Từ 29/12/2018 đến 4/1/2019

Câu chuyện tuần này: Đầu năm 2019, Vinamit vừa được chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc

Sau ba năm liên tiếp thực hành sản xuất chế biến theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ Trung Quốc, Vinamit vừa được cơ quan đánh giá chứng nhận của Trung Quốc cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Giấy chứng nhận này cấp cho sản phẩm mít hữu cơ (mít tươi và mít sấy).

Điều đáng nói là cách chứng nhận của Trung Quốc hoàn toàn khác các nước trên thế giới: rất khó khăn, nhiêu khê và chi tiết hơn nhiều. Cho nên dù đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ và EU và vẫn đang xuất hàng qua các thị trường khó tính nhất, nhưng khi đến với Trung Quốc, Vinamit vẫn phải đăng ký lại từ đầu để được hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hành tiêu chuẩn hữu cơ trong 3 năm liên tiếp và phải tiếp nhận kiểm tra nghiêm ngặt của đoàn đánh giá chứng nhận hàng năm.

Theo đó, họ chỉ đánh giá chứng nhận những cây đã có trái và có thể thu hoạch, kiểm tra ngay tại nông trang, đếm thực tế tổng số cây và sản lượng trái và chỉ cấp cho đúng diện tích trồng, số cây và sản lượng trái  tương ứng. Những loại cây khác (thơm, chuối…) dù trồng trên đất và phương pháp, qui trình tương đồng mà chưa có trái thì họ cũng chưa chứng nhận.

Sản phẩm được chứng nhận được dán logo và đặc biệt có dán nhãn kiểm tra trên bảo bì để hải quan Trung Quốc kiểm soát. Giấy chứng nhận hữu cơ đầu tiên mà Trung Quốc cấp cho Việt Nam mà Vinamit nhận được là kết quả của quyết tâm theo đuổi xuất khẩu chính ngạch, có thể coi là bước đột phá thành công, mở ra thị trường xuất khẩu lớn Trung Quốc.

– Cập nhật danh sách doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thông tin DN HVNCLC 2019

Như chúng tôi đã thông tin, cuộc điều tra bình chọn (thường niên) Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) đã có kết quả sơ bộ với 726 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC 2019. Theo quy định, doanh nghiệp cần hoàn tất hồ sơ theo mẫu để cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp. Đề nghị quý Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thông tin và gửi về cho chúng tôi trễ nhất 22h00 ngày 15/01/2019.

Tính đến nay, BTC đã nhận được hồ sơ của các doanh nghiệp sau đây

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Hàng hóa Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia trên thế giới: Năm 2018 đánh dấu cột mốc mới về tăng trưởng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt đã tiếp cận và khai thác nhiều thị trường mới.

-Doanh nghiệp Việt xuất khẩu robot sang Nhật Bản Làm được robot đã khó, nhưng để bán được robot sang thị trường “khó tính đến nghiệt ngã” như Nhật Bản, là thách thức với một doanh nghiệp còn non trẻ như Idea Group.

-Trợ lý ảo đầu tiên của người Việt do VNG phát triển Lợi thế lớn nhất của trợ lý ảo Ki-Ki do Zalo thuộc VNG phát triển là khả năng nghe và hiểu được tiếng Việt, đây là rào cản khiến các trợ lý ảo của quốc tế không thực sự phổ biến ở Việt Nam.

-10 sự kiện nổi bật ngành nông nghiệp năm 2018: Năm 2018, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây, xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục trên 40 tỉ USD.

-29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD: Năm 2018 ghi nhận có đến 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD

-Vietnam Airlines đạt lợi nhuận gần 2.800 tỷ đồng: Lần đầu tiên tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines vượt mức hơn 100.000 tỷ đồng, ước đạt khoảng 102.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt gần 2.800 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch.

-Triển vọng thanh long GAP: Trái ngược với vẻ mặt đầy lo âu của những hộ trồng thanh long theo phương thức truyền thống, người trồng thanh long theo hướng GAP (gồm VietGAP và GlobalGAP – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) lại đang rất phấn khởi

-Đà Lạt sắp có trung tâm thương mại chỉ bán hàng chính hãng địa phương Giữa năm 2019, Đà Lạt sẽ đưa vào vận hành tổ hợp khách sạn và trung tâm thương mại quy mô lớn nhất Đà Lạt – Đà Lạt Travel Mall…

-Năm 2019, hàng vào chợ phải đủ chuẩn: Các nhà cung cấp thực phẩm cho TP.HCM có ba tháng để chuẩn bị cho hàng hoá vào ba chợ đầu mối đúng theo quy định, kể từ ngày

-Hàng xuất khẩu Việt Nam bị điều tra về xuất xứ ngày càng nhiều. Theo Cục Phòng vệ thương mại, hàng xuất khẩu Việt Nam như sắt, thép, đồ gia dụng, điện tử… dính líu đến các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO ngày càng tăng.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Tết Dương lịch 2019: Sức mua tăng ở ngành hàng khuyến mãi và dịch vụ ăn uống Ghi nhận tại thị trường TP.HCM trong dịp Tết Dương lịch 2019, sức mua tăng chủ yếu ở các ngành hàng khuyến mãi và dịch vụ ăn uống, giải trí.

-Kinh doanh mùa tết, nhà bán lẻ thay đổi thế nào? Trong bài đầu tiên về kinh doanh mùa tết, chúng tôi đã phân tích sâu những xu hướng của người mua hàng.

-Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng năm 2018 Riêng quý 4/2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái…

-Lập kỷ lục, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 482 tỷ USD Tính chung cả năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước ước tính đạt 482 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay…

-Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 2018 qua các con số Bức tranh có gam màu sáng chủ đạo với mức tăng GDP cao nhất 10 năm trong khi lạm phát thấp hơn dự kiến…

-Đông Nam bộ “được mùa” xuất siêu: Năm 2018 qua đi với tín hiệu đáng mừng từ tình hình phát triển kinh tế ở khu vực các tỉnh Đông Nam bộ với sự tăng trưởng xuất siêu đạt mức kỷ lục.

-Nông nghiệp hữu cơ “đắt nhưng xắt ra miếng”: Rất tiếc, hiện nay có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp không tự tìm hiểu thêm mà chờ hướng dẫn từ cơ quan quản lý.

-Thị trường thực phẩm hữu cơ – tiềm năng lớn cho doanh nghiệp: Theo Bộ Công Thương, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia. Cụ thể, thế giới hiện có 50,9 triệu ha được canh tác hữu cơ và tiềm năng thị trường lên tới 81,6 tỷ USD

-Kiều hối dồi dào: Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, với lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay đạt 15,9 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp những nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới năm 2018.

-Việt Nam thu về 2,6 tỷ USD từ IPO năm 2018, cao nhất Đông Nam Á: Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã huy động được 2,6 tỷ USD từ các thương vụ IPO, vượt Singapore và Thái Lan để dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

-Sau gần một năm, Ngân hàng Nhà nước nâng giá mua USD Thị trường với bối cảnh, các điều kiện và các cân đối liên quan đến tỷ giá USD/VND đã thay đổi…

-Giá vàng miếng bất ngờ tăng mạnh, USD tự do chưa ngừng giảm: Biểu đồ giá vàng của các công ty kim hoàn lớn cho thấy giá vàng miếng SJC hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong gần 4 tháng…

-Vướng lùm xùm cưỡng chế thuế, Sabeco mất 12.000 tỷ vốn hóa đầu năm: Hiện, SAB chỉ còn được giao dịch với giá 248.800 đồng/cổ phiếu.

-Maritime Bank sắp thay đổi thương hiệu: Thương hiệu mới của ngân hàng sẽ thay đổi đơn giản, dễ nhớ dễ đọc hơn với tên gọi MSB thay cho Maritime Bank trước đó.

-Nhiều ngân hàng lớn cắt giảm ưu đãi thẻ tín dụng: Các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng JP Morgan Chase, Citigroup và American Express sẽ cắt giảm và loại bỏ một số kế hoạch ưu đãi dành cho thẻ tín dụng (credit).

-Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng TPHCM 2018 thu hút 220 doanh nghiệp: Tối 27-12, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ (quận 11, TPHCM) diễn ra Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng 2018 với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mãi”, do Sở Công thương TPHCM phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức.

-TP.HCM chỉ nhập hoa tết đủ xài Bà Nguyễn Huỳnh Trang, phó giám đốc sở Công thương TP.HCM, cho biết kế hoạch chuẩn bị hàng hoá phục vụ tết Kỷ Hợi 2019 sẽ căn cứ theo tín hiệu thị trường, không nhập ồ ạt về như các năm trước.

-Samsung dẫn đầu thị phần smartphone cao cấp từ 400-600 USD Tính trong phân khúc điện thoại thông minh có giá từ 400 USD trở lên, “gã khổng lồ” công nghệ Apple của Mỹ đứng đầu với 47% thị phần.

-Lỗ đậm, các quỹ tiền ảo kêu gọi nhà đầu tư kiên nhẫn Các quỹ đầu tư tiền kỹ thuật số đã có một năm “thất bát” vì sự giảm giá chóng mặt của tài sản này…

-Phiên đầu năm tệ nhất 24 năm của chứng khoán Hồng Kông Sắc đỏ phủ hầu khắp các thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á trong phiên mở màn năm 2019…

C-HỘI NHẬP

-CPTPP chính thức có hiệu lực từ 30/12/2018: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP hay TPP-11) gồm 11 quốc gia, chính thức có hiệu lực 30/12 ở 6 nước đầu tiên là Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Singapore. TPP-11, chiếm 13% GDP toàn cầu, sẽ có hiệu lực ở Việt Nam vào 14/1.

-CPTPP, cần làm gì để tận dụng cơ hội lớn? Thành bại khi tham gia hiệp định CPTPP phụ thuộc vào mức độ thay đổi của Chính phủ. Trước hết, chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài cần thay đổi, phải yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, sử dụng công nghệ cao, có trách nhiệm thực sự với môi trường.

– VnExpress tổ chức hội thảo đánh giá tác động của CPTPP: Cơ hội cùng thách thức sau Hiệp định CPTPP sẽ được lãnh đạo Bộ Công Thương, ban, ngành, doanh nghiệp và chuyên gia mổ xẻ tại sự kiện ngày 18/1.

-‘Tiêu chuẩn – Liên kết’ đưa nông sản lên tàu hội nhập Tại hội thảo về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch diễn ra tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Luận, Phó TGĐ Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cho biết, sản phẩm bắp non và trái đậu nành đông lạnh hiện đã có mặt trên toàn cầu, trong đó có châu Âu và Mỹ.

-Anh muốn sớm có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam: Anh sẽ sớm có lộ trình đàm phán những hiệp định thương mại tự do giữa Anh và khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng để duy trì những lợi ích mang lại từng được kỳ vọng trong Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam

-TS Võ Trí Thành: Kinh tế 2019 là bức tranh pha trộn màu hồng và xám Nhìn lại sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong năm 2018, chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành cho rằng, nền kinh tế đã thực sự có những chuyển biến rất tích cực, tiếp nối xu hướng tăng trưởng được thể hiện rõ từ năm 2017.

-Tất cả xe máy mới phải dán nhãn năng lượng từ năm 2020 Bộ Giao thông Vận tải khuyến khích việc công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trước thời điểm 1/1/2020…

-Bộ Công Thương mở phiên điều trần về cạnh tranh với Grab và Uber: Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tập trung kinh tế giữa GrabTaxi và Uber Việt Nam. Chủ toạ của phiên điều trần được xác định là ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

-Không cạnh tranh nổi Grab, Go-Viet, ứng dụng giao đồ ăn Việt rút lui: Lala, nền tảng đặt món trực tuyến và giao đồ ăn thuộc Scommerce, doanh nghiệp sở hữu các công ty giao nhận Giao hàng nhanh và Ahamove, dừng hoạt động sau 1 năm ra mắt.

-Nông nghiệp, ôtô, công nghệ: 3 “nạn nhân” lớn nhất của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Theo nhà kinh tế học nông nghiệp Wally Tyner thuộc Đại học Purdue, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước đã thiệt hại khoảng 2,9 tỷ USD trong năm ngoái

-Kinh tế Anh trong nỗi sợ “ly dị” EU không thoả thuận Sự bấp bênh được xem là nguyên nhân quan trọng khiến nền kinh tế Anh giảm tốc mạnh…

-Mexico muốn lập khu tự do để Mỹ khỏi xây tường biên giới: Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đề xuất kế hoạch thành lập “khu kinh tế tự do” dọc biên giới với Mỹ nhằm giải quyết tình trạng vượt biên và thu hút đầu tư, theo Fox News.

-Kinh tế thế giới 2019 có thể chứng kiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ: Giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa kinh tế của Đại học LIU Post tại New York, nhận định nền kinh tế thế giới năm 2019 đang đứng trước nhiều rủi ro từ việc tăng lãi suất.

-Kinh tế Trung Quốc sẽ còn tồi tệ hơn trong năm nay Trung Quốc đang bước vào thời kỳ nhiều bất ổn, có thể khiến nhiều nước khác cũng gặp rắc rối.

-Hơn 700 doanh nghiệp cho vay trực tuyến tại Trung Quốc có thể đóng cửa năm nay Đến hết năm 2019, Trung Quốc nhiều khả năng chỉ còn 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng trực tuyến.

-Nhật Bản, Trung Quốc cân nhắc sớm tổ chức đối thoại kinh tế cấp cao Các nguồn tin cho hay, Trung Quốc đang hy vọng thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung.

-Thua tại Mỹ và Trung Quốc, Hyundai và KIA tìm được cứu tinh: Người thừa kế tập đoàn Hyundai Motor phát biểu ngày 2-1 rằng ông sẽ hoàn thành việc tái cấu trúc hãng vào năm 2019.

-Người thừa kế Hyundai nỗ lực vực dậy công ty Chung Euisun tuyên bố sẽ tái cấu trúc xong trong năm 2019 khi dần tiếp quản từ cha vị trí lãnh đạo tập đoàn đa ngành lớn nhì Hàn Quốc.

-Facebook đang phát triển tiền điện tử của riêng mình? Facebook có thể đang phát triển tiền điện tử của riêng mình, cho phép người dùng có thể gửi nó qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp

-Startup cà phê Trung Quốc tham vọng đánh bại Starbucks Trong năm 2018, Luckin đã mở hơn 1.700 cửa hàng trên khắp Trung Quốc, và có kế hoạch mở thêm vài trăm cửa hàng nữa trong vài năm tới…

-Lập trình viên blockchain: ngành hot được săn tìm nhất 2019 Theo báo cáo về thị trường tuyển dụng và lao động của VietnamWorks, đứng đầu danh sách top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2019 bao gồm tài chính/đầu tư – bán hàng – hành chính/thư ký – kế toán.

-Những cuốn sách phải đọc năm 2019 nếu muốn giàu Phần lớn người giàu dành 30 phút mỗi ngày để đọc sách và đây là thói quen rất đáng học theo.Những cuốn sách phải đọc năm 2019 nếu muốn giàu Phần lớn người giàu dành 30 phút mỗi ngày để đọc sách và đây là thói quen rất đáng học theo.

D-DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực ngay đầu 2019 Nhiều chính sách, quy định mới về kinh tế – xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2019…

-Vượt thu ngân sách vào phút chót, lãnh đạo TP.HCM cảm ơn nhân dân: Phát biểu tại Hội nghị báo cáo kết quả thu – chi ngân sách năm 2018 cuối ngày 3-1, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn nhân dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã nỗ lực sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của TP.

-Truy thu thuế Tập đoàn Lộc Trời trên 51 tỉ đồng: Theo kết quả thanh tra của Cục Thuế tỉnh An Giang giai đoạn 2014 – 2017, Tập đoàn Lộc Trời bị truy thu trên 51 tỉ đồng gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền xử phạt vi phạm hành chính.

-Bắt khẩn cấp 5 lãnh đạo vì giấu doanh số, trốn thuế ở cao tốc Tp.HCM – Trung Lương: Các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.

-Nhiều ‘ông lớn’ bất động sản lọt vào tầm ngắm thanh tra xây dựng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của thanh tra bộ. Theo đó, hàng loạt ‘ông lớn’ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản lọt vào tầm ngắm của cơ quan thanh tra.

-Thủ tướng yêu cầu chưa cưỡng chế 3.100 tỉ tiền thuế từ Sabeco: Do có yếu tố nước ngoài, nên vụ việc hiện đang được Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, trước khi trình Thủ tướng quyết định.

-Chính phủ yêu cầu không dùng tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, học phí ở đô thị Thanh toán không dùng tiền mặt với các khoản chi phí sinh hoạt được Chính phủ yêu cầu thực hiện trước tháng 12/2019.

Nhóm thông tin hội nhập
Theo BSA