Xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD (ảnh minh hoạ)

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

1. Thương hiệu bánh và cà phê Auntie Anne’s rút khỏi Việt Nam
Mới đây, fanpage thương hiệu bánh nổi tiếng của Mỹ, Auntie Anne’s đăng bài thông báo dừng hoạt động tất cả các cửa hàng tại Việt Nam kể từ ngày 1-6-2023, kèm với dòng tâm trạng: “Cảm ơn các Annies đã luôn yêu thương và ủng hộ Dì An (cách gọi thân mật của khách hàng với thương hiệu bánh này) trong hơn 4 năm vừa qua”. Dù không giải thích lý do vì sao nhưng nhiều khách hàng vẫn ngầm hiểu trải qua 3 năm đại dịch, cộng thêm kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều thương hiệu cả trong và ngoài nước. Tháng 7/2019, Auntie Anne’s chính thức có mặt tại Việt Nam với cửa hàng đầu tiên ở 31 Hàng Khay, Hà Nội. Sau đó mở thêm một số cửa hàng khác ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng nhưng đã thu hẹp dần khi đại dịch ập tới.
Auntie Anne’s là thương hiệu cafe & pretzel ra đời vào năm 1988 bởi bà Anne Beiler tại một vùng quê thuộc tiểu bang Pensylvania, Mỹ. Auntie Anne’s sau đó trở thành một thương hiệu đồ ăn – thức uống (F&B) được yêu thích hàng đầu tại Mỹ. Thương hiệu này nổi tiếng với những chiếc bánh xoắn Pretzel tạo hình độc đáo, được chế biến thủ công ngay tại chỗ giúp khách hàng cảm nhận sự vàng ươm, giòn rụm, nóng hổi ngay khi ra lò. Trải qua hơn 30 năm phát triển, thương hiệu này đã có hệ thống ở 26 thị trường và từng gây tiếng vang tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/mot-thuong-hieu-banh-va-ca-phe-noi-tieng-cua-my-rut-khoi-viet-nam-20230603120527519.htm
2. Kido mua xong 25% cổ phần bánh bao Thọ Phát
Tập đoàn Kido vừa thông báo đã hoàn tất việc mua 25% cổ phần từ công ty sở hữu thương hiệu Thọ Phát và đang trong quá trình thương thảo để mua thêm cổ phần chi phối tại doanh nghiệp thực phẩm này. Trước đó, Hội đồng Quản trị Kido đã thông qua chủ trương đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Thọ Phát theo 2 giai đoạn. Bao gồm việc mua 25% vốn cổ phần và sau đó có thể tăng tỷ lệ đầu tư lên từ 51% đến 70% vốn.
Lãnh đạo Kido cho biết việc nắm chi phối Thọ Phát nằm trong chiến lược phát triển thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam và vươn ra quốc tế, giúp hãng mở rộng danh mục thực phẩm tại thị trường Việt Nam. Kido cho biết đang sở hữu có hệ thống kênh phân phối với 450.000 điểm bán ngành hàng khô, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc…. để giúp Thọ Phát đưa sản phẩm ra thị trường miền Trung, miền Bắc và xuất khẩu ra thế giới. CEO Trần Lệ Nguyên đặt kế hoạch doanh thu cho Thọ Phát cùng với mảng bánh của Kido ở mức 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận kế hoạch là 200 tỷ đồng năm nay. Đây là khoản đóng góp quan trọng vào tổng doanh thu và lợi nhuận theo kế hoạch của tập đoàn.
Nguồn: https://zingnews.vn/kido-mua-xong-25-co-phan-banh-bao-tho-phat-post1437183.html
3. Các doanh nghiệp lớn tăng cường sử dụng trứng gà nhân đạo
Bà Lê Thị Hằng, Quản lý Chương trình phúc lợi động vật trang trại khu vực Đông Nam Á (HSI), vừa cho biết hơn 40 tập đoàn thực phẩm đa quốc gia và trong nước hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, bán lẻ và chế biến thực phẩm đã ban hành chính sách nhân đạo chỉ sử dụng trứng gà nhân đạo (trứng cage-free). Theo cam kết toàn cầu, đến năm 2025, 100% trứng (bao gồm cả trứng tươi và bột trứng) Mondelez Kinh Đô Việt Nam sử dụng phải từ mô hình cage-free. Mới đây, Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã tung ra dòng sản phẩm đầu tiên sử dụng 100% trứng cage-free. Hay như chuỗi khách sạn lớn Marriott (hơn 10 khách sạn ở Việt Nam), chuỗi Accor (hơn 40 khách sạn) đã và đang áp dụng chính sách này. Các doanh nghiệp trong nước như cửa hàng bán lẻ HealthyFarm, chuỗi khách sạn Fusion, chuỗi nhà hàng Pizza4P’s… cũng đã đi theo xu hướng này.
Về phía nhà sản xuất trứng gà, sau 2 doanh nghiệp tiên phong tham gia xu hướng chăn nuôi trứng cage-free là Năm Hưởng và Vĩnh Thành Đạt, mới đây, doanh nghiệp xã hội Green Connect đã có bước đi sớm với dự án trứng gà nuôi thả dưới tán rừng Larva Yum đang thực hiện tại Đồng Nai. Green Connect sẽ chỉ sản xuất và tiêu thụ trứng gà nhân đạo, bao gồm sàn thương mại điện tử NOVA và Dự án Larva Yum. Mặc dù là bước đi mới trong thị trường nhưng xu hướng chăn nuôi trứng gà nhân đạo kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn nhận được sự đón nhận rất tích cực từ thị trường. Larva Yum đã cho ra mắt thương hiệu trứng gà 3 Mộc từ đầu năm 2023. Hiện nay, trang trại đang có tổng đàn 6.500 gà đẻ. Green Connect hiện đang có kế hoạch tăng sản lượng vì nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trong đó bao gồm nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/cac-doanh-nghiep-lon-tang-cuong-su-dung-trung-ga-nhan-dao-20230604161141149.htm
4. 4 nhà hàng được gắn sao Michelin tại Việt Nam
Tối 6-6, lễ ra mắt Michelin Hà Nội & TP.HCM với sự đồng hành của đối tác điểm đến – Tập đoàn Sun Group chính thức diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Lễ công bố Michelin Guide Ceremony đã diễn ra trong một không khí trang trọng và nhiều niềm vui với sự tham dự của nhiều quan khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là các đầu bếp xuất sắc.
Những nhà hàng được Michelin đề xuất lần này nằm ở mọi ngân sách, thuộc hơn 20 phong cách ẩm thực khác nhau nhưng đều thể hiện chất Việt Nam rất rõ rệt. 70 nhà hàng/quán ăn Michelin Selected (nhà hàng do Michelin Guide đề xuất), các nhà hàng Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt của Michelin), các nhà hàng Bib Gourmand (nhà hàng có đồ ăn ngon với giá cả phải chăng) và các nhà hàng gắn sao Michelin tại Hà Nội và TP.HCM sẽ chính thức công bố. Trong đó, số lượng các địa chỉ ẩm thực ở Hà Nội là 32 và ở TP.HCM là 38. Trong đó, 4 nhà hàng đạt được một sao Michelin vì “chất lượng món ăn cao, xứng đáng để thực khách dừng chân thưởng thức” gồm: nhà hàng Anăn Saigon, nhà hàng Gia, nhà hàng Hibana by Koki của khách sạn Capella Hanoi và nhà hàng Tầm Vị.
Nguồn: https://tuoitre.vn/4-nha-hang-duoc-gan-sao-michelin-tai-viet-nam-anan-saigon-gia-hibana-by-koki-va-tam-vi-20230606194721897.htm

Nhóm tin về ngành du lịch

1. Boeing lên kế hoạch tăng tốc sản xuất máy bay 787 Dreamliners
Khi các hãng hàng không tìm cách đáp ứng nhu cầu di chuyển đường dài ngày càng tăng của khách hàng sau thời kỳ dịch COVID-19, hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing cũng không phải ngoại lệ. Mới đây, hãng này cho biết đang đặt mục tiêu tăng tốc độ sản xuất dòng máy bay Boeing 787 Dreamliners, sau một thời gian liên tục bị gián đoạn giao hàng vì lỗi sản xuất. “Gã khổng lồ” hàng không vũ trụ Mỹ này đã tăng được tốc độ sản xuất máy bay 787 Dreamliners từ dưới 2 chiếc mỗi tháng trong năm 2021 lên 4 chiếc và hy vọng có thể tăng lên 5 chiếc/tháng vào cuối năm 2023. Boeing đang có kế hoạch chuyển toàn bộ quá trình kiểm tra các sản phẩm lỗi sản xuất bị trả lại sang nhà máy tại thành phố Everett, bang Washington (Mỹ) vào cuối năm nay. Điều này cho phép hãng dành riêng dây chuyền lắp ráp thứ hai tại thành phố Charleston ở bang South Carolina cho việc chế tạo máy bay, qua đó có thể tăng công suất lên tới 10 chiếc 787 mỗi tháng trong vòng 2-3 năm tới.
Những tháng gần đây, Boeing đã ghi nhận số lượng gia tăng các đơn đặt hàng máy bay lớn, thị trường đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua do sự sụt giảm lưu lượng hàng không đường dài trong thời gian đóng cửa vì COVID-19. Cụ thể, trong 6 tháng qua, hãng đã nhận được 250 đơn đặt hàng dòng máy bay 787 Dreamliners. Phó Chủ tịch phụ trách mảng tiếp thị thương mại của Boeing, ông Darren Hulst dự đoán vào cuối năm nay, 787 Dreamliners sẽ trở thành loại máy bay thân rộng chở khách phổ biến nhất trong lịch sử, với tổng số lượng đặt hàng nhiều hơn cả dòng 777 trước đó, hay dòng máy bay A330 cạnh tranh của Airbus.
Nguồn: https://bnews.vn/boeing-len-ke-hoach-tang-toc-san-xuat-may-bay-787-dreamliners/293272.html
2. Làn sóng hợp nhất lan rộng trong thị trường hàng không châu Âu
Hãng hàng không Lufthansa của Đức vừa hoàn tất việc mua lại cổ phiếu thiểu số của hãng hàng không ITA Airways (Italy), tạo động lực mới cho làn sóng hợp nhất trong thị trường hàng không đang bị phân mảnh của châu Âu, đem lại triển vọng tăng quy mô của các hãng hàng không quốc gia hạng trung. Giám đốc điều hành Lufthansa, Carsten Spohr, cho biết sự thành công của doanh nghiệp hàng không phụ thuộc nhiều vào quy mô và khả năng kết hợp sức mạnh hoạt động của các thương hiệu. Do đó, việc hợp nhất trong ngành hàng không ở châu Âu là cần thiết.
Bên cạnh việc mua lại cổ phần ITA, Lufthansa đang cùng với Air France-KLM và chủ sở hữu British Airways IAG đề nghị mua lại cổ phần của một hãng hàng không khác là TAP của Bồ Đào Nha, cũng ở trong tình trạng thua lỗ. Các nhà phân tích nhận định, trong những năm tới, thị trường hàng không châu Âu sẽ tiếp tục phân chia thành hai phân khúc, trong đó ba tập đoàn hàng không lớn gồm Lufthansa, Air France-KLM và IAG sẽ mua lại nhiều hãng hàng không quốc gia nhỏ hơn và những “gã khổng lồ hàng” không giá rẻ như Ryanair.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/lan-song-hop-nhat-lan-rong-trong-thi-truong-hang-khong-chau-au/866058.vnp
3. Vietjet dẫn đầu dịch vụ bay của hàng không chi phí thấp toàn cầu
Vietjet vừa được bình chọn là “Hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất năm 2023″ (World’s Best Low-Cost Airline Onboard Hospitality 2023”). Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục được vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới năm 2023” (Best Ultra Low-Cost Airline 2023) lần thứ 5 liên tiếp. Bộ đôi giải thưởng được công bố bởi trang đánh giá an toàn và sản phẩm hàng không hàng đầu thế giới AirlineRatings.com.
Giải thưởng tôn vinh các hãng hàng không hàng đầu thế giới của AirlineRatings ‘Airline Excellence Awards’ được tổ chức thường niên từ năm 2013 nhằm tôn vinh các hãng hàng không tốt nhất trên thế giới do hội đồng các biên tập viên uy tín trong ngành bình chọn. Giải thưởng còn được đánh giá dựa trên các báo cáo quản trị với các tiêu chí như: tuổi của đội bay, đánh giá của hành khách, lợi nhuận, xếp hạng đầu tư, dịch vụ sản phẩm. Một số hãng hàng không lớn khác trên thế giới được vinh danh năm nay bao gồm Air New Zealand, Qatar Airways, Etihad Airways, Singapore Airlines,…
Nguồn: https://toquoc.vn/vietjet-dan-dau-dich-vu-bay-cua-hang-khong-chi-phi-thap-toan-cau-20230601151133395.htm
4. Khách du lịch Trung Quốc đã khác xưa
Số lượng người dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài bắt đầu tăng trở lại kể từ khi quốc gia Đông Á này dỡ bỏ các chính sách phong tỏa sau đại dịch Covid-19 vào đầu năm nay. Mặc dù vậy, “ngành công nghiệp không khói” của nước này vẫn chưa khôi phục hoàn toàn kể từ năm 2019, thời điểm du khách Trung Quốc chiếm 14% tổng chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu. Tuy hoạt động du lịch nước ngoài không thể được khôi phục hoàn toàn cho đến cuối năm nay hoặc đầu năm 2024, nhưng một điểm tích cực chính là sự gia tăng nhu cầu du lịch trải nghiệm thân thiện với môi trường và ít gây hại cho hành tinh của du khách Trung Quốc.
Theo ông Wolfgang Georg Arlt, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài của Trung Quốc tại thành phố Hamburg (Đức), trong quá khứ, du khách Trung Quốc thường di chuyển theo nhóm lớn, khiến họ mang tiếng xấu là những người làm tổn hại hệ sinh thái trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều du khách từ quốc gia Đông Á này chọn di chuyển theo nhóm nhỏ và lưu trú tại một địa điểm theo tour du lịch trọn gói. Bên cạnh đó, nhóm khách du lịch này cũng ưu tiên chọn những loại hình du lịch thiên nhiên, chơi golf, cắm trại trong rừng hoặc trải nghiệm văn hóa bản địa thông qua hình thức ở nhà người dân địa phương.
Các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á và châu Âu đang trông đợi vào sự hồi phục từ thị trường du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, họ sẽ phải có những điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của một thế hệ du khách Trung Quốc mới có ý thức cao hơn về môi trường. Những công ty lữ hành cần phải cung cấp trải nghiệm văn hóa bản địa một cách chân thực nhất, đồng thời cởi mở hơn với ý tưởng du khách sẽ đi mua đồ ăn với đầu bếp của khách sạn hoặc cùng nấu những món ăn bản địa với họ. Ngoài ra, các khách sạn, nếu muốn thu hút thế hệ khách du lịch mới này từ Trung Quốc, cần phải cho thấy những nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua sử dụng năng lượng tái tạo và tái chế rác thải nhựa.
Nguồn: https://zingnews.vn/khach-du-lich-trung-quoc-da-khac-xua-post1435961.html
5. Du lịch Hong Kong gặp khó dù đón lượng khách kỷ lục
Số lượng du khách đến Hong Kong trong 5 tháng đầu năm bằng 40% so với thời điểm trước đại dịch. Theo ông Dane Cheng Ting-yat, Giám đốc điều hành của Tổng cục Du lịch Hong Kong, khác từ Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á chiếm thị phần lớn du khách tại điểm đến này, khoảng 60% so với mức trước đại dịch. Ngoài mục đích du lịch, Hong Kong cũng đón một lượng du khách nhất định đến từ Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) theo dạng MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng). Số đêm nghỉ trung bình của khách tại đây dao động 3-4 đêm thay vì 2-3 đêm như trước đó. Dù đón lượng khách khả quan, các quan chức cho biết ngành du lịch Hong Kong vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Nghịch lý du lịch ở Hong Kong nằm ở chỗ giới lãnh đạo ngành tại đây muốn thu hút thêm nhiều du khách nhưng lại chưa giải quyết được các vấn đề bất cập về chuyến bay, nhân sự. Giới lãnh đạo Hong Kong đạt ra mục tiêu hồi phục 70% ngành du lịch vào cuối năm và 100% vào năm 2024. Tuy nhiên, hãng hàng không Cathay Pacific chỉ hoạt động 50% công suất vào tháng 3. Trong khi đó, đối thủ của hãng là Singapore Airlines đã bay ở mức 79% so với mức trước đại dịch trong cùng tháng. Nhu cầu tăng, công suất hạn chế đã đẩy giá vé máy bay và phí khách sạn tại địa điểm này cao hơn. Lãnh đạo Tổng cục Du lịch Hong Kong cho biết giá phòng tại đây trung bình khoảng 1.500 HKD/đêm (tương đương 191 USD), tăng 200 HKD (khoảng 25 USD) so với thời điểm trước dịch, song tỷ lệ lấp phòng vẫn giữ ở mức 86% vào tháng 4, không tăng so với trước đó. Bà Sarah Leung Fong-yuen, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Ngành Du lịch Hong Kong, cho biết ngành này vẫn thiếu hụt hàng nghìn lao động. Bà bày tỏ sự lo lắng về nguồn cung phòng khách sạn sắp tới khi nhiều sinh viên Trung Quốc đại lục dự kiến đến Hong Kong để tham dự các khóa học trong kỳ nghỉ hè.
Nguồn: https://zingnews.vn/du-lich-hong-kong-gap-kho-du-don-luong-khach-ky-luc-post1436961.html

Nhóm tin về ngành dịch vụ

1. Nghề làm thú cưng mô phỏng như thật ‘hot’ ở Trung Quốc
Những năm gần đây, khi số người nuôi thú cưng ngày càng nhiều ở Trung Quốc, các nghề liên quan đến thú cưng cũng xuất hiện, như huấn luyện thú cưng, chăm sóc thú cưng, chuyên gia dinh dưỡng cho thú cưng… Thời gian gần đây, nhu cẩu đặt làm thú cưng mô phỏng như thật ở Trung Quốc đang tăng mạnh. Trên các nền tảng trực tuyến, nhiều bài đăng về đặt làm thú cưng bằng len lông cừu không chỉ sống động, mà còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Một số clip thậm chí có hàng chục nghìn lượt thích và lưu lại. Chỉ cần một ít len, sợi và kim là có thể làm được những chú thú cưng giả mà như thật. Giá thành để làm một chú chó husky có chiều cao khoảng 22 cm, từ cấy lông đến dựng khung xương, thường tốn không quá 300 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam). Chi phí cao nhất để làm một chú mèo tầm 25 cm cũng khoảng 500 nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu đồng). Mặc dù giá thành không quá cao, nhưng để làm được những con vật này đòi hỏi tay nghề rất cao và nhiều thời gian.
Mặc dù phải mất khá nhiều thời gian để có được một chú thú cưng như thật, nhưng nhiều khách vẫn sẵn sàng chờ đợi. Hầu hết những khách hàng này là những người trẻ ở các thành phố lớn của Trung Quốc, cũng có một số là khách ở nước ngoài, như Mỹ, Pháp, Singapore… Vì tiềm năng thị trường là rất lớn, nhiều học viên bắt đầu tìm thầy học việc hoặc trao đổi học hỏi trên mạng Internet. Đây là một trong những ngành liên quan đến thú cưng được dự báo là sẽ còn tiếp tục phát triển ở Trung Quốc.
Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/nghe-lam-thu-cung-mo-phong-nhu-that-hot-o-trung-quoc-post1024586.vov
2. Taxi Xanh SM khai trương dịch vụ tại Nha Trang
Chỉ sau một tuần đưa vào vận hành tại Huế, Taxi Xanh SM đã tiếp tục khai trương dịch vụ tại Nha Trang, một trong những thành phố du lịch phát triển nhất nước, qua đó lan tỏa trào lưu sống xanh, thói quen di chuyển xanh và thông minh đến đông đảo người dân cả nước. Ngày 1/6/2023, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM chính thức vận hành dịch vụ Taxi Xanh SM tại Nha Trang (Khánh Hoà) với quy mô dự kiến lên đến gần 500 xe GreenCar.
Cũng giống như tại các tỉnh thành khác, khách hàng tại Nha Trang có thể dễ dàng gọi Taxi Xanh SM qua số tổng đài toàn quốc 1900 2088 hoặc trực tiếp vẫy xe trên đường như taxi truyền thống, đồng thời có thể đặt xe qua ứng dụng di động Taxi Xanh SM và thông qua dịch vụ beVinFast trên nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be.
Nguồn: https://toquoc.vn/taxi-xanh-sm-khai-truong-dich-vu-tai-nha-trang-2023060115064605.htm
3. Taxi truyền thống từng bước giành lại vị thế cạnh tranh trước xe công nghệ
Bước qua đại dịch Covid-19, các hãng taxi đều ghi nhận tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh khi doanh thu thực hiện phục hồi mạnh từ mức nền thấp. Với hai ông lớn dẫn đầu thị phần vận tải đô thị truyền thống như Mai Linh hay Vinasun, 2022 còn là kỳ kinh doanh đánh dấu điểm kết thúc của chuỗi thua lỗ vì dịch bệnh. Việc các hãng taxi đẩy mạnh áp dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng gọi xe trực tuyến trên smartphone, cũng có đóng góp không nhỏ trong hoạt động đáp ứng dịch vụ vận tải cho người dùng sau dịch. Trên thực tế dù phát triển từ sớm nhưng phải đến sau dịch bệnh, các ứng dụng gọi taxi truyền thống mới thực sự được đón nhận mạnh mẽ.
Năm vừa rồi, Vinasun chứng kiến 17.000 lượt đặt taxi qua app bình quân mỗi ngày. Nếu tính cả năm, hãng có thể đón tới 6,2 triệu lượt khách qua kênh này, vượt các kênh truyền thống như tổng đài (16.233 cuộc gọi/ngày) hay thông qua điểm tiếp thị (11.663 lượt khách/ngày). Vinasun ra mắt ứng dụng từ năm 2015 nhưng phải đến năm 2020 mới hoàn thiện các chức năng cơ bản vốn có từ lâu trên app gọi xe công nghệ như thanh toán online, chốt và hiển thị giá cước phải trả trước cho khách. Thực tế cho thấy sau Grab (vốn là ứng dụng gọi xe dẫn đầu thị phần Việt Nam), Mai Linh App hiện sở hữu tỷ lệ người dùng không nhỏ, chiếm 29% trong quý I và thậm chí cao hơn tỷ lệ của các ứng dụng gọi xe khác như Gojek (24%) hay be (20%) theo báo cáo Người tiêu dùng số được Decision Lab và Mobile Marketing Association Vietnam công bố mới đây. Tuy nhiên, ứng dụng đang phải đối mặt nhiều thách thức về thói quen tiêu dùng khi không được thế hệ Gen Z (sinh năm 1997-2006) ưa chuộng dù có chỗ đứng đối với thế hệ Gen Y (sinh năm 1981-1996) và Gen X (1960-1980).
Nguồn:https://zingnews.vn/taxi-truyen-thong-chuyen-the-doi-dau-xe-cong-nghe-post1435787.html

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1. Apple livestream bán iPhone, iPad trên nền tảng TMĐT Trung Quốc
Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, gã khổng lồ công nghệ Apple tổ chức một buổi livestream bán hàng trên nền tảng Tmall của Alibaba tại Trung Quốc. Đây là phương thức bán hàng phổ biến tại thị trường tỷ dân với lượng người dùng trực tuyến lên đến hơn 500 triệu người. Buổi livestream đã thu hút 1,3 triệu lượt xem và nhận về 300.000 lượt thích. Tuy nhiên, có một điểm lạ là 4 người tham gia livestream không đề cập đến giá bán hoặc giảm giá cho các sản phẩm mà chủ yếu giới thiệu tính năng sản phẩm cũng như hướng dẫn sử dụng. Thực tế, đây được xem là một hoạt động “hâm nóng” của hãng sản xuất iPhone trước khi chính thức mở bán các sản phẩm giảm giá vào 8h tối cùng ngày.
Apple đang tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc, nơi thị phần của hãng đang tuột dốc. Đối với thị trường Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan, công ty ghi nhận doanh thu 17,8 tỷ USD trong quý I, giảm gần 3% so với 1 năm trước. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 3, CEO Tim Cook của Apple đã gặp các lãnh đạo Trung Quốc, tái khẳng định cam kết của công ty với thị trường trong bối cảnh bất ổn địa, chính trị.
Nguồn: https://markettimes.vn/den-apple-cung-phai-livestream-ban-iphone-ipad-du-biet-kinh-te-kho-khan-the-nao-30465.html
2. Du khách lại ‘đổ bộ’ hiệu thuốc Nhật Bản
Theo các ước tính,1,95 triệu du khách nước ngoài đã đến thăm Nhật Bản vào tháng 4, ít hơn khoảng 30% so với 4 năm trước, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát. Sự chênh lệch chủ yếu là do vắng bóng du khách Trung Quốc. Song hàng triệu du khách nước ngoài vẫn tấp nập mua sắm trong các cửa hàng và nhà cung cấp tại Nhật Bản, thúc đẩy một số mặt hàng đạt doanh số gần mức kỷ lục, trong đó một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc không kê đơn được săn đón nhiều nhất. Theo các nhà thuốc và chuỗi cửa hàng tham gia khảo sát của Nikkei, cho đến nay sự phục hồi chi tiêu trong nước chủ yếu do người Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Từ lâu, khách du lịch nước ngoài đã coi các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc không kê đơn của Nhật Bản là những món quà lưu niệm đáng giá. Vào giữa những năm 2010, các hiệu thuốc tại xứ sở hoa anh đào luôn tấp nập du khách Trung Quốc. Họ tìm kiếm 12 loại thuốc “shen yao” – tên gọi các loại thuốc mà du khách Trung Quốc coi là nhất định phải mua khi đến Nhật Bản. Năm nay, xu hướng này nhiều khả năng cũng sẽ tiếp tục. Một sản phẩm đang bán chạy trên thị trường Nhật Bản là Alinamin – loại vitamin B tổng hợp được xem như “vũ khí” loại bỏ tình trạng mệt mỏi. Trong cuộc khảo sát do Nikkei thực hiện, nhiều nhà thuốc và chuỗi cửa hàng cũng cho biết Alinamin EX Plus là loại thuốc được du khách nước ngoài mua nhiều nhất kể từ tháng 1. Các sản phẩm có Alinamin bán chạy với khách du lịch từ đảo Đài Loan. Theo Tahara, các sản phẩm này được bán tại Đài Loan với giá cao hơn ở Nhật Bản, do đó nhiều du khách cố gắng mua số lượng lớn để mang về nhà. Bên cạnh đó, Strong Wakamoto – loại thuốc chữa bệnh dạ dày do công ty dược phẩm Wakamoto cung cấp – cũng là sản phẩm được nhiều người săn đón. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, doanh số bán loại thuốc này đã tăng vọt 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: https://zingnews.vn/du-khach-lai-do-bo-hieu-thuoc-nhat-ban-post1437074.html
3. Việt Nam là thị trường bán lẻ trọng điểm ở châu Á – Thái Bình Dương
Trong báo cáo mới công bố, công ty dự báo xu hướng tiêu dùng WGSN gọi Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023. Đơn vị này cho biết Việt Nam đã nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kỳ đại dịch. Số lượng công ty khởi nghiệp cũng đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu dịch Covid-19 đến giữa năm 2022. Cùng với đó, những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt giá trị 49 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, trong khi chi tiêu hộ gia đình năm nay được dự báo tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái. Theo các báo cáo trước đó của WGSN, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam bao gồm hai yếu tố đặc trưng. Một mặt là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, mặt khác là nỗ lực tăng cường tiết kiệm.
Theo các chuyên gia của WGSN, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,2%. Đáng chú ý, khảo sát của McKinsey & Company hồi đầu năm cũng cho biết có đến 70% người trẻ thuộc thế hệ Millennials (những người sinh năm 1981-1996) ở Việt Nam tỏ ra lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia châu Á mà đơn vị này khảo sát. “Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu ‘Made in Vietnam’ hơn là các thương hiệu nước ngoài. Do đó, các thương hiệu cần đầu tư vào các sáng kiến nhằm tôn vinh cộng đồng địa phương và giúp kết nối với giới trẻ Việt”, bà Helen Sac, Giám đốc tư vấn khu vực APAC của WGSN, nhìn nhận.
Với việc thế hệ Millennials và thế hệ Z (những người sinh năm 1996-2010) chiếm gần một nửa dân số Việt Nam, các chuyên gia dự báo người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục có lối sống theo hướng số hóa. Nhóm đối tượng này sẽ mong muốn có được trải nghiệm đa kênh ngày càng linh hoạt và thuận tiện, cũng như thanh toán số dễ dàng. “Để giữ chân người mua sắm trong năm 2023, các thương hiệu và doanh nghiệp nên kết hợp các kênh trực tiếp và trực tuyến một cách liền mạch bằng cách đầu tư vào hiện diện trực tuyến, khám phá hình thức dịch vụ ‘click and collect’ (đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng), thanh toán tại cửa hàng cho các đơn hàng trực tuyến và nâng cấp đa dịch vụ”, báo cáo của WGSN khuyến nghị.
Nguồn: https://zingnews.vn/viet-nam-la-thi-truong-ban-le-trong-diem-o-chau-a-thai-binh-duong-post1437557.html
4. Xu hướng không dùng tiền mặt của người Việt phát triển đột phá
Theo báo cáo Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 công bố mới đây, Visa cho biết người dân đang thích nghi nhanh chóng với thanh toán số và dần hạn chế sử dụng tiền mặt khi thực hiện giao dịch. Sau Covid-19, tỷ lệ người Việt sử dụng thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử tăng trên mọi nhóm độ tuổi so với năm 2021. Cụ thể, 66% người dùng thanh toán thẻ trực tuyến, 70% thanh toán ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng. Con số này cải thiện đáng kể so với tỷ lệ 32% của năm 2021. Tương tự, tỷ lệ thanh toán bằng mã QR cũng gia tăng đột biến, nâng từ 35% vào năm 2021 lên 61% trong năm 2022. Visa ghi nhận 90% người dùng được khảo sát đã thực hiện giao dịch thanh toán không tiền mặt trong năm 2022 trong khi con số này vào năm trước đó chỉ là 77%. Ngoài ra, khoảng 77% người tin rằng có thể không dùng tiền mặt trong 3 ngày.
Nghiên cứu cho thấy việc nói không với tiền mặt đang là xu hướng chung của người tiêu dùng. Bằng chứng là năm 2022, người dùng mang theo ít tiền mặt hơn và hạn chế sử dụng tiền mặt để thanh toán. Hai lý do phổ biến nhất khiến người dùng giảm mang tiền mặt là nguy cơ bị mất hoặc bị đánh cắp. Bên cạnh đó, việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng giúp người dùng tự tin hơn khi không mang tiền mặt ra đường. Trên thực tế, tỷ lệ lựa chọn các phương thức thanh toán kỹ thuật số cũng ngày càng gia tăng. Khoảng 90% người tiêu dùng đang quan tâm đến hình thức ngân hàng số trong khi chỉ có 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ này. Đây được xem như tiềm năng cũng như dư địa rất lớn cho các tổ chức tín dụng lẫn doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.
Nguồn: https://zingnews.vn/gan-80-nguoi-viet-san-sang-khong-dung-tien-mat-3-ngay-lien-tiep-post1435975.html
5. Cửa hàng thời trang ‘khát’ người mua
Sức mua người tiêu dùng giảm mạnh, nhưng các chi phí từ mặt bằng, nhân viên tới điện, nước… đang là những áp lực đè nén bán lẻ thời trang Việt. Bước vào mùa mua sắm cao điểm dịp hè 2023 nhưng những “tuyến phố thời trang” tại TP.HCM như Quang Trung (quận Gò vấp), Lê Văn Sỹ (quận 3), Huỳnh Văn Bánh (quận 3)… vẫn vắng vẻ, im lìm chờ khách.
Từ đầu tuần tới nay, dù vào khung giờ vàng mua sắm – 20g nhưng không khí mua bán tại các shop thời trang trên tuyến phố sầm uất của quận Gò Vấp im ắng lạ thường. Không còn cảnh tấp nập người mua kẻ bán như những năm trước dịch. Dù đường xá vẫn tấp nập người đi lại nhưng hầu hết các cửa hàng thời trang đang nằm im chờ khách. Đại diện của cửa hàng thời trang trẻ em trên đường Quang Trung (Gò Vấp) cho biết, dù treo biển giảm giá hơn 40% nhưng lượt khách đến shop vẫn chưa phục hồi, giá trị mỗi đơn hàng cũng giảm mạnh so với các năm trước. Tương tự, dọc con đường Lê Văn Sỹ (quận 3) nơi tập trung các shop thời trang dành cho tuổi trẻ cũng vắng lặng lạ thường. Hầu hết các cửa hàng bán lẻ hoặc chuỗi thời trang đều đang chạy chương trình giảm giá như mua 2 sản phẩm giảm 5%… Dẫu vậy sức mua cũng không đạt như kỳ vọng.
Nguồn: https://plo.vn/cua-hang-thoi-trang-khat-nguoi-mua-post735996.html
6. Cuộc chiến hạ giá hàng công nghệ tại các hệ thống bán lẻ chưa có hồi kết
“Cuộc chiến” giá được khởi đầu bởi “ông lớn” Thế Giới Di Động, sau đó cuốn theo một loạt nhà bán lẻ khác như FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store, Di Động Việt… tham gia, tập trung vào các dòng sản phẩm Apple và một số flagship của Samsung, Xiaomi, Oppo… Suốt hơn 1 tháng qua, cuộc chiến giá diễn ra rất gay gắt với nhiều thủ thuật, chiến thuật thay đổi liên tục từ Thế Giới Di Động khi thì đặt giá thấp theo cửa hàng, theo khu vực để cạnh tranh, khi thì “phá giá” dưới giá nhập một số mã hàng họ vốn không mạnh để gây sức ép “đua lỗ” cho các nhà bán lẻ khác và giành giật thị phần. Đỉnh điểm là khoảng một tháng trước, xuất phát từ thông điệp “Giá rẻ quá” của TGDĐ và màn đáp trả “Rẻ hơn cả Rẻ quá” của FPT Shop. Ngay lập tức, Di Động Việt cũng đã nghênh chiến với thông điệp “Rẻ hơn các loại Rẻ”, giúp hệ thống ghi dấu ấn mạnh mẽ với cộng đồng trong suốt thời gian qua.
Theo giới kinh doanh, các nhà bán lẻ ở vị thế độc quyền sử dụng yếu tố giá để gây thiệt hại cho các nhà bán lẻ khác trong ngắn hạn, về lâu dài là đánh vào sức cạnh tranh của các đối thủ. Hiện nay, Thế Giới Di Động có chính sách giá bán thấp cao theo cửa hàng, khu vực chứ không theo toàn bộ hệ thống. Theo đó có những nơi có thể bán rẻ để cạnh tranh và có những nơi bán cao được để giữ lợi nhuận.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/cuoc-chien-ha-gia-hang-cong-nghe-tai-cac-he-thong-ban-le-chua-co-hoi-ket-2023060317034863.htm
7. Khó bán hàng ra nước ngoài nếu không nắm và hiểu dữ liệu
Theo nghiên cứu mới của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 80.000 tỷ đồng vào năm 2022 và có thể đạt đến 296.300 tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ qua thương mại điện tử. Tương tự, Amazon Global Selling ước tính thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 26% mỗi năm từ nay đến 2030, cho dù tình hình kinh tế hiện khó khăn. “Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ”, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA), cho biết tại Hội nghị Thương mại Điện tử xuyên biên giới do Amazon Global Selling và iDEA tổ chức ngày 7/6.
Dù vậy, ở Việt Nam, việc bán hàng ra các thị trường nước ngoài vẫn là khó khăn với nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) do các rào cản về xuất nhập khẩu, thị trường. Các nhà sản xuất, bán lẻ của Việt Nam có thể quen thuộc với khách hàng trong nước, nhưng khi kinh doanh trên toàn cầu, khách hàng từ các quốc gia và khu vực khác nhau có những nhu cầu và thị hiếu mà doanh nghiệp chưa nắm bắt được nếu không có dữ liệu và quy trình phản hồi. Đại diện Beefurni, nhà sản xuất đồ gỗ gia dụng, từng xuất khẩu truyền thống đến các nhà phân phối nhưng đã chuyển sang thương mại điện tử và bán trực tiếp đến người dùng cuối từ năm 2022, cho biết dữ liệu từ các nền tảng thương mại điện tử giúp họ tinh chỉnh sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng. Doanh nghiệp cho biết theo các kênh bán hàng truyền thống, sẽ mất khoảng một năm để phản hồi trở về nhà sản xuất và điều chỉnh, khoảng thời gian này giảm còn khoảng 3 tháng với quy trình thu thập dữ liệu thương mại điện tử.
Nghiên cứu của Access Partnership tại Việt Nam cho thấy 86% trong số 300 MSMEs được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử, và mong muốn của nhóm doanh nghiệp này là mở rộng ra các thị trường Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới. Các thống kê của Amazon từ 2019 đến nay cho thấy ngành hàng tiềm năng của các nhà bán hàng Việt Nam là sản phẩm chăm sóc nhà cửa, trang trí nội thất. Ngoài ra, thời trang và phụ kiện làm đẹp là các sản phẩm trong xu hướng tăng trưởng trong 6 tháng trở lại đây, đại diện nền tảng thương mại điện tử cho biết.
Nguồn: https://zingnews.vn/kho-ban-hang-ra-nuoc-ngoai-neu-khong-nam-va-hieu-du-lieu-post1437902.html

Nhóm tin về ngành thời trang – làm đẹp

1. Temasek xem xét đầu tư 100 triệu USD vào công ty kim hoàn BlueStone
Hãng tin Reuters đưa tin tập đoàn đầu tư nhà nước Temasek của Singapore đang xem xét đầu tư 100 triệu USD vào công ty kim hoàn BlueStone của Ấn Độ. Một trong những nguồn tin riêng chia sẻ với Reuters, Temasek đang tiến hành thẩm định giao dịch và một thỏa thuận có thể sẽ được ký kết sớm nhất là từ tháng 7 đến tháng 9/2023, nếu các cuộc đàm phán thành công. Mức đầu tư này tương đương 20% cổ phần của công ty. Theo nguồn tin giấu tên, khoản đầu tư của Temasek, cùng với khoản đầu tư trước đó của công ty đầu tư mạo hiểm Accel và tập đoàn công nghiệp Ấn Độ Ratan Tata, giúp đẩy giá trị vốn hóa của BlueStone lên ngưỡng gần 500 triệu USD.
BlueStone hiện có 150 cửa hàng tại Ấn Độ. Trên trang mạng (website) riêng, công ty này đã công khai kế hoạch mở thêm 300 cửa hàng nữa vào năm 2024. Thỏa thuận tiềm năng với nhà đầu tư Singapore sẽ hỗ trợ hiện thực hóa khả năng mở rộng thị trường của BlueStone tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ số lượng trang sức lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, khi nhu cầu về loại hàng hóa xa xỉ này đang tăng cao, sau đại dịch COVID-19.
Nguồn: https://bnews.vn/temasek-xem-xet-dau-tu-100-trieu-usd-vao-cong-ty-kim-hoan-bluestone/293649.html

Nhóm tin về xu hướng xanh – bền vững

1. Thực phẩm ‘xấu xí’ – lời giải cho bài toán lãng phí lương thực?
Vấn đề lãng phí thực phẩm thực sự không còn là một câu chuyện đùa. Theo một số ước tính, một phần ba hoặc nhiều hơn lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu đã bị vứt bỏ với chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD. Do vậy, việc tiếp thị cho những đồ gọi là thực phẩm “xấu xí” chính là câu trả lời cho mọi vấn đề. Theo tạp chí Time, “phong trào thực phẩm xấu xí” đang lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu và Australia, hiện được coi như một giải pháp cho vấn đề lãng phí thực phẩm hiện nay. Bon Appetit Management, một công ty thực phẩm lớn thuộc sở hữu của tập đoàn Compass khổng lồ tại Mỹ, năm ngoái đã tung ra Imperfectly Delicious Produce (thực phẩm ngon không hoàn hảo), một chương trình nhằm tuyển chọn những thực phẩm có hình thức xấu đưa sang các nhà hàng và quán ăn tự phục vụ của công ty, thay vì vứt bỏ chúng. Cho đến nay, hầu hết những thực phẩm “xấu xí” đã được trao tới cho những người nghèo thay vì vứt bỏ, nhờ những nỗ lực của Mạng lưới phục hồi thực phẩm (mà Bon Appetit đã hợp tác) cùng Thử thách phục hồi thực phẩm của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ.
Cách đây không lâu, liên minh châu Âu vẫn còn những quy tắc thực sự nhằm ngăn chặn việc bán ra các sản phẩm có kích thước kỳ lạ hoặc biến dạng. Tuy nhiên, trong một nỗ lực lớn nhằm giảm lãng phí (năm 2014 được chỉ định chính thức là “Năm châu Âu chống lãng phí thực phẩm”), hầu hết các quy tắc đó đã bị loại bỏ từ vài năm trước. Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa tại châu Âu đang tích cực tiếp thị các sản phẩm như vậy và rõ ràng là mọi người vẫn mua chúng, mặc dù đến thời điểm này khó có thể đánh giá độ thành công của những nỗ lực đó. Dù cho phong trào này có những dấu hiệu khả quan sẽ đạt được thành công, thì việc đưa xu hướng mua sắm thực phẩm “xấu xí” vào cuộc sống vẫn là một thách thức lớn. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, người tiêu dùng tại các nước phát triển đã quen với việc đón nhận và kỳ vọng về những sản phẩm có hình thức hoàn hảo, do đó cần phải mất rất nhiều thời gian để đưa người tiêu dùng thoát khỏi thói quen và kỳ vọng khi mua sắm đó.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thuc-pham-xau-xi-loi-giai-cho-bai-toan-lang-phi-luong-thuc/865997.vnp

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1. Nhiều app Trung Quốc đặt mục tiêu vượt TikTok
Yumy, Mico và Yoho là 3 ứng dụng mạng xã hội kết hợp hẹn hò vừa được ra mắt tại thị trường Đông Nam Á và Trung Đông. Những ứng dụng này có một điểm chung là đều đến từ cùng một nhà phát triển Trung Quốc: Newborn Town. Học theo mô hình ByteDance nhưng Newborn Town vẫn có sự khác biệt nhất định với công ty mẹ TikTok. Công ty công nghệ non trẻ này đang dọn đường để đưa các ứng dụng nhỏ của mình lên smartphone và tiến sâu vào đời sống của người dùng toàn cầu. Sau thành công ở châu Á và khu vực Trung Đông, Newborn Town muốn hướng đến những thị trường lớn hơn như Mỹ hay Nhật Bản. Theo báo cáo hàng năm, năm 2022, các app của hãng có trung bình 22,9 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Doanh thu đạt 2,8 tỷ nhân dân tệ (395,8 triệu USD), tăng 18,6% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận còn đáng kinh ngạc hơn khi đạt 287,3 triệu nhân dân tệ, tăng 174,2%.
Tương tự với mặt hàng tiêu dùng, các dịch vụ Internet của Trung Quốc cũng được yêu thích và tăng trưởng với một tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ trở lại đây. Theo Mark Tanner, giám đốc điều hành tại Skinny, Đông Nam Á và khu vực Trung Đông có ưu điểm so với những thị trường khác là nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật số và rất triển vọng với những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Rủi ro địa chính trị ở đây cũng thấp hơn bởi các quốc gia này có mối quan hệ tốt với chính phủ Bắc Kinh. Theo SCMP, ngày càng nhiều công ty Internet của Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội phát triển ở ngoại quốc bởi tốc độ tăng trưởng nội địa ngày càng giảm sút. Tuy nhiên, những hãng này cũng gặp không ít thách thức. Đơn cử như TikTok đang gặp khó ở Mỹ khi chính phủ cấm cửa vì lo ngại ứng dụng có thể gây nguy hiểm đối với dữ liệu nhạy cảm của người dùng. Do đó, CEO Li Ping của Newborn Town cho rằng điều quan trọng nhất khi mở rộng sang các thị trường bên ngoài là tuân theo những điều lệ trong nước sỡ tại để tránh gặp những rắc rối pháp lý tiềm năng.
Nguồn: https://zingnews.vn/tiktok-tro-thanh-tam-guong-cho-cac-app-trung-quoc-khac-post1435563.html
2. Doanh nhân công nghệ Trung Quốc muốn ‘che mờ’ gốc tích để kinh doanh ở Mỹ
Đối với những doanh nhân công nghệ tham vọng của Trung Quốc, việc mở rộng kinh sang Mỹ ngày càng trở nên khó khăn. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, đặc biệt là sau khi Washington áp lệnh trừng phạt đối với gã khổng lồ viễn thông Huawei, một số công ty Trung Quốc bắt đầu lập trụ sở ở nước ngoài. Đây là cách mà họ cho rằng có thể giúp tránh được sự giám sát gắt gao của chính phủ Mỹ. Giờ đây, một số chủ doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đại lục nói rằng họ cần ‘che mờ’ gốc tích Trung Quốc của hơn nữa bằng cách xin thị thực thường trú nhân  hoặc quốc tịch ở nước ngoài để tránh những hạn chế và thành kiến của chính phủ Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc khi họ làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Căng thẳng Mỹ-Trung dâng cao  dưới thời chính quyền Donand Trump khi Mỹ đánh thuế rộng rãi  đối với hàng hóa Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei. Tuy nhiên, xích mích vẫn tiếp tục không suy giảm dưới thời Tổng thống Joe Biden khi cả hai nước bước vào cuộc chạy đua cạnh tranh ưu thế công nghệ toàn cầu. Căng thẳng địa chính trị giữa hai nước khiến bầu không khí tại kém thân thiện hơn nhiều đối với các công ty Trung Quốc đại lục muốn hoạt động hoặc huy động vốn tại Mỹ, các chuyên gia tư vấn cho biết. Nhưng ngay cả khi mở rộng kinh doanh sang Mỹ đã trở nên khó khăn hơn nhiều, đó vẫn là mục tiêu của hầu hết các doanh nhân công nghệ Trung Quốc  mà Reuters đã phỏng vấn. Họ cho biết tập trung vào thị trường nội địa không phải là một lựa chọn hấp dẫn bất chấp quy mô lớn. Cuộc chấn chỉnh kéo dài hai năm của Bắc Kinh kể từ cuối năm 2020 đối với lĩnh vực công nghệ từng phát triển tự do của Trung Quốc diễn ra đúng lúc các biện pháp hạn chế đi lai và phong tỏa nghiêm ngặt áp đặt trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Tất cả những đều này khiến họ thất vọng và giảm kỳ vọng về thị trường trong nước.
Chris Pereira, người điều hành hãng  ty tư vấn kinh doanh Viện Hệ sinh thái Bắc Mỹ, cho biết việc các công ty Trung Quốc tìm cách chuyển văn phòng trụ sở ra nước ngoài và thậm chí che dấu gốc tích Trung Quốc  đã trở thành một xu hướng. Những công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng  không nhấn mạnh bản sắc Trung Quốc gồm nhà bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến Shein, có công ty mẹ đăng ký hoạt động ở Singapore. Đầu tháng 5, hãng thương mại điện tử PDD Holdings cũng chuyển trụ sở chính từ Thượng Hải đến Dublin (Ireland). Trong năm nay, công ty của Pereira đã nhận được khoảng 100 yêu cầu từ các công ty Trung Quốc đại lục tìm kiếm sự giúp đỡ để mở rộng ra nước ngoài. Pereira cho biết ông tư vấn họ về cách bản địa hóa hiệu quả ở nước ngoài và trở thành một phần của cộng đồng thay vì chỉ tìm cách che giấu nguồn gốc Trung Quốc.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/doanh-nhan-cong-nghe-trung-quoc-muon-che-mo-goc-tich-de-kinh-doanh-o-my/
3. AI thành điểm sáng trên thị trường việc làm ảm đạm của Trung Quốc
Dù tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục và tình hình ngày càng khó khăn đối vói 11,6 triệu tân cử nhân năm nay, những ứng viên sở hữu bằng cấp liên quan đến mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – công nghệ đứng sau các chatbot như ChatGPT – lại vô cùng khan hiếm. Trong khi đó, số lượng các vị trí tuyển dụng trong lĩnh vực này lại tăng 172,5% so với một năm trước đó, theo báo cáo việc làm 2023 của nền tảng Liepin. Ngoài AI, cơ hội việc làm trong lĩnh vực vật liệu mới và năng lượng mới cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 93,9% và 30% trong cùng kỳ.
Max Xiao Mafeng – đồng sáng lập kiêm CEO công ty tuyển dụng TTC Consultancy – chia sẻ, từ cuối năm 2022, họ bắt đầu nhận được nhiều yêu cầu hơn từ các doanh nghiệp công nghệ trong nước để tìm kiếm nhân tài LLM và nội dung do AI tạo ra. Theo một sinh viên chuyên ngành NLP tại Đại học Công nghệ và khoa học điện tử Trung Quốc, anh nhận được 5 lời mời làm việc từ các hãng như Meituan, Shein, Xiaomi, CATL và SF Express. Các vị trí liên quan đến thuật toán, học sâu (deep learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) – tất cả đều quan trọng trong phát triển chatbot AI – nằm trong số các công việc phổ biến nhất.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/tri-tue-nhan-tao-thanh-diem-sang-tren-thi-truong-viec-lam-trung-quoc-2150693.html
4. Chuyên gia đánh giá cao khả năng tự sản xuất chip của Trung Quốc
Các công ty như Huawei và Alibaba đang nghiên cứu phương pháp phát triển AI tối tân bằng những con chip không hiện đại, hoặc kết hợp các con chip khác nhau để giảm lệ thuộc vào một phần cứng duy nhất, theo Wall Street Journal. Chuyên gia trong ngành tin rằng, đây sẽ là thách thức đối với doanh nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên, một số thử nghiệm cho thấy sự hứa hẹn, Wall Street Journal đưa tin. Paul Scharre, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nói “không gì là không thể”. Về lâu dài, Trung Quốc có thể thực hiện các tiến bộ công nghệ và rất có khả năng họ làm nhanh hơn dự đoán của người khác. Tuần trước, nhà sáng lập kiêm CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, nguồn lực mà Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp chip rất lớn, “vì vậy không thể đánh giá thấp họ”. Theo Reuters, Trung Quốc đổ hơn 1.000 tỷ NDT (140 tỷ USD) vào ngành công nghiệp bán dẫn. Các nhà sản xuất nội địa đã được hưởng lợi từ trợ cấp của chính phủ và các dự án nghiên cứu do nhà nước tài trợ. Vì vậy, có nhiều startup GPU (chip dùng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI) nổi lên tại đây, buộc các hãng phải chạy hết tốc lực để duy trì cạnh tranh, ông Huang chia sẻ tại sự kiện Computex 2023 diễn ra ở Đài Bắc tuần trước.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách chi phối thị trường chip dùng công nghệ sản xuất cũ (28nm trở lên), loại chip ngày càng quan trọng với ngành xe hơi và được sử dụng rộng rãi trong ô tô, điện tử tiêu dùng…. Charles Shi, nhà phân tích bán dẫn cấp cao tại hãng quản lý tài sản Needham & Company, nhận xét nước này cho thấy tiến bộ trong sản xuất các loại chip này. Nhà cung cấp dịch vụ phân tích Total Telecom cho biết, Trung Quốc đã dẫn đầu về sản xuất chip 28nm và 14nm từ năm 2021. Nhu cầu đối với chip 28nm dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2030, tạo ra thị trường 28,1 tỷ USD, theo hãng tư vấn International Business Strategies.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/dung-danh-gia-thap-kha-nang-tu-san-xuat-chip-cua-trung-quoc-2151673.html
5. TSMC lạc quan về đàm phán xây dựng nhà máy ở Đức
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, TSMC đã đàm phán với chính quyền bang Sachsen của Đức kể từ năm 2021 về việc xây dựng một nhà máy chế tạo, hay còn gọi là “fab” ở Dresden. Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Đạo luật chip, một kế hoạch trợ cấp trị giá 43 tỷ euro (46,07 tỷ USD) để tăng gấp đôi công suất sản xuất chip vào năm 2030, nhằm bắt kịp châu Á và Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp cổ đông thường niên, Chủ tịch TSMC Mark Liu nói rằng TSMC đã cử các giám đốc điều hành đến Đức một vài lần để đàm phán về cơ hội xây dựng nhà máy mới. Theo ông Mark Liu, mọi việc cho đến nay vẫn tốt. Một số “lỗ hổng” trong chuỗi cung ứng và lao động ở Đức đang được giải quyết. TSMC vẫn đang đàm phán với Đức về các khoản trợ cấp, mức trợ cấp sẽ là bao nhiêu và sẽ không có điều kiện hỗ trợ nào.
TSMC là một trong số các nhà sản xuất chip, trong đó có Intel và Wolfspeed, đang tìm cách huy động vốn của chính phủ để xây dựng các nhà máy ở châu Âu. Brussels và các nước thành viên EU đang thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách cung cấp hàng tỷ USD trợ cấp nhà nước để cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp châu Á và giảm bớt tình trạng thiếu chip toàn cầu đã gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ô tô. EU tìm cách tăng gấp đôi thị phần toàn cầu lên 20% vào năm 2030. Truyền thông Đài Loan đưa tin TSMC hy vọng đầu tư toàn bộ vào nhà máy ở Đức, nhưng vẫn sẽ cho phép một số khách hàng góp cổ phần nhỏ nếu họ muốn.
Nguồn: https://bnews.vn/tsmc-lac-quan-ve-dam-phan-xay-dung-nha-may-o-duc/293808.html

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1. Quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia rút khỏi Trung Quốc và Ấn Độ
Sequoia Capital là một trong những công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất ở Thung lũng Silicon. Trong thông báo vừa đưa ra, quỹ này cho biết sẽ chia tách bộ phận ở Trung Quốc thành một công ty độc lập, phù hợp với kế hoạch chung của Quỹ là chia thành ba tổ chức đối tác độc lập. Cụ thể, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Sequoia sẽ được gọi là HongShan, hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ được gọi là Peak XV Partners và trụ sở chính tại Mỹ và châu Âu giữ tên gốc là Quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia. Động thái của Sequoia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về đầu tư và phát triển công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng. Hiện tổng tài sản mà Sequoia quản lý tại Mỹ là 53 tỷ USD, trong khi tại châu Âu là 56 tỷ USD và tại Ấn Độ và Đông Nam Á là 9 tỷ USD.
Kể từ khi gia nhập Trung Quốc vào năm 2005, Sequoia đã đóng vai trò nổi bật trong sự phát triển nhanh chóng và sinh lợi của những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư mạo hiểm đã trở nên thận trọng hơn khi rót tiền vào Trung Quốc trong thời gian gần đây. Theo công ty nghiên cứu PitchBook, giao dịch của các thương vụ mua bán cổ phần công ty Trung Quốc từ nhà đầu tư nước ngoài đã giảm một nửa vào năm ngoái, xuống còn khoảng 69 tỷ USD, mức thấp nhất trong sáu năm.
Nguồn: https://bnews.vn/quy-dau-tu-mao-hiem-sequoia-rut-khoi-trung-quoc-va-an-do/293821.html

Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi

1. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ duy trì xu hướng giảm nửa cuối năm 2023
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), trong 4 nhóm nguyên liệu hàng hoá, nông sản là các mặt hàng ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vài tháng qua. Hầu hết giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) quan trọng như ngô, khô đậu tương, lúa mì đều sụt giảm từ 15 – 30% so với giai đoạn đầu năm nay. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi vốn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu của nước ta, đặc biệt là sau 2 năm liền các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi gồng lỗ do cả chi phí đầu vào lẫn sức ép đầu ra. “Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới đang hạ nhiệt, trong khi phí vận chuyển về Việt Nam cũng đang giảm xuống do giá dầu thô cũng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với đó, giá thành các sản phẩm đầu ra cũng có dấu hiệu gia tăng sẽ là những tín hiệu khả quan cho ngành chăn nuôi trong nửa cuối năm 2023, sau 2 năm trải qua giai đoạn khó khăn”, ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam đánh giá.
Nguồn cung từ ngành trồng trọt trong nước mới chỉ đáp ứng được hơn 40% nhu cầu đối với các loại nguyên liệu cho sản xuất TACN. Điều này cũng dẫn tới sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi với thị trường nông sản thế giới. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20 – 22 triệu tấn nguyên liệu, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên. Khả năng giá nguyên liệu sẽ đảo chiều và tăng trở lại trong vài tháng tới hay không sẽ là mối quan tâm hàng đầu mà các doanh nghiệp cần giải đáp để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp cho giai đoạn nửa cuối năm 2023.
Nguồn: https://markettimes.vn/gia-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-se-duy-tri-xu-huong-giam-nua-cuoi-nam-2023-29282.html
2. Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
Sau khi tăng “nóng” hồi tháng 5-2023, hiện giá heo hơi đã hạ nhiệt, về dưới 60.000 đồng/kg, giá bình quân cả nước khoảng 58.000 đồng/kg. Dù đây là giá cao hơn giá thành nhưng người chăn nuôi vẫn chưa yên tâm khi sức mua trên thị trường vẫn yếu. Chưa kể, rất nhiều hộ chăn nuôi đã giảm đàn nên không được hưởng lợi từ đợt tăng giá này. Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Giám đốc HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), từng là một người chăn nuôi giỏi nhưng cũng đã giảm đàn 50% do không chịu được thua lỗ kéo dài. Chăn nuôi hiện đại đòi hỏi kiểm soát dịch bệnh, đầu tư vốn lớn, có đất rộng, có vành đai bảo vệ để bảo đảm an toàn sinh học… nên nông hộ không đủ năng lực tham gia. “Dần dần, chỉ còn các doanh nghiệp (DN) lớn và các tập đoàn nước ngoài tham gia nuôi heo. Số hộ chăn nuôi quanh đây cũng đã giảm đến 70% vì không còn hiệu quả. Dù chuồng trại còn thì họ cũng làm nghề khác để sống” – ông Thắng chua chát.
Theo một thống kê được công bố, cách đây 10 năm, Việt Nam có 10 triệu hộ chăn nuôi heo. Cách đây 3 năm, số hộ giảm còn 4 triệu, đến nay chỉ còn không tới 2 triệu hộ.Theo TS Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV), sự khó khăn của ngành chăn nuôi đã được dự báo từ trước, khi Việt Nam hội nhập sâu kinh tế thế giới. Ngành chăn nuôi Việt Nam không có lợi thế về đất đai rộng, phải nhập khẩu từ nguyên liệu thức ăn đến con giống, thuốc thú y… nên giá thành cao hơn nhiều nước phát triển về chăn nuôi. Trong bối cảnh hiện nay, TS Đạt đánh giá các hộ chăn nuôi chỉ còn lợi thế với những sản phẩm bản địa, đặc sản và các mô hình sản xuất tuần hoàn theo phương thức truyền thống. Đây là thị trường ngách, quy mô nhỏ, các DN lớn sẽ không đầu tư nên ít có sự cạnh tranh. Đối với DN chăn nuôi, qua đợt khủng hoảng này sẽ có sự sàng lọc, chỉ những DN có thực lực mới tồn tại. Những DN còn lại buộc phải sản xuất theo chuỗi khép kín để hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/gia-heo-tang-nguoi-chan-nuoi-van-gap-kho-20230606215353695.htm
3. BAF khánh thành cùng lúc 2 trang trại xanh hiện đại
Ngày 05 tháng 06 năm 2023, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF, Công ty) đã khánh thành trang trại Chăn nuôi heo nái công nghệ cao Nam An Khánh (Nam An Khánh) tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Diện tích 15 hectare,quy mô chăn nuôi 5.000 đầu heo nái cho ra sản lượng tương ứng khoảng 150.000 con cai sữa mỗi năm. Áp dụng công nghệ hiện đại chuồng hầm tiên tiến bậc nhất trên thế giới đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi. Các trang thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý tự động và xử lý nước thải được nhập từ châu Âu và Mỹ như: AP, Cristal, Skiold, Big Dutchman… Cùng ngày, BaF tiến hành tổ chức lễ khánh thành Trang trại Chăn nuôi heo công nghệ cao Trang Trại Xanh 2 (Trang Trại Xanh 2) tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Trang Trại Xanh 2 có quy mô 10,2 hectare. Cũng như trại Nam An Khánh cùng với các trang trại đã đưa vào hoạt động của BaF, Trang Trại Xanh 2 cũng được xem là hình mẫu về chuẩn mực thiết kế, xây dựng và vận hành hiện đại được áp dụng tại Việt Nam.
Đây là 2 trang trại hiện đại thứ 19 của BaF được đưa vào vận hành sau khi thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe của BaF và IFC. Cho thấy bước tiến quan trọng trong chiến lược trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực chăn nuôi hiện đại khép kín 3F (Feed-Farm-Food). Tính đến thời điểm hiện tại, BaF đã sở hữu hệ thống 28 trại (19 trại đã vận hành và 9 trại đang phát triển) nuôi heo nái và heo thịt trải dài trên khắp cả nước. Tổng đàn lên trên 230.000 con, cung ứng trên 550.000 heo thương phẩm mỗi năm. Dự kiến sẽ nâng số lượng trại hoạt động lên 35 – 40 trang trại trên toàn quốc trong thời gian tới nhằm gia tăng quy mô tổng đàn và đón đầu việc tăng giá của giá heo hơi trong thời gian sắp đến.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/baf-khanh-thanh-cung-luc-2-trang-trai-xanh-hien-dai-20230606111549208.htm
4. Trái cây lép vế ngay sân nhà
Dù có lợi thế sân nhà nhưng nhiều loại trái cây trong nước giảm giá rất sâu ngay từ đầu vụ và bị lép vế so với trái cây ngoại nhập đang tràn ngập thị trường. Ngày 31/5, tại nhiều chợ ở TPHCM, các loại trái cây như măng cụt, sầu riêng… chiếm phần lớn tại các quầy hàng. Tuy nhiên giá lại rẻ bất ngờ dù mới vào đầu vụ. Như măng cụt chỉ có giá từ 35.000-45.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán chỉ 25.000 đồng/kg (giá rẻ hơn phân nửa so với năm ngoái); sầu riêng có giá trung bình chỉ 50.000 -60.000 đồng/kg… Trong khi đó, trái cây ngoại đang tràn ngập các chợ, siêu thị, cửa hàng trái cây ở TPHCM. Tại một hệ thống siêu thị lớn trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), các loại táo đỏ Pháp có giá chỉ 35.900 đồng/kg, cam Úc 39.900 đồng/kg… “Mua 2 kg trái cây ngoại có giá chưa tới 100.000 đồng. Mức giá này còn rẻ hơn nhiều loại trái cây trong nước, mà lại ngon và lạ miệng” – chị Thu Hồng (ngụ quận 3) nhận xét.
Trao đổi với PV Báo Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Thứ – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (G.C Food) nhìn nhận, Việt Nam có nhiều lợi thế về cây trái nhưng đang thua ngay trên sân nhà. “Hiện, chúng ta chỉ chú trọng thị trường nước ngoài, đáp ứng yêu cầu chất lượng của nhà nhập khẩu mà bỏ qua nhu cầu từ thị trường trong nước. Chính tư duy sản xuất nông nghiệp này làm giảm sức cạnh tranh của trái cây nội” – ông Thứ nhận định.  Theo ông Thứ, hầu hết sản phẩm nhập khẩu đang chọn bán ở kênh siêu thị, là những nơi người tiêu dùng quan tâm về vấn đề an toàn, sức khỏe nên bán được giá khá cao. Trong khi đó, trái cây Việt lại bán tại các kênh chợ đầu mối, hạ thấp giá bán nên không có tiền để đầu tư mẫu mã, bao bì…Để trái cây Việt khẳng định vị thế, ông Thứ cho rằng, dù phục vụ thị trường nào cũng đều phải chăm chút để có sản phẩm nông nghiệp chất lượng. Ngoài chất lượng, cần đầu tư về bao bì, nhãn mác. Công nghệ sau thu hoạch cũng cần phải được quan tâm.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Nhà nước cần quy hoạch lại vùng trồng. Nông dân không nên canh tác quá ồ ạt để tránh tình trạng cung vượt cầu. Hàng Việt sẽ có chỗ đứng nếu tận dụng các ưu thế riêng mà không phải thị trường nào cũng có được. Chẳng hạn nông dân nên tăng sản xuất hàng trái vụ, thời điểm mà các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc không thể gieo trồng.
Nguồn: https://tienphong.vn/trai-cay-lep-ve-ngay-san-nha-post1539052.tpo
5. Độc lạ giống bí ‘sợi mì’
Bí ‘sợi mì’ độc, lạ được một hợp tác xã ở Đà Lạt đưa vào sản xuất theo hướng hữu cơ, mỗi quả có giá 150.000 đồng song trồng bao nhiêu cũng không đủ hàng để bán. Bí mì sợi có lớp vỏ thô cứng, màu xanh nhạt. Thoạt nhìn, loại quả này không có gì đặc biệt, với vẻ ngoài gần giống với các loại dưa quen thuộc. Tuy nhiên, bất ngờ lại nằm bên trong, khi được đem đi nấu chín, chúng có phần ruột đặc biệt, cấu tạo bởi rất nhiều sợi dài, mỏng giống như những sợi mì. Sợi bí có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như: mì Ý, sốt thịt, xào trứng,…
Chị Lương Thị Yến Vân – Giám đốc HTX Vườn nhà Đà Lạt cho biết chị vốn hay tìm hiểu những món lạ ở trên mạng. Cách đây 4 năm, trong một lần tình cờ, chị vào mạng Youtube và thấy có giống bí kéo ra được những sợi như sợi mì. Từ đó, chị lần tìm hạt giống và đem về Đà Lạt để trồng thử nghiệm và đã thành công. Để phát triển diện tích trồng bí mì sợi, HTX của chị Vân đã liên kết với khoảng 50 hộ nông dân để trồng bí, nhà nhiều nhất là 4.000 m2, ít nhất là 1.000 m2. Cũng theo chị Vân, mỗi ngày, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 300 kg bí sợi mì. Tuy nhiên hiện bí sợi mì chỉ được bán theo hợp đồng, chưa bán rộng rãi được ra ngoài vì sản lượng trồng ra chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trọng lượng mỗi quả thường đạt từ 1 – 1,5 kg và được bán với giá từ 130.000 – 170.000 đồng/quả. Chị Vân cho biết bí sợi mì dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao nên thời gian tới HTX sẽ mở rộng diện tích để đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường. HTX cũng tập trung sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Nguồn:  https://vtc.vn/doc-la-giong-bi-soi-mi-trong-bao-nhieu-cung-khong-du-ban-ar796735.html
6. Dưa hấu tí hon 10 mùi trồng tại Đà Lạt đắt hàng
Với hình dáng lạ mắt, mang mùi vị độc đáo của 10 loại trái cây khác nhau, dưa hấu tí hon Pepino Đà Lạt đang được du khách và các bà nội trợ săn lùng. Dưa hấu Pepino có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chỉ bé bằng nắm tay người lớn, hình thon dài, nặng khoảng vài lạng, có mùi thơm nhẹ, vị thanh mát. Điểm đặc biệt của loại quả này là tùy theo từng giai đoạn sẽ mang mùi vị của 10 loại trái cây khác nhau, như vị chuối, mít, ổi, xoài, kiwi, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, măng cụt, lê…
Giống dưa hấu tí hon này đã được anh Nguyễn Định (phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) trồng thử nghiệm thành công đầu tiên tại Việt Nam và bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm 2015. Anh Định cho biết ban đầu vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên dưa cho năng suất thấp, vị nhạt, khách chê rất nhiều. Miệt mài sau 2 năm, đến lứa thứ 3, vườn dưa của anh đã cho năng suất ổn định, quả ngọt và thơm. Theo anh Định, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, dưa Pepino có thể cho thu hoạch từ 150 – 300 kg mỗi ngày. Số dưa này được anh cung cấp sỉ cho các siêu thị và bán lẻ cho du khách đến tham quan và mua về làm quà. Hiện dưa hấu tí hon Pepino được bán trên thị trường với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/kg.
Nguồn: https://vtc.vn/phat-sot-voi-dua-hau-ti-hon-10-mui-trong-o-da-lat-dat-hang-nhu-tom-tuoi-ar797546.html
7. 300 tấn vải thiều Lục Ngạn sắp đổ bộ loạt siêu thị BigC, GO! và xuất sang Thái Lan
Ngày 07/6/2023, tại UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2023. Tại Hội nghị, đại diện Tập đoàn Central Retail đã có bài Tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều chính vụ; Ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác tiêu thụ vải thiều mùa vụ năm 2023 với các Hợp tác xã ở huyện Lục Ngạn, và phối hợp thực hiện nghi thức cắt băng xuất hành đoàn xe vận chuyển vải thiều tiêu thụ tại hệ thống của Central Retail bao gồm chuỗi siêu thị: GO!, Big C, Top Market, và xuất khẩu sang Thái Lan. Hoạt động trên tiếp nối Thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Tập đoàn Central Retail Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Giang về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023, đã diễn ra vào ngày 16/5/2023, tại UBND tỉnh Bắc Giang. Theo đó, Central Retail sẽ triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023, nhằm tiêu thụ khoảng 300 Tấn vải Lục Ngạn – Bắc Giang.
Nhiều tháng qua, đội ngũ thu mua của Central Retail đã thường xuyên có mặt ở tỉnh Bắc Giang nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp của tỉnh về các điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vải thiều và các nông sản chủ lực của tỉnh vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị bán lẻ thực phẩm của Central Retail. Bên cạnh đó, Central Retail còn đẩy mạnh hợp tác với các trang thương mại điện tử, và thông qua các app GO!, Big C, Tops Market để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trên kênh online.
Nguồn: https://markettimes.vn/tin-vui-cho-nong-dan-bac-giang-300-tan-vai-thieu-luc-ngan-sap-do-bo-loat-sieu-thi-bigc-go-va-xuat-sang-thai-lan-30811.html

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1. 5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD – cũ
Báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 466 triệu USD, tăng 80,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay đạt trên 1,8 tỉ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết, trong TOP 10 thị trường xuất khẩu rau quả, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Malaysia có mức tăng trưởng mạnh nhất. Riêng Trung Quốc mua rau quả của Việt Nam đạt 805 triệu USD, chiếm 59% về thị phần (năm ngoái chiếm 53%). Về mặt hàng, tính đến hết tháng 4/2023, giá trị xuất khẩu thanh long và sầu riêng đang tương đương nhau với tỷ lệ khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu thanh long đang chậm lại do Trung Quốc đang vào vụ thu hoạch và sức tiêu thụ kém.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, những tháng đầu năm, mặc dù bị cạnh tranh với hàng Thái Lan, Campuchia, Philippines, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam vẫn bứt phá. Như tại Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, trong khi kim ngạch các thị trường Mỹ, Canada sụt giảm, Trung Quốc là “bệ đỡ” giúp hoạt động xuất khẩu tăng trưởng 20% doanh số 4 tháng đầu năm 2023. Triển vọng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tươi sáng hơn khi nông sản Việt đang được nhiều quốc gia ưa chuộng.  Dự báo, xuất khẩu rau quả năm nay của Việt Nam có thể cán mốc 4 tỷ USD.
Nguồn: https://congthuong.vn/5-thang-nam-2023-xuat-khau-rau-qua-dat-tren-18-ty-usd-255980.html
2. Sầu riêng Trung Quốc tự trồng gây thất vọng vì sản lượng chỉ đạt 0,005% nhu cầu
Theo một chuyên gia, sầu riêng trồng trong nước của Trung Quốc cuối cùng dự kiến sẽ được tung ra thị trường trong tháng này. Tuy nhiên, có thể phải mất nhiều năm nữa đại đa số người tiêu dùng mới có thể chạm tay đến loại quả này và ước tính sản lượng dự kiến giảm mạnh trong những tháng gần đây. Thông tin trên được ông Phùng Học Kiệt, Giám đốc Viện Trái cây Nhiệt đới trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với CCTV hồi cuối tuần trước. Ông cho biết, dự kiến Hải Nam sẽ chỉ sản xuất khoảng 50 tấn sầu riêng trong năm nay. Con số trên kém xa so với ước tính sản lượng 2.450 tấn mà CCTV đưa ra hồi tháng 3 và chỉ phục vụ được 0,005% tổng nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc năm nay, vốn rơi vào khoảng một triệu tấn.
Đây là năm đầu tiên Hải Nam thu hoạch sầu riêng ở quy mô lớn sau hơn bốn năm canh tác, trong bối cảnh sầu riêng là một trong những loại trái cây nhập khẩu được người Trung Quốc ưa thích nhất. Vị chuyên gia nhận định Hải Nam sẽ cần một vài năm nữa để có thể sản xuất đủ sầu riêng để kéo giá thành nội địa xuống mức thấp hơn. Ông cũng cảnh báo sự xuất hiện của sầu riêng nội địa không có nghĩa giá thành sẽ rất rẻ do chi phí canh tác ở Hải Nam cao hơn các nước Đông Nam Á. Trung Quốc đang đặt cược rằng cây trồng nội địa sẽ giúp giảm giá trong nước, tận dụng nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng tăng và thúc đẩy thương mại nông nghiệp quốc tế của quốc gia. Nhưng mấu chốt thành công của sầu riêng nội địa là người tiêu dùng có thấy ngon miệng khi so sánh với sầu riêng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á khác hay không.
Nguồn: https://markettimes.vn/tuong-de-doa-duoc-vi-the-cua-viet-nam-thai-lan-sau-rieng-trung-quoc-tu-trong-gay-that-vong-vi-san-luong-chi-dat-0-005-nhu-cau-30669.html
3. Tiềm năng chưa khai thác của thị trường sầu riêng xuất khẩu
Theo Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 5-2023 đạt 600 triệu USD – tăng 53,3% so với tháng 4 và tăng 137,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,97 tỉ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022.  Số liệu cụ thể cập nhật đến hết tháng 4-2023 cho thấy dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là trái cây các loại đạt 920,7 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu thanh long dù giảm đến 20% nhưng vẫn duy trì vị trí số 1 về giá trị ngoại tệ thu về trong ngành trái cây, khi đạt gần 246 triệu USD, chiếm tỉ trọng 26,7%. Sầu riêng xếp vị trị trí thứ 2 với 190,5 triệu USD, chiếm tỉ trọng 20,7% trong 4 tháng đầu năm 2023, tăng 573,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trái sầu riêng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Trung Quốc, với trị giá chiếm 84,3% tổng trị giá xuất khẩu sầu riêng. Trong khi đó, chuối xuất khẩu xếp vị trí thứ 3 (16,3%, đạt gần 150 triệu USD), thứ 4 là xoài với 89 triệu USD và thứ 5 là mít với gần 80 triệu USD.
Một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chưa xứng với tiềm năng là bởi Trung Quốc chỉ mới chấp thuận nhập khẩu sầu riêng tươi. Với sầu riêng xuất khẩu tươi, thị trường yêu cầu cao về mẫu mã, hình thức nên sản lượng không được nhiều. Trong khi đó, Thái Lan được xuất khẩu sang Trung Quốc cả sầu riêng tươi và cơm sầu riêng cấp đông nên giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022 lên đến gần 4 tỉ USD. Một đối thủ khác là Malaysia, nổi tiếng với sầu riêng Musangking thì chỉ được xuất khẩu cơm sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc. Do đó, trong các hội nghị gần đây, nhiều địa phương và doanh nghiệp kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán mở cửa thêm mặt hàng cơm sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc. Điều này sẽ giúp tăng giá trị mặt hàng sầu riêng xuất khẩu. Thực tế, Việt Nam đã xuất khẩu cơm sầu riêng sang Mỹ, Nhật Bản, Úc… nhưng giá trị đóng góp còn nhỏ so với thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới là Trung Quốc.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/vi-sao-sau-rieng-xuat-khau-cua-thai-lan-bo-xa-viet-nam-20230605124656361.htm
4. Vải và nhãn tươi Việt Nam “rộng đường” vào Singapore
Quả vải và nhãn là hai loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam, có hương vị thơm ngon, là mặt hàng đã chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, Singapore là thị trường có mức thu nhập trung bình cao, có nhu cầu đối với các loại trái cây tươi chất lượng cao. Quả vải và nhãn của Việt Nam nếu đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của Singapore sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường tiềm năng này.
Theo số liệu của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, năm 2022, Singapore nhập khẩu quả vải tươi, đạt kim ngạch 6,78 triệu SGD; nhập khẩu quả nhãn tươi, đạt kim ngạch hơn 4,6 triệu SGD. Trong 7 nước xuất khẩu vải tươi nhiều nhất vào thị trường Singapore, Trung Quốc là nước dẫn đầu với kim ngạch vượt trội (đạt 5,8 triệu SGD năm 2022, chiếm 85,8% thị phần). Tiếp theo sau là Úc (720 nghìn SGD), Việt Nam (43 nghìn SGD), Nam Phi (52 nghìn SGD), Thái Lan (24 nghìn SGD). Đối với mặt hàng nhãn tươi, Thái Lan là nước dẫn đầu với kim ngạch gần như tuyệt đối (đạt gần 4,2 triệu SGD năm 2022, chiếm 98,38% thị phần). Tiếp theo sau là Malaysia (64 nghìn SGD), Việt Nam (4 nghìn SGD), Trung Quốc (1 nghìn SGD). Hiện nay, trái vải và nhãn của Việt Nam cũng đã được nhiều thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… nhập khẩu. Do vậy, với thương hiệu và tiềm năng như vậy, quả vải và nhãn tươi Việt Nam còn nhiều dư địa tại thị trường Singapore.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, trong thời gian qua Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã thực hiện nhiều hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Trong đó, Thương vụ đặc biệt chú ý xúc tiến các sản phẩm trái cây tươi theo mùa vụ như quả vải và nhãn thông qua các chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Singapore, hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với hệ thống phân phối, chào mời khách hàng thử trái vải tươi của Việt Nam tại các sự kiện lớn… Kết quả hoạt động xúc tiến cho thấy, sản phẩm vải tươi đã đạt được mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá tốt. Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Singapore và các đơn vị liên quan sẵn sàng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu quả vải và nhãn tươi Việt Nam sang Singapore.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/vai-va-nhan-tuoi-viet-nam-rong-duong-vao-singapore-20230604102133778.htm
5. Xuất khẩu gạo tiếp tục đón “tin vui”
Nông sản được xem là một điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu 5 tháng qua. Theo số liệu mới công bố, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm đã mang về hơn 20 tỷ USD. Ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 3,5 tỷ USD. Đặc biệt, xuất khẩu gạo có tăng trưởng cao nhất, đạt trên 2 tỷ USD, tăng tới gần 50% so với cùng kỳ năm 2022. Chiến lược giảm lượng, tăng chất của ngành lúa gạo đang phát huy hiệu quả để đưa lúa gạo trở thành điểm sáng xuất khẩu.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, tình hình xuất khẩu gạo trong quý II của nước ta sẽ duy trì đà tăng trưởng và kéo dài cả năm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng lên, giúp Việt Nam tiêu thụ gạo thuận lợi. Thời gian qua, ngành lúa gạo Việt Nam đã có điều chỉnh theo hướng giảm lượng, tăng chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các nhà nhập khẩu khó tính như sản xuất xanh, giảm phát thải. Đây cũng là nguyên nhân một phần giúp giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao. Thậm chí, một số loại chất lượng, có thương hiệu có thể bán với giá 1.200 USD/tấn. Tiêu thụ gạo thế giới được các doanh nghiệp dự báo sẽ tăng 2,8 triệu tấn. Đây là cơ hội lớn cho hạt gạo Việt tiếp tục tăng trưởng về cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-tiep-tuc-don-tin-vui-20230605115428653.htm
6. Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới
Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu cà phê tháng 5 ước đạt 165.000 tấn với giá trị đạt 396 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2023 đạt 882.000 tấn và 2,02 tỉ USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, kỷ lục về giá trị cà phê xuất khẩu 4 tỉ USD năm 2022 đang từng bước bị phá vỡ.
Khảo sát thị trường, giá cà phê hiện tại ở khu vực Tây Nguyên sau khi thiết lập đỉnh 64.000 đồng/kg hồi cuối tháng 5, nay đã giảm còn khoảng 61.000 đồng, vẫn là mức kỷ lục hơn 10 năm qua. Theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, trong tháng 5-2023, giá cà phê thế giới biến động tăng mạnh do nguồn cung Robusta tại các nước sản xuất hàng đầu ở mức thấp. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 7-2023 tại thị trường London (Anh) tăng 148 USD/tấn, lên mức 2.557 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.295 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, trong các tháng cuối năm, giá trị xuất khẩu sẽ còn cao hơn nữa khi các hợp đồng theo giá mới được giao. Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu. Dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10%-15%/năm do thời tiết không thuận lợi.
Dù vậy, không chỉ nông dân mà một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cũng than không được hưởng lợi từ giá cà phê tăng. Tình hình thị trường cà phê biến động lớn như hiện nay, đặc biệt là chi phí tài chính quá cao, khiến các DN Việt không dám trữ hàng. Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Dak Lak), cho hay phần lớn DN chỉ mua hàng đến đâu bán đến đó, giá đã chốt sẵn nên không hưởng lợi bao nhiêu từ đợt tăng giá này. Chủ một DN xuất khẩu cà phê lớn cho biết hiện cà phê trong dân và các đại lý gần như cạn kiệt. Phần lớn ở trong kho các DN nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, nên các DN này được hưởng lợi chính trong đợt tăng giá kỷ lục. Trong khi đó, các nhà rang xay và chế biến cà phê trong nước đang rất đau đầu khi không mua được nguyên liệu.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-ca-phe-lap-ky-luc-moi-20230604211127948.htm
BSAi