Xét riêng trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình, nói không quá, ba nhân vật dưới đây được ví như ông “vua” nông sản tại Việt Nam.

Đầu tiên là ông Hồ Quang Cua – Anh hùng lao động, “vua” giống lúa Việt Nam, người đã đưa giống ST thành gạo ngon top 3 thế giới; Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit là “vua” trái cây sấy; và ông Võ Quan Huy – GĐ Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình thường được gọi là “vua” chuối Fohla xuất khẩu.

Trong một cuộc tọa đàm mới đây trên Truyền hình Hà Nội, ba vị “vua” nông sản này đã có những trao đổi về cách làm của mình.

“Ba vua” nông sản Việt chia sẻ tại truyền hình Hà Nội

“Vua” trái cây sấy

Ông Nguyễn Lâm Viên, “vua” trái cây sấy cho biết, xu hướng thế giới hiện nay và tương lai đang khát khao được sử dụng sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, là sản phẩm công nghiệp mà không có hàm lượng chất hóa học trong đó.

Ông Viên cho hay, công nghệ sấy đông khô có thể giải quyết được rất nhiểu vấn đề, bởi công nghệ này quá mắc tiền, chi phí cao. Trước đây dùng công nghệ này tạo ra sản phẩm thì giá thành cao, người tiêu dùng không chấp.

Nước mía tươi sấy của Vinamit, một sản phẩm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng vừa qua
Nước rau má sấy của Vinamit bằng công nghệ hiện đại, giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng

“Nhưng bây giờ thì khác, người tiêu dùng đang đòi hỏi những yêu cầu cao trong sản phẩm, họ sẵn sàng chấp nhận giá cao mà sản phẩm mang đến sức khỏe”.

Chính sự nhìn nhận đó của người tiêu dùng mang đến cơ hội cho công nghệ này phát triển, và Vinamit ứng dụng công nghệ này vào trong sản xuất.

Với kinh nghiệp 30 năm làm trong ngành sấy, ông Nguyễn Lâm Viên khẳng định, Vinamit bắt buộc phải đi theo con đường này để tạo ra những đột phá mới, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Không dừng lại đó, mới đây, ông Viên còn nghĩ cách làm sao để giữ tất cả những vi khuẩn sống, vitamin, những chất trong sản phẩm còn nguyên vẹn.

Đó là cách làm dựa vào công nghệ 4.0, công nghệ sinh học,

“Chúng tôi bắt đầu đưa hàm lượng công nghệ sinh học vào trong quá trình chế biến”, ông Viên nói.

“Muốn đưa công nghệ sinh học vào, chúng tôi phải đưa ngay từ đầu ở khâu canh tác. Như thế chất lượng sản phẩm khác hơn”.

Ông Viên giải thích về công nghệ sinh học, đó là khoa học của sự sống. Nền tảng của nó là đưa hàm lượng sống vào trong sản phẩm ngay từ lúc canh tác và bảo quản nó cho tới tay người tiêu dùng, mà vẫn còn hàm lượng vi sinh vật sống tốt cho sức khỏe.

“Vua” giống lúa ST

Trong khi đó, ông Hồ Quang Cua – Anh hùng lao động cho rằng, sản xuất hữu cơ là một chuỗi, không phải một công đoạn nhất thời nào đó của sản xuất.

Ngày càng có nhiều DN đầu tư vào sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ

Cho nên, muốn có sản phẩm gạo hữu cơ, ông Cua bắt đầu từ cây giống. Trong công tác chọn tạo giống, ông chọn giống kháng để không cần hóa chất bảo vệ thực vật.

Thứ 2 là chọn giống thích nghi để có thể canh tác ở những vùng quảng canh, một năm họ canh tác một vụ lúa nên không bị áp lực bị sâu bệnh.

Thứ 3 là chọn vùng canh tác lúa liên quan đến yếu tố của thủy sản (lúa tôm). Vì những người nông dân làm thủy sản rất tuân thủ quy trình do các nhà chuyên môn hướng dẫn. Mặt khác, vùng này trước đây không sử dụng hóa chất, nên khả năng thành công với gạo hữu cơ sẽ cao.

Sản phẩm gạo hữu cơ ST24 đạt giải 3 gạo ngon châu Á

Mặt khác, khi canh tác hữu cơ, chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ sinh học, không sử dụng hóa chất.

Ông Cua nói: Chúng tôi chỉ là người mở đường, tiềm năng trồng lúa hữu cơ ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến hàng trăm ngàn hec ta. Sau chúng tôi sẽ có nhiều doanh nghiệp tiến tới trồng lúa hữu cơ để nâng cao giá trị hạt gạo”.

“Không chỉ nâng cao về cái ngon, chúng tôi còn nâng cao về độ an toàn. Nên với một sản phẩm như thế, người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ ưa chuộng.

Hiện nay, về giống lúa, ông Cua còn chọn được nhiều giống lúa kháng bệnh nên rất phù hợp với vùng nước lợ. Và tiến tới đây, nhiều loại gạo khác có tính ngừa và trị bệnh cũng sẽ được làm theo hướng hữu cơ để nâng thêm giá trị cho hạt gạo.

Ông Cua cũng báo một tin vui, sản phẩm đem đi trồng ở khu vực hữu cơ, trước đây chỉ có vài ba doanh nghiệp canh tác làm. Nhưng năm nay, theo đơn vị đánh giá gạo hữu cơ thì đã có trên 10 doanh nghiệp đến làm lúa theo hướng hữu cơ…

“Vua chuối” Việt

Gần đây tôi đã mới đoàn nông dân Trảng Bom đến vườn chuối của mình để xây dựng một chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm trồng chuối với chuẩn chất của Huy Long An và kinh nghiệm truyền thống của người nông dân Trảng Bom. Để giải quyết vấn đề giải cứu chuối hiện nay.

Hiện nay mỗi tuần chuối Fohla của Huy Long An xuất qua Nhật Bản từ 12 – 16 container.

Sản xuất nông sản hiện nay phải theo xu thế thời đại, đòi hỏi các quy trình sản xuất phải có chuẩn mực, quy trình.

Nói về chuối của Huy Long An tìm được thị trường Nhật Bản, ban đầu phải tìm hiểu về thị trường, thứ 2 là nói đến quy trình, thứ 3 là dịch bệnh, thứ 4 là quan tâm đến các tiêu chuẩn để đối tác chọn mình. Làm việc này chúng tôi phải khảo sát, điều tra về cây trồng.

Những thông tin thêm về ông “vua chuối” Võ Quan Huy được website bsa.org.vn ghi nhận trước đó tại đây.

https://bit.ly/2QyqtXJ

Qúy độc giả có thể xem thêm những chia sẻ của “3 vua” nông sản Việt dưới đây.