Từ 9 – 15/3/2019

Câu chuyện tuần này: Tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt – Mỹ

Phòng Thương mại Mỹ sẽ công bố sách trắng về tương lai thương mại Việt – Mỹ và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) Charles Freeman. Ảnh: VGP.

Ông Charles Freeman, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (USCC), cho biết phía Mỹ đang phối hợp cùng Việt Nam để công bố Sách trắng về tương lai thương mại 2 nước và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Mỹ – Việt vào tháng 5.

Thông tin được đưa ra tại cuộc gặp mặt giữa ông Charles Freeman và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 8/3 tại trụ sở Chính phủ.

Ông Charles Freeman cho biết USCC quan tâm tới mở cửa thị trường, ủng hộ thương mại cởi mở và tự do. USCC ủng hộ Mỹ mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Mỹ và ngược lại.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam rấtquan tâm tới các kiến nghị của doanh nghiệp Mỹ để giải quyết, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp của hai bên.

Cho rằng quan hệ 2 bên đang phát triển tốt đẹp, Phó Thủ tướng đề nghị USCC và các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp tục nghiên cứu các sáng kiến để tăng cường quan hệ đầu tư, thương mại, thể hiện trong cuốn Sách trắng mà sắp tới USCC công bố.

Tại buổi gặp mặt, ông Charles Freeman bày tỏ mong chờ chuyến thăm trong thời gian tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump và đến thăm trụ sở của USCC cũng như cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. (VGP)

Và trong tuần này, hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ sẽ tới Việt Nam tham gia các hoạt động do Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tổ chức.

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Mở khóa đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ HACCP CODEX: Trong các ngày từ 27 – 29/3/2019 tới đây, tại Trung tâm BSA (số 60/2 Lý Chính Thắng phường 8, quận 3), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập sẽ tổ chức Khóa đào tạo nhận thức và đánh giá nội bộ về HACCP CODEX cho doanh nghiệp.

-Làm gì để ứng dụng thành công kỹ thuật số trong doanh nghiệp? Muốn biết rõ hơn, mời các doanh nghiệp đến nghe các chuyên gia chia sẻ về chủ đề này trong chương trình sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC. Chương trình diễn ra từ 11:30 – 14:00, thứ Sáu, ngày 15/3/2019,  tại Phòng Khánh tiết Lầu 1, Khách sạn Sofitel Saigon Plaza (Số 17 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)

Có đại diện của Masan tham gia quá trình dự thảo tiêu chuẩn nước mắm. Dư luận lên tiếng: Đừng loại thêm 3.000 cơ sở nghèo sản xuất nước mắm nữa! Và -Hãy trả lại tên cho nước mắm! Càng không thể ban hành tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm này với nước mắm nguyên chất, nước mắm truyền thống. >>Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nước mắm truyền thống

-Sầu riêng Lâm Đồng tăng giá mạnh: Giá sầu riêng ở Lâm Đồng đang tăng 20.000-25.000 đồng so với năm ngoái. Nhưng, trái cây Việt vẫn yếu thế trên ‘sân nhà’

-Quảng Ngãi: Mía chín rục đồng, nông dân khốn khó: Hàng nghìn hécta mía ở Quảng Ngãi đã chín rộ và quá kỳ thu hoạch nhưng việc thu mua của Nhà máy đường Phổ Phong (Công ty CP đường Quảng Ngãi) quá chậm chạp khiến nông dân khóc ròng.

-Tỏi Lý Sơn mất mùa do nắng nóng kéo dài

-8.776 tấn gạo Việt Nam bị mắc kẹt ở Malaysia: Theo tờ Sabahnewstoday, lý do mà Cục Hải quan Sabah đưa ra là nghi ngờ các container đang được giữ ở Sepanggar có mục đích buôn lậu.

-Cổ phiếu Yeah1 ‘bốc hơi’ gần 50% trong khủng hoảng với YouTube

-VASEP cầu cứu Bộ Nông nghiệp giải phóng các container cá ngừ dồn ứ tại cảng. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ, nguyên nhân là do doanh nghiệp nhận thông tin về Thông tư liên quan quá trễ.

-Cà phê VN mới chiếm 2% lợi nhuận của thế giới: Giảm diện tích, tăng chất lượng

-Dược Hậu Giang đạt chứng nhận quốc tế, rộng cửa xuất khẩu nước ngoài

-Việt Nam chiếm trên 26% thị phần tôm nhập khẩu ở Anh

-Thạc sĩ Việt mang 2 tỷ đồng đi bán bún, phở ở Hàn Quốc: Tốt nghiệp thạc sĩ, Đoàn Ngọc Quang ở lại Seoul làm việc rồi lập nghiệp với công ty chuyển phát và ‘ôm mộng’ mở chuỗi nhà hàng Việt.

-Cựu phó thủ tướng Đức Philipp Roesler đầu quân cho VinaCapital: Philipp Roesler vừa nhận lời mời làm việc cho VinaCapital với vai trò chủ tịch hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.

-Vinamilk tiếp tục nhập khẩu 1.600 bò thuần chủng từ Mỹ: Lô bò mới sẽ gia nhập đàn bò sữa của tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa, nâng tổng đàn lên gần 30.000 con.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 15 tỉnh phía Bắc: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Điện Biên, Hoà Bình, Hải Dương, Nghệ An >> – Nếu vào miền Nam là thảm họa: “Ở các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ cho heo ăn, tắm heo, tất cả chất thải đều thải xuống sông, kênh, rạch… nếu như dịch tả heo châu Phi vào miền Nam thì đây có thể là một thảm họa”

-Có thể bị truy tố nếu mang thịt bị nhiễm bệnh vào Úc: Đại sứ quán Úc tại Việt Nam vừa phát đi thông báo lưu ý các cá nhân đi du lịch hoặc gửi đồ đến nước này cần tuân thủ theo các quy định bắt buộc về an ninh sinh học.

-Rộ nuôi heo cảnh mini Trung Quốc giá vài triệu đồng một con: Bất chấp dịch tả heo châu Phi đang lan rộng, heo cảnh mini nhập từ Trung Quốc về Việt Nam (ảnh) vẫn được đăng bán rầm rộ.

-TP.HCM sẽ có sàn giao dịch thịt heo: Sở Công Thương cùng với Sở Nội vụ và Ngoại vụ TP phối hợp Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Anh tại TP.HCM ký kết Bản ghi nhớ về việc nâng cao chất lượng quy định ngành thông qua hỗ trợ xây dựng Sàn giao dịch ngành hàng thịt heo trên địa bàn thành phố.

-Sẽ không được nuôi thỏ bằng cà rốt, rau muống…: Mối lo ngại xuất phát từ Thông tư vừa ban hành của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 11/2. >> Rất khó hiểu

-Ớt ‘khủng’ Hàn Quốc trên đất Ninh Thuận

-Xuất khẩu cá tra sang EU tăng gần 30%: “Tín hiệu vui này cho thấy sự lạc quan”, báo cáo của VASEP đánh giá. Dẫu vậy, -Giá cá tra bất ngờ giảm mạnh

-TP.HCM, ĐBSCL ‘đỏ mắt’ tìm công nhân chế biến thủy sản: Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.

-Chi phí nuôi tôm của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới: để ngành tôm phát triển bền vững, cần có sự liên kết, hợp tác, chia sẻ của các thành viên tạo chuỗi giá trị.

-Vingroup muốn chào bán cổ phiếu để huy động tối thiểu 25.000 tỷ đồng: Để đầu tư cho một số công ty con và trả nợ

-Khôi phục tuyến đường sắt ‘răng cưa’Tháp Chàm – Đà Lạt  theo hình thức PPP

-Facebook buông ngoại hạng Anh, nhà đài Việt họp bàn mua bản quyền

-Facebook gặp sự cố nghiêm trọng nhất trong lịch sử, vì sao?

-Facebook mất hai giám đốc cấp cao trong một tuần: Thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của Facebook lần lượt ra đi, trong bối cảnh mạng xã hội này đối mặt với nhiều bê bối từ lộ dữ liệu cá nhân, tin tức giả, thao túng bầu cử…

-Điện máy Trần Anh ra sao sau một năm về tay Thế giới Di động?

-Vinamilk muốn ‘thâu tóm’ sữa Mộc Châu: Nên dự chi ra hơn 1.500 tỉ đồng cho thương vụ chào mua cổ phần GTNFoods – “ông chủ” đang sở hữu thương hiệu sữa Mộc Châu. Trong khi đó, Việt Nam chi 155 triệu USD nhập sữa và sản phẩm từ sữa trong 2 tháng

-Lộ diện 10 nhà đầu tư quan tâm khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa

-Một tổ hợp sản xuất của Samsung muốn chuyển thành DN chế xuất: SEHC là một dự án lớn của Samsung tại Việt Nam, có mức cam kết đầu tư với số vốn là 2 tỷ USD.

-Mỹ cho phép bán ‘cá hồi quái thai’, nông dân tái mặt: FDA đã bật đèn xanh cho phép nhập khẩu cá hồi và trứng cá hồi biến đổi gen, mà người phản đối gọi là “cá quái thai” vào thị trường Mỹ.

-Boeing mất gần 30 tỉ USD chỉ trong vài ngày: Sau thảm họa mới nhất với chiếc Boeing MAX 8 ở Ethiopia, giá trị thị trường của hãng Boeing đã giảm từ 240 tỉ USD xuống còn 210 tỉ, theo trang Barron’s ngày 13-3.

-Hãng xe Trung Quốc ứng dụng 5G cho xe thông minh: Hãng xe Zheijiang Geely đã công bố quan hệ đối tác nặng cân để đi vào sản xuất đại trà những chiếc xe 5G có khả năng C-V2X vào năm 2021.

-Thị trường smartphone Trung Quốc lao dốc chóng mặt

-Lần đầu tiên Triều Tiên quảng bá du lịch tại Việt Nam tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2019.

-Uber trả 20 triệu USD cho tài xế để dàn xếp vụ kiện khi Các tài xế Uber mong muốn được hãng công nhận là nhân viên

C-HỘI NHẬP

-Chia sẻ kinh nghiệm về thị trường Trung Quốc: Phải thay đổi cách làm >>-Giải mã khó khăn hàng rau quả Việt vào Trung Quốc: Nghiên cứu cho biết, nguyên nhân là do trình độ sản xuất của nhà vườn Việt Nam còn thấp, không thể đáp ứng các yêu cầu quốc tế về kiểm dịch. Nên -Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cần chiến lược dài hơi

-Việt Nam – Ấn Độ định hướng chung về thị trường điều thế giới: Việt Nam và Ấn Độ là 2 nước chiếm tỷ lệ chế biến và xuất khẩu điều rất lớn; trong đó, Việt Nam năm thứ 13 liên tiếp dẫn đầu

-Thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa của CPTPP: Còn nhiều thách thức: So với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP có nhiều điểm khác biệt

-Mỹ, nước nhập xoài nhiều nhất thế giới: Cơ hội rất lớn cho VN sau 10 năm đàm phán

-Google công bố chương trình hỗ trợ startup Việt ra toàn cầu

-Samsung muốn có nhiều doanh nghiệp ‘vệ tinh’ tại TP.HCM

-Nhân lực Blockchain, AI có lương cao nhất trong ngành IT: Lương bình quân của kỹ sư về Blockchain đang hơn 50 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất so với các chuyên môn khác trong ngành IT.

-10 năm ‘cuộc tình’ của ngân hàng Việt và đối tác ngoại: Sau một thập kỷ, gần một nửa thỏa thuận hợp tác giữa các ngân hàng nội và cổ đông chiến lược nước ngoài đã chấm dứt.

– Tân Sơn Nhất bị xếp ‘bét bảng’ về chất lượng dịch vụ, vì sao?

-Thủ tướng Malaysia kêu gọi ASEAN thay đổi tư duy hợp tác thương mại: Thủ tướng Malaysia kêu gọi các nước ASEAN chấp nhận mô hình kinh doanh cho phép mỗi thành viên chia sẻ lĩnh vực mình lựa chọn với các thành viên khác và có được thị trường lớn hơn.

-Singapore ‘xoá mù’ kỹ thuật số cho toàn dân: Công việc tăng cường kiến thức kỹ thuật số ở Singapore là một nỗ lực không ngừng, chính phủ đã công bố thành lập “Quỹ sẵn sàng kỹ thuật số” nhằm huy động nỗ lực của cộng đồng.

-Cơ hội tốt để thay đổi tư duy: Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá theo yêu cầu tiêu chuẩn đã và đang là xu thế bắt buộc của thị trường quốc tế và nội địa, không phải đợi tới khi thị trường dễ tính thay đổi thì mình làm theo.

-Mỹ siết quy trình giám sát, thanh tra thủy sản nhập khẩu: Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa thông báo chiến lược mới về cách cơ quan này giám sát và thanh tra thực phẩm nhập khẩu.

-Mỹ sẽ giữ nguyên thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc: Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết Mỹ cần giữ nguyên thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc nhằm đảm bảo Trung Quốc tuân thủ các thỏa thuận thương mại.

-Ông Trump: “3-4 tuần nữa sẽ biết kết quả đàm phán thương mại”

-Xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc giảm mạnh nhất 3 năm: Tức giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016, cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục giảm tốc bất chấp loạt biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh.

-Người giàu Trung Quốc tìm cửa chạy trốn cuộc sống quê nhà, vì đâu nên nỗi?

-Mỹ xem xét dỡ bỏ thuế nhôm, thép nhập khẩu cho Canada và Mexico: Mỹ muốn nới lỏng gánh nặng thuế đối với các đối tác thương mại Bắc Mỹ, song vẫn đảm bảo các biện pháp thuế vẫn bảo vệ các công ty trong nước.

-93 đại biểu Quốc hội Trung Quốc là tỷ phú USD: Tổng tài sản của các tỷ phú USD trong Quốc hội Trung Quốc năm 2019 giảm 14% so với 2018, do đợt sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán nước này trong năm ngoái.

-Thủ tướng Malaysia cảnh báo Philippines về ‘bẫy nợ’ của Trung Quốc: Ông Mahathir cho rằng Manila có thể chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, đồng thời cảnh báo nguy cơ về dòng người Trung Quốc đổ sang Philippines.

-Mỹ buộc Đức phải bỏ Huawei để tiếp tục nhận tin tình báo: Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với chính phủ Đức rằng họ sẽ hạn chế thông tin tình báo chia sẻ với cơ quan an ninh quốc gia châu Âu, nếu Berlin cho phép Huawei Technologies xây dựng cơ sở hạ tầng 5G. Và Thủ tướng Đức lên tiếng sau khi bị Mỹ gây sức ép vụ Huawei

-Mercosur muốn trở thành nhà cung cấp lương thực chính cho ASEAN:Các doanh nghiệp Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay mong muốn trở thành một trong những nhà cung cấp lương thực chính cho ASEAN trong 50 năm tới.

-Thương lái Trung Quốc hào hứng với trào lưu livestream của nông dân: Tại Trung Quốc, việc nông dân livestream để chia vui hay than thở chuyện đồng áng đã trở thành chủ đề hấp dẫn của cánh thương lái.

-Tỷ phú Ấn Độ rút 7,5 tỷ USD cổ phiếu làm từ thiện

D-DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ để xả quỹ nhưng khi lên sàn báo lãi lớn: Đó là ý kiến cử tri của tỉnh Hậu Giang gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.

-Tổng giám đốc Petro Vietnam bất ngờ xin từ chức: Lý do ông Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức vẫn chưa được tiết lộ… Nhưng ngay sau đó, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn xuất hiện sau tin xin từ chức tổng giám đốc Petro Vietnam >>PVN đầu tư ra nước ngoài kiểu gì mà 11/13 dự án lỗ khủng nhiều tỉ USD? >> Điều tra sai phạm trong dự án dầu khí tỉ USD tại Venezuela

-SCIC dự định thoái toàn bộ vốn nhà nước tại FPT

-Tổng Kiểm toán Nhà nước trần tình về vụ việc Unilever và Sabeco: Ông Hồ Đức Phớc bày tỏ bất ngờ về thông tin báo chí dẫn lời Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói cơ quan thuế bị kiện và trách nhiệm của kiểm toán.

-Tổng công ty VEAM bị ấn định thuế hơn 352 tỷ đồng: Cục Hải quan thành phố Hà Nội vừa ra quyết định về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng công ty VEAM…

-Các tổ chức, doanh nghiệp phải nộp ngân sách bằng chuyển khoản từ ngày 1/4

-Đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử trong ASEAN: Mục tiêu này được Thủ tướng đặt ra cho các bộ, ngành khi khai trương trục liên thông văn bản quốc gia tại Hà Nội chiều 12-3.

-Thủ tướng yêu cầu cấp giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công quốc gia

-Người nước ngoài có thể được lập thư viện tại Việt Nam: quy định tại Thông tư số 136/2018/TT-BTC, từ ngày 01/4/2019

-Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đóng cổng vì bị gây rối: Để ngăn nhóm người xưng là đại diện một doanh nghiệp kéo đến gây rối, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng phải đóng cổng trụ sở trong giờ hành chính.

-Xoá nợ đọng thuế khoảng 1,5 tỷ USD, lo tiền lệ xấu: Nếu thông qua tất cả nội dung Chính phủ đề xuất thì phải xoá nợ từ 27 đến 31 ngàn tỷ, tương đương 1,5 tỷ USD …

-Chủ tịch Quốc hội: ‘Chủ doanh nghiệp chết không có nghĩa là được xoá nợ thuế’

-Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đề xuất mất bằng lái xe phải thi lại “rất buồn cười”

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)