Từ 23 -29/3/2019

Câu chuyện tuần này: 54% doanh nghiệp vẫn phải trả phí bôi trơn

58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc.

Thông tin này được ông Lộc đưa ra trong phát biểu tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 do VCCI tổ chức sáng 28/3 tại Hà Nội.

Được thực hiện năm thứ 14 liên tiếp, báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 20 địa phương của Việt Nam.

Qua điều tra PCI, Chủ tịch VCCI cho biết, mức độ lạc quan và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh vẫn được duy trì ở mức tương đối cao. 49,3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh. 42,4% doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì quy mô hiện tại. Chỉ có 8,3% dự kiến giảm quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đóng cửa (riêng đối với FDI thì tỷ lệ có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh cao hơn đạt tới 56%).

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, bức tranh tổng thể của môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.

“Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh. Vẫn có tới 40% doanh nghiệp cho biết các tỉnh còn ưu tiên, ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và FDI hơn các doanh nghiệp tư nhân”, ông Lộc nói. (Vneconomy)

>> PCI 2018 có gì đáng chú ý?

>> Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Cá tra Việt Nam đã lên sàn thương mại điện tử Alibaba: Đây là thông tin được ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết tại hội thảo: “Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc”, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) tổ chức ngày 28/3 tại TPHCM.

– Ngày hội Du lịch 2019: Kích cầu du lịch TPHCM: Sáng 28-3, Sở Du lịch TPHCM công bố tổ chức Ngày hội Du lịch với chủ đề “Vui hè 2019”, sẽ được diễn ra từ ngày 11 đến 14-4 tại Khu B, Công viên 23-9.

-Vinamilk vận hành trang trại bò sữa độc lập lớn nhất Việt Nam: Đây còn là trang trại nằm trong hệ thống chuẩn Global GAP lớn nhất châu Á của Vinamilk và tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 một cách toàn diện trong quản lý chăn nuôi bò sữa.

-Viettel thu về hơn 7 triệu USD từ thị trường Burundi: Kết thúc năm 2018, Lumitel – thương hiệu của Vietteltại Burundi thu về hơn 7,3 triệu USD. Kết quả vừa được công bố nhân kỷ niệm 4 năm đơn vị này chính thức cung cấp dịch vụ.

-Hỗ trợ các hộ trồng rừng hướng tới cấp chứng chỉ rừng: Dự án VIE 6566 sẽ hỗ trợ các tổ chức hội thành viên để cung cấp các dịch vụ lâm nghiệp cho các chủ rừng quy mô nhỏ, hướng dẫn xây dựng và cấp chứng chỉ rừng PEFC để tăng giá trị gỗ, rừng trồng, tạo thành chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).

-Lượng tiêu thụ thịt lợn tại nhiều nơi giảm 50% so với trước: Ngoài ra, so với thời điểm cuối tháng 2/2019, giá thịt lợn hơi trong 20 ngày đầu tháng 3/2019 giảm từ 5.000-8.000 đồng/kg…Theo dự báo, với diễn biến dịch bệnh như hiện tại, khả năng giá có thể sẽ giảm sâu trong thời gian tới.

-Lọc dầu Nghi Sơn sản xuất xăng RON95 trở lại: Sau sự cố, ngày 22-3 toàn bộ các phân xưởng đã hoạt động trở lại nhưng mới chỉ sản xuất được dầu diesel. Tới ngày 26-3 thì sản xuất được xăng đạt chất lượng và đến hôm nay và ngày 29-3, xăng A95 và A92 sẽ được sản xuất bình thường.

-Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu tháng 3/2019: Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt con số 1,8 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

-Mua yến sào Việt Nam, về nước thương lái Trung Quốc bán giá gấp 10 lần Nên cần phải -‘Chắp cánh’ cho yến Việt ‘bay’ vào thị trường Trung Quốc qua kênh chính ngạch

-Tiệm nông sản ở Sài Gòn gói rau củ bằng lá chuối: Một tiệm nông sản ở quận Bình Thạnh, TPHCM đã gói ghém các loại rau củ quả bằng lá chuối thay vì bằng bao bì nilông đã tạo nên sự thích thú và được ủng hộ sau khi có thông tin “Siêu thị Thái Lan dùng lá chuối gói thực phẩm”

-Khu nghỉ dưỡng đầu tiên ở VN tự trồng trang trại tre để làm ống hút

-Sau ‘cơn sốt’ mít Thái: Những vùng đất lúa, ruộng khóm, vườn bưởi… ở ĐBSCL đang được chuyển đổi thành vườn mít. Diện tích đất trồng mít tăng nhanh.

-100 sân bay tốt nhất thế giới: Nội Bài tụt hạng, không có Tân Sơn Nhất: Sân bay Changi tốt nhất thế giới. Trong top 100 sân bay hàng đầu thế giới có Nội Bài (hạng 86), nhưng không có Tân Sơn Nhất của TP.HCM.

-Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam: Vinamilk tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam – năm thứ 2 dẫn đầu hạng mục này. Tiếp đến là Vietcombank, Nestlé Việt nam, Samsung Vina Electronics…

-Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền điều hành Trung Nguyên: HĐXX cho vợ chồng ông Vũ ly hôn, giao 60% tài sản và quyền điều hành tập đoàn cà phê cho ông này vì có công nhiều hơn.

-Thương lái ồ ạt mua, dân bứng cây trâm chục năm tuổi đi bán: Hàng loạt cây trâm, ‘đặc sản’ đặc trưng vùng Bảy Núi (An Giang), có tuổi đời hàng chục năm tuổi bị người dân ồ ạt bứng bán cho thương lái vận chuyển ra phía Bắc làm cây cảnh, trong khi chính quyền địa phương bó tay.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Chanh ngón tay giá vài triệu đồng một kg: Chanh ngón tay trước đây chỉ được xách tay từ Mỹ, Australia, Thái Lan về sử dụng nhưng nay đã được trồng ở Việt Nam.

Ông Đào Duy Anh ở ấp Hòa Thuận, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre – người đầu tiên đưa giống chanh này về Việt Nam cho biết, sở dĩ ông bén duyên với loại trái cây này do được một người bạn ở Australia cho ăn thử. Khi nghiên cứu về cách trồng, hàm lượng dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao, ông quyết định nhập về Việt Nam nhân giống. Hiện, toàn vườn nhà ông Anh có một số cây đang cho trái và 20 cây lớn để nhân giống. Ngoài ra, ông cũng nhân rộng ra 500 cây khoảng 6 tháng tuổi.

Chanh ngón tay cho trái quanh năm, ở nước ngoài được bán với giá 2-3 triệu đồng một kg. Nhiều nơi xách tay về bán với giá 3,5 triệu đồng.

Chanh ngón tay quả dài, bên trọng ruột là những hạt nhỏ như trứng cá tầm. Ảnh: Daley Fruit.

-Công ty xi măng nâng giá bán theo giá điện: “Làn sóng” tăng giá xi măng bắt đầu lan rộng từ giữa tháng 3, với mức tăng dao động trong khoảng 20.000 – 50.000 đồng/tấn, tùy loại.

-Chuyển đổi 126.333ha đất lúa kém hiệu quả trong năm 2019: Theo Bộ NNPTNT, ở ĐBSCL, hầu hết các loại cây ngắn ngày và cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn lúa.

-Đà Nẵng khởi công, khánh thành một loạt dự án hoành tráng: Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu CNTT tập trung sẽ được hưởng tất cả chính sách ưu đãi rất lớn từ Đà Nẵng. Trong thời gian này, Quảng Nam cũng khởi công loạt dự án lớn

-THACO rót trên 10.500 tỉ giúp Hoàng Anh Gia Lai tái cơ cấu nợ: và chuyển đổi một phần diện tích cây cao su, cọ dầu sang trồng cây ăn trái, quy hoạch nông trường và ứng dụng giải pháp cơ giới hóa đồng bộ.

-Campuchia thu hồi 742 ha đất đã giao cho Hoàng Anh Gia Lai trả lại dân. Nhưng -Hoàng Anh Gia Lai chưa nhận được quyết định thu hồi đất ở Campuchia

-Hội đồng quản trị GTNfoods khước từ lời chào mua cổ phần 1.500 tỷ của Vinamilk Trước đó, Vinamilk chào mua tối đa 46,68% cổ phần GTN, tương ứng 116,71 triệu cổ phần đang lưu hành của công ty với giá 13.000 đồng/cổ phiếu. Với định giá này, lô cổ phiếu Vinamilk dự định mua có giá trị lên tới trên 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức giá Vinamilk đưa ra thấp hơn giá thị trường của GTN.

-Đi mua xe đời mới, nhân viên ‘hét’ thêm 20-40 triệu nữa sẽ có xe ngay!

-Vingroup ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn DKSH: Mục tiêu của hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế…

-Doanh nghiệp Việt kéo sang Thái dự hội thảo, triển lãm tăng vọt: Ngành công nghiệp du lịch MICE của Thái Lan đang tất bật tăng thêm ưu đãi cho doanh nghiệp Việt sau một năm bội thu khách từ láng giềng.

-Amazon chưa mở trang bán hàng trực tiếp tại Việt Nam: Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử cho biết website Amazon.vn chỉ là trang tiếng Việt hỗ trợ khách bán hàng.

-Bột giấy Phương Nam đấu giá 4 lần không ai mua: Vì giá bán lên đến 1.000 tỉ đồng, trong khi dự án có hoạt động đâu.

-Đại gia Thái đóng cửa trang thương mại điện tử tại Việt Nam: Sau gần 2 năm vận hành ở Việt Nam, Robins.vn dừng hoạt động. Vì sao ?

-Đại gia taxi Singapore đuối sức tại Việt Nam: Doanh thu và tài sản của ComfortDelgro tại Việt Nam giảm mạnh sau thông báo đóng cửa liên doanh taxi vì kinh doanh khó khăn.

-Grab ‘hé lộ’ tham vọng thực sự tại Việt Nam: Grab đã “hé lộ” dần tham vọng thực sự của mình tại Việt Nam không phải là gọi xe mà là tài chính tiêu dùng. Và

-Grab bị dọa kiện tại Đà Nẵng Ngày 24/3, Hiệp hội Taxi TP.Đà Nẵng cho biết đã thống nhất ý kiến của 8 hãng taxi thành viên về việc ủy quyền cho hiệp hội kiện Grab vì “hoạt động vi phạm pháp luật” và “gây thiệt hại”.

-Facebook tung tính năng hẹn hò cho người dùng Việt: 23h hôm nay (26/3), những người không quen biết nhưng chung sở thích, chung thành phố… có thể kết nối thông qua tính năng mới của Facebook.

-Cung vượt cầu, thị trường hạt tiêu tiếp tục ảm đạm: Sau khi tăng lên 500 đồng/kg trong tuần trước, giá hạt tiêu lại sụt giảm ngay sau đó về đúng mức giá cũ, và cho đến nay giá hạt tiêu vẫn tiếp tục ảm đạm.

-Qualcomm đại chiến Apple: iPhone vẫn được nhập vào Mỹ: Qualcomm liên tục tung nhiều đòn pháp lí nhắm vào Apple. Mục đích của hãng công nghệ này là nhằm khiến iPhone bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.

-Trung Quốc có thể nhập khẩu thịt lợn Mỹ nhiều kỷ lục trong 2019, nhằm xuống thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

C – HỘI NHẬP

-Đi xem người Miến Điện làm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Điều ấn tượng là dù doanh nghiệp gia đình, quy mô nhỏ, nhưng tất cả đều nhận thức rất rõ ràng rằng phải làm tiêu chuẩn, làm cho đúng, cho tốt.

-Không phát triển giao thông, ĐBSCL không bao giờ phát triển được: Ông Trần Quốc Trung – bí thư Thành ủy Cần Thơ – cho biết cả đồng bằng sông Cửu Long chỉ thu ngân sách bằng tỉnh Bình Dương mà câu chuyện hạ tầng yếu kém hiện vẫn là vấn đề bức xúc của toàn vùng.

-Bài tổng kiểm tra quá khó mà phải đạt: Thị trường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc không khó, nhưng cũng như các thị trường khác, Trung Quốc có luật chơi riêng của họ.Doanh nghiệp Việt trước khi thâm nhập cần có thời gian tìm hiểu thấu đáo thị hiếu, nhu cầu, các tiêu chuẩn chất lượng mà Trung Quốc yêu cầu.

-Năm 2020, phấn đấu kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD: Đó là kỳ vọng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tiếp Chủ tịch Đảng Dân chủ đồng hành Hàn Quốc Lee Hae-chan chiều 26-3

-Kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 106 tỷ USD. Theo VCCI-HCM, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Ngày 20-3, VCCI-HCM phối hợp với Trung tâm Ngoại thương Trung Quốc tổ chức hội thảo “Giới thiệu hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Caton Fair) và giao lưu thương mại doanh nghiệp Việt Nam -Trung Quốc”.

Với con số 10,8 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong quý 1 năm 2019 đạt kỷ lục mới về vốn đầu tư đăng ký cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây – Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết.

-Quý 1/2019, Việt Nam rót 120 triệu USD đầu tư ra nước ngoài: Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 67,8 triệu USD, chiếm 56,5% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực ngân hàng đứng thứ hai

-Doanh nghiệp FDI xuất siêu 5,54 tỷ USD trong gần 3 tháng: Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2019 khối doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu gần 60 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng trên 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.

-Lãnh đạo TPHCM gặp gỡ doanh nghiệp FDI: Cam kết môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi

-FDI nhỏ vào Việt Nam làm ‘vệ tinh’ gây mối lo lấn át doanh nghiệp nội

-Indonesia tập huấn 12.000 nông dân thế hệ thiên niên kỷ: I Made Agus Wijaya, 29 tuổi, dành gần cả ngày ngồi trước máy tính ở một trường phổ thông tại làng Bangli, Tabanan, Bali, Indonesia.

-Máy bay không người lái ‘đưa’ thanh niên Trung Quốc về lại ruộng đồng: Tại Trung Quốc đang hình thành xu hướng công nhân nhà máy quay trở về nông thôn làm những công việc đồng áng trước kia với sự trợ giúp của máy bay không người lái. Đây là một công việc thú vị hơn và được trả lương cao hơn.

-Người dân Trung Quốc bình quân sở hữu hơn 5 tấm thẻ ngân hàng: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương – PBOC) cho biết tính đến cuối năm 2018, số thẻ ngân hàng hiện hành đã đạt tổng cộng 7,6 tỷ thẻ, tăng 13,51% so với năm 2017.

-Các startup thực phẩm lành mạnh đổ xô tiếp cận Trung Quốc: Các công ty khởi nghiệp (startup) chuyên về protein thay thế – với các sản phẩm từ trứng thực vật, bánh kẹp thịt làm từ đậu, cho tới cá “nuôi” từ tế bào gốc – đang đổ xô tới Hong Kong nhằm mục đích tiếp cận thị trường thực phẩm trị giá nhiều tỷ USD đang phát triển bùng nổ ở Trung Quốc đại lục.

-Dính nợ Trung Quốc, phải gán cả sân bay cho người Tàu: Ký hợp đồng với Trung Quốc cũng giống như việc tự tử dần dần mà không hề hay biết. Sự ví von này dựa trên hiệu ứng ếch luộc, có nghĩa là nếu bạn bất ngờ thả một con ếch vào nước sôi, nó sẽ nhảy ra, nhưng nếu bạn đặt con ếch đó vào một nồi nước lạnh và bắt đầu đun nước dần dần, con ếch sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho đến khi vượt quá khả năng của nó và chết một cách dại dột.

Dù vậy, -Kinh tế Trung Quốc ngày càng trượt dốc: Lợi nhuận các công ty công nghiệp Trung Quốc trong 2 tháng đầu giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2011.

-Bayer phải bồi thường 80,9 triệu USD trong vụ thuốc diệt cỏ Roundup: Bồi thẩm đoàn tại tòa án liên bang ở San Francisco, Mỹ quyết định Công ty Bayer AG sẽ phải bồi thường và đền bù thiệt hại cho nguyên đơn Edwin Hardeman 80,9 triệu USD liên quan đến căn bệnh ung thư của ông này.

CPTPP

-Thị trường nhập khẩu 2.500 tỷ USD và dư địa lớn cho hàng Việt: Bộ Công Thương nhận định CPTPP có kim ngạch nhập khẩu 2.500 tỷ USD và dư địa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất lớn vào khối này…

– Thuế 0%, Canada và Mexico mở rộng cửa cho hàng Việt Nông sản, thuỷ sản, gạo, rau quả… của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Canada, Mexico, Chile, Peru…

-Thuế về 0%, nhiều hàng Việt Nam vẫn chưa thể xuất ngoại: Đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định FTA) đã làm tốt nhưng việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế.

 -CPTPP – cơ hội từ một hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao: Theo các chuyên gia, Hiệp định CPTPP quy định rõ, các quốc gia cam kết xóa bỏ từ 78-95% số dòng thuế cho hàng Việt vào thị trường của họ ngay khi có hiệu lực. Cuối lộ trình thuế suất xóa bỏ là 97-100%, điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các DN xuất khẩu của Việt Nam.

-Có CPTPP, hàng rào phi thuế quan vẫn có thể chặn đứng xuất khẩu: hậu quả có thể xảy ra với lô hàng mỳ tôm Việt Nam ghi nhãn không đúng khi xuất sang một số nước thành viên CPTPP

-Chuộng nguyên liệu Trung Quốc, hàng chủ lực Việt gặp khó với xuất xứ nguồn gốc trong CPTPP

-CPTPP: Cơ hội thị trường mới, nhưng ‘mù’ thông tin: Chưa tới 5% doanh nghiệp ở ĐBSCL hiểu sâu về hiệp định CPTPP, dù có nhiều cuộc chia sẻ, bà Nguyễn Thị Thương Linh, phó giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, nhận xét.

-Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế: “Dù Việt Nam đã chính thức thông qua CPTPP đầu năm 2019, tuy nhiên không phải chúng ta sẽ thực hiện tất cả các điều khoản trong Hiệp định, bởi thể chế và luật pháp Việt Nam chưa tương thích với chúng.

D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC 

-TPHCM mời gọi hợp tác công – tư: Sáng 27-3, UBND TPHCM phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về hợp tác công – tư (PPP) trong một số lĩnh vực ở TPHCM.

-19 công ty quản lý quỹ không có quỹ  Thông tin tại hội nghị triển khai giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2019 mới đây cho biết, hiện có 19 công ty quản lý quỹ nhưng chưa từng có quỹ, cũng không có danh mục quản lý.

-Hàng loạt ông lớn lại xin lùi thời hạn cổ phần hóa, thoái vốn: Dù thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong năm 2017, 2018 quá chậm, chỉ đảm bảo 30% kế hoạch giao nhưng mới đây, một loạt doanh nghiệp nhà nước có văn bản xin lùi tiến độ thực hiện.

-Không phải xin giấy phép nhập khẩu với thủy sản nguy cấp, quý hiếm: Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu không phải xin giấy phép đối với loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam…

-FLC bị cưỡng chế nợ thuế 160 tỷ đồng trong 5 năm: Do chậm nộp thuế, FLC nhận được hàng loạt quyết định cưỡng chế thuế từ năm 2015 đến nay.

-Dự thảo thí điểm cho công ty bảo hiểm được bảo lãnh thông quan hàng hóa Dự thảo thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ được trình Quốc hội thông qua vào năm 2020 và được thực hiện thí điểm vào năm 2021 – 2022…

-Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 15% doanh nghiệp siêu nhỏ thay vì 20%

-Tiếp cận thông tin: Có luật rồi nhưng dân vẫn phải “xin”: Không dễ để tìm được tên, số điện thoại hay e-mail của người cung cấp thông tin, đầu mối chưa thống nhất, cán bộ còn e dè, người dân chưa biết hết quyền của mình…

-Thông tư ‘không được nuôi thỏ bằng cà rốt’ sẽ được điều chỉnh: Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, Thông tư 02 sẽ được điều chỉnh lại đối tượng áp dụng cho phù hợp.

-488 tỉ đồng chi phí tuyên truyền tiết kiệm điện cũng được tính vào giá điện

-Nhà đầu tư ngoại tố công ty thuộc PVN “vi phạm quy tắc quản trị”: Trong kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Quỹ đầu tư HDI Global SE hiện đang là cổ đông lớn nắm tới 47% cổ phần tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí VN (PVI) cho rằng hội đồng quản trị hiện chưa đảm bảo theo đúng quy tắc quản trị.

-Bắt gần chục tấn ngà voi đưa từ châu Phi về Việt Nam

-Cả trăm doanh nghiệp sập bẫy “tập đoàn” tín dụng đen cực “khủng”

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)