Chuyên gia Dương Đức Minh (Giảng viên khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.CHM) chia sẻ về cách làm du lịch dựa vào nguồn tài nguyên bản địa tại các tỉnh, thành ĐBSCL

Khu vực Nam Bộ, tài nguyên du lịch đa dạng, hấp dẫn và điểm nhấn là du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch MICE. Vì vậy, việc liên kết ngành, liên kết vùng dựa vào thế mạnh tài nguyên bản địa, giúp nâng cấp chuỗi giá trị để phát triển bền vững, thuận lợi những người mới khởi nghiệp.

Thông tin được chuyên gia Dương Đức Minh (Giảng viên khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.CHM) chia sẻ tại buổi huấn luyện có chủ đề “Giá trị tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch vùng Nam Bộ”. Chương trình do Trung tâm BSA tổ chức tại TP.Cần Thơ, dành cho 40 chủ dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.

Với đặc thù hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới và tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL có nhiều giá trị cảnh quan nông nghiệp và văn hóa đặc sắc, nên các bạn khởi nghiệp cần xây dựng điểm đến du lịch theo tinh thần OCOP (chương trình mỗi làng một sản phẩm). Bởi vì hiện nay, du lịch là ngành kinh tế quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương. Trong đó, nguồn tài nguyên và ngành du lịch luôn có sự bổ trợ cho nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.

Để khởi nghiệp, các bạn trẻ cần nhận diện giá trị cốt lõi về: Cảnh quan sinh thái nông nghiệp; Nông phẩm & đặc sản địa phương; Giá trị văn hóa địa phương…, để từ đó tạo nên được những câu chuyện hấp dẫn thu hút du khách.

Đơn cử như ở Đồng Tháp là một điển hình. Cây Sen là tâm điểm của truyền thông du lịch ở Đồng Tháp. Những người làm du lịch ở đây họ hiện thực hóa chuỗi hình ảnh, sản phẩm có dấu ấn riêng của Đồng Tháp. Trong khi đó, người nông dân tại Đồng Tháp dần được nâng cao năng lực phục vụ du khách: thuyết minh, cung ứng dịch vụ ẩm thực, tổ chức tham quan… Từ đó, Đồng Tháp đã khiến cây sen “chuyển mình” một cách mạnh mẽ và ngành du lịch dựa vào đó để phát triển.

Còn ở Cần Thơ thì như thế nào?

Cách trung tâm TP.Cần Thơ hơn 40km, Thốt Nốt thu hút du khách với những vườn cây trĩu quả, làng nghề lâu đời cùng nếp sống thân tình, mộc mạc của người dân bản địa. Lợi thế phát triển du lịch sinh thái gắn với làng nghề của Thốt Nốt đã góp thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng của Cần Thơ. Nổi tiếng với những làng nghề: lưới Thơm Rơm, bánh tráng Thuận Hưng, xóm thúng Thuận An, huyện Thốt Nốt trở hành điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách yêu thích loại hình du lịch văn hóa và lối sống bản địa. Thốt Nốt còn có “đảo ngọt” cù lao Tân Lộc, thu hút du khách bằng những vườn cây trĩu quả: mận, ổi, mít, xoài, mãng cầu, cam xoàn…

Đây chính là những lợi thế, là những gợi ý tuyệt vời cho các bạn trẻ khởi nghiệp, mang những sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho du lịch.

Hiện nay, không gian văn hóa lúa nước và văn hóa miệt vườn là một phần quan trọng nổi bật trong ở Tây Nam Bộ. Đây chính là cơ sở xây dựng các hoạt động trải nghiệm tạo ấn tượng cho du khách, một trong những tiền đề giúp thanh niên tự tin khởi nghiệp. Chuyên gia Dương Đức Minh nhấn mạnh.

Một số phương án xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm chủ lực để phát triển du lịch gồm: Xây dựng ngân hàng Chương trình du lịch; Thiết kế, xây dựng, kết nối quà lưu niệm, đặc sản (ưu tiên OCOP); Thiết kế tour ảo và website du lịch; Kết nối khuyến khích nông nghiệp sạch phát triển du lịch (thực dưỡng,…).

Chương trình tập huấn, đào tạo cho thanh niên khởi nghiệp là một trong những hoạt động của đề án 844 của Chính phủ về việc Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua Bộ KHCN, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA thực hiện. Lớp tập huấn tại TP.Cần Thơ sẽ diễn ra trong 5 ngày 8, 9/12 và 14, 15, 16/12. Các học viên tham gia đầy đủ các buổi học sẽ được cấp giấy chứng nhận cấp độ 2.

Các học viên thực hiện bài tập theo nhóm
Chuyên gia Dương Đức Minh (Giảng viên khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.CHM) chia sẻ về giá trị tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch vùng Nam Bộ
Học viên tương tác với chuyên gia tại buổi tập huấn có chủ đề “Giá trị tài nguyên bản địa trong phát triển du lịch vùng Nam Bộ”
Học viên tham gia trình bày bài tập nhóm
Học viên tham gia trình bày bài tập nhóm

Học viên tham gia trình bày bài tập nhóm

Tuấn Anh