Khi nhập khẩu từ các nước hưởng lợi ưu đãi (kể cả các nước hưởng ưu đãi đặc biệt), có thể áp dụng mức thuế ưu đãi. Cần có xác nhận của hải quan.

Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu theo luật Thuế và hải quan. Tại điểm thông quan nhập khẩu, “tờ khai xuất khẩu” cần bao gồm hoá đơn, B/L, và bảo hiểm, v.v. sẽ được nộp cho hải quan. Sau khi kiểm tra, thanh tra, nộp thuế tại hải quan, giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp.

Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu theo Quy định về các biện pháp hải quan tạm thời. Khi nhập khẩu từ các nước hưởng lợi ưu đãi (kể cả các nước hưởng ưu đãi đặc biệt), có thể áp dụng mức thuế ưu đãi.Cần có xác nhận của hải quan.

Nhà nhập khẩu muốn hưởng thuế suất ưu đãi cần có giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi được cấp từ nước xuất xứ tại thời điểm xuất khẩu.(Không cần thiết nếu giá trị hàng nhập khẩu là 200.000 JPY hoặc ít hơn.)

Kiểm dịch động vật theo Quy định về vật nuôi và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

(1) Thịt và nội tạng động vật ăn được.

1. Thịt động vật được xẻ nhỏ, thịt và nội tạng của ngựa và gà được kiểm định theo Quy định về vật nuôi và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

2. Khi nhập khẩu thịt hoặc phụ phẩm thịt ăn được, cần nộp đơn xin kiểm tra nhập khẩu và giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý của nước xuất khẩu và phải được nộp tại trạm kiểm dịch động vật.

3. Trạm kiểm dịch động vật, sau khi xác nhận rằng sản phẩm không phải là hàng lậu và có chứng nhận kiểm định thích hợp, thì thực hiện kiểm tra các mặt hàng được nhập khẩu và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu sau khi xác định các mặt hàng không có bất kỳ tác nhân gây bệnh nào, có thể là nguyên nhân lây lan các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến vật nuôi.

(2) Các sản phẩm thịt chế biến, bao gồm xúc xích…

1. Các sản phẩm thịt chế biến sử dụng thịt và nội tạng động vật, ngựa, hoặc gà được kiểm định theo Quy định về vật nuôi và kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

2. Thịt xông khói, xúc xích và thịt muối có thể được nhập khẩu từ các khu vực khác với những khu vực được liệt kê trong Điều 43 và cũng có thể được liệt kê trong danh mục số 1 ở Điều 43 (5 vùng).

(3) Thủ tục kiểm dịch động vật.

1. Nhà nhập khẩu phải nộp đơn xin giấy chứng nhận kiểm tra, thanh tra nhập khẩu tại cơ quan quản lý kiểm dịch động vật, và cơ quan quản lý sẽ tiến hành các biện phảp kiểm dịch cần thiết. Các vật phẩm do khách du lịch nước ngoài mang đến sẽ được kiểm tra tại quầy kiểm dịch động vật tại sân bay.

2. Trạm kiểm dịch động vật, sau khi xác nhận rằng sản phẩm không phải là hàng lậu và có chứng nhận kiểm định thích hợp, thì thực hiện kiểm tra các mặt hàng được nhập khẩu và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu, sau khi xác định các mặt hàng không có bất kỳ tác nhân gây bệnh nào có thể là nguyên nhân lây lan các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến vật nuôi.

Quy định về phụ gia thực phẩm.

1. Phụ gia thực phẩm được chia thành (a) chỉ giới hạn cho thực phẩm, (b) mục đích sử dụng giới hạn và (c) thành phần giới hạn.

2. Các chất phụ gia thực phẩm được sử dụng không được còn trong thành phẩm. Với một số trường hợp ngoại lệ, cần thiết phải ghi nhãn tất cả các phụ gia thực phẩm.

3. Ngoài ra, tên của thực phẩm, nhà sản xuất (nhà nhập khẩu) và địa chỉ của nhà máy (nhà nhập khẩu) cũng như ngày sản xuất/năm và phương pháp bảo quản phải được thể hiện theo Điều 11 của Quy định này.

Ghi nhãn dị ứng theo Quy định vệ sinh thực phẩm.Cần ghi nhãn các loại thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng như thịt gia súc, thịt lợn và gà được dùng làm nguyên liệu.Tham khảo Phụ lục 8.“Quy định vệ sinh thực phẩm” để biết chi tiết và các mẫu nhãn.

Hệ thống JAS.

(1) Nhãn chất lượng: Tên thực phẩm và các quốc gia xuất xứ của thịt, tên thức ăn, thành phần, hàm lượng, nhà sản xuất, ngày mở và phương pháp bảo quản đối với các sản phẩm thịt đã chế biến, bao gồm giăm bông và xúc xích, được yêu cầu ghi nhãn theo quy định JAS.

(2) Chứng nhận JAS: Sau khi thông quan và đáp ứng các tiêu chuẩn nếu nhà sản xuất (nhà nhập khẩu) nộp đơn xin cấp chứng nhận JAS thì các sản phẩm sẽ được đóng dấu chứng nhận JAS. Tuy nhiên, tiêu chuẩn JAS không bắt buộc.

Ngân Giang