Từ 23/2 – 1/3/2019

Câu chuyện tuần này: Nước mắm truyền thống trước nguy cơ xóa sổ

Khi một tiêu chuẩn được ban hành sẽ có những tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực đó. Vậy nên, việc lấy ý kiến các bên liên quan sẽ là rất quan trọng trước khi ban hành tiêu chuẩn.

Vậy mà, TCVN về Quy phạm Thực hành sản xuất nước mắm mang tên TCVN 12607:2019 sắp tới đây ban hành lại không có sự tham vấn, tham gia của các bên liên quan, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống lo ngại họ sẽ bị “xóa số” trên thị trường, nghề làm nước mắm truyền thống của người dân sẽ chết.

Theo đó, trong giai đoạn 2017-2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã chủ trì xây dựng TCVN về Quy phạm Thực hành sản xuất nước mắm, vào những ngày đầu năm 2019, bản dự thảo đã được Bộ NN&PTNT gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thẩm định, trước khi Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành và đã được gắn số TCVN 12607:2019.

Nên trong cuộc họp ngày 27/2/2019 tại TP.HCM để đóng góp ý kiến cho bản dự thảo cuối TCVN 12607:2019 – Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm – rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước đều khẳng định về sự bất hợp lý của nó và đề nghị dừng ban hành.

>>Nước mắm truyền thống lại lo bị triệt tiêu

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Hội chợ HVNCLC An Giang 2019: Hơn 350 gian hàng rực rỡ sắc xuân: Từ ngày 05.3 – 10.3.2019, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) An Giang sẽ chính thức khai mạc tại Khu đô thị Golden City, TP. Long Xuyên. Đây là hội chợ đầu tiên năm 2019, mở đầu cho chuỗi các hội chợ sẽ được Hội DNHVNCLC phối hợp với các địa phương thực hiện trong năm 2019. Hội chợ có sự tham gia của 150 doanh nghiệp với 350 gian hàng. Đây là năm thứ 19 liên tiếp hội chợ được tổ chức tại tỉnh An Giang. An Giang luôn là nơi mà Hội DN HVNCLC “khai hội” đầu tiên cho các hoạt động được tổ chức hàng năm, người tiêu dùng An Giang lâu nay cũng quen thuộc với các doanh nghiệp, hay các hình ảnh nhận diện của Hội chợ HVNCLC so với các hội chợ khác. Nhiều hoạt động tổ chức cho người tiêu dùng du xuân Kỷ hợi đầu năm tại Hội chợ, như: Chương trình Selfie cùng gia đình heo khổng lồ, các chương trình ca nhạc hàng đêm…

-Startup của cô gái Việt gọi thành công 7 triệu USD tại Mỹ: Ứng dụng học nói tiếng Anh Elsa Speak vừa gọi thành công 7 triệu USD trong vòng Series A từ một số nhà đầu tư, trong đó dẫn đầu là Gradient Ventures – quỹ chuyên dành cho AI của Google.

-Cô gái Việt thành công nhờ kinh doanh mỹ phẩm ở Australia Email Trần Ngọc Bích Hằng bỏ vị trí tốt, lương cao tại một tập đoàn khách sạn, khởi nghiệp ngành mỹ phẩm với giấc mơ tạo thương hiệu của riêng mình.

-Ông trùm chuối Việt: ‘Tôi khởi nghiệp tới 25 lần!’

-ĐBSCL: Rơm “cháy hàng” không đủ bán: Để “chiếm hàng”, các thương lái đã “canh” ở từng thửa ruộng khi lúa còn chưa xong thu hoạch.

-Mía cháy khô đồng, nhà nông điêu đứng: Tình cảnh bi đát của nông dân Quảng Ngãi

-Điều rớt giá thảm, hàng chục ngàn chủ vườn điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước – thủ phủ cây điều Việt Nam như đang ngồi trên lửa: Thời điểm này năm ngoái, giá điều tươi  50.000 đồng/kg, nay chỉ từ  25.000 – 30.000 đồng/kg

-Thanh long tăng giá mạnh sau Tết: Nếu như năm ngoái, sau rằm tháng Giêng giá thanh long hạ nhiệt thì năm nay lại tăng mạnh.

-Việt Nam xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc: Bộ NN-PTNT vừa tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các DN VN với Thung lũng thực phẩm Sơn Đông Trung Quốc (FVC). Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ xuất khẩu 100.000 tấn gạo, trong đó có 70.000 tấn gạo tẻ và 30.000 tấn gạo nếp sang Trung Quốc.

-Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2019: Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp, 2019, diện tích lúa khoảng7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018

-Ông Lê Minh Hoan: ‘Cần chiến lược dài hạn cho hạt gạo Đồng bằng thay vì giải cứu’ Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp đã có những ý kiến tâm huyết với cây lúa, hạt gạo tại “Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL” tổ chức ngày 26-2 tại tỉnh Đồng Tháp.

-26 mặt hàng Việt được hưởng thuế 0% khi nhập khẩu vào Campuchia Đó lànhững ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho Việt Nam, cao hơn cả ưu đãi mà Campuchia cam kết với các nước thành viên ASEAN khác.

-Cơ hội hàng hóa Việt Nam vào Mỹ tiếp tục gia tăng: Việt Nam đang xuất siêu sang Mỹ với con số khá ấn tượng: 35 tỷ USD trong năm 2018 và 4 tỷ USD chỉ trong tháng đầu năm nay.

-LocalG.A.P. vừa sức với nông dân Việt: Làm nông nghiệp theo LocalG.A.P. chắc chắn sẽ đạt khoảng 30% tiêu chuẩn của GlobalG.A.P. Và đó là những tiêu chuẩn quan trọng nhất, đóng vai trò chủ chốt, được ví như “trái tim” của GlobalG.A.P.

-Vài triệu đồng một kg sâu ví như ‘đông trùng hạ thảo’: Được ví là “đông trùng hạ thảo” của Việt Nam, sâu chít bắt từ thân cây tre, chít đang được nhiều người săn mua với giá đắt đỏ.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Chứng khoán lao dốc ngay sau thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc: Hàng loạt sàn chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 chấm dứt.

-Quà tặng in hình Trump – Kim hút khách: Đồng xu, áo phông, bình thủy tinh, nam châm… in hình Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un dù mới được mở bán, số lượng mua đã lên tới vài nghìn chiếc.

-Bia Sài Gòn, nước cam Việt trong cửa hàng ở Triều Tiên: Người dân Bình Nhưỡng mua hàng hóa trong những ki-ốt nhỏ dọc đường, một số siêu thị mini. Bia Sài Gòn, bánh snack, nước ngọt Việt, hàng Mỹ, Nhật… cũng có mặt tại đây.

-Bài học kinh doanh từ nghệ thuật đàm phán của ông Trump: Donald Trump luôn nói chuyện thẳng thắn, đơn giản, nhắm mục tiêu rất cao và liên tục thúc đẩy để có cái mình đang theo đuổi.

-Ai sở hữu khách sạn Metropole, nơi tổ chức cuộc gặp Trump – Kim? Từng có sự tham gia của một vài doanh nghiệp tư nhân, đến nay sở hữu khách sạn Metropole chỉ bao gồm hai cái tên một của Nhà nước và một của nhà đầu tư nước ngoài.

-Giá xe máy điện Klara của Vinfast tăng thêm 5 triệu đồng/xe: Theo kế hoạch, hãng xe VinFast sẽ tiếp tục tăng giá bán với hai mẫu xe điện Klara của hãng từ ngày 1-5 tới.

-Việt Nam mua 110 máy bay Boeing nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

-Đua nhau mua máy bay, thực chất khai thác thế nào? Theo dự báo của Hội đồng Sân bay quốc tế (ACI), Việt Nam là thị trường tăng trưởng hành khách nhanh nhất thế giới trong nhóm thị trường trên 50 triệu hành khách giai đoạn 2016 – 2040.

-Lần đầu số doanh nghiệp giải thể và “chết lâm sàng” vượt số thành lập mới, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê…

-CPI tháng 2 tăng tới 0,8%: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất trong tháng này với 1,73%, góp phần làm CPI chung tăng 0,48%…

-Cầu kính 5D đầu tiên của Việt Nam sẽ ra mắt dịp 30-4: Cây cầu kính tình yêu đầu tiên của Việt Nam được thi công tại thác Dải Yếm, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

-Nở rộ dự án chế biến rau quả: Nhiều công ty đang đầu tư lớn vào chế biến trái cây để tận dụng lợi thế của VN

-Bán lẻ VN áp dụng công nghệ để khách tự chọn, phối đồ, phối màu…

-Doanh nghiệp than vì quảng cáo trên Facebook, Google tốn kém hơn: Facebook và Google đều thay đổi một số chính sách, thuật toán khiến doanh nghiệp cho hay phải tăng chi tiền quảng cáo. Doanh nghiệp làm quảng cáo cũng cho hay đang “đau đầu vì tốn kém”…

-Samsung tạo việc làm cho gần 160.000 lao động Việt Nam: Tân Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung tại Việt Nam Choi Joo Ho nói với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 26-2

-Sony mở rộng chương trình startup cho ai có ý tưởng: Tuần trước, công ty có trụ sở tại Tokyo cho biết công ty sẽ mở rộng chương trình tăng tốc nội bộ ra cho các doanh nghiệp ngoài công ty

-Cần Thơ sẽ có thêm 6 đường bay mới đi trong nước và quốc tế: Dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay, hãng hàng không Vietjer Air sẽ mở các tuyến bay: Cần Thơ đi Hải Phòng, Vinh, Đà Lạt, Thọ Xuân. Về đường bay quốc tế sẽ có Cần Thơ – Kuala Lumpur (Malaysia) và Bangkok (Thái Lan).

-Quảng Ngãi sắp có trung tâm điện khí hơn 3 tỷ USD: Các dự án nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ sử dụng nguồn khí từ mỏ Cá voi xanh khi đi vào vận hành 5-7 năm tới.

-“Mở cửa” cho lãi suất cao?: Trước đây, dân kỳ vọng NHNN mở cửa cho các công ty tài chính được phép cho vay để xóa tín dụng đen. Thế nhưng, kể từ khi Thông tư số 30/2015 của NHNN ra đời thì tình trạng cho vay – đòi nợ theo kiểu xã hội đen không hề giảm.

-Thị trường smartphone đầu năm: bán hàng mới, bóp giá hàng cũ: Đầu năm 2019, thị trường điện thoại thông minh (smartphone) Việt Nam có sức bán mạnh hơn, khác với thông lệ các năm trước, nhiều kênh bán lẻ lớn cho biết.

-Đầu 2019, xuất khẩu cá tra, tôm đồng loạt giảm: 2019 được xem là năm thuận lợi lớn với ngành thủy sản nhờ Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực đồng loạt giảm ngay trong tháng 1.

-80% doanh thu bán lẻ đến từ các cửa hàng: Hội thảo “Tương lai của bán lẻ Việt Nam” do Công ty CP Vincom Retail tổ chức vừa diễn ra sáng nay (28.2).

-Nho tươi cao cấp Australia thâm nhập thị trường Việt Nam: Mùa xuất khẩu nho tươi Australia đang đến và các nhà trồng nho Australia tới Việt Nam để thúc đẩy quan hệ thương mại.

-Tỷ phú Thái thu lợi ra sao sau khi sở hữu Sabeco? Nhờ việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Sabeco, Tập đoàn Thaibev của tỷ phú Charoen đã ghi nhận khoản doanh thu từ bia tăng thêm hơn 13.000 tỷ đồng trong quý I niên độ 2018-2019.

-Nguy cơ dịch tả heo châu Phi lan nhanh: Dịch tả heo châu Phi (ASF – African swine fever) xuất hiện ở bốn địa phương Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng và mới nhất là Thanh Hoá.

-Trung Quốc có thêm ít nhất 4 tỷ phú USD nhờ hệ thống camera giám sát toàn quốc: Trước khi trở thành tỷ phú, Dai Lin vẫn hàng ngày đạp xe qua những con phố ở Thiên Tân tới trụ sở Tiandy Technologies Co. – nhà sản xuất camera do mình thành lập, theo Bloomberg

-Nhưng, Trung Quốc mất 161 tỷ phú sau một năm vì chứng khoán lao dốc

C – HỘI NHẬP

-Bổ sung 3 cửa khẩu đường bộ xuất nhập cảnh bằng thị thực điện tử: Tây Trang (tỉnh Điện Biên), Na Mèo (tỉnh Thanh Hóa), La Lay (tỉnh Quảng Trị)

-Làm sản phẩm mới phải nghĩ đến tiêu chuẩn quốc tế: Muốn sản phẩm bay xa, nhất quyết phải đạt chất lượng về xanh, sạch, về sức khoẻ an toàn mang tầm quốc tế cho tất cả người tiêu dùng…

-Hàng Việt dễ sang Nhật hơn nhờ CPTPP: Ngày 27-2, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP HCM tổ chức hội thảo “Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”.

-Mượn tay ngoại đưa hàng Việt ra thế giới: Cách nào?

-Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam: 25 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng gần 120 lần, từ mức 450 triệu USD năm 1994 lên hơn 60 tỷ USD vào năm 2018.

-Tập đoàn Mỹ rót 170 triệu USD làm nhà máy sản xuất linh kiện máy bay: Nhà máy sản xuất của UAC đặt tại Đà Nẵng sẽ sản xuất cấu kiện, một số bộ phận chi tiết của máy bay.

-Hàng chục tỷ USD chảy vào nhưng Việt Nam chỉ đầu tư ra nước ngoài 6 triệu USD

-Đoàn cấp cao Triều Tiên tham quan nhà máy sản xuất ô tô của Vingroup vào chiều 27-2, sau khi kết thúc chuyến tham quan Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Sau đó Đoàn Triều Tiên thăm nhà máy sản xuất bao bì ở Hải Dương

-Giấc mơ đường sắt nối bán đảo Triều Tiên với toàn châu Á: Tại nhà ga đường sắt nằm ở điểm cực Bắc của Hàn Quốc, những đường ray đột ngột gián đoạn phía trước khu phi quân sự chia cắt hai miền bán đảo Triều Tiên. Một tấm biển viết: “Con ngựa sắt vẫn muốn chạy tiếp”.

-Mỹ tuyên bố đình chỉ việc tăng thuế đối với Trung Quốc Tuyên bố nêu rõ: “Theo chỉ đạo của Tổng thống, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ ra một thông báo trong Công báo Liên bang tuần này nhằm đình chỉ việc tăng thuế như dự kiến cho tới khi có thông báo mới.”

-Ông Trump bất ngờ phát tín hiệu mềm mỏng hơn với Huawei: Ông Trump dường như phát tín hiệu rằng ông có thể mềm mỏng hơn với tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei.

-Tình báo Anh cảnh báo nguy cơ đe dọa an ninh của tập đoàn Huawei: Người đứng đầu cơ quan này – Jeremy Fleming lên tiếng bày tỏ mối quan ngại đối với nguy cơ đe dọa từ công nghệ của Trung Quốc.

-Trung Quốc đề nghị mua thêm 30 tỷ USD nông sản Mỹ mỗi năm: Theo các nguồn tin, Trung Quốc đang đề xuất mua thêm 30 tỷ USD nông sản Mỹ mỗi năm. Các mặt hàng nông sản bao gồm: đậu tương, ngô và lúa mỳ.

-Cử tri Cuba thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ ủng hộ hơn 73%: Đây sẽ là bản Hiến pháp thứ 2 của Cuba kể từ Cách mạng thành công năm 1959, với nhiều thay đổi quan trọng như xác định rõ hơn vai trò của Đảng Cộng sản, tuyên bố tính chất pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

D – NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Huy động thành công 3.950 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ: Tại phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tuần này diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Kho bạc Nhà nước đã huy động được 3.950 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ.

-Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay lúa gạo: Đến cuối tháng 1/2019, dư nợ cho vay ngành lúa gạo đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50.000 tỷ.

-Vietnammobile kiến nghị Thủ tướng: Cần công bằng trong phân bổ nguồn lực tần số 

-Ba nhà mạng lớn bị phạt 309 triệu đồng vì SIM rác: Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone vi phạm về quản lý thuê bao di động trả trước với mức xử phạt là 309 triệu đồng.

-Hậu thương vụ AVG: Một vụ án bắt 2 cựu bộ trưởng: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can là cựu Bộ trưởng- ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn vì liên quan đến việc MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

-Ngân hàng nào “nướng” ngàn tỉ đồng vào dự án Gang thép Thái Nguyên?

-Bí thư Tây Ninh làm Phó bí thư Thường trực Tp.HCM: Ông Trần Lưu Quang sinh 1967 tại tỉnh Tây Ninh, có trình độ thạc sĩ quản lý công, kỹ sư cơ khí, cử nhân chính trị… Ông Phạm Viết Thanh được Bộ Chính trị điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh thay ông Trần Lưu Quang 

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)