Tại Thaifex 2022, Công ty Innova Market Insights đã công bố kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy 10 xu hướng tiêu thụ thực phẩm của năm 2022.
1 – Quan tâm đến thực phẩm dựa trên thực vật (plant-based)
– Quyết định mua hàng của người tiêu dùng hiện nay có những thay đổi so với trước đại dịch: quan tâm thực phẩm xanh-sạch (lành mạnh hơn); thực phẩm mang lại sự đa dạng cho chế độ ăn uống; thân thiện với môi trường.
– Xu hướng thúc đẩy sự khám phá các loại cây và tính năng mới.
– Lưu ý là không chỉ chuỗi thực phẩm toàn cầu mà chuỗi thực phẩm và nhà hàng các địa phương cũng chú trọng cung cấp các lựa chọn dựa trên thực vật.
Ngành bán lẻ cần chú ý xu hướng này, cần chú ý đa dạng hóa nguồn cung cấp vì người tiêu dùng ắt sẽ háo hức tìm mua “sản phẩm dựa trên thực vật” từ các thương hiệu họ biết.
– Doanh nghiệp cần chú trọng việc nghiên cứu và đầu tư.
– Hiện nay, một số dòng “sản phẩm dựa trên thực vật” đã vượt ra ngoài khái niệm thay thế thịt. Thực phẩm plant-based còn yếu về hương vị và kết cấu về chất liệu. Ngoài ra giá cả cũng còn cao.
2 – Vai trò vi sinh vật
– Hệ vi sinh vật có tiềm năng trở thành “người thay đổi cuộc chơi” trong cách người tiêu dùng quản lý sức khỏe của họ.
– Sự kết nối bên trong cơ thể: Người tiêu dùng cũng bắt đầu hiểu liên hệ giữa đường ruột với sức khỏe tổng thể của họ. Vì vậy, việc khai thác các thành tố trong thực phẩm, kết nối các yếu tố có lợi cho vi sinh đường ruột với mục tiêu tăng cường sức khỏe. Đường ruột là chìa khóa đạt được sức khỏe: miễn dịch, năng lượng tốt, ngủ ngon, khí sắc tốt.
3 – Trở về với “cội nguồn”
Sau đại dịch, người dân quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng và địa phương, dẫn đến xu hướng thích mua sắm tại địa phương hơn (tình cảm với cộng đồng gắn bó hơn, chuộng sản phẩm ra đời tại địa phương).
Tính minh bạch trong gốc gác nguyên liệu trở thành yếu tố quan trọng để người tiêu dùng cảm thấy gắn bó với sản phẩm.

Lồng kính trưng bày sản phẩm bún dưa hấu của doanh nhân Duy Toàn (Công ty Duy Anh, TP.HCM), một trong 14 sản phẩm đạt giải sáng tạo của Thaifex 2022

4 – Yêu cầu trải nghiệm được khuếch đại
– Khao khát trải nghiệm sau đại dịch, người tiêu dùng thích trải nghiệm và háo hức với thực phẩm và đồ uống mới. Tình trạng sống lâu trong phong tỏa vì Covid-19, vị giác cũng bị “phong tỏa” nên nhà sản xuất cần nắm rõ điều này để cải tiến về hương vị và kết cấu. Người tiêu dùng cũng chú ý những thương hiệu cũ quen thuộc.
5 – Đề cao trách nhiệm chung
– Sự tin cậy và minh bạch là chìa khóa để xây dựng câu chuyện về vòng đời sản phẩm mà người tiêu dùng hiện có khả năng giám sát kỹ lưỡng.
– Thông tin tràn ngập, người tiêu dùng được giáo dục nhiều hơn, quan tâm đến các tác động đến môi trường và tính bền vững; từ sản xuất đến đóng gói (được nâng cấp tiện dụng hơn hoặc tái chế dễ dàng hơn)
– Tính bền vững là trụ cột chính cho hoạt động của các nhà kinh doanh thực phẩm lâu đời. Các nhà bán lẻ sẽ yêu cầu các sản phẩm chú trọng tính bền vững phù hợp với sứ mệnh đạo đức mà pháp luật và xã hội giao cho họ.
– Xây dựng lòng tin với người tiêu dùng qua các thông tin về vật chất hữu hình, đáng tin cậy kết hợp câu chuyện về vòng đời sản phẩm.
6 – Người tiêu dùng thay đổi sau đại dịch
– Đại dịch Covid 19 đã định hình lại việc ăn uống, hình thành nhiều quan niệm mới, thói quen mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới.
– Thời gian sống trong phong tỏa và thói quen làm việc ở nhà dẫn tới nhiều thay đổi (chú trọng tính đáng tiền hơn, ngại đi ăn ngoài hơn, tự mấu giỏi hơn…)
– Nhận thức rõ hơn về tiện nghi, khả năng của nhà mình, vậy muốn kéo họ tới nhà hàng phải chú ý yếu tố này và cung cấp trải nghiệm ăn uống nâng cao là ưu tiên hàng đầu cho người tiêu dùng.
– Cần tạo ra những cơ hội tiêu dùng (tổ chức sự kiện), tạo sản phẩm mới tiện dụng đáp ứng kỳ vọng của công chúng.
7 – Công nghệ mới phải luôn sẵn sàng
Công nghệ rất cần và đang tạo cơ hội đổi mới cho ngành  thực phẩm và đồ uống. Hiện nay có những công nghệ phổ biến là:
– Cá nhân hóa dinh dưỡng (cung cấp dinh dưỡng theo sát yêu cầu cá nhân).
– Protein thay thế dựa trên vi sinh vật.
– Những sáng kiến để thay đổi và cải thiện các vấn đề môi trường.
8 – Việc nâng cấp được xác định lại
– Chấp nhận tăng giá cùng tăng chất lượng và 44% người tiêu dùng ở châu Á cho biết yếu tố tăng giá lại hấp dẫn họ mua sản phẩm.
– Việc chống lãng phí thực phẩm được chú trọng.
– Sự nâng cấp bằng tính tươi mới và bền vững cũng rất quan trọng
9 – Tiếng nói người tiêu dùng
– Thương hiệu được nhận diện tốt sẽ dẫn đến sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
– Người tiêu dùng kiểm soát tính pháp lý, chất lượng và bền vững của các thương hiệu. Tính tương tác của người tiêu dùng và thương hiệu trở nên quan trọng hơn.
10 – Cách chọn lựa thực phẩm là thương hiệu của bạn
– Lực chọn thực phẩm là tín hiệu của lối sống khi các giá trị của cá nhân đan xen vào quyết định mua hàng.
– Món ăn của bạn là thương hiệu của bạn.
– Thực phẩm như một chất hỗ trợ để kết nối với niềm tin và giá trị của người tiêu dùng.

Trải nghiệm thực phẩm của tương lai tại Thaifex 2022

Kim Hạnh