Từ 2- 8/3/2019

Câu chuyện tuần này: Trả lại tên gọi ‘nước mắm’ cho nước mắm truyền thống!

Nước mắm truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) soạn thảo có quá nhiều điều phi lý.

Một người dân đã viết trên mạng xã hội: “Họ lại dùng lốp xe mới giẫm lên vết lầy cũ, đánh nước mắm truyền thống để độc chiếm thị trường cho nước mắm công nghiệp. Bài hù dọa người tiêu dùng được giở lại bằng chất Histamine gây ung thư, vì thấy chiêu bài Asen bất thành. Phi lý hơn, Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm còn nặn ra nội dung kiểm nghiệm dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…”

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), cho rằng cơ quan soạn thảo không phân định rõ hai khái niệm nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Với cách phân loại như trên, chỉ có nước mắm công nghiệp là hưởng lợi.

TS.Trần Thị Dung, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Thủy sản (nay thuộc Bộ NN-PT-NT) khẳng định cần phải trả lại tên gọi “nước mắm” cho nước mắm truyền thống, cần phải có sự phân biệt rõ ràng, minh bạch giữa nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế công nghiệp để người tiêu dùng biết và lựa chọn.

-Chuyên gia Vũ Thế Thành: Đừng nấp dưới cái áo ‘an toàn thực phẩm’, đẩy nước mắm truyền thống vào cửa tử! Quê hương là mùi nước mắm, mà không phải là quê hương Việt Nam chung chung, không phải nước mắm chung chung, mà là quê hương làng mạc cụ thể với nước mắm Phú Quốc, nước mắm Bình Tân (Nha Trang), Hàm Tiến (Phan Thiết), Cát Hải (Hải Phòng)… Nước mắm của mỗi vùng miền có mùi khác nhau. Chỉ cần ngửi mùi nước mắm là nhận ra được quê hương chòm xóm, nhận ra được ký ức tuổi thơ của mình.

Quá bức xúc, 8 đơn vị nước mắm truyền thống khẩn cấp cầu cứu Chính phủ

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Hội chợ HVNCLC An Giang 2019: 150 DN, 350 gian hàng tham gia giới thiệu sản phẩm mới. Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại An Giang lần thứ 19 (diễn ra từ ngày 5 đến 10/3/2019), quy tụ 150 doanh nghiệp tham gia (350 gian hàng trưng bày, bán sản phẩm mới) vào thời điểm thu nhập của người trồng lúa, nuôi cá đang có nhiều biến động, vẫn là điểm hội tụ đông đúc.

-Cũng tại Hội chợ Hội chợ HVNCLC An Giang 2019, một Hội thảo chủ đề: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản- thủy sản chính ngạch sang Trung Quốc trở thành tâm điểm chia sẻ giữa các chuyên gia và 50 doanh nghiệp thuộc các tỉnh nam sông Hậu, vì: Xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng khó và Thị trường Trung Quốc, mênh mông mà không dễ vào

-Còn tư duy ‘đánh quả’, lúa gạo khó dài dài Mô hình hợp tác xã (HTX) với lợi thế tập hợp nhiều xã viên tạo thành quy mô sản xuất lớn, là bài toán giải quyết khá tốt yếu kém nội tại của ngành gạo.

-Dịch tả lợn lan ra 9 tỉnh, giá lợn hơi giảm mạnh, chỉ còn 38.000 – 41.000 đồng/kg. -Người chăn nuôi như đang ngồi trên đống lửa

-Nông dân Quảng Ngãi chặt bỏ mía vì nhà máy chậm thu mua; Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp

-Việt Nam có hơn 12 nghìn triệu phú USD, tăng nhanh thứ 4 thế giới: Tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú USD của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2023 chỉ xếp sau Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ trong báo cáo mới công bố của Kinght Frank.

-Xe VinFast Lux SA2.0 đầu tiên đã lăn bánh, sắp sản xuất hàng loạt

Vintech khai trương văn phòng đầu tiên tại nước ngoài; -Sang Hàn chế robot, show ô tô ở Geneva: Phạm Nhật Vượng gấp đôi Donald Trump

-Uy tín hàng nông sản đông lạnh Việt Nam ngày càng tăng tại Nhật Bản: Có 20 doanh nghiệp của Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống FOODEX 2019 vừa khai mạc tại Trung tâm triển lãm Makuhari Messe – Chiba, Nhật Bản.

-Nhận án phạt từ Mỹ: Đại gia Việt thâu tóm ông lớn Holywood bị vố đau

-Người Việt kiệm chi tiêu nhất trong khu vực: Một số liệu thống kê mới nhất do The Conference Board®Global Consumer Confidence™ hợp tác cùng Nielsen vừa công bố cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong quý 4/2018 về xu hướng tiết kiệm với 78%.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Giá điện chính thức tăng lên 1.850 đồng/kWh >> Bộ Công Thương nói tăng giá điện là để lành mạnh hóa tài chính của ngành. Giá điện tăng như thế nào 10 năm qua?

-Giá xăng tăng hơn 900 đồng một lít trong phiên điều chỉnh chiều 2/3

-Giá điện tăng, xăng lên mạnh: Đắt đỏ mớ rau con cá , lo mâm cơm nhà dân; Doanh nghiệp sản xuất dọa tăng giá bán theo giá điện 

-Hoa hồng Đà Lạt tăng giá gần chục lần trước ngày 8/3: Tại vườn Đà Lạt tăng gấp gần chục lần ngày thường, dao động 7.000-8.000 đồng mỗi bông. Vì vậy, hoa tại chợ sỉ ở TP.HCM cũng được đẩy lên cao ngút trước ngày 8/3.

-Giá vàng hôm nay 7/3: Đại gia tháo chạy, vàng tụt đáy

-Giá tiêu đen ở châu Á xuống thấp nhất kể từ 12 năm qua: Do cung vượt cầu nên giá tiêu đen bán cho các nhà sản xuất thực phẩm hiện hiện nay dao động tương đương giữa 4,96 USD và 5,82 USD mỗi ký lô tại Nhật Bản, giảm gần 40% so với năm trước và 70% so cách đây 3 – 4 năm, khi giá đạt đỉnh. Miền cao nguyên Việt Nam cay tràn nước mắt…

-Tái cơ cấu thị trường chứng khoán và bảo hiểm Phấn: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện thị trường

-Taxi Mai Linh hoàn tất sáp nhập ba miền thành công ty vốn hơn 1.700 tỷ

-Grab sắp bị quản như taxi? Tất cả các xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử là xe taxi, theo phương án của Bộ Giao thông vận tải.

-Cơ cấu lại thị trường bảo hiểm: Đó là mục tiêu chung đối với thị trường bảo hiểm tại Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

-Trung Quốc thắt chặt cho vay ngang hàng, khiến nhiều công ty nước này chuyển sang Việt Nam. Hiện Việt Nam chưa có quy định về cho vay ngang hàng.

-Công ty cho vay ngang hàng núp bóng tài chính đa cấp để lừa đảo Trong 40 công ty cho vay ngang hàng ở Việt Nam thì 10 doanh nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia…

-Grab nhận thêm gần 1,5 tỷ USD vốn đầu tư từ SoftBank Vision Fund Khoản đầu tư này nằm trong vòng gọi vốn hiện tại của Grab với các nhà đầu tư khác gồm Toyota Motor Corp, Microsoft và Hyundai Motor Co… >> Lần đầu Grab công bố số tiền rót vào Việt Nam sau 5 năm

Grab cho biết từ khi vào Việt Nam năm 2014 đến nay đã đầu tư hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên, hãng này không công bố doanh thu và lợi nhuận tại Việt Nam.

-Siêu xe mới của Bugatti đắt nhất lịch sử giá gần 19 triệu USD Chỉ có duy nhất một chiếc Bugatti La Voiture Noire được sản xuất, để kỷ niệm 110 năm thương hiệu Bugatti…

-10 thành phố chiếm gần một nửa số người siêu giàu của thế giới: 1. London 4.944 người 2. Tokyo 3.732 người 3. Singapore 3.598 người 4. New York 3.378 người 5. Bắc Kinh 1.673 người 6. Paris 1.667 người 7. Seoul 1.594 người 8. Đài Bắc 1.519 người 9. Zurich 1.507 người 10. Sao Paulo 1.352 người. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng New York là thành phố duy nhất của nước này lọt vào nhóm 10 thành phố nói trên.

-Cựu chủ tịch Nissan được tại ngoại nhờ gần 9 triệu USD bảo lãnh Việc Carlos Ghosn được tại ngoại ngay trong giai đoạn đầu của quá trình xét xử gây bất ngờ với giới tư pháp Nhật Bản…

C – HỘI NHẬP

-Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

-Khối tài sản của 5 tỷ phú Việt Nam đến từ đâu? >>Soi nguồn gốc tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam

-Việt Nam có 142 người siêu giàu Báo cáo của Knight Frank dự báo trong 5 năm tới, số người siêu giàu của Việt Nam tăng nhanh hàng đầu thế giới.

-Việt Nam và thách thức từ giới nhà giàu mới nổi: Một phần đáng kể trong tầng lớp người giàu mới nổi này đã thu được tài sản bằng cách tận dụng những sơ hở trong hệ thống quản trị. Chủ nghĩa thân hữu đã phát triển mạnh khi thiếu vắng các quy định rõ ràng về quyền sở hữu tài sản và xung đột lợi ích từ phía các quan chức nhà nước. Một lý do rõ ràng là nhân viên chính phủ thường được trả mức lương cực thấp; thậm chí mức lương thủ tướng chỉ khoảng 750 đô la mỗi tháng.

-Gần 345 tỷ USD vốn ngoại đổ vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/2/2019, cả nước có 27.900 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 344,9 tỷ USD. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 200 tỷ USD, chiếm 57,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là bất động sản với 58 tỷ USD (chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư). Đã có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 63,7 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư.

-Vốn ngoại tăng tốc thâu tóm doanh nghiệp dược: Sau Domesco, Dược Hậu Giang trở thành đích ngắm tiếp theo cho các công ty nước ngoài trong cuộc đua thâu tóm doanh nghiệp dược. -Đằng sau cú bắt tay giữa Dược Hậu Giang và đối tác Nhật

-Một doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư cao tốc Bắc – Nam: Tại buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải ngày 7/3, ông Nghiêm Giới Hoà, người sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Thái Bình Dương đến từ Trung Quốc gợi ý dự án đường cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam có thể đầu tư theo hai hình thức: EPC và BTO.

-Amazon công bố chi tiết hỗ trợ 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon và Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, đưa ra thông cáo chính thức về kế hoạch chi tiết hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

-Từ 20-3, Đài Loan mở lại chính sách visa Quan Hồng cho Việt Nam

-Doanh nhân Việt rất giỏi: Từ thời Mai An Tiêm, dưa hấu đi năm châu bốn biển: Chúng ta có bà Ninh Thị Ty gầy nhưng cõng lá tía tô sang Nhật bán 200 đồng/lá. Ngày xưa, Mai An Tiêm biết thả dưa hấu đi năm châu bốn biển… Bạch Thái Bưởi là tấm gương doanh nhân giỏi thế kỷ 20

-Mexico sẽ áp thuế nhập khẩu 25-30% nhằm bảo vệ ngành dệt may và da giày Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25%-30% đối với các sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với quốc gia này.

-Lương sinh viên mới ra trường tại Singapore gấp 6 lần Việt Nam: Ở vị trí mới ra trường, mức lương trung bình tháng được các doanh nghiệp tại Việt Nam đề nghị trong khoảng 250 -380 USD, bằng xấp xỉ một phần sáu của Singapore (1.482-2080 USD)

-Toàn cầu lo mất việc vì robot Theo một cuộc thăm dò do trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện cuối năm 2018, phần lớn người dân ở mười quốc gia được khảo sát tin rằng tính chất công việc có thể chuyển đổi trong 50 năm tới.

-App thực phẩm lớn nhất Hàn Quốc sắp tung robot giao hàng: Trong tương lai gần, người dân Seoul, thủ đô Hàn Quốc, sẽ có thể đặt món mì jajangmyeon, thuốc cảm hoặc tạp chí trên ứng dụng điện thoại, rồi được robot giao hàng đến tận nhà trong nửa tiếng.

-Hàng loạt ngành sẽ thay đổi với 5G: 5G sẽ chuyển đổi mọi thứ chứ không chỉ riêng cái điện thoại. Nó chỉ là bắt đầu từ cái điện thoại mà thôi”, bà Penny Baldwin – Giám đốc tiếp thị kiêm Phó chủ tịch cấp cao Qualcomm tuyên bố.

-Huawei chính thức khởi kiện Chính phủ Mỹ: Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei sáng 7/3 tuyên bố đã chính thức đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ về việc Washington cấm sử dụng thiết bị Huawei trong một số hệ thống mạng. Trước đó, ‘Công chúa Huawei’ đệ đơn kiện Canada vì cho rằng bị giam giữ trái phép.

-Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng 2019, cắt giảm thuế Cùng với việc hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2019, chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố giảm mạnh thuế nhằm tìm cách kìm hãm đà giảm tốc của kinh tế trong bối cảnh nợ tăng và thương mại với Mỹ vẫn bế tắc.

-Trung Quốc sắp thông qua dự luật tạo thay đổi cơ bản với FDI” Dự luật sẽ loại bỏ yêu cầu các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ độc quyền cho các đối tác liên doanh Trung Quốc, một vấn đề trung tâm trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc.

-Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á: Không rõ bao nhiêu lời đe dọa và lời hứa trong chiến dịch tranh cử sẽ trở thành chính sách thực sự. Nhưng có vẻ bản thân chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sẽ xoay trục một lần nữa theo một hướng rất khác.

D – NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Chuyện Đà Nẵng tách quận mới là bịa đặt để thổi giá đất: Huyện Hòa Vang chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chí để chia tách thành 2 đơn vị hành chính.

-TP.HCM sẽ giải quyết vấn đề Thủ Thiêm trong năm 2019: Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, trả lời như trên khi được hỏi về tiến trình giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, quận 2 tại cuộc họp báo định kỳ tháng 2 của UBND TP.HCM sáng 5/3. Trong khi đó, Trung ương đang hoàn thiện kết luận cuối cùng thanh tra Thủ Thiêm

-Phó chủ tịch Huỳnh Cách Mạng lâm bệnh, TP.HCM thiếu cán bộ lãnh đạo

-TP.HCM đồng ý cho chuyển đổi chức năng officetel UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc xử lý các trường hợp chuyển đổi chức năng officetel sang các chức năng khác (không có chức năng ở) tại các dự án trên địa bàn thành phố.

-Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất xây dựng Luật Chung cư

-Phó thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo ‘siêu’ Ủy ban Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được chỉ định giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

-Chính phủ chỉ đạo làm rõ phương án vốn dự án mở rộng Tân Sơn Nhất: ACV được yêu cầu khẩn trương hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

-Bộ Giao thông: Cả nước có 17 trạm BOT bất cập, sai vị trí: Trong công văn trả lời kiến nghị cử tri thành phố Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trên toàn quốc có 88 thạm thu phí, trong đó, Bộ Giao thông Vận tải quản lý 73 trạm, UBND các tỉnh và thành phố quản lý 15 trạm. Trong 73 trạm này có đến 17 trạm thu phí BOT có bất cập về vị trí, khoảng cách, mức thu giá dịch vụ…

-Bộ trưởng Giao thông ‘ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại’: Ông Nguyễn Văn Thể cho biết cơ quan chức năng đang siết chặt việc đào tạo cấp giấy phép lái xe và xử lý các trường hợp vi phạm.

-Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Đòi CSGT phải chứng minh vi phạm là đi ngược các nước

Vay ADB hơn 4.000 tỉ đồng để kết nối giao thông Hà Nội với Tây Bắc; Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2: Mỗi ngày chi phí vốn khoảng 6 tỉ đồng tiền lãi

-Mâu thuẫn hợp đồng, hai công ty than dàn quân ‘nghênh chiến’

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)