• Từ 27/10 – 2/11/2018 

Câu chuyện tuần này: 100 doanh nghiệp Nhật đi chuyên cơ tới Cần Thơ tìm cơ hội đầu tư: 

Lần đầu tiên đại diện 100 doanh nghiệp Nhật Bản bay thẳng từ Tokyo (Nhật Bản) đến TP Cần Thơ tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

16h chiều 1-11, chuyên cơ chở 120 khách, trong đó có đại diện khoảng 100 doanh nghiệp Nhật Bản, bay thẳng từ thủ đô Tokyo hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ. Đây là chuyến bay charter (thuê nguyên chuyến) do Vietnam Airlines thực hiện, chở đoàn doanh nghiệp, đại diện chính quyền một số địa phương và một số tổ chức tại Nhật Bản đến TP Cần Thơ tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham dự Chương trình giao lưu văn hóa thương mại Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 4 diễn ra từ ngày 1 đến 4-11.

Ông Nguyễn Phương Lam – giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP Cần Thơ – cho biết hầu hết doanh nghiệp Nhật đến Cần Thơ trên chuyên cơ đều lần đầu tiên đến đây tìm hiểu đầu tư. Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến một số lĩnh vực như chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, công nghệ thông tin, xây dựng hạ tầng giao thông, tư vấn tài chính… Đây hầu hết là những lĩnh vực rất mới với đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy cần làm sao cho các nhà đầu tư Nhật Bản thấy được tiềm năng của vùng đất 17 triệu dân.

Theo ông Lam, đồng bằng sông Cứu Long còn nhiều hạn chế từ hạ tầng giao thông đến các lĩnh vực khác, nhưng một thời gian dài chính quyền các địa phương đã có sự nỗ lực để đáp ứng các điều kiện thu hút đầu tư. “Hiện các vấn đề về hạ tầng, nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long đã tốt hơn, chắc chắn doanh nghiệp Nhật Bản sẽ quan tâm đầu tư vào vùng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa kể cả về mặt hạ tầng giao thông, về mặt chính sách để thu hút các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản” – ông Lam khuyến nghị. (Theo TTO)

TIN TRÊN BSA.ORG.VN

Tuần trước, website bsa.org.vn đã thông tin đến quý doanh nghiệp cùng bạn đọc về một hội thảo lớn của Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu LBC diễn ra vào ngày 31/10. Tuần này, chúng tôi xin cụ thể hóa những nội dung của sự kiện này.

+ Vậy tại hội thảo: Cải thiện nội lực doanh nghiệp bằng kế hoạch kinh doanh tích hợp. Hai diễn giả trong chương trình là ông Ankit Gupta – Giám đốc Tư vấn Chuỗi Cung ứng Đông Nam Á (Deloitte SEA) và ông Hiroki Oka – Tư vấn chính triển khai mô hình kinh doanh tích hợp (Deloitte Singapore) đã nói những gì? Mời xem thêm nội dung chi tiết tại đây: https://bit.ly/2zjuogt

+ Tiếp đến là những thông tin về vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4 với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ”, do Trung tâm BSA cùng các đối tác chiến lược tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM. 34 dự án sẽ tranh tài trong 2 ngày 27 và 28/10 để giành những giải thưởng giá trị.

Thông tin chi tiết tại đây: https://bit.ly/2DgmoBs

+ Ngay sau đó, là kết quả chung cuộc của cuôc thi Dự án khởi nghiệp này, với “Gà nướng Chẩm chéo” và “Du lịch C2T” đoạt giải nhất. Vượt qua 32 dự án khác, 2 dự án “Gà nướng Chẩm chéo” của Sơn La và “Du lịch C2T” của Bến Tre đã giành giải nhất nhóm và nhất cá nhân cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4, vừa công bố vào chiều 28/10 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.

Thông tin thêm về chung kết cuộc thi với các giải thưởng cho các bạn trẻ khởi nghiệp bằng nông nghiệp ở khắp các tỉnh thành có tại đây:https://bit.ly/2SBp2WP

+ Tại Chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp này, Có mặt từ khá sớm khi vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần thứ 4 (2018) chưa bắt đầu, ông Cổ Gia Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long lần lượt đến từng bàn trưng bày, tìm hiểu từng sản phẩm của các bạn trẻ khởi nghiệp. Và theo ông Cổ Gia Thọ, phải Tạo sự khác biệt cho bạn trẻ bằng khởi nghiệp.

Nội dung chi tiết về những chia sẻ của ông Cổ Gia Thọ có tại đây: https://bit.ly/2EYFe1v

Tiếp tục những thông tin liên quan đến khởi nghiệp, là Cơ hội dự Startup World Cup và tranh giải 1 triệu USD từ Techfest 2018. Đó là một trong những giải thưởng hấp dẫn tại Techfest 2018 diễn ra từ 29/11 – 1/12 tại Đà Nẵng. Các bạn trẻ khởi nghiệp hãy mau tìm hiểu các thông tin hấp dẫn này tại đây để đăng ký tham dự: https://bit.ly/2JwxVg6

BSA MEDIA

+ Đầu tiên là toàn bộ chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT do BSA Media thực hiện được phát sóng trên Đài truyền hình Vĩnh Long, vào Thứ 2 hàng tuần lúc 16g15 – trên kênh THVL1. Phát lại thứ 3 lúc 8g15.

Clip toàn chương trình tại đây: https://bit.ly/2Dhbpro

Qúy doanh nghiệp và bạn đọc hãy like và Subscrise để theo dõi những videos mới hàng ngày: http://bit.ly/bsachannel

► Fanpage: http://bit.ly/HVNCLC_fanpage http://bit.ly/bsachannel_fanpage

+ Cộng đồng các nước hồi giáo được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, nhưng xem ra doanh nghiệp Việt Nam còn bỏ ngỏ. Tính đến thời điểm hiện nay, dân số Hồi giáo chiếm khoảng 25% toàn thế giới. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp thực phẩm VN xuất khẩu qua thị trường này. Nhưng để thâm nhập vào thị trường này, sản phẩm của DN phải đạt yêu cầu gì?

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung phóng sự CHUẨN CHẤT LÀ SỐ 1 về thị trường này tại đây: https://bit.ly/2SFyp83

+ Trong số các món có kết cấu “sợi” như: phở, bún, miến, bánh canh, hủ tiếu có mặt ở nước ta thì món ăn được người miền Bắc ưa chuộng đó là sợi miến, nhất là sợi miến làm từ tinh bột của củ dong. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian làng nghề sản xuất miến dong gặp khó khăn khi xuất hiện những thông tin về chất lượng không đảm bảo như pha bột sắn, sử dụng hóa chất… ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Để khắc phục những hạn chế đó, Chị Thân Thị Hiệp tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội quyết định khởi nghiệp và phát triển thị trường với thương hiệu miến dong sạch Hoàng Nguyên, một mặt hàng nông sản địa phương.

Vậy quá trình này như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi qua clip sau:

https://www.youtube.com/watch?v=fWdi43Atxcs

+ Ai lần đầu mới nghe tên trái Quách chắc cũng không khỏi tò mò. Bề ngoài trái quách (còn gọi là gáo) không bóng bẩy, hấp dẫn nhưng bù lại quách có mùi vị rất đặc trưng, lớp ruột đặc sệt, màu nâu đen vị chua thanh, ngòn ngọt… Nguyễn Thành Gia hiện đang là học sinh lớp 12 của Trường Thực hành Sư Phạm Trà Vinh, qua nghiên cứu biết được tính ưu Việt của trái quách: sản phẩm có chứa hàm lượng polyphenol rất cao (gấp 3 lần trà xanh), là chất chống oxy hóa, kháng viêm và làm đẹp rất tốt. Ngoài ra theo dân gian thì trái quách còn giúp trị bệnh về táo bón, tiêu hóa, xương cốt,… Dự án sản xuất và đưa các sản phẩm từ trái quách đến với người tiêu dùng ra đời nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm về trái quách, góp phần tạo thêm thu nhập cho bà con đồng bào dân tộc Khmer…

Hãy cùng tìm hiểu xem người chủ dự án này nói gì về sản phẩm khởi nghiệp của mình tại đây: https://bit.ly/2QcwaY6

Phở sắn là một trong những món ngon đặc sản xứ Quảng vốn gợi trí tò mò với nhiều người. Theo người Quảng Nam, chính cái tình quê chân chất, mặn mà đã làm nên những hương vị rất riêng của món đặc sản này. Phở sắn được sản xuất chủ yếu ở vùng trung du Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Anh Dương Ngọc Ảnh chuyên gia CNTT, sinh ra trong 1 gia đình có nghề truyền thống làm Phở sắn. Sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Anh đã trở về xây dựng dự án “Phở sắn Caromi” với Slogan “Back to the roots” (trở về cuội nguồn) hướng đến người dùng sử dụng các món ăn từ củ có giá trị dinh dưỡng cao và ít hóa chất. Anh chọn hướng đi đầu tiên là làm MÌ ĂN LIỀN, loại DUY NHẤT ăn tốt cho sức khỏe và không tăng cân.Từ đó, giúp tăng giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và giới thiệu đến rộng rãi về một loại phở truyền thống của người Việt.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự đặc sắc của sản phẩm này tại đây: https://bit.ly/2OlAz9c

+ Từ nguồn nguyên liệu là lá dừa, lá dừa nước, lá dừa là một loại cây rất là phổ biến & được trồng nhiều ở Bến Tre. Bạn Đinh Kim Ngân và các thành viên trong câu lạc bộ thắt lá dừa đã tạo ra và phát triển chuỗi sản mang tính biểu tượng đặc trưng của xứ dừa để tiếp cận du khách trong và ngoài nước. Các sản phẩm CLB đang thực hiện gồm có: Trang trí sự kiện, lễ hội, hoa tặng, hướng dẫn tạo hình từ lá, cổng hoa từ lá dừa và hoa tươi. Ngoài ra còn có dòng sản phẩm từ lá khô mà dự án đang hướng đến gồm: Nón lá dừa nước, các con vật như cua, cá, cào cào, chim, rắn hoa…, các loại túi sách, giỏ, hộp đựng, hộp quà tặng, nón đi biển, các vật dụng trang trí…từ lá.

Thông tin về dự án có tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=Ioe49naZhos

+ Vượt qua 32 dự án khác, 2 dự án “Gà nướng Chẩm chéo” của Sơn La và “Du lịch C2T” của Bến Tre đã giành giải nhất nhóm và nhất cá nhân cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4, vừa công bố vào chiều 28/10 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.

Dưới đây là những ghi nhận mới nhất của chúng tôi về cuộc thi này: https://www.youtube.com/watch?v=I7c9vPRoNRo

————————————————————————————

A- NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Lý Sơn yêu cầu đính chính thông tin về tỏi cô đơn trong “Thương vụ bạc tỷ”: Ngày 31/10, UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã gửi văn bản đến Chi cục Quản lý thị trường TP HCM, Kênh VTV3 thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty TNHH SXTM I AM V yêu cầu đính chính thông tin sản phẩm tỏi Lý Sơn trong chương trình “Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank Việt Nam). Cụ thể, trong tập 16 phát ngày 24/2 trên VTV3, bà Lê Minh Hồng Phúc – Nhà đồng sáng lập Công ty TNHH SXTM I AM V, tuyên bố công ty này bán tỏi cô đơn Lý Sơn giá 120.000 đồng một lọ và bán được 300 kg mỗi tháng. “Hiện tại sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất của tụi em là tỏi cô đơn Lý Sơn, 120.000 đồng một lọ”, bà Phúc nói trên sóng truyền hình. Khi được hỏi doanh số, bà nói “Tháng vừa rồi em bán được 300 kg, rơi vào tầm 550 triệu đồng”. UBND huyện Lý Sơn cho rằng, thông tin này là vô lý và không có cơ sở bởi nguồn cung tỏi cô đơn Lý Sơn rất hiếm. Tổng sản lượng tỏi cô đơn cả huyện đảo chỉ dao động trên dưới 500 kg và không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.

– Vingroup đầu tư gần 600 triệu USD vào VinFast trong 9 tháng: Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III hé lộ những con số liên quan đến các dự án đang đầu tư, trong đó có VinFast. Theo đó, tính đến ngày 30/9, tập đoàn này đã rót hơn 13.600 tỷ đồng vào VinFast, tăng hơn 12.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 580 triệu USD) so với đầu năm. 

 – Vietcombank được cấp phép lập văn phòng đại diện tại New York: Ngày 26/10, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phê duyệt hồ sơ xin cấp phép thành lập Văn phòng đại diện tại Thành phố New York (Tiểu bang New York) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trước đó, ngày 24/10, Sở Quản lý Tài chính Tiểu bang New York (cơ quan quản lý trực tiếp ở cấp tiểu bang) cũng ban hành chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với hồ sơ xin cấp phép của Vietcombank. Trên cơ sở này, Vietcombank cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp giấy phép chính thức và khai trương Văn phòng đại diện tại Thành phố New York trong thời gian sớm nhất.

– Người Việt chi tiêu: Ăn nhậu đang “ngốn” nhiều tiền nhất!: Số liệu khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, thực phẩm – đồ uống hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu).

-Hơn 86% người tiêu dùng Hà Nội và TP.HCM sẵn sàng chi cao hơn để có thực phẩm sạch: Cũng theo số liệu của Vietnam Report nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, hữu cơ (organic) ngày càng cao, hơn 86% người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM sẵn sàng chi cao hơn để bảo đảm an toàn sức khỏe.

– Sẽ không có khuyến mại 100% dịp Black Friday: Việc khuyến mại cao hơn 50% hoặc lên 100% giá trị hàng hóa sẽ không được áp dụng cho dịp Black Friday sắp tới. Đây là khẳng định của Sở Công Thương TP.HCM tại Hội nghị phổ biến các quy định về khuyến mại sáng 31/10.

– Chuyên gia Deloitte: Doanh nghiệp Việt còn yếu về năng lực dự báo thị trường: Theo đánh giá của các chuyên gia của Deloitte, thị trường Việt Nam chưa bao giờ là đơn giản đối với doanh nghiệp. Các chuyên gia về IBP của Deloitte chia sẻ tại Hội thảo “Cải thiện nội lực doanh nghiệp bằng kế hoạch kinh doanh tích hợp”, do Hội DN HVNCLC, CLB doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức vào sáng 31/10 tại TP.HCM. Theo đó, các kênh thương mại truyền thống rất mạnh, bên cạnh đó, kênh bán hàng điện tử cũng phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề như chi phí logistics còn cao, các doanh nghiệp phải làm việc với nhiều chuỗi, nhiều đơn vị khác để bán hàng… do đó nhiều vấn đề còn phức tạp. Doanh nghiệp không đánh giá trước thị trường hoặc năng lực dự báo yếu, chính sách không được xác định rõ ràng, chưa tận dụng tốt các hệ thống thông minh trong quản lý khách hàng, đơn hàng, hàng hóa… Vậy nên chương trình IBP có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, tài chính, sản xuất, bán hàng hoặc lập kế hoạch về nhu cầu, kế hoạch đầu vào… Mục tiêu của IBP là giúp đơn giản hóa các khâu quản lý của doanh nghiệp bởi IBP dựa trên nền tảng Excel nên hoàn toàn dễ xử lý. 

– Doanh nghiệp được tự do xuất khẩu gạo hữu cơ: Thông tin trên được Bộ Công thương đưa ra tại hội nghị phổ biến nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo thay thế nghị định 109 (2010). Theo đó, các thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tức là để xuất khẩu các loại gạo nói trên, doanh nhân không cần phải có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông như các loại gạo thông thường khác.

– Doanh nghiệp gạo được tháo “gông” nhưng xuất khẩu vẫn giảm hai con số: Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình xuất khẩu, giá lúa, gạo nội địa, lượng gạo tồn kho. Luỹ kế 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gần 4,7 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,55 tỷ USD, giảm 18,8% về số lượng và 10,8% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 477,88 USD/tấn, tăng 46,9 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc lên tới 1,4 triệu tấn. TIếp đó là Indonesia với 777.554 triệu tấn. Các thị trường lớn khác gồm Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Cu Ba, Ghana, Iraq, Úc…

– EC ghi nhận nỗ lực của VN về “thẻ vàng” hải sản: Đoàn của Ủy ban nghề cá Nghị viện châu Âu, phái đoàn châu Âu tại Hà Nội đã đến làm việc với UBND tỉnh Bình Định sáng 31-10, kiểm tra một số cơ sở về thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để khắc phục “thẻ vàng” với hải sản VN. Hàng loạt câu hỏi đã được đưa ra cho phía VN. Tuy nhiên, trả lời báo chí, trưởng đoàn nghị sĩ Nghị viện châu Âu cho rằng VN đã có những bước tiến lớn trong xây dựng khuôn khổ pháp lý, việc cần làm tiếp theo là thực thi trong thực tế.

– CEO Grab VN: “Sẵn sàng là đối tác với Vinasun”: Grab sẵn sàng bắt tay, trở thành đối tác công nghệ với Vinasun, cũng như với các doanh nghiệp địa phương khác. Đó là ý kiến của CEO Grab VN Jerry Lim cho biết tại hội thảo “Kỷ nguyên kinh tế mới: thay đổi và tác động” do CLB CEO TP.HCM tổ chức ngày 1-11, đã có câu hỏi dành cho CEO Grab VN “Liệu Grab có tính mua Vinasun?” như cách doanh nghiệp này đang làm để mở rộng lĩnh vực kinh doanh ở VN.

– HSBC: Doanh nghiệp Việt lạc quan nhất về triển vọng thương mại: HSBC vừa công bố khảo sát “HSBC Navigator: Hiện tại, tương lai và ý nghĩa với doanh nghiệp” được thực hiện với hơn 8.500 doanh nghiệp tại 34 thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong số những doanh nghiệp lạc quan nhất về triển vọng thương mại quốc tế và tự tin nhất về khả năng thành công trong môi trường kinh doanh…

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

– Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam 10 tháng cao hơn cả năm trước: Trong 10 tháng đầu năm 2018, nhóm khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch đã đạt con số hơn 4,1 triệu lượt khách, nhiều hơn tổng lượng khách của cả năm ngoái.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng tháng 10-2018 đã có thêm 1,2 triệu lượt khách quốc tế, tuy giảm nhẹ so với tháng trước nhưng lại tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung, 10 tháng đầu năm, hơn 12,8 triệu lượt khách quốc tế đã đến VN, tăng 22,4,% so với cùng kỳ.

-Tiki chú trọng mở rộng sàn giao dịch trong tương lai:  Tiki sẽ đẩy mạnh nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới đối tác bán hàng, nâng cấp dịch vụ nhằm tăng trải nghiệm người dùng. Tại sự kiện “Đại tiệc Đối tác Tiki 2018” diễn ra mới đây tại TP HCM, ông Trần Ngọc Thái Sơn – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tiki cho biết sàn giao dịch (marketplace) sẽ đóng vai trò chiến lược và là trọng tâm phát triển của Tiki trong dài hạn.

– Thế Giới Di Động phải trả ngân hàng gần 7.400 tỷ trong ba tháng: Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) cho biết, tổng nguồn vốn tính đến cuối quý III của doanh nghiệp tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, lên 25.500 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn biến động tích cực nhưng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng hơn 68%, tương ứng 17.380 tỷ đồng. Vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn đến kỳ trả là khoản mục lớn nhất trong số này, với dư nợ tại thời điểm cuối kỳ lên đến 7.380 tỷ đồng.

– Lợi nhuận sau thuế của Quốc Cường Gia Lai giảm 130 lần: Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 với kết quả kinh doanh ảm đạm nhất trong vòng 2 năm qua. Trong ba tháng 7, 8, 9, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp chỉ đạt chưa đầy 1,3 tỷ đồng, giảm 130 lần so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận này được cho là cực kỳ khiêm tốn trong khi vốn chủ sở hữu của công ty trên 4.000 tỷ đồng và tổng tài sản trị giá 12.393 tỷ.

– Ông Trần Bá Dương cho công ty của Bầu Đức mượn 500 tỷ đồng: Khoản tiền Chủ tịch Thaco cho mượn tạm mới phát sinh trong quý III/2018 và được Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận vào nợ ngắn hạn. Theo báo cáo tài chính vừa được Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) công bố, tổng nợ phải trả tính đến cuối quý III giảm mạnh so với thời điểm đầu năm, còn 31.335 tỷ đồng. Các khoản trái phiếu dài hạn và vay tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số này, kéo theo lũy kế chi phí lãi vay chín tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ, lên trên 1.200 tỷ đồng.

– Lãi quý III của Vietnam Airlines giảm hơn 3 lần: Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 vừa công bố, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu 9 tháng đầu năm gần 73.000 tỷ đồng, trong đó quý III khoảng 25.300 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm đến hết quý, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines giảm gần 300 tỷ đồng, xuống còn khoảng 1.968 tỷ đồng. Tính riêng quý III, doanh nghiệp này lãi khoảng 457 tỷ, giảm hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

– Lợi nhuận Vissan giảm do giá heo hơi tăng cao: Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) Nguyễn Ngọc An cho biết, nếu năm ngoái giá heo hơi ở mức 30.000 – 33.000 đồng một kg thì năm nay tăng vọt lên 50.000 – 53.000 đồng, thậm chí có thời điểm lên tới 55.000 đồng một kg. Như vậy, so với năm ngoái giá heo hơi tăng 60 -70%… Do đó, lợi nhuận quý III của công ty giảm gần 37%

– Lợi nhuận Samsung lại lập kỷ lục: Đại gia điện tử Hàn Quốc – Samsung Electronics vừa công bố báo cáo tài chính quý trước, cho thấy lợi nhuận hoạt động lên kỷ lục 17.600 tỷ won, khớp với dự báo của công ty. Doanh thu quý III tăng 5,5% lên 65.500 tỷ won, nhỉnh hơn dự báo. Chip nhớ hiện đóng góp gần 80% lợi nhuận hoạt động cho Samsung. Quý trước, lợi nhuận hoạt động của mảng này tăng 37% lên 13.700 tỷ won. Trong khi đó, mảng di động lại giảm 33%, về 2.200 tỷ won. Chịu sự cạnh tranh từ Apple trong phân khúc cao cấp và các đối thủ Trung Quốc trong các phân khúc khác, lợi nhuận mảng smartphone của Samsung quý trước đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ quý I năm ngoái.

– Gạo hết thời, nhà nông lao đao: Một thời được coi là quan trọng như một dạng tiền tệ, nay gạo Nhật đã bị những cái lưỡi của người tiêu dùng trẻ lơ là. Sự thay đổi đó đã khiến cho các lão nông phải vật lộn để sinh tồn. Tính chung mức tiêu thụ đầu người hàng năm giảm còn 54,6kg năm 2015 – không bằng một nửa so với mức đỉnh 188,3kg vào năm 1963, theo bộ Canh nông Nhật. Mitsuyoshi Ando, một chuyên gia nông nghiệp đại học Tokyo cho rằng, tương lai ngành gạo không hề sáng sủa. “Khi hết trợ cấp, số nông dân có thể sống sót ít đi, mức ăn gạo sẽ không bao giờ lên trở lại”, ông dự báo.

– Tỷ phú Vichai qua đời, King Power mất người thủ lĩnh hòa nhập và kết nối: Cái chết đột ngột của tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha cướp đi của thương hiệu King Power chuyên về hàng miễn thuế người thủ lĩnh hòa nhập và kết nối. Đó cũng là thách thức cho những người thừa kế bảo đảm sự độc quyền của một trong những doanh nghiệp sinh lợi nhất Thái Lan. Vichai là người giàu thứ năm Thái Lan, vừa qua đời trong một tai nạn máy bay trực thăng sau khi đi xem đội bóng thân yêu Leicester của ông chơi hôm 27/10. Trong hơn ba thập kỷ, ông đã tạo nên đế chế mua sắm trị giá khoảng 4,9 tỷ USD, theo Forbes.

– Con trai cố Chủ tịch Vichai sẽ là chủ mới của Leicester:  Phó Chủ tịch tập đoàn King Power Aiyawatt Srivaddhanaprabha cho biết, ông sẽ kế thừa di sản mà người cha vừa qua đời để lại ở nước Anh. “Tôi muốn gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới mọi người vì sự ủng hộ nhiệt thành này. Những gì đã diễn ra giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của cha đối với mọi người trên khắp hành tinh. Tôi thực sự xúc động bởi nhiều người luôn giữ hình ảnh của ông trong trái tim”, Aiyawatt, con trai của cố Chủ tịch Vichai Srivaddhanaprabha, chia sẻ. Người hiện tại giữ cương vị Phó Chủ tịch Leicester nói tiếp: “Tôi tự hào khi có một người cha đặc biệt như vậy. Tôi đã nhận từ ông một nhiệm vụ và di sản để tiếp nối. Dù vậy, tôi nhất định sẽ thực hiện được điều đó”.

– Facebook sẽ giảm lệ thuộc bảng tin, tăng đầu tư chat và video: Theo báo New York Times, Facebook dự đoán hoạt động kinh doanh của họ trong vài năm tới sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên họ đang có lộ trình vượt khỏi những lệ thuộc vào bảng cấp tin (News Feed) vốn là thành tố cốt lõi của nền tảng này, để tập trung vào mảng cung cấp dịch vụ khác như chat và video, ngay cả khi không cái nào trong hai dịch vụ đó đang mang lại cho Facebook nguồn lợi nhuận nhiều như News Feed.

C – HỘI NHẬP

– Đà Nẵng đề nghị chặn các thanh toán bất hợp pháp qua Alipay, Wechat Pay. Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện việc thanh toán qua sử dụng thẻ ngân hàng và thiết bị PoS của nước ngoài, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động của nước ngoài (Alipay, Wechat Pay,…). Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TTTT TP Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Bộ TTTT và Cục an toàn thông tin xem xét triển khai chặn các thanh toán bất hợp pháp qua mạng viễn thông, Internet.

– Nikkei: Một số công ty Việt bắt đầu hưởng lợi từ chiến tranh thương mại: Các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong số những đơn vị hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, theo một khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại miền Nam Trung Quốc, có văn phòng tại Quảng Châu vừa công bố hôm qua (29/10). Theo đó, các công ty Mỹ và Trung Quốc tham gia khảo sát từ 21/9 đến 10/10 đều cho rằng, xung đột thương mại đang làm họ mất thị phần, đặc biệt là vào tay các doanh nghiệp Việt Nam. Các công ty Trung Quốc cũng cho biết, doanh thu của họ đang chuyển vào những doanh nghiệp từ Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khi, đối thủ của các doanh nghiệp Mỹ hiện là những công ty Đức và Nhật.

– Dệt may Việt Nam đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do: Chưa tự chủ được nguyên vật liệu đầu vào là điểm yếu lớn nhất của dệt may Việt Nam (Việt Nam). Trong khi đó, khi CPTPP và EVFTA có hiệu lực, dệt may sẽ được hưởng lợi khi tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng nhưng đi cùng với nó là yêu cầu khắt khe của các FTA về “quy tắc xuất xứ”. Đây là bài toán lớn đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

– Việt Nam tụt một bậc về môi trường kinh doanh: Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019 – Đào tạo để Cải cách. Trong 190 quốc gia được đánh giá, Việt Nam đạt 68,36 điểm trên 100, đứng thứ 69, tụt một bậc so với năm ngoái. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam nằm ở khoảng giữa. Xếp trên là Singapore (2), Malaysia (15) và Thái Lan (27). Đứng vị trí số một năm nay vẫn là New Zealand. Theo sau là Singapore, Đan Mạch, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Nền kinh tế lớn nhì thế giới – Trung Quốc nằm trong nhóm 10 nước cải thiện nhanh nhất trên thế giới. Năm qua, với kỷ lục 7 cải cách, Trung Quốc thăng hạng lên thứ 46.

– Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp thời biến đổi khí hậu: Theo một nghiên cứu, chúng ta đang trồng quá nhiều ngũ cốc, chất béo và đường, nhưng trồng không đủ trái cây, rau củ, và protein. Chúng ta không trồng trọt vì nhu cầu dinh dưỡng, diện tích đất sử dụng không cân xứng giữa ngũ cốc, chất béo, dầu và đường, so với diện tích trồng rau quả mà cần có để sống sót, nghiên cứu mới trên journals.plos.org khẳng định. Không chỉ biến đổi khí hậu đe doạ năng suất cây trồng toàn cầu, mà ngành nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ hai, sau việc đốt nhiên liệu hoá thạch.

– CPTPP có hiệu lực sau 60 ngày nữa: Australia vừa thông báo trở thành nước thứ 6 chính thức phê chuẩn CPTPP, sau Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand và Canada. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12. “Việc này đã kích hoạt quá trình đếm ngược 60 ngày để hiệp định có hiệu lực và bắt đầu vòng cắt giảm thuế nhập khẩu đầu tiên”, Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand – David Parker cho biết. New Zealand là quốc gia chịu trách nhiệm theo dõi và ghi chép tiến trình hiệp định này.

– CPTPP có thể kết nạp thêm Thái Lan, Hàn Quốc và Anh: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), còn gọi là TPP 11, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm nay và 11 nước thành viên dự kiến sẽ có một cuộc họp vào đầu năm sau để thảo luận về việc mời thêm Thái Lan và một số nước khác gia nhập, tờ Nikkei cho biết.  Được biết, Thái Lan, Anh và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập hiệp định này.

– Các trung tâm công nghệ ĐNÁ chạy đua trở thành ‘nôi khởi nghiệp mới’: Từ Singapore đến TP.HCM, các thành phố đang tranh nhau trở thành Silicon Valley tiếp theo – nơi không chỉ dành cho các công ty khởi nghiệp mà còn cho các nhà tư vấn, nhà đầu tư và các tổ chức hỗ trợ. Tiền bạc được đổ vào và việc định giá tăng vọt khi các nhà đầu tư đặt cược lớn vào sự tăng trưởng nhanh chóng trong vùng, với các thị trường khổng lồ, người tiêu dùng trẻ và nhạy bén với thiết bị di động. Hãng tin Nikkei Asian Review đã dựa vào các tiêu chuẩn từ số doanh nghiệp khởi nghiệp đến chi phí không gian văn phòng và chọn năm thành phố như là những nơi nóng nhất về đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á.

– Giá Nhân dân tệ xuống đáy 10 năm: Ngày 30/10, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thiết lập tỷ giá tham chiếu tại 6,9574 NDT một USD. Theo đó, giá NDT tham chiếu yếu hơn 0,28% so với hôm qua và là thấp nhất kể từ tháng 5/2008. Trên thị trường, giá NDT tại Thượng Hải sau đó cũng giảm 0,12% so với USD, xuống 6,9702 đổi một USD, thấp nhất kể từ tháng 5/2008 và ngày càng tiến gần mốc quan trọng 7 NDT một đôla Mỹ.

– Made in China 2025 – kế hoạch ngáng đường đàm phán thương mại Mỹ – Trung: Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị công nghệ trong tương lai là một trong những rào cản lớn nhất với khả năng giải quyết chiến tranh thương mại. Quan chức Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra không mấy lạc quan về khả năng có kết quả đột phá, khi Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ – Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina cuối tháng tới. 

– Mỹ có thể áp thuế toàn bộ hàng Trung Quốc đầu tháng 12: Cuối tháng tới, Tổng thống Mỹ – Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina. Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết, giới chức Mỹ đã chuẩn bị cho kịch bản các cuộc nói chuyện không có kết quả. Đó là công bố đánh thuế nhập khẩu lên toàn bộ số hàng hóa còn lại của Trung Quốc vào đầu tháng 12.

E – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

– Chủ tiệm vàng vụ đổi 100 USD khiếu nại đòi lại 20 viên kim cương: Cho rằng quyết định xử phạt của UBND TP Cần Thơ không đúng pháp luật, ngày 1/11, chủ tiệm vàng Thảo Lực, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơyêu cầu huỷ bỏ, trả lại 20 viên kim cương.

– Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để tái diễn những vụ như vụ phạt đổi 100 USD: Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, cuối giờ chiều 1.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu  Theo Thủ tướng, chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để tái diễn vụ việc Con Cưng hay gần đây là vụ phạt tiền 90 triệu đồng đối với hành vi đổi 100 USD không đúng quy định… Thủ tướng đề nghị sửa lại Nghị định 96/2014/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

– Nguyên thứ trưởng Bộ Công thương: Ông Trương Quang Hoài Nam không phải cán bộ luân chuyển “chui”; “Ông Trương Quang Hoài Nam là một trong 44 cán bộ được Trung ương luân chuyển về địa phương, danh sách được công bố rộng rãi trên trên các phương tiện truyền thông chứ không phải là cán bộ đi luân chuyển “chui”. “- Đó là khẳng định của ông Nguyễn Cẩm Tú – nguyên thứ trưởng Bộ Công thương khi trao đổi với PV Dân trí. Trước ý kiến cho rằng “vì sai phạm trong kỳ thi tuyển công chức năm 2013 tại Bộ Công thương cho nên luân chuyển ông Nam về công tác tại UBND TP. Cần Thơ”, ông Tú cho rằng: Điều đó là không đúng. Bởi ông Nam không sai phạm mà chỉ là chịu trách nhiệm liên đới là người đứng đầu. 

– 12 đại dự án thua lỗ, đắp chiếu: Còn 8 dự án chờ công bố kết luận thanh tra: Ngoài 4 dự án đã chuyển kết luận thanh tra sang cơ quan điều tra, hiện có 2 dự án đã có dự thảo kết luận của Thanh tra Chính phủ và 6 dự án đang trong quá trình rà soát. Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 1/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã trả lời như vậy. Trong đó, 4 dự án đã chuyển cơ quan công an để điều tra; khởi tố vi phạm tại 2 dự án (PVTex và Nhiên liệu sinh học Phú Thọ). Ngoài ra, cơ quan chức năng đang điều tra các dự án khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật như dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc…)

– Vụ Thủ Thiêm: Sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan trong tháng 11: Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định đã xác định được ranh 4,3 ha nằm ngoài Khu đô thị Thủ Thiêm và sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan trong tháng 11. Theo đó, trong tháng 11 sẽ tập trung kiểm điểm các tập thể UBND TP, quận 2, các phường và lãnh đạo BQL Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Còn kiểm điểm cá nhân thì sau kiểm điểm đợt này. Sau khi có kết quả thanh tra sẽ chỉ ra sai phạm cụ thể của ai thì hướng dẫn người đó làm kiểm điểm.

– Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng: ‘Mạng xã hội bây giờ không ảo nữa’: “Mạng xã hội bây giờ không phải ảo nữa mà thật rồi, chúng ta không thể bỏ trống trận địa này. Chúng ta phải “sống” nhiều hơn nữa trên không gian mạng. Cái tốt lớn lên thì cái xấu sẽ giảm đi.” Lần đầu tiên trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ!

Nhóm thông tin hội nhập