Bang Québec còn yêu cầu tất cả các sản phẩm được bán trong nội bang phải được dán nhãn bằng tiếng Pháp bên cạnh các ngôn ngữ khác.

Quy định về đóng gói và dán nhãn của Canada yêu cầu tất cả các nhãn phải được thể hiện song ngữ Anh – Pháp, và phải đảm bảo những thông tin sau xuất hiện đầy đủ trên bao bì/nhãn hàng sản phẩm tiêu dùng được bán tại Canada:

+ Tên đại lý và địa điểm kinh doanh chính: là nơi sản phẩm đóng gói sẵn được sản xuất hoặc được chế biến để bán lại. Nói chung, tên và địa chỉ cung cấp phải phù hợp với yêu cầu bưu chính. Thông tin này có thể được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

+ Thông tin về số lượng thực: thông tin này phải được thể hiện bằng đơn vị đo khối lượng tương ứng khi sản phẩm là chất lỏng hoặc khí, hoặc có độ nhớt; hoặc khi sản phẩm là chất rắn; thông tin này cũng có thể được thể hiện bằng số đếm. Số lượng thực cũng có thể được thể hiện trong các điều khoản thương mại được thiết lập khác.

+ Thông tin về nhận dạng sản phẩm: mô tả tên chung hoặc tên cụ thể của sản phẩm hoặc chức năng của sản phẩm. Thông tin này phải được thể hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Các nhà xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm còn phải đối mặt với những thách thức khác do các quy định khác nhau liên quan đến việc phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn thực phẩm khác nhau trên nhãn dinh dưỡng, chẳng hạn như khuyến nghị dùng vitamin hàng ngày.

Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng nhập khẩu, cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA), cũng yêu cầu phải có chỉ dẫn về quốc gia xuất xứ, chẳng hạn như “Made in USA” trên một số loại hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu sẽ không được cơ quan Hải quan Canada chấp nhận thông quan, cho đến khi được công nhận đã cung cấp đầy đủ chứng từ phù hợp.

Bang Québec còn yêu cầu tất cả các sản phẩm được bán trong nội bang phải được dán nhãn bằng tiếng Pháp bên cạnh các ngôn ngữ khác. Theo quy chế sử dụng tiếng Pháp trong bang, thì các nhãn sản phẩm, giấy chứng nhận bảo hành, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, biển báo công cộng và các biển quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Pháp. Những thông tin chi tiết có trên trang web của văn phòng tiếng Pháp của Québec (Québecois de la langue Française).

Các nhà xuất khẩu hàng dệt may nên thường xuyên kiểm tra thông tin cập nhật về các yêu cầu ghi nhãn trên trang web của cục Cạnh tranh. Các nhà xuất khẩu thực phẩm nên cập nhật các yêu cầu ghi nhãn được đăng  trên trang web của cơ quan Kiểm định thực phẩm Canada (CFIA).

Cơ quan Đổi mới, khoa học và phát triển kinh tế Canada cũng tăng cường kiểm tra để đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu là “thân thiện với môi trường” và tuân thủ các yêu cầu pháp lý có liên quan. Nói chung, các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về môi trường, hoặc thông tin cung cấp không rõ ràng, gây hiểu lầm, hoặc không thể chứng minh được, thì không được lưu thông.

Ngân Giang