Từ 16 – 22/3/2019

Câu chuyện tuần này: Năm câu hỏi “phác thảo” mô hình tăng trưởng kinh tế 2021-2030

Tại Hội thảo về mô hình tăng trưởng tổ chức sáng 20/3 tại Hà Nội, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định mức tăng trưởng kinh tế đạt gần 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 5 lần, tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 7% so với mức hơn 60% vào cuối những năm 1980, là những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam.

“Nhưng hành trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu. Và những thành tựu trong 30 năm qua không đảm bảo cho sự thành công trong tương lai”, ông Ousmane nhận định.

Trong đó, dưới góc nhìn của WB, tác động của những cải cách thể chế và cấu trúc giai đoạn đầu dường như đã tới hạn là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế trong tương lai khó thành công.

“Vì vậy, việc điều chỉnh và thay đổi mô hình tăng trưởng mang tính cấp thiết nếu Việt Nam mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045”, đại diện WB chia sẻ.

Khuyến nghị về mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới, ông Ousmane cho rằng mô hình mới được “phác thảo” ra phải trả lời được 5 câu hỏi quan trọng.

Thứ nhất, có cần thực hiện những điều chỉnh và cần thiết thì đó là những thay đổi nào?

Thứ hai, mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu với khu vực FDI mạnh mẽ có còn phù hợp không?

Thứ ba, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư vào những nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng bền vững – bao gồm cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực – như thế nào?

Thứ tư, làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước để khu vực này có thể thành nhân tố chủ lực dẫn dắt việc đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tăng trưởng?

Và cuối cùng, làm thế nào để có thể tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế thị trường để hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn? (Vneconomy)

>>-Trương Đình Tuyển: ‘Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước?’

>>-LS Trương Thanh Đức: Nhà nước đã ‘ngộp’ vì quản lý, không nên ‘chết chìm’ vì kinh doanh nữa

>>-Giám đốc quốc gia WB: ‘Việt Nam cần thêm một cuộc Đổi mới, gọi là Đổi mới 4.0’

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Những điều doanh nghiệp cần biết: Vào 8g sáng thứ 5, ngày 28/3/2019 tới đây, tại TP.HCM, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) sẽ tổ chức hội thảo chủ đề này

-Ngày 30/3: Hội thảo dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM: Đây là những chương trình sẽ được các chuyên gia, diễn giả chia sẻ trong Hội thảo Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo 2019, chủ đề: “Chia sẻ nguồn lực – Kết nối thông tin”.

-Phan Thiết xây dựng chuỗi cung ứng nước mắm an toàn đầu tiên: Để nâng tầm thương hiệu nước mắm Phan Thiết, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xây dựng chuỗi cung ứng nước mắm an toàn đầu tiên trên địa bàn, mô hình đã phát huy những hiệu quả bước đầu.

– Hội chợ đầu tiên về dược liệu Việt Nam: Tối 20-3, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Hà Nội), Bộ NN-PTNT đã khai mạc hội chợ toàn quốc về dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền Việt Nam năm 2019.

-VinFast đưa 115 xe đi 14 nước ở 4 châu kiểm thử chất lượng: Lãnh đạo VinFast cho hay số xe chuyển đi thử nghiệm và kiểm định chất lượng trên khắp thế giới lần này là 155 xe, thuộc lô sản xuất thử đầu tiên, trong đó có 113 xe hoàn thiện và 42 xe bán hoàn thiện. Quá trình vận chuyển được chia thành nhiều đợt, tới 14 nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Phi và tại Việt Nam.

-Smartphone Việt Vsmart chính thức có mặt tại thị trường Tây Ban Nha

-Người Mexico thích ăn cá tra, basa Việt Nam: Chỉ trong tháng 1-2019 có khoảng 15 doanh nghiệp cá tra đang tham gia xuất khẩu sang thị trường Mexico

-Vietnamobile có tân Tổng giám đốc nữ đến từ Hồng Kông: Công ty Cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile đã chính thức thay Tổng giám đốc.

-Hàng Việt vào siêu thị vẫn bị ‘bắt chẹt’ với hàng loạt phí: Khi thâm nhập vào chuỗi siêu thị, không những trải qua một quy trình phức tạp về thủ tục, mà còn phải trả hàng loạt phí như: phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, phí marketing, thưởng doanh số…, chiết khấu.

-ĐBSCL có hơn 9.500 doanh nghiệp mới thành lập: Đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đã gia tăng số lượng lớn

-Sầu riêng, mít Thái, thanh long lên giá mạnh vì Trung Quốc tăng mua: Nhiều nhà vườn cho hay hiện không đủ hàng để bán.

-Startup công nghệ Việt lọt top gọi vốn lớn nhất khu vực: Ghi tên trong danh sách top 10 startup nhận tổng vốn đầu tư lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Ví Momo, theo báo cáo của CBInsight.

-NutiFood bắt tay huyền thoại golf Greg Norman lập liên doanh tấn công thị trường cà phê

-Doanh nghiệp gạo phải là tay lái quốc tế: “Cái chính của thị trường lúa gạo vẫn là đầu ra. Chúng ta bán gạo qua Nam Mỹ, châu Phi… nhưng các nước không mua trực tiếp mà do các thương nhân quốc tế mua đi bán lại”, GS Võ Tòng Xuân

-Đắng lòng nông dân trồng mía: Nhiều cánh đồng mía ở ĐBSCL cứ thưa dần và diện tích liên tục bị mất đi do giá thấp, người dân canh tác không hiệu quả nên đành ngậm ngùi chia tay cây mía…

-Người trồng dưa lo nạn côn đồ đòi tiền bảo kê: Nếu không nộp thì bọn chúng chặt lốp xe, chặn đường, đánh người mua dưa…

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Giá điện tăng 8,36% từ 20/3, giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 là 1.864,04 đồng/kWh, tăng hơn 140 đồng so với mức bình quân năm 2018 là 1.720 đồng/kWh. Việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22% và làm CPI tăng thêm 0,29%. Theo thống kê, từ 2010 đến nay, Việt Nam có 7 lần tăng giá điện, trong đó lần gần đây nhất là 1/12/2017 với biên độ tăng 7,5%. >> Tăng giá điện, EVN sẽ thu về thêm 20.000 tỷ đồng nhưng EVN vẫn lỗ?

-Thương mại hai chiều: Việt Nam xuất khẩu 41 tỉ USD, nhập khẩu của Trung Quốc 65 tỉ USD

-Central Group Việt Nam chia sẻ “bí quyết” đưa hàng vào hệ thống phân phối hiện đại: Bao bì phải đẹp mắt, truyền tải được những câu chuyện về sản phẩm. Câu chuyện này phải đến được trái tim người tiêu dùng. Điều này giúp người tiêu dùng nhớ lâu và thêm tin yêu với hàng hóa của Việt Nam

-‘Qua đợt dịch tả châu Phi, giá heo sẽ tăng cao’: Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan nhìn nhận thị trường thịt heo sẽ có nhiều biến động mạnh dưới sự đe dọa của dịch tả heo châu Phi.

-Chặn heo cảnh mini 2kg nhập lậu từ Trung Quốc, nhằm tránh lây dịch

-TP.HCM đề xuất thành lập Trung tâm khởi nghiệp: UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP về chủ trương đầu tư dự án Trung tâm khởi nghiệp TP tại số 123 Trương Định, phường 7, quận 3.

-Đà Nẵng: cả ngàn ‘sàn bất động sản’ bé bằng bàn tay: Cả Đà Nẵng chỉ có 17 sàn giao dịch bất động sản được cấp phép, 780 người có chứng chỉ hành nghề nhưng khi “sốt đất”, các “sàn giao dịch bất động sản” lên tới con số hàng ngàn với số lượng người hành nghề… không đếm nổi.

-Giới nhà giàu Việt Nam đang dịch chuyển kênh mua sắm: Làm -‘Nóng’ cuộc đua kéo khách mua hàng online: Hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí hàng cấm hay “mua điện thoại nhận cục gạch” xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử khiến việc gầy dựng niềm tin nơi người tiêu dùng Việt của các nhà thương mại điện tử càng trở nên thách thức. >> 23% người Việt du lịch nước ngoài mua sắm hàng cao cấp

-Hàng loạt nhà băng gấp rút kế hoạch lên sàn Sau nhiều lần “lỡ hẹn”, nhiều ngân hàng lại lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2019 với quyết tâm lớn bởi không thể trì hoãn thêm được nữa…

-Lãi suất chứng chỉ tiền gửi tiến sát 9%/năm, lãi suất cho vay chịu áp lực tăng: Đang diễn ra cuộc đua quyết liệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút vốn dài hạn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao.

-Khủng khiếp tín dụng đen kiểu mới: Lãi suất còn hơn trấn lột

-Yeah 1 giảm sàn phiên thứ 13, cổ phiếu mất 2/3 giá trị

-Những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 2: Máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện là ngành hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong tháng 2/2019, ước đạt 3,34 tỷ USD.

-Giá USD tự do liên tục giảm: Giá USD trên thị trường thế giới liên tục tăng giảm trước thông tin chính thức từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất USD

-Tín đụng đen đang có sân chơi độc quyền: LS.Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico cho rằng hệ thống pháp luật hình sự liên quan đến tín dụng đen đang chống nhầm mục tiêu.

-Bán lẻ vẫn là lĩnh vực hấp dẫn các ‘đại gia’ ngoại: Ngành bán lẻ Việt Nam thời gian qua có sự tăng trưởng ấn tượng. Từ con số 70 tỷ USD vào năm 2010 dự báo quy mô thị trường có thể đạt 179 tỷ USD vào năm 2020.

-Mô hình cửa hàng tiện ích ở Nhật lung lay vì thiếu lao động Sau nhiều năm liên tục phát triển, các cửa hàng tiện ích mở cửa 24 giờ ở Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động cả ngày do phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng.

-Bộ Tài chính mở đường cho ôtô điện sản xuất ở Việt Nam: Bộ dự định miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho ôtô điện lắp ráp trong nước nếu đáp ứng tiêu chuẩn khí thải và sản lượng lắp ráp.

C-HỘI NHẬP

-“Xã hội thông minh chỉ đạt được khi có những công dân thông minh, am hiểu công nghệ”

-Ino Mayu giáo dục làm hàng sạch: Việt Nam hay nói “giàu” là vì thiên nhiên quá ưu đãi, nhưng bây giờ khác rồi, có nhiều rủi ro biến đổi khí hậu, nguồn nước, Ino Mayu, người phụ nữ Nhật Bản sáng lập ra tổ chức Seed to Table (Từ hạt giống đến bàn ăn), chia sẻ như vậy.

-Mở tuyến vận tải ven biển Việt Nam-Campuchia-Thái Lan: Cục Hàng hải Việt Nam (VN) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa VN, Campuchia và Thái Lan.

-Cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt khi tiến vào thị trường Trung Đông và Châu Phi: Mặc dù tiềm năng và cơ hội kinh doanh lớn, nhưng các doanh nghiệp Việt dường như chưa mấy mặn mà khi xuất khẩu sản phẩm sang Trung Đông và Châu Phi…

-Thủy sản Việt Nam đứng trước cơ hội lớn tại thị trường Mỹ: Vì kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi, mức tiêu thụ thủy sản tăng và thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam năm nay sẽ giảm nhiều hơn so với năm ngoái.
-Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu 3,6 tỷ USD trái cây năm 2020: Đến năm 2020, Việt Nam kỳ vọng sẽ xuất khẩu 3,6 tỷ USD trái cây, đồng thời tập trung xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chiếm 30-35% trên tổng sản lượng.

-Địa chỉ tra cứu thông tin về CPTPP

-Thông tin thị trường là nhu cầu đầu tiên doanh nghiệp cần hỗ trợ

-Thuế về 0%, nhiều hàng Việt Nam vẫn chưa thể xuất ngoại: Dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nhiều loại nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu…

-Chuộng nguyên liệu Trung Quốc, hàng chủ lực Việt gặp khó với xuất xứ nguồn gốc trong CPTPP

-TS Lương Vũ Ngọc Duy: Chuyển đổi số trước hết phải chuyển đổi tư duy! Trước khi về Việt Nam, tôi nghĩ rằng, việc số hóa đang gặp khó khăn ở vấn đề chi phí. Nhưng sau thời gian tìm hiểu, tôi nhận ra rằng, chi phí đầu tư không phải là vấn đề lớn!

-Công nghệ – “Cửa sổ vàng” cho các doanh nghiệp bản địa: Chuyên gia Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền Chính phủ Malaysia khẳng định như vậy

-Công nghiệp 4.0: Tốc độ là yếu tố quyết định: Đó là nhận xét của ông Nguyễn Bá Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Global CyberSoft

-Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực Trong khoảng một thập niên gần đây, năng suất lao động tại Việt Nam dù thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, nhưng lại có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

-Đại gia Thái Lan muốn rót 7,8 tỷ USD vào dự án điện khí Cà Ná: Gulf đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận để đề xuất kế hoạch đầu tư Dự án Điện khí LNG Cà Ná.

-Hàn Quốc tung tour du lịch thăm quê ông Park Hang Seo: Tổng cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) vừa tung ra chiến dịch quảng bá du lịch mùa xuân 2019.

-DN châu Âu đồng hành cùng TP.HCM phát triển TP thông minh

 -Cú hích từ cựu phó thủ tướng Đức về Việt Nam làm việc: Sự kiện nguyên phó thủ tướng Đức về Việt Nam (VN) làm việc cho thấy nền kinh tế VN đã có sức hấp dẫn, thu hút được người tài?

-Tòa Mỹ lại xác định thuốc diệt cỏ Roundup gây ung thư: Một bồi thẩm đoàn của Mỹ vừa kết luận thuốc diệt cỏ Roundup làm từ chất glyphosate của Hãng Bayer AG (công ty Đức mua lại hãng Monsanto) đã gây ung thư cho một người đàn ông.

-Ông Trump: Thuế áp lên hàng Trung Quốc sẽ duy trì: Ông Trump tuyên bố sẽ giữ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc cho tới khi ông chắc chắn rằng Bắc Kinh tuân thủ đầy đủ thỏa thuận…

-Trung Quốc xem xét không mua Boeing 737 MAX như đã thỏa thuận:  Trung Quốc đang cân nhắc loại bỏ máy bay Boeing 737 MAX khỏi danh sách hàng hóa Mỹ mà họ sẽ mua như một phần của thỏa thuận thương mại.

-Thương nhân Ấn Độ đốt hàng Trung Quốc: Hàng trăm thương nhân Ấn Độ ngày 19.3 đã đốt hàng hóa Trung Quốc để bày tỏ thái độ phản đối với chính sách thương mại lẫn chính sách ngoại giao của cường quốc châu Á.

-Châu Âu đang bất chấp cảnh báo của Mỹ về Huawei? Mùa hè năm ngoái, Mỹ khởi động một chiến dịch thuyết phục châu Âu “tẩy chay” thiết bị Huawei…

-Chính quyền bắt nạt doanh nghiệp là cơn ác mộng ở Trung Quốc: Câu chuyện của một doanh nhân phải kiện tụng lâu dài với chính quyền thành phố, cũng chính là cơn ác mộng của việc kinh doanh ở vùng đông bắc Trung Quốc.

-Ý dự định cho Trung Quốc đầu tư 4 cảng biển: Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết có 4 cảng biển tại Ý sẵn sàng đón nhận những khoản đầu tư thuộc khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

-Tỷ phú kim cương Ấn Độ bị bắt vì lừa đảo 2 tỷ USD: Cơ quan điều tra Ấn Độ đã lục soát hàng chục văn phòng và tịch thu các tài sản trị giá nhiều triệu USD của tỷ phú Nirav Modi …

-Triều Tiên triệu tập các đại sứ tại Trung Quốc, Nga, Liên Hợp Quốc về nước: Việc các Đại sứ CHDCND Triều Tiên về nước làm dấy lên đồn đoán nước này xem xét lại chiến lược đàm phán hạt nhân với Mỹ hậu hội nghị thượng đỉnh tháng trước.

-Australia giảm mạnh tiếp nhận người nhập cư: Australia ngày 20/3 tuyên bố cắt giảm mạnh lượng người nhập cư mà nước này tiếp nhận hàng năm…

-Làn sóng phát minh sáng chế đang ‘chuyển sang châu Á’: Liên hợp quốc ngày 19/3 công bố một báo cáo về sở hữu trí tuệ cho thấy hơn một nửa số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế trong năm 2018 là từ châu Á.

D-DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Điều tra một số thương vụ thoái vốn của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn: Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cung cấp tài liệu, hồ sơ

Bộ Công thương cải tiến: Doanh nghiệp kêu ‘cải lùi’

-Doanh nghiệp Nhật phàn nàn về thủ tục hành chính xuất nhập khẩu chậm: Nhiều doanh nghiệp Nhật kêu còn gặp nhiều khó khăn liên quan tới việc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam …

-Có thể sửa nghị định để cấp phép casino tại Vân Đồn: Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng sửa đổi, bổ sung nghị định 03 về kinh doanh casino

-Công ty của bầu Đức bị phạt thuế 11 tỉ đồng

-Khẩn trương điều tra vụ hơn 18 ngàn tấn xi măng giả: Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ 18.111 tấn xi măng có dấu hiệu giả nhãn mác bao bì của công ty Long Sơn

-8 bộ ngành xem xét, cho ý kiến điều chỉnh đăng ký đầu tư của Hồ Tràm: Dự án Hồ Tràm có mục tiêu kinh doanh casino và sân golf thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ…

-Phó Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM trở lại nơi làm việc sau nhiều tháng đi Mỹ. PCT UBND TP Huỳnh Cách Mạng sang Ban Tổ chức Thành ủy. Bà Trương Thị Ánh nghỉ hưu, lãnh đạo HĐND TP HCM chỉ còn duy nhất 1 người. TP.HCM xây đài phun nước nghệ thuật trên phố đi bộ Nguyễn Huệ 

-Petro Vietnam: “584 triệu USD “tiền hoa hồng” ở Junin 2 là bình thường theo thông lệ quốc tế”

-Vụ án dầu khí: Lãnh đạo Vietsovpetro nhận tiền lãi ngoài đi… xem World Cup

-Đồng Nai công bố 27 dự án “ma” của Công ty địa ốc Alibaba: Việc Công ty Alibaba phân lô, bán đất nền “ảo”, quảng cáo trên mạng sai sự thật đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sai phạm…

-Công bố kết luận thanh tra đất đai ở Sóc Sơn

Nhóm thông tin hội nhập (BSA)