trồng lúa”. Đài Loan vẫn nhập mỗi tháng khoảng 1 tấn sản phẩm từ sen của huyện Tháp Mười.Một thương nhân cho biết, giá cả dao động, nhưng dân vùng ngập sâu Đồng Tháp Mười vẫn đặt lòng tinvào sen với nhiều cách tính toán khác nhau.

Sen còn là đề tài của nhiều nhóm sinh viên sau khi Trương Minh Nhân và Nguyễn Minh Toàn (khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Đồng Tháp) giành giải ba giải thưởng tài năng Lương Văn Can. Chưa có dấu hiệu dừng lại trong suy nghĩ của thế hệ trẻ về những giá trị chưa được biết đến của đất sen hồng. (TGHN)

TIN BSA

+ Dù doanh nghiệp có tiêu chuẩn tốt, hệ thống quản lý tốt từ con người, máy móc, nhưng người vận hành, áp dụng tiêu chuẩn như thế nào là điều rất quan trọng. Qua nhiều cuộc khảo sát doanh nghiệp, thấy rằng, nhiều đơn vị trong quá trình sản xuất rất “dễ dãi” – “2D”, “sơ sài” – “2S” bỏ qua hoặc làm đối phó.

Mời xem thêm thông tin tại đây. https://bit.ly/2Q9A7MK

+ Trong những hội chợ thực phẩm quốc tế, theo các chuyên gia thị trường, doanh nghiệp tham dự, họ đều nghiên cứu trước những xu hướng mà thị trường cần, nên sản phẩm họ đem đến triển lãm, giới thiệu đều khá sát với thực tế, được đối tác quan tâm. Điều này được ông Nguyễn Duy Long, chuyên gia của Hội DN HVNCLC và bà Châu Ngọc Hạnh – Quản lý cấp cao của Nielsen VN khẳng định tại hội thảo: “Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành thực phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu” chiều ngày 26/9 tại TPHCM. Mời xem thêm thông tin tại đây. https://bit.ly/2zBXuJr

Sau 2 ngày diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Q.4, TP.HCM), chiều 23/9, vòng bán kết 2 cuộc thi Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp 2018 đã kết thúc với 14 dự án xuất sắc đi tiếp vào vòng thi cuối cùng. Như vậy, cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp: Đã xác định được 25 dự án vào chung kết. https://bit.ly/2OiceoZ

+ Và ngay tại cuộc thi này, có một Tiến sĩ cùng sinh viên khởi nghiệp: Tìm nước ngọt cho ngư dân. Dẫn theo 4 bạn sinh viên Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại học Đà Lạt, tham dự bán kết cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 4 do Trung tâm BSA tổ chức tại TPHCM, TS. Nguyễn Công Nguyên cho biết, đây là những sinh viên năng động, nhiệt tâm cùng anh làm ra “máy lọc nước biển thông minh phục vụ cho ngư dân đi biển”.

Để tìm hiểu thông tin mời xem thêm ở link sau: https://bit.ly/2zAae3h

Cuối tuần qua, tại Saigon Innovation Hub- SIHUB – thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM (số 273 Điện Biên Phủ, Quận 3), diễn ra “Chợ phiên khởi nghiệp lần 1”. Chợ phiên khởi nghiệp: Sân chơi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Link xem thêm tại đây.https://bit.ly/2R0EE5g

BSA MEDIA

Rất nhiều các clip, phóng sự được BSA Media thực hiện trong tuần qua liên quan đến những vấn đề kinh tế thị trường, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Là chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT. Phát sóng Thứ 2 hàng tuần lúc 16g15 – trên kênh THVL1. – Phát lại thứ 3 khoảng 8g15.Toàn bộ link chương trình tại đây. https://bit.ly/2R3DRk9

Qúy bạn đọc quan tâm, có thể đăng ký để nhận các thông tin mới nhất của chúng  tôi dưới đây:

► Đăng ký để theo dõi những videos mới hàng ngày: http://bit.ly/bsachannel

► Fanpage: http://bit.ly/HVNCLC_fanpage http://bit.ly/bsachannel_fanpage

+ Hội DN HVNCLC cùng mạng lưới ABCD chuẩn bị cho Mekong Connect 2018. Thông tin tham khảo tại đây. https://bit.ly/2xSQdTr

+ Trong xu thế hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành không chỉ doanh nghiệp mới là lực lượng thay đổi thích ứng với thực tại, mà ngay cả những người nông dân cũng đang chuyển đổi dần. Vậy cụ thể những người nông dân đang ứng dụng, áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật của cách mạng 4.0, internet… như thế nào vào trong sản xuất, để giúp nâng cao tối đa lợi ích, lợi nhuận, giảm tối đa các chi phí…

Link toàn bộ phóng sự tại đây: https://bit.ly/2NK90eh

+ “Cửa mở” cho nước ép trái cây thương hiệu Việt. Nếu như trước đây, người tiêu dùng thường có thói quen sử dụng nước uống có ga để giải khát, thì nay xu hướng lựa chọn những sản phẩm đồ uống, nước ép có nguồn gốc từ thiên nhiên đang tăng mạnh. Mời các bạn cùng theo dõi câu chuyện của một doanh nghiệp được biết đến là một trong những đơn vị Việt khai phá ra ngành hàng, tạo nên xu thế tiêu dùng mới, với những sản phẩm giải khát có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này tại đây: https://bit.ly/2DCPn3a

+ Bên cạnh đó là các clip về CHÁO của SG Food

Cháo tươi Sài Gòn Food: bảo quản bằng công nghệ phi hành gia. Link tại đây – https://bit.ly/2zAWNAb

Sử dụng cháo tươi Sài Gòn Food ngon nhất. Link tại đây – https://bit.ly/2Der6An

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Việt Nam lần đầu xuất trứng vịt muối sang Úc Cty TNHH Trại Việt (Vietfarm) vừa XK container lòng đỏ trứng vịt muối (288.000 quả) đầu tiên sang Úc. Giá cả tuy không được tiết lộ nhưng Vietfarm thừa nhận có sự chênh lệch khá lớn với giá bán nội địa. Theo Cục Thú y, đây là DN đầu tiên của Việt Nam XK được trứng vịt muối sang Úc. Trứng vịt của Vietfarm XK sang Úc, sau khi muối sẽ được đưa qua máy bóc tách vỏ, hấp tiệt trùng 105 độ C trong 6 phút), sau đó cho vào bao ép chân không rồi đông lạnh trước khi đóng thùng XK. Để xuất khẩu trứng vịt muối vào Úc, lô hàng phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, đạt tiêu theo quy định của Úc.

– Tôn màu Việt thoát án chống bán phá giá sang Indonesia: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cho biết đã nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông báo về việc Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) chấm dứt điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu (mã HS: 7210.70.10.00, 7212.40.10.00, và 7212.40.20.00) nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.Trước đó, ngày 7/6/2018, sau khi tiến hành điều tra, KADI đã xác định sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá vào thị trường nước này và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Indonesia, trên cơ sở đó, KADI kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm tôn màu của Việt Nam trong khoảng thời gian là 5 năm.

– Vụ EU phạt thẻ vàng hải sản Việt Nam: Khó ‘tẩy’ thẻ Sau khi bị thẻ vàng IUU, xuất khẩu hải sản vào thị trường EU giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm đạt 252 triệu USD, giảm 25%. Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, xuất khẩu có chiều hướng giảm sâu và liên tục trong trong 2018.

– Khắc phục “thẻ vàng”, IUU: Hành trình đến với nghề cá có trách nhiệm Theo quy định tại Quyết định số 2005/34/EC ngày 11/01/2005 của Ủy ban châu Âu, nếu kết quả phân tích của lô hàng thủy sản thấp hơn mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu của châu Âu, thực phẩm không bị cấm sử dụng, vẫn được phép nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng, chưa ban hành quy định về mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng trên thực phẩm. Do đó, các siêu thị vẫn không chịu chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm mặc dù dư lượng của các chất này trong sản phẩm rất thấp, nằm dưới ngưỡng giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu quy định của EU, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

– FTSE Russell đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng Chiều ngày 27/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) dã công bố thông tin một trong những Tổ chức cung cấp chỉ số uy tín toàn cầu – FTSE Russell đã chính thức đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng từ Thị trường Cận biên thành Thị trường mới nổi. Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng của FTSE Russell đối với thị trường mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging Market), gồm: môi trường pháp lý, hạ tầng và chất lượng thị trường, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ.

– Năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tương đối cao, song năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của các nhóm nước phân chia theo thu nhập. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định tại hội thảo “Đối thoại chính sách – Tăng năng suất lao động  cho Việt Nam” được VEPR tổ chức sáng 26/9. Cụ thể, năm 2017, năng suất lao động  Việt Nam gấp 2 lần năng suất lao động  trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm nước thu nhập trung bình thấp và chỉ bằng 18,3% nhóm các nước trung bình cao.

– Nghịch lý tiêu chuẩn hải sản vào siêu thị Việt khó hơn xuất châu Âu? Theo VASEP, hiện các doanh nghiệp thủy sản đang khó vào siêu thị dịp Tết Kỷ Hợi 2019 vì chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng tại Việt Nam yêu cầu cao hơn cả thị trường EU. Hiệphội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tháng 9 là thời gian các doanh nghiệp chế biến thủy sản chốt hợp đồng, đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên Đán với các siêu thị trong nước. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại khi các siêu thị không chấp nhận lô hàng thủy hải sản mà họ cung cấp do dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng.

– ‘Đây là sự cố nghiêm trọng nhất của VinaData’: Trong thư xin lỗi khách hàng, TGĐ VNG cho biết: “Hệ thống điện dự phòng của VinaData đã gặp sự cố trong thời điểm bảo trì định kỳ của tổng công ty điện lực TP.HCM. Đây là sự cố nghiêm trọng nhất của VinaData kể từ khi dịch vụ này chính thức hoạt động.” Đại diện VNG cho biết, hiện ban giám đốc VNG đang tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình hoạt động của trung tâm này. Sau khi có kết luận, chúng tôi sẽ có văn bản gửi đến khách hàng để minh bạch sự cố trên”, đại diện VNG cho biết. tRƯỚC ĐÓ, từ 9 giờ hôm nay, ngày 23/9/2018, hàng loạt website của các tờ báo như: Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, Pháp Luật TP.HCM, Zing.vn… và nhiều dịch vụ của VNG như game, mạng xã hội Zalo… không thể truy cập được khi trung tâm dữ liệu của VNG là VinaData đặt tại công ty phần mềm Quang Trung (QTSC) bị cắt điện.

– VNG công bố danh tính cổ đông ngoại: Nhà đầu tư ngoại chiếm hơn 43,4% vốn điều lệ của VNG, trong đó một đến từ Trung Quốc và 2 cổ đông lớn đặt trụ sở ở “thiên đường” thuế British Virgin Islands. Trong thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh, Công ty cổ phần VNG lần đầu tiên thông tin về các cổ đông ngoại gồm 4 nhà đầu tư cá nhân và 4 nhà đầu tư tổ chức. 8 cổ đông nước ngoài này nắm giữ 43,42% vốn điều lệ. Cổ đông ngoại lớn nhất trong danh sách là Tenacious Bulldog Holdings Limited, sở hữu gần 23% cổ phần của VNG với trụ sở đặt tại Offshore Incorpotations Centre, British Virgin Islands – được mệnh danh là “thiên đường” thuế. Cùng đặt trụ sở tại địa chỉ này còn một cổ đông khác là Prosperous Prince Enterprises Limited, sở hữu 5,46% vốn của VNG. Tổng sở hữu của hai cổ đông này chiếm 28,46% vốn điều lệ VNG. Trong danh sách mới công bố còn có tên một số tổ chức khác như GS Treasure Sarl (sở hữu 3,55%) và Gamevest PTE (sở hữu 8,14%). Trước khi danh sách cổ đông ngoại được công bố, cách đây nhiều năm từng xuất hiện thông tin cơ cấu sở hữu của VNG có cổ đông Tencent – một trong những tập đoàn đứng đầu Trung Quốc về hệ sinh thái Internet, tương tự mô hình hoạt động hiện nay của VNG.

– Người Việt lên Internet xem video, vào mạng xã hội nhiều nhất Báo cáo thị trường Quảng cáo số Việt Nam được Adsota đưa ra cho thấy, trong nửa đầu năm 2018 cho thấy, tỷ lệ người Việt truy cập Internet để xem video, vào mạng xã hội là nhiều nhất. Dẫn nguồn từ Consumer Barometer, phía Adsota cũng cho biết, nhiều hoạt động Internet trên thiết bị di động đã vượt xa so với máy tính để bàn và máy tính xách tay. Cụ thể, việc vào mạng sử dụng công cụ tìm kiếm bằng máy tính và điện thoại di động thông minh tương đương 28% và 66%; truy cập mạng xã hội là 32% và 78%, chơi game là 12% và 36%; xem video là 32% và 79%; mua sắm là 5% và 18%; tra cứu thông tin sản phẩm là 9% và 21%. Về các nền tảng kết nối, phía Adsota trích dẫn con số thống kê từ GlobalWebIndex cho biết, Facebook vẫn là nền tảng đứng đầu, tiếp sau đó là YouTube, Facebook Messenger, Zalo (thuộc VNG) và Instagram…

– Nông nghiệp thông minh: Tạo chuỗi giá trị sản xuất khép kín Từ một người tay trắng nhưng sau 10 năm, ông Vũ Mạnh Hùng là người đưa thịt gà nuôi tại xã Thuận Lợi (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khó tính và trở thành “ đại gia” của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước. Thành công này phải kể đến việc nhạy bén đầu tư trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang đầu tư nông nghệ áp dụng công nghệ cao, tạo ra chuỗi giá trị sản xuất khép kín thông qua liên kết của nhiều đơn vị trong và ngoài nước và được kiểm soát bằng tiêu chuẩn châu Âu.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

– Nhà đầu tư ngoại đã rót 5,8 tỷ USD vào bất động sản Việt Ngày 26/9, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố từ tháng 1 – 9, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài với 11,3 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng lượng vốn đăng ký. Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với lượng vốn đăng ký đạt 5,8 tỷ USD.

– 50.000 tỷ đồng đầu tư dự án Trung tâm logistics và Cảng Cái Mép Hạ Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Tập đoàn Geleximco chủ động trao đổi, thỏa thuận với chủ đầu tư để có thể liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác sử dụng cảng, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ và dự án Cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT).

– Dự kiến 32.860 tỷ đồng đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng Ngày 24/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP Đà Nẵng, nghe báo cáo về vấn đề đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu. Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu dạng container của các tỉnh miền Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm 2 khu bến chính là Tiên Sa và Sơn Trà (Thọ Quang). Hết năm 2018, tổng lượng hàng qua cảng Đà Nẵng ước đạt 8,4 triệu tấn.

– Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P rót 1.000 tỷ đồng đầu tư tại Bình Định: Hiện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã đầu tư vào tỉnh Bình Định với tổng nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng ở các lĩnh vực thức ăn gia súc, chăn nuôi và may áo quần. Cụ thể, Nhà máy thức ăn gia súc Bình Định tại khu Công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định được xây dựng từ năm 2012 với số vốn đầu tư hơn 36 triệu USD, công suất 312.000 tấn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm/năm.

– VinaPhone đã hoàn tất chuyển đổi mã mạng 3 giờ ngày 27/9/2018, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên đã hoàn tất việc chuyển đổi mã mạng, từ 11 số còn 10 số, theo quy định của bộ Thông tin và Truyền thông. Như vậy, sau 5 đợt chuyển đổi (từ 0 giờ ngày 15 – 27/9/2018), 15 triệu thuê bao 11 số của nhà mạng VinaPhone với các đầu số 0123, 0124, 0125, 0127 và 0129 đã được chuyển đổi về các đầu số 10 số tương ứng 083, 084, 085, 081 và 082.

– Sắp diễn ra chuỗi Triển lãm – Diễn đàn B2B ngành dệt may, da giày Từ ngày 21-24/11/2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chuỗi Triển lãm-Diễn đàn B2B chuyên nghiệp nhất trong ngành dệt may, da giày. Tính đến thời điểm hiện tại, chuỗi triển lãm thu hút hơn 400 đơn vị tham gia với hơn 600 gian hàng của hàng trăm thương hiệu nổi tiếng từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

– Thế Giới Di Động chỉ bán hàng tiêu dùng nhanh trên trang Vuivui.com: Trong công văn gửi cho đối tác mới đây, CTCP Thế Giới Di Động cho biết sẽ đóng tất cả mặt hàng không phải là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên trang thương mại điện tử Vuivui.com Theo công văn này, TGDĐ cho biết trang thương mại điện tử (TMĐT) Vuivui.com chỉ tập trung kinh doanh các nhóm hàng FMCG nên sẽ đóng các mặt hàng không liên quan đến ngành hàng này trên website. Thời gian chính thức đóng các mặt hàng ngoài FMCG bắt đầu từ ngày 1/10. Vuivui.com là website TMĐT theo mô hình B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng), được thành lập cách đây hơn một năm. Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG từng kỳ vọng trang TMĐT này sẽ vượt doanh thu Thế Giới Di Động trong vòng 5 năm tới. Thế nhưng theo cáo bạch của công ty, kết thúc năm 2017, doanh thu của Vuivui.com là 75 tỷ đồng, không đóng góp nhiều vào cơ cấu doanh thu của công ty mẹ.

– Nở rộ dịch vụ “văn phòng chia sẻ”: Giới đầu tư văn phòng cho thuê ở TP HCM nhận định chưa bao giờ thị trường cho thuê không gian làm việc chung lại sôi động như hiện nay Sự bùng nổ của phong trào khởi nghiệp (start-up) tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP HCM vài năm gần đây đã tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp (DN) mới hoạt động khá sôi động, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sáng tạo. Đồng thời, cũng thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt không gian làm việc chung (co-working space) hay còn gọi là "văn phòng chia sẻ" ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM.

– Thả nổi giá xăng dầu: Nên hay chưa? Lần đầu tiên, một lãnh đạo Bộ Công Thương mạnh dạn nêu đề xuất nhà nước quản lý giá xăng dầu thông qua các công cụ thuế, phí chứ không nhất thiết bằng công thức tính giá phức tạp như hiện nay. Lý do, thị trường đang trên đà cạnh tranh sòng phẳng với nhiều đầu mối lớn và 2 nhà máy lọc dầu đủ cung ứng 70% nguồn cung. Tuy nhiên, trước đề xuất này, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Bộ Tài chính), lại nêu quan điểm dè dặt hơn. "Đúng là nếu đã có cạnh tranh thì nên đưa giá về thị trường. Nhưng muốn sửa công thức tính giá xăng dầu theo hướng thị trường hơn cần phải làm rõ xem thị trường đã có sự cạnh tranh đến mức độ nào rồi, phù hợp để làm hay chưa" – ông Độ đặt vấn đề.

– Haier đặt ‘nửa bàn chân’ vào thị trường Việt Nam: Haier lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào sáng ngày 26/9/2018 khi giới thiệu 4 dòng máy tính xách tay (laptop): Haier S1/ S2/ S5 và Tank 1. Thật ra Haier đã âm thầm có mặt tại thị trường Việt Nam nhưng dưới danh nghĩa những thương hiệu mà hãng đã mua lại: General Electric – GE (tháng 1/2016 với giá 5,4 tỷ USD), Aqua (gồm tủ lạnh, máy giặt, và các sản phẩm điện máy tiêu dùng khác của Sanyo tại các thị trường: Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, tháng 7/2011), Fisher& Paykel của Úc với các sản phẩm nhà bếp… và các sản phẩm tin học dưới dạng xách tay hoặc mua gián tiếp từ nước ngoài. Còn thương hiệu “mẹ” Haier lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào sáng ngày 26/9/2018 khi giới thiệu 4 dòng máy tính xách tay (laptop): Haier S1/ S2/ S5 và Tank 1.

– Người chăn nuôi đề xuất giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi: Đồng Nai hiện là địa phương có đàn lợn lớn nhất cả nước với khoảng 2,3 triệu con. Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới và có nguy cơ lây lan vào Việt Nam, người chăn nuôi ở Đồng Nai đã đề xuất các giải pháp phòng, chống sự xâm nhập của loại vi rút nguy hiểm này. Sau khi tổ chức hội thảo thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tại địa phương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số giải pháp. Theo đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị chức năm của Việt Nam thực hiện viêc cấm và hạn chế nhập khẩu thịt lợn từ các nước đang có dịch hoặc từng xảy ra dịch tả lợn châu Phi; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật tại biên giới. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại.

– Việt Nam có cơ hội vượt Trung Quốc thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Mỹ: Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc sang Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, tuy nhiên nếu tận dụng tốt cơ hội từ việc Mỹ đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong đó có sản phẩm gỗ thì Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội. Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9/2018 đạt 322,8 triệu USD, giảm 26% so với 15 ngày cuối tháng 8/2018, tuy nhiên vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2017.

– CP Thái Lan mở chuỗi cửa hàng bán buôn tại các nước láng giềng CP Thái Lan đặt mục tiêu hiện đại hóa việc mua sắm ở các nước láng giềng Việt Nam, Campuchia, Myanmar nơi mà người dân vốn quen với các mô hình chợ truyền thống. Tập đoàn Thái Lan Charoen Pokphand (CP) đang tích cực lên kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế với kỳ vọng áp dụng thành công công thức của mình vào thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng của các quốc gia láng giềng. Chi nhánh bán lẻ CP All – đơn vị điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Thái Lan đã mở siêu thị bán buôn ở nước ngoài đầu tiên mang tên Makro tại thủ đô Phom Penh (Campuchia) vào cuối năm 2017. Sự nới lỏng quy định gần đây tại Việt Nam và Ấn Độ đối với hoạt động bán lẻ nước ngoài đã thôi thúc thêm bước tiến này khi các nhà bán lẻ lớn từ những nền kinh tế tiên tiến như Aeon của Nhật Bản, Tesla của Mỹ đã có mặt tại các thị trường này. Sức mạnh của CP Group nằm ở quy mô rộng lớn và giá thành thấp.

– Grab và Uber bị phạt 9,5 triệu USD vì vụ sáp nhập ở Singapore Cơ quan giám sát cạnh tranh Singapore vừa ra quyết định phạt Grab và Uber tổng cộng 13 triệu đôla Singapore (hơn 9,5 triệu USD) do thương vụ sáp nhập của hai công ty. Theo cơ quan này, thương vụ đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của thị trường gọi xe. Uber bị phạt 6,58 triệu đôla Singapore (hơn 4,8 triệu USD) trong khi Grab bị phạt 6.42 triệu đô la Singapore (gần 4,6 triệu USD). Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Singapore (CCCS) cho biết, việc xử phạt nhằm “ngăn những vụ sáp nhập đã hoàn thành, không thể đảo ngược, nhưng gây tổn hại đến cạnh tranh”.

– Hong Kong sản xuất sợi từ vải vóc, quần áo cũ: Rác thải từ quần áo cũ là vấn nạn của không chỉ thế giới, mà cả Việt Nam. Tại Hong Kong, ngày 3/9/2018 đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã đến tham dự buổi khai trương một nhà máy kéo sợi vừa mới được đưa vào sản xuất. Không chỉ là công xưởng đầu tiên được xây dựng mới suốt 50 năm qua trong khuôn viên một trung tâm sản xuất hàng may mặc nổi tiếng trước kia, đây là nhà máy dệt đầu tiên của Hong Kong sử dụng sợi được tách từ vải vóc, quần áo cũ, bỏ đi, hư hỏng.

– Powertech đầu tư 1,7 tỷ USD vào nhà máy đóng gói chip Đài Loan “Dự án đầu tư của chúng tôi vào thời điểm này không liên quan đến chiến tranh thương mại đang diễn ra mà tập trung hướng đến các cơ hội kinh doanh trong tương lai”, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Powertech D.K. Tsai nói. Công ty Công nghệ Powertech của Đài Loan (Trung Quốc), nhà cung cấp dịch vụ kiểm thử và đóng gói chip hàng đầu thế giới, cho biết vào ngày thứ ba vừa qua rằng công ty đang đầu tư hơn 50 tỷ đôla Đài Loan (1,68 tỷ đôla Mỹ) vào một nhà máy tiên tiến tập trung vào công nghệ AI mới, siêu máy tính và các loại xe kết nối.

– Startup đặt phòng của ‘anh chàng bỏ học đi du lịch’ gọi được 1 tỷ USD Ritesh Agarwal đã bỏ dở việc học vào năm 24 tuổi và thành lập Oyo sau năm năm đi du lịch vòng quanh Ấn Độ với một số tiền nhỏ. Giờ đây Oyo Hotels– Startup đặt phòng của anh vừa gọi vốn thành công 1 tỷ USD. Oyo Hotels– Startup đặt phòng được đánh giá là đáng tin cậy trong ngành dịch vụ khách sạn còn nhiều bất cập của Ấn Độ đã kêu gọi thành công 1 tỷ USD để mở rộng sang Trung Quốc và các thị trường khác trên toàn cầu.  Ritesh Agarwal đã bỏ dở việc học vào năm 24 tuổi và thành lập Oyo saunăm năm đi du lịch vòng quanh Ấn Độ với một số tiền nhỏ. Anh đã nhận ra rằng khó xác định được tiêu chuẩn tại các khách sạn và nhà nghỉ tại Ấn Độ, do đó anh quyết định xây dựng một dịch vụ trực tuyến nhằm mang lại những trải nghiệm đáng tin cậy hơn cho du khách. Chỉ trong hai năm, Oyo đã phát triển ra khỏi biên giới Ấn Độ, sang Trung Quốc, Malaysia, Nepal và Anh.

– Startup chip Trung Quốc muốn ‘sừng sỏ’ trong làng bán dẫn Gowin Semiconductor cho biết công ty đang thấy có mối quan tâm ngày càng tăng đối với các con chip FPGA của họ, một thị trường bị chi phối bởi các hãng Mỹ Xilinx, Altera và Lattice. Khi mà việc sử dụng các thiết bị thông minh và trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc tăng lên, một thế hệ các hãng làm chip nội địa đang tập trung vào chất bán dẫn để “chạy” các công nghệ trong tương lai. Điều này cũng nằm trong mục tiêu xây dựng một ngành công nghệ tương xứng với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

C – HỘI NHẬP

– Chuyển đổi hay là chết! Bà Nguyễn Phi Vân, chủ tịch công ty Retail & Franchise Asia, dựa theo cấu trúc khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do hay là chết” ra đời cách đây hơn 400 năm để nói câu “Chuyển đổi hay là chết”, với hơn 500 khách là doanh nghiệp tại ngày hội Doanh nghiệp và công nghệ 2018 do Microsoft tổ chức tại TP.HCM gần đây. Bà Phi Vân chia sẻ góc nhìn, “Vì ông chủ là người quyết định, nên trước hết ông ấy phải biết dữ liệu quan trọng như thế nào trong quản trị doanh nghiệp.Chủ doanh nghiệp phải biết hỏi dữ liệu đến từ đâu, sử dụng ra sao, tác động đến công ty như thế nào”.

-Vào thị trường Trung Đông doanh nghiệp phải hiểu Chứng nhận: Halal Doanh nghiệp cần nhận thấy được tầm quan trọng của Chứng nhận Halal để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng Halal toàn cầu, được người Hồi Giáo tin tưởng mua. Hiện nay, khu vực Trung Đông (GCC) được đánh giá là thị trường tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt, bởi tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Kuwait là 2 trong 6 quốc gia (gồm UAE, Saudi Arabia, Quatar, Bahrain, Kuwait, Oman) thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council – GCC) đã và đang mở ra nhiều cơ hội thương mại, đầu tư đối với Việt Nam. http://thegioihoinhap.vn/hoi-nhap/tieu-chuan-va-hoi-nhap/vao-thi-truong-trung-dong-doanh-nghiep-phai-hieu-chung-nhan-halal/

– ACO – chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Úc: Tiêu chuẩn ACO (The Australian Certified Organic Standard) là tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ của Úc, bao gồm những yêu cầu cơ bản được nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm hữu cơ và sinh động lực học. Tiêu chuẩn ACO là một trong những tiêu chuẩn ở Úc được ngành công nghiệp hữu cơ chứng nhận và sử dụng, là dấu hiệu của một cộng đồng quốc tế hữu cơ tự điều chỉnh. http://thegioihoinhap.vn/hoi-nhap/tieu-chuan-va-hoi-nhap/aco-chung-nhan-thuc-pham-huu-co-cua-uc/

– Ngân hàng số – ‘sát thủ’ của ví điện tử! Ngày 14/9/2018, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức khai thác dịch vụ “ngân hàng số” với tên gọi là YOLO (Young – Open – Lifestyle và One) sau khi thử nghiệm vào cuối năm 2017. Cách đây gần ba tháng, Viettel Telecom công bố dịch vụ Viettel Pay với người dùng, cũng gọi là dịch vụ “ngân hàng số”. Giới chuyên gia tài chính cho rằng, dịch vụ “ngân hàng số” như YOLO hay Viettel Pay sẽ là “sát thủ” của dịch vụ “ví điện tử” đang bắt đầu phát triển trên thị trường.

– Các nước châu Phi dỡ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu: Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông – châu Phi” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tại TP.HCM, ngày 27/9, các chuyên gia cho biết hiện nay các nước châu Phi dỡ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu. Đồng thời, trước thực tế các thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến độ bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng như thị trường Trung Đông – châu Phi là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

– ECB: Mỹ sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu kích hoạt cuộc chiến thương mại mở rộng Nước Mỹ sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Washington “kích hoạt” một cuộc chiến thương mại trên diện rộng là cảnh báo của các chuyên gia làm việc tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra ngày 26/9. Để có cái nhìn cụ thể về tác động của kịch bản bùng nổ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với các nước, các chuyên gia ECB đã đưa ra một số giả định kinh tế. Theo đó, các chuyên gia nêu giả thiết Mỹ áp thuế 10% đối với hàng hóanhập khẩu và các đối tác thương mại của Washington có động thái đáp trả tương tự.

– ADB hạ dự báo tăng tưởng kinh tế năm 2019 của các nước châu Á: Các nước châu Á đang phát triển có thể tăng trưởng chậm hơn so với dự báo trước đây do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây nhiều thiệt hại đối với các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong khu vực. Trong báo cáo, ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế 6% năm 2018 của khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển gồm 45 nền kinh tế, song hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2019 từ mức 5,9% dự báo trước đây xuống 5,8%, mức thấp nhất đối với khu vực này kể từ mức tăng trưởng 4,9% năm 2001.

– Mỹ tuyên bố giành thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại: Mỹ sẽ giành thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Trả lời phỏng vấn hãng Fox News ngày 23/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định các nhà hoạch định chính sách của Washington đang tiến gần tới kết quả là buộc Trung Quốc “hành xử theo cách mà nếu bạn muốn trở thành một cường quốc – một cường quốc toàn cầu,” minh bạch, thượng tôn pháp luật và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Ông cho biết thêm Tổng thống Donald Trump muốn triển khai mạnh các chính sách mà người lao động Mỹ xứng đáng được hưởng.

– Hãng may mặc Hong Kong dùng robot để vượt rào thuế quan của Mỹ: Esquel đang tiến hành tự động hoá dây chuyền sản xuất của mình. Điều này sẽ cho phép công ty đặt các nhà máy tại nơi có khách hàng như một cách đối phó với thương chiến Mỹ-Trung. Tập đoàn dệt may Esquel Group có trụ sở chính tại Hong Kong, đang đưa ra một kế hoạch mới đầy táo bạo – chuyển đổi từ mô hình kinh doanh giá rẻ dựa trên các vị trí thuận lợi cho sản xuất sang hướng ứng dụng robot. Esquel đã đầu tư vào công ty robot Grabit của San Francisco với mục tiêu tự động hóa dây chuyền sản xuất của mình, một bước đi quan trọng cho phép họ thiết lập hoạt động sản xuất tại những thị trường có khách hàng.

– Thành phố cảng Trung Quốc lao đao trong cuộc chiến thương mại với Mỹ: Thiên Tân – thành phố cảng phía Bắc Trung Quốc dường như đang phải chịu một cú đánh nặng nề từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Khu công nghiệp Microelectronics Industrial Park ở Thiên Tân là nơi đặt các nhà máy Samsung Electronics và các đơn vị sản xuất linh kiện cho hãng này. Tại đây, doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất các tấm điôt phát sáng và các bộ phận của smartphone. Tuy nhiên, Samsung vừa cho biết, có thể rút hoạt động ở thành phố này vào cuối năm nay.

– Trung Quốc sẽ cắt giảm 1/3 số giấy tờ cần thiết cho xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ cắt giảm chi phí xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tìm cách cải thiện hình ảnh về một đất nước mở cửa cho kinh doanh. Trong một phát biểu ngày 23/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định trong năm nay, nước này sẽ xem xét cắt giảm 1/3 số giấy tờ cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu, cắt giảm phí hải quan cũng như giảm thời gian cần thiết cho việc thông quan hàng hóa.

– Trung Quốc dùng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng để kích thích công nghệ phát triển: Hua Xia, 20 tuổi, kiên nhẫn chờ đợi trong sảnh một hội trường ở Bắc Kinh để có cơ hội trò chuyện về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh với Lưu Từ Hân (Liu Cixin), nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất của Trung Quốc, người cho rằng Barack Obama và Mark Zuckerberg là độc giả của ông. Mang theo một quyển sách mà anh hy vọng có chữ ký, Hua giải thích với ký giả Bloomberg rằng đó là cuốn tiểu thuyết “Tam Thể” (The Three-Body Problem) (1) của Liu. Chính cuốn tiểu thuyết này đã truyền cảm hứng để anh quyết định theo học thiết kế máy bay. “Khoa học viễn tưởng có sức mạnh khơi gợi tinh thần. Nó cho tôi thấy trí tưởng tượng phong phú, mê hoặc và những điều thú vị nhất của khoa học. Điều đó khiến tôi tin rằng làm việc trong lĩnh vực khoa học sẽ là một nghề rất tuyệt vời.”, Hua – hiện đang là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Beihang (2) ở Bắc Kinh nói.

– Sáng kiến Vành đai, Con đường có thể gặp thêm thách thức mới từ Ấn Độ Cơ quan phát triển tài chính quốc tế của chính phủ Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ để đưa quốc gia Nam Á này vào liên minh chiến lược do Washington hình thành với các đồng minh trong khu vực để ứng phó với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Chủ tịch và Giám đốc điều hành OPIC Ray Washburne nói với tờ South China Morning Post vào thứ hai rằng sau khi ký thỏa thuận với các quỹ phát triển tài chính ở nước ngoài của NhậtBản và Úc, Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC) của Mỹ “hiện đang thảo luận với Ấn Độ ” để đạt được bản ghi nhớ với quốc gia này. Nếu thành công, bản thỏa thuận này “sẽ bao gồm những điều khoản rất giống với những gì chúng tôi đạt được với Nhật Bảnvà Úc”, ông Washburne nói.

– Bị ông Trump “đe” áp thuế ô tô, Nhật chấp nhận đàm phán FTA với Mỹ: Nhật Bản từ lâu đã không muốn ký một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) song phương với Mỹ. Tuy nhiên, đứng trước lời cảnh báo áp thuế lên ô tô nhập khẩu mà Tổng thống Donald Trump đưa ra, có vẻ như Tokyo đã buộc phải thay đổi lập trường. Theo tin từ CNBC, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và ông Trump ngày 26/9 đã nhất trí khởi động đàm phán thương mại – một động thái có thể sẽ giúp các hãng xe Nhật tạm thời tránh được mức thuế bổ sung 25% khi xuất khẩu ô tô và phụ tùng sang Mỹ như ông Trump đe dọa.

– FED tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều Sàn giao dịch New York Exchange đã không giữ được sắc "xanh" vào những phút cuối của phiên giao dịch ngày 26/9 sau khi Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm. Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,4%, còn 26.385,28 điểm; chỉ số S&P 500 mất 0,3%, còn 2.905,97 điểm; chỉ số ngành công nghệ Nasdaq mất 0,21%, còn 7.990,37 điểm. Sự đảo chiều của các chỉ số chứng khoán chủ chốt Mỹ cho thấy các nhà đầu tư đang tạm rút để đánh giá lại quyết định FED và cân nhắc thời điểm tiếp theo FED có thể tăng lãi suất nhằm giảm thiểu rủi ro.

– Singapore tìm cách thu hút nhân tài công nghệ nước ngoài: Đối mặt với thực trạng dân số già và việc thiếu người lao động làm mảng công nghệ cao, Singapore cho hay họ cần đưa thêm tài năng ngoại quốc vào các lĩnh vực như lập trình phần mềm. Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung cho hay vấn đề quan trọng là liệu Singapore có thể có số người lao động đủ nhiều để trở thành nền kinh tế sôi động, thu hút đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp hay không. “Nhân tài thiếu ở mọi nơi trên thế giới, trong đó có nhân tài AI, lập trình viên phần mềm. Chúng tôi cho họ vào vì chúng tôi cần nhiều nhân tài để ngành công nghệ cất cánh, trong lúc chúng tôi tiếp tục đào tạo người Singapore để đảm nhiệm công việc”, ông Ong nói.

D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC 

– Kho bạc Nhà nước huy động 3.800 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ: Ngày 26/9, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ tại các kỳ hạn 5 năm (500 tỷ đồng), 20 năm (500 tỷ đồng), 10 năm (2.000 tỷ đồng), 15 năm (2.000 tỷ đồng). Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 3.800 tỷ đồng. Cụ thể, lô trái phiếu kỳ hạn 10 năm có 6 thành viên dự thầu và huy động được 1.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phiên thầu phụ gọi thầu và huy động thành công 600 tỷ đồng cho 1 thành viên, với lãi suất trúng thầu 4,8%/năm, tăng 0,05%/năm so với phiên trước đó (ngày 19/9).

– Bộ Tài chính muốn dùng trí tuệ nhân tạo trả lời thủ tục thuế tự động: Bộ Tài chính đang tính toán triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo để hỗ trợ trả lời tự động về thủ tục hành chính thuế, hải quan. Đây là một trong những kế hoạch về ứng dụng công nghệ mới trong ngành tài chính vừa được ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính nêu lên tạihội thảo Vietnam Finance 2018 sáng 26/9.

– Chợ xây tiền tỷ ở TP.HCM… cho hơn 10 tiểu thương buôn bán: Với kinh phí 1,2 tỷ đồng, hiện chợ Phú Hữu (quận 9, TP.HCM) có hơn 10 tiểu thương, và cũng chỉ buôn bán trước chợ. Hàng trăm kiosk bị bỏ không, hư hỏng suốt chục năm qua. Nằm cạnh đường Nguyễn Duy Trinh, chợ Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9) khá yên ắng khi chỉ có vài quầy cơm tấm, bún thịt nướng, nước giải khát vào mỗi buổi sáng. Cảnh đìu hiu của ngôi chợ đã quá quen thuộc với những người dân sống ở khu vực này hơn chục năm qua. Bà Ngọc, một người sống lâu năm tại đây, ví chợ Phú Hữu là ngôi “chợ ma” vì số tiểu thương buôn bán chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn người mua cũng chỉ có bà và vài hộ xung quanh.

– Xây dựng đề án thống kê “kinh tế ngầm”: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Văn phòng Chính phủ cho biết, Kế hoạch nhằm xác định các nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm và tiến độ thực hiện để xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm phản ánh đầy đủ quy mô của nền kinh tế theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nội dung của Đề án gồm: Xác định các căn cứ để xây dựng Đề án; sự cần thiết của Đề án; quan điểm xây dựng Đề án; mục tiêu, yêu cầu của Đề án; kinh nghiệm quốc tế và thực tế ở Việt Nam về khu vực kinh tế chưa được quan sát; xác định nội dung của Đề án; xác định các giải pháp để thực hiện Đề án; đề xuất trách nhiệm của Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng lộ trình và kế hoạch thực hiện Đề án; xác định kết quả đầu ra của Đề án.

TTOL