MFDS kiểm tra rất kỹ các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu được dán nhãn là thực phẩm biến đổi gen.

1. Ghi nhãn thực phẩm: Để cung cấp cho người tiêu dùng thông tin chính xác hơn về các sản phẩm thực phẩm, bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm (MFDS) thực hiện các quy định và tiêu chuẩn liên quan (1)yêu cầu ghi nhãn tên sản phẩm, thành phần, ngày sản xuất và ngày hết hạn, trọng lượng thực, thông tin địa điểm kinh doanh, và thông tin dinh dưỡng, cũng như hướng dẫn vệ sinh để lưu trữ an toàn và cảnh báo về bao bì và vật chứa.

Nội dung chính về ghi nhãn thực phẩm

Cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm gồm: tên sản phẩm; loại sản phẩm thực phẩm; thông tin địa điểm kinh doanh; ngày sản xuất và ngày hết hạn; tên và số lượng thành phần thực phẩm; nước xuất xứ; trọng lượng thực (trọng lượng, khối lượng, v.v.)

Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về an toàn, dinh dưỡng, và sức khoẻ:

– Lưu trữ và hướng dẫn vận chuyển hàng.

– Cảnh báo an toàn sử dụng.

– Thông tin dinh dưỡng (calorie, carbohydrate, đường, chất béo, sodium, v.v.)

– Đối với thực phẩm ăn kiêng đặc biệt, phải ghi rõ thông tin trên nhãn như: chất béo thấp, cholesterol thấp, giàu chất xơ, v.v.

Hệ thống ghi nhãn và phân loại thiết bị thực phẩm

Các thiết bị liên quan đến thực phẩm phải tuân thủ quy định dán nhãn đặc biệt về chất lượng sản xuất, cũng như an toàn đối với thực phẩm theo tiêu chuẩn được nêu trong Quy định vệ sinh thực phẩm, nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm thuộc nhóm ghi nhãn: bộ dụng cụ ăn, kéo, găng tay nấu ăn, túi, v.v.

Cách ghi nhãn: cụm từ “food-related” hay “food-related mark” phải được in bằng mực hoặc rập trên bao bì.

Giai đoạn triển khai: ghi nhãn cho sản phẩm bằng kim loại vào năm 2015 → ghi nhãn cho sản phẩm bằng cao su vào năm 2016 → ghi nhãn cho sản phẩm bằng nhựa tổng hợp vào năm 2017 → ghi nhãn cho tất cả các sản phẩm vào năm 2018.

Ghi nhãn dị ứng thực phẩm và cách ghi nhãn

Các loại thực phẩm phải ghi nhãn dị ứng: trứng, sữa, kiều mạch, đậu phộng, đậu tương, bột mì, cá thu, cua, tôm, thịt heo, đào, cà chua, axít sunphurơ (đối với những sản phẩm có bổ sung axít sunphurơ và sản phẩm cuối cùng có chứa 10mg/kg hoặc SO2), óc chó, thịt gà, thịt bò, mực, sò (bao gồm con hàu, bào ngư, và con vẹm).

Cách ghi nhãn: nếu sản phẩm A sử dụng nguyên liệu có chứa chất gây dị ứng và nếu sản phẩm khác sử dụng chất thu được thông qua chiết xuất từ sản phẩm A hoặc thực phẩm hay phụ gia thực phẩm có chứa sản phẩm A, thì phải được liệt kê trên nhãn. Hơn nữa, ghi nhãn dị ứng riêng biệt phải được để gần nhãn nguyên liệu với màu nền khác nhau.

Nhãn cảnh báo cho hỗn hợp chất gây dị ứng: theo tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm, nếu nhà sản xuất sử dụng cùng quy trình sản xuất cho cả hai sản phẩm có chứa và không chứa chất gây dị ứng, thì cần phải ghi nhãn rõ ràng là có khả năng gây dị ứng trong các thành phần, như một cảnh báo về an toàn cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, chất gây dị ứng được sử dụng làm nguyên liệu thô cho sản phẩm không cần phải ghi nhãn.

2. Ghi nhãn dinh dưỡng Ghi nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm chế biến

Các thực phẩm bắt buộc: bánh kẹo (bánh snack, bánh kẹo và nước ngọt), bánh mì và bánh bao, sô cô la, mứt, dầu ăn, mì, đồ uống, thực phẩm đặc biệt, xúc xích cá và thực phẩm ăn liền (gimbap, hamburger và bánh sandwich), bột nhão, cà phê, các sản phẩm từ sữa (sữa công thức, sữa, sữa lên men, sữa chế biến, kem, sữa bột, phô mai tự nhiên và phô mai chế biến).

Dinh dưỡng bắt buộc – calorie, carbohydrate, đường, protein, chất béo, chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá, cholesterol và sodium.

3. Hệ thống ghi nhãn sản phẩm biến đổi gien (GMO)

MFDS kiểm tra rất kỹ các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu được dán nhãn là thực phẩm biến đổi gen. Đối với các sản phẩm GMO được nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu sản xuất, thì phải tiến hành thông báo chi tiết cho chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền, để có biện pháp quản lý thích hợp.

Ngân Giang