1/ Giá Cotton lại biến động; Cocoa (Chocolate) lại được giá; Trung Quốc xả 3000 tấn thịt dự phòng.

Hợp đồng tương lai của bông Cotton kì hạn tháng 7 tăng 0.7 điểm (%) lên 89.5 đô mỗi pound (lb).

Tuy giá quả Cocoa (nguyên liệu dùng làm chocolate) suy giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự thiếu hụt toàn cầu ở thời điểm hiện tại, kết hợp với tiêu dùng tăng và tiết trời khô hạn tại Tây Phi, có thể dẫn đến sự tăng giá mạnh mẽ của quả Cocoa trong thời gian tới. So với thời điểm trước dịch bệnh, giá hợp đồng tương lai của quả Cocoa tại sàn chứng khoán New York đang giao dịch thấp hơn khoảng 15 điểm (%).

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ bán 3000 tấn thịt bò và cừu đông lạnh trong kho dự trữ quốc gia. Giá của thịt bò và cừu trong nội địa Trung Quốc đang ở ngưỡng cao nhất.

Nguồn: Reuters

2/ Doanh nghiệp xuất khẩu vào guồng đón đơn hàng từ FTA

Một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi đã tạo ra ‘bệ phóng’ cho hàng Việt Nam xuất khẩu.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 3/2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 154,01 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu của Việt Nam trong quý I đã có sự thay đổi mạnh mẽ, vọt lên 2,79 tỷ USD.

Đơn cử, với EVFTA, nếu trong 3 quý đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU chỉ đạt 29,44 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2019, thì sau 3 tháng thực thi EVFTA, xuất khẩu sang EU đạt khoảng 11,08 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Đến hết năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 40,05 tỷ USD.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau 3 tháng EVFTA thực thi. Thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với trước khi Hiệp định có hiệu lực. Giá gạo Việt xuất khẩu sang EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Dệt may, da giày có mức tăng khá cả về giá và đơn hàng.

Thị trường tốt lên, đơn hàng về nhiều nhờ các FTA đã khiến các doanh nghiệp bận rộn hơn. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG có mức tăng trưởng doanh thu trong tháng 3/2021 hơn 28% so với cùng kỳ, đạt 326 tỷ đồng, đưa doanh thu quý I đạt 910 tỷ đồng, tăng 18% so quý I/2020. Để chuẩn bị cho công tác điều hành sản xuất hàng xuất khẩu, TNG vừa quyết định thành lập Chi nhánh Phát triển gia công có địa chỉ tại TP. Thái Nguyên.

Ngành gỗ cũng ngập trong đơn hàng. 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó các sản phẩm gỗ đạt 2,86 tỷ USD, tăng 54,1%. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam xác nhận, nhiều doanh nghiệp đã đầy đơn hàng xuất khẩu cho đến cuối năm 2021.

Nguồn: Báo Quốc Tế

3/  Cơ hội xuất khẩu thiết bị y tế công nghệ cao cho Việt Nam?

Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu các thiết bị y tế công nghệ cao nên sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghệ y tế.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 20/4, Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) đã tổ chức hội thảo trực tuyến về thúc đẩy thương mại, đầu tư hàng tiêu dùng và công nghệ y tế trong khu vực ASEAN. Đại diện một số nước ASEAN cùng các đối tác và khoảng 130 đại biểu đã tham dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hải, Tham tán phụ trách bộ phận đầu tư thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã thông tin về một số điểm liên quan đến lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, cụ thể là ở ngành dệt may và da giày ở Việt Nam, nhấn mạnh vai trò quan trọng của lĩnh vực này đối với cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực công nghệ y tế, khả năng sản xuất đa dạng và khả năng chuyên môn hóa trong ASEAN đang thúc đẩy sự phát triển của khu vực với tư cách là một trong những nhà cung cấp chính trong lĩnh vực công nghệ y tế.

ASEAN sản xuất nhiều loại thiết bị y tế khác nhau, từ cung cấp số lượng lớn vật tư y tế cho đến các thiết bị y tế hiện đại và ước tính chiếm khoảng 5-7% xuất khẩu thiết bị y tế toàn cầu.

Đối với Việt Nam, nhu cầu về thiết bị y tế hiện đại đang gia tăng do tình trạng già hóa dân số nhanh hơn, tầng lớp trung lưu cũng tăng nhanh hơn, trong khi cơ sở y tế còn thiếu trang thiết bị hiện đại.

Hiện, Việt Nam mới chủ yếu sản xuất thiết bị y tế thông thường và vật tư y tế, song về lâu dài sẽ hướng tới sản xuất các sản phẩm, đặc biệt là thiết bị công nghệ cao ở ngay trong nước.

Do vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này được đặc biệt khuyến khích và tất cả các nhà đầu tư nước ngoài được hoan nghênh đến Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hải cũng cho rằng cần có mạng lưới tốt hơn giữa các nước ASEAN, đặc biệt là giữa các hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành để trao đổi thông tin và kết nối với các nước công nghệ cao về y tế để cung ứng kịp thời các thiết bị y tế và dược phẩm.

Nguồn: Vietnam Plus

4/ EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu (lợi thế cho dệt may và thủy sản)

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), QTXX trong EVFTA không hoàn toàn mới nhưng khá phức tạp, bởi được xây dựng và đàm phán dựa trên QTXX trong cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đáng lưu ý, EVFTA cho phép một số nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang EU được cộng gộp xuất xứ. Như nhóm hàng dệt may, được phép cộng gộp nguyên liệu từ Hàn Quốc, Nhật Bản (do 2 quốc gia này có hiệp định thương mại tự do với EU). Hay nhóm hàng thủy sản, được phép cộng gộp, sử dụng mực và bạch tuộc nguyên liệu từ các nước ASEAN để sản xuất mực và bạch tuộc chế biến xuất khẩu sang EU.

QTXX cộng gộp đã giúp giảm bớt một phần áp lực về tiêu chí nguyên phụ liệu và gia tăng xuất khẩu sang EU. Theo Bộ Công Thương, tính từ ngày 1/8/2020 – 4/4/2021, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD. DN xuất khẩu thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Giá trị hàng hóa được cấp C/O cũng như được chứng nhận xuất xứ vào EU không nhỏ, cho thấy DN trong nước đã và đang bắt nhịp áp dụng QTXX trong EVFTA.

Chủ động nguồn cung ứng

Theo các chuyên gia, QTXX trong EVFTA là khá chặt, việc đáp ứng vẫn là thách thức với DN, ngay cả với DN nhóm ngành dệt may và thủy sản. Với dệt may, hiện 60% nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu được nhập khẩu từ Trung Quốc và không được hưởng ưu đãi thuế quan. Với nhóm hàng thủy sản, các cam kết trong hiệp định làm tăng các yêu cầu về môi trường liên quan tới đánh bắt hải sản. Việc tuân thủ các quy tắc này có thể làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, áp lực này sẽ khiến DN trong nước nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất, chế biến sâu, liên kết xây dựng chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để đáp ứng QTXX và hưởng ưu đãi từ hiệp định.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hỗ trợ DN Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU. Thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của DN để đảm bảo việc thực hiện QTXX, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ.

Nguồn: Báo Công Thương

5/ RCEP tạo động lực cho hợp tác trong khu vực

Ra đời trong bối cảnh thế giới đang chìm trong tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và chống toàn cầu hóa, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được cho là tạo ra sự tin tưởng mới về toàn cầu hòa kinh tế. RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Tại “Diễn đàn về RCEP: Triển vọng và tác động,” diễn ra ngày 19/4, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA), cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Long Vĩnh Đồ khẳng định việc ký kết RCEP mang đến một thông điệp cho châu Á và thế giới rằng toàn cầu hóa vẫn rất hứa hẹn, cũng như không thể ngăn cản được xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Theo ông, RCEP cho thấy trọng tâm kinh tế toàn cầu được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, bà Isabelle Durant, quyền Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, khẳng định các nền kinh tế Đông Á rất năng động và RCEP sẽ nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.

Đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ, gồm 2,27 tỷ dân, tổng sản phẩm GDP là 26.000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5.200 tỷ USD. Trung Quốc đã hoàn tất tiến trình thông qua RCEP vào ngày 15/4. Các nước thành viên RCEP đặt mục tiêu hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022/.

Nguồn: Vietnam Plus

6/ EU thay đổi quy định nhập khẩu thực phẩm hỗn hợp

Kể từ 21/4/2021, EU sẽ thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài. Các sản phẩm thực phẩm và đồ uống hỗn hợp là các sản phẩm có chứa thành phần từ thực vật và động vật đã qua chế biến. EU đánh giá tuỳ vào thành phần, điều kiện bảo quản và cách đóng gói, các sản phẩm hỗn hợp này có thể gây ra nhiều rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng. Các loại thực phẩm hỗn hợp không chứa thành phần thịt đã qua chế biến, không cần bảo quản ở nhiệt độ nhất định được coi là loại thực phẩm an toàn nhất. Loại thực phẩm phổ biến nhất trong danh mục này là trứng và sữa.

Trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.

Tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt. Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể. EU đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận y tế theo mẫu đối với các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu, được thực hiện từ năm 2012. Các yêu cầu chứng nhận hiện tại đối với sản phẩm hỗn hợp sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 21/4/2021.

Theo qui định mới của EU, sau ngày 21/4/2021, yêu cầu nhập cảnh sẽ không còn dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.

Theo đó, các thực phẩm hỗn hợp mới có chứa thịt, sữa hoặc trứng chưa qua chế biến chỉ có thể được nhập khẩu vào EU nếu các sản phẩm này đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách đặc biệt của Liên minh châu Âu.

“Kể từ ngày 21/4, các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu được phân loại như sau: sản phẩm thực phẩm hỗn hợp bảo quản không có hạn sử dụng; sản phẩm hỗn hợp bảo quản chứa thành phần từ thịt; sản phẩm hỗn hợp bảo quản không chứa thành phần từ thịt. Đối với các sản phẩm hỗn hợp không có chất bảo quản và các sản phẩm bảo quản có chứa thành phần từ thịt sẽ phải có chứng nhận riêng” – ông Bernard Van Goethem – Giám đốc Uỷ ban An toàn thực phẩm và sức khoẻ, Uỷ ban châu Âu – cho biết.

Giấy chứng nhận đối với 2 loại thực phẩm này sẽ được công bố vào nửa cuối năm 2021. Đối với các sản phẩm hỗn hợp bảo quản không chứa thành phần từ thịt sẽ được liệt vào danh sách hàng hoá kiểm soát tại biên giới hoặc hàng hoá kiểm soát nội địa. Thông tin chi tiết sẽ được đưa ra vào nửa cuối năm 2021.

Nguồn: Báo Công Thương

7/ Chỉ số niềm tin kinh tế toàn cầu trong quý I tăng mạnh nhất trong lịch sử

Khảo sát điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS) năm 2021 do ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc) và IMA (Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ) thực hiện vừa mới được công bố ngày 20/4 cho thấy, chỉ số niềm tin toàn cầu tăng mạnh nhất trong thập kỷ vừa qua. Trong đó khu vực Bắc Mỹ có mức tăng cao nhất.

Các chuyên gia đánh giá cao quyết định phê chuẩn sử dụng một số loại vaccine Covid-19 hiệu quả cao – và tiếp đến là việc triển khai kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng ở nhiều quốc gia là một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Các chỉ số đo lường hoạt động kinh tế được dùng trong khảo sát bao gồm số lượng đơn hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, việc làm, đều có sự tăng trưởng nhất định trong quý 1/2021 – khá giống với chỉ số lòng tin trong quý 4/2019 trước khi xảy ra đại dịch.

Theo ông Michael Taylor – Chuyên gia kinh tế trưởng tại ACCA: “Năm 2020, sau khi trải qua cuộc suy thoái lớn nhất trong vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế toàn cầu đang nhanh chóng lấy lại đà phục hồi. Tin tốt là các nước trên thế giới đang tiếp tục hỗ trợ chính sách để triển khai kế hoạch tiêm chủng nhằm đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi vực thẳm Covid-19 trong năm nay”.

Ông Raef Lawson – Ph.D., CMA, CPA, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu và chính sách của IMA – nhận định, lộ trình phục hồi kinh tế toàn cầu hiện nay khác với lộ trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, khi các công ty tư nhân phải tăng cường tiết kiệm để có thể cân đối tài chính.

Có 3 yếu tố lớn đang ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế hiện nay. Thứ nhất là tỷ lệ tiêm chủng. Việc tiêm chủng có thể giúp gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội hiện đang được áp dụng để kiểm soát dịch, qua đó giúp khôi phục hoạt động kinh tế. Thứ hai là các gói kích thích tài khóa lớn, ví dụ như các gói kích thích tài khóa của Mỹ, sẽ tác động lan tỏa tích cực đến nền kinh tế các quốc gia khác. Cuối cùng, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển, các khoản tiết kiệm đáng kể tích lũy được trong các giai đoạn chi tiêu bị hạn chế nghiêm trọng có thể kích cầu khi điều kiện kinh tế được cải thiện.

Bên cạnh đó, khảo sát GECS cho thấy, 2/3 số người trả lời khảo sát cho rằng tỷ lệ lạm phát sẽ tăng trong 5 năm tới, trong đó khu vực Bắc Mỹ dự kiến sẽ có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với khu vực Tây Âu.

Đối với khu vực Bắc Mỹ, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tăng trưởng trên 6% trong năm nay, chủ yếu do tác động tích cực của chính sách tài khóa; các gói kích thích tài khóa có trị giá lên đến 14% GDP đã được thông qua kể từ tháng 12/2020. Phần lớn các kế hoạch chi tiêu của Kế hoạch giải cứu nước Mỹ mới nhất không liên quan trực tiếp đến các khoản cứu trợ Covid-19 mà là các chính sách khác của chính quyền tổng thống mới. Tuy nhiên, những khoản tiền trợ cấp cho các hộ gia đình có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng bằng cách bổ sung cho khoản tiết kiệm tích lũy của người có thu nhập thấp. Tổng mức tiết kiệm bổ sung của khu vực hộ gia đình (ngoài mức tiết kiệm trong trường hợp không có trợ cấp) ước đạt 1,8 nghìn tỷ USD (8% GDP).

Ông Lawson nhận định: “Trên thực tế, Mỹ gần như chắc chắn sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên sau Trung Quốc có thể khôi phục được mức sản xuất như trước đại dịch vào nửa cuối năm nay. Rủi ro đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đang được nới lỏng đáng kể đi đôi với mức tiết kiệm cao có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng nóng và khiến lạm phát gia tăng”.

Ông Taylor cho biết: “Trong khi thế giới hậu đại dịch đang từng bước định hình, có khả năng lạm phát sẽ tăng cao trong ngắn hạn và trung hạn”. Trong tương lai gần, chi phí gia tăng có khả năng sẽ đưa tỷ lệ lạm phát trở lại mức 2% trong nhiều trường hợp.

Nguồn: Báo Công Thương

8/ Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA

Năm 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019.

Theo Bộ Công Thương, so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có FTA, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi khoảng 33,1%. Tính theo thị trường: Hàn Quốc chiếm 52,01%, Nhật Bản 38,35%, Trung Quốc 31,6%… Còn theo mặt hàng: hàng dệt may 58%, gỗ và sản phẩm gỗ 32%, thủy sản 68%…

Dù tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 33,1% không có nghĩa gần 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Bởi thực tế hiện nay, thuế nhập khẩu được hưởng ưu đãi MFN (quy chế tối huệ quốc) tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp (1 – 2%), hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2020 đạt 234 triệu USD, chỉ khoảng 7,7% trong 3,05 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, nguyên nhân chủ yếu do thuế MFN của nước này đã là 0%, nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu. Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó, mặt hàng thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này.

C/O mẫu E trong ACFTA đứng đầu

Tình hình cấp C/O ưu đãi theo Hiệp định – C/O mẫu E trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đứng đầu với trị giá hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tiếp đó, C/O mẫu D với trị giá đạt 8,98 tỷ USD, bằng khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN. Đứng thứ ba, tổng trị giá C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản) được cấp đạt 5,8 tỷ USD, bằng khoảng 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. C/O mẫu VJ (Việt Nam – Nhật Bản) có trị giá khoảng 1,52 tỷ USD, chiếm tỷ lệ gần 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai mẫu C/O trong khuôn khổ các FTA ký với Hàn Quốc là C/O mẫu VK (Việt Nam – Hàn Quốc) và C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc) đều có trị giá khá cao, lần lượt đạt 5,08 tỷ USD và 4,87 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 26,6% và 25,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Tổng trị giá C/O mẫu D cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đạt 8,97 tỷ USD. Bộ Công Thương chỉ rõ, từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sử dụng C/O mẫu D đã đạt mức bão hòa và không có nhiều biến động qua các thời kỳ. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu D năm 2020 là 38,8%. Nguyên nhân do các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ đều đã đạt ngưỡng tỷ lệ sử dụng cao (trên 60%). Ngoài ra, mức thuế MFN nhập khẩu của một số nước ASEAN phát triển hơn (như Singapore, Malaysia, Indonesia) đều bằng 0% cũng làm giảm tỷ lệ sử dụng C/O mẫu D khi xuất khẩu sang các thị trường này.

Kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP trong năm 2020 đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4,02% tổng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao do hầu hết các nước đối tác đều đã có FTA với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực. Riêng đối với Mexico và Canada – hai nước lần đầu tiên ta có FTA, kim ngạch cấp C/O ở mức khá cao, lần lượt 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này.

Đáng chú ý, sau 5 tháng triển khai EVFTA, tổng trị giá C/O mẫu EUR.1 cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi 27 nước EU và Anh đã đạt 2,66 tỷ USD, bằng khoảng 14,83% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm 2020 sang thị trường này. Trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu có thể tăng hơn nữa do hiện tại, đối với thị trường EU vẫn đang tồn tại song song 2 ưu đãi GSP và EVFTA, doanh nghiệp vẫn đang áp dụng cả 2 cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và lựa chọn C/O mẫu EUR.1 hoặc C/O mẫu A hoặc tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX để hưởng ưu đãi thuế quan theo cơ chế tương ứng khi xuất khẩu sang EU.

Nguồn: Báo Công Thương

9/ Cơ hội bứt phá với ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất (IPP) toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, tăng cao nhất là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 8%.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất quý I/2021 một số ngành trọng điểm thuộc các ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sản xuất đồ uống tăng 16,9%; sản xuất thiết bị điện và khai thác quặng kim loại cùng tăng 12,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 11,2%.

Mới đây, một số tập đoàn lớn của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã “đánh tiếng” tìm hiểu về các năng lực sản xuất, xuất khẩu (XK) của doanh nghiệp (DN) điện tử, cơ khí của Việt Nam. Ông Hakan Kozan, Giám đốc thu mua của Tổng Công ty Arcelik cho biết, Arcelik là công ty thuộc Tập đoàn Koc Holding – một trong những tập đoàn về dịch vụ, các sản phẩm công nghiệp gia dụng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã có chiến lược phát triển ở châu Âu. Và Tập đoàn này đang nhắm đến thị trường châu Á – Thái Bình Dương cho những chiến lược phát triển trong tương lai.

Ông Hakan Kozan đánh giá, Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và là một trung tâm cho các nhà máy trên thế giới. Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có được lợi thế đáp ứng được chiến lược phát triển của Tập đoàn Koc Holding.

“DN Việt Nam có năng lực trong việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao để XK, có thể hợp tác với chúng tôi để sản xuất sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Chúng tôi mong muốn Việt Nam khai thác được cơ hội này để trở thành đối tác kinh doanh không những cho Tổng Công ty Arcelick mà còn là đối tác kinh doanh cho Tập đoàn Koc Holding của chúng tôi” – ông Hakan Kozan bày tỏ.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ XK (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) – cho rằng, “Việt Nam đang dần trở thành công xưởng của thế giới và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với các sản phẩm CNHT, với lợi thế có nguồn nhân công khéo léo, tay nghề cao, giá cả hợp lý và công nghệ hiện đại, Việt Nam có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, sự chính xác, hiện đại trong công nghệ và tiến độ giao hàng ngay cả với những đơn hàng lớn”.

Một vài năm gần đây, từ một đất nước với những sản phẩm XK chủ lực là nông sản, các mặt hàng thâm dụng lao động lớn, Việt Nam đang dần có những sản phẩm XK mang tính công nghệ cao hơn với giá trị gia tăng cao (như các sản phẩm cơ khí chính xác, các sản phẩm điện tử và linh kiện…).

Nguồn: Báo Pháp Luật

10/ Khuyến khích đầu tư tư nhân, chi phí logistics sẽ rất cạnh tranh

Gần đây, hoạt động logistics được đưa vào một phần của trách nhiệm cũng như chỉ đạo của Ủy ban 1899. Trong thời gian gần đây, những bước phát triển của Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN  (với khoảng 200 TTHC của 13 bộ, ngành đã kết nối) đã góp phần làm giảm chi phí logistics, liên quan đến việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan, các TTHC liên quan đến quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, Ủy ban cần thúc đẩy hơn nữa việc đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục liên quan đến các quy định quản lý nhà nước theo chuỗi một cách có hiệu quả giữa các khâu.Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBKTCVN, ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, chi phí logistics ở Việt Nam được hiểu bao gồm chi phí liên quan đến vận chuyển, kho bãi, xếp dỡ hàng hóa tại các loại hình cảng. Chi phí này ở Việt Nam hiện cao hơn mức độ trung bình của các nước ASEAN 4. Việc nâng cấp, cải thiện và hoàn thiện hơn nữa thể chế về đầu tư tư nhân vào logistics chắc chắn sẽ giúp chi phí logistics tại Việt Nam rất cạnh tranh hơn.

Về hạ tầng logistics, chất lượng của kết nối và sự hiện đại của hạ tầng logistics là rất quan trọng, thể hiện trước tiên ở tầm nhìn đầu tư vào hạ tầng phải nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất và thương mại, hơn thế nữa phải có tính tích hợp đa phương tiện (không chỉ riêng biệt đường bộ, đường không hay đường thủy…) nhằm tạo thuận lợi cho kết nối của các chuỗi giá trị đặc thù của Việt Nam.

Tiếp đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN) logistics. DN logistics của Việt Nam thường nhỏ, trình độ quản lý cũng như trình độ áp dụng công nghệ còn thấp, sự tương tác với các DN logistics truyền thống thường (là những DN quốc tế rất lớn, quy mô lớn và hiệu quả cao) đòi hỏi có sự nỗ lực của DN logistics trong nước.

Đầu tư của Chính phủ vào hạ tầng cơ sở hiện nay dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa đủ do nguồn lực có hạn của ngân sách và hiệu quả đầu tư công cũng cần được cải thiện. Do đó, chiến lược trung và dài hạn là phải làm thế nào nâng cao hiệu quả của đầu tư tư nhân vào hạ tầng cơ sở. Tiềm năng đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này tương đối lớn.  Hiện nay, hoạt động PPP hay BOT hay hoạt động đầu tư tư nhân vào xây dựng hạ tầng cơ sở, không chỉ là đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, hải cảng, hệ thống tín hiệu giao thông và quản trị các hạ tầng này ở các nước phát triển tương đối phổ biến. Việt Nam cũng sẽ đi đến con đường đó tương đối nhanh. Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy được sự phát triển của khu vực hạ tầng giao thông và logistics của Việt Nam cho thích ứng được với nền kinh tế đang hướng đến xuất khẩu, tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đòi hỏi có những nỗ lực hơn nữa để làm cho thiết chế pháp luật về đầu tư tư nhân vào hạ tầng cơ sở được rành mạch.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

11/ Thúc đẩy hợp tác thương mại song phương Việt Nam-Nam Phi

Theo Bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, kim ngạch thương mại song phương với Nam Phi năm 2020 đạt 1.4 tỷ USD, tăng đáng kể so với kim ngạch 1.1 tỷ năm 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nam Phi bao gồm điện thoại và linh kiện, giầy dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Thực hiện chương trình ngoại giao kinh tế năm 2021, từ ngày 20-24/4, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi do Đại sứ Hoàng Văn Lợi dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh KwaZulu-Natal nhằm từng bước nâng quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai quốc gia xứng tầm với quan hệ hữu nghị song phương đang ngày một bền chặt.

Đại sứ nhấn mạnh nhằm kế thừa mối quan hệ truyền thống vốn đã rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Nam Phi, hai nước cần tiếp tục tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt trong thương mại-đầu tư và du lịch – lĩnh vực hiện còn rất nhiều dư địa để phát triển. Trước tiên thông qua việc tăng cường các chuyến thăm giữa doanh nghiệp hai bên.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Công thương và Đầu tư KwaZulu-Natal (TIKZN) Neville Matjie đồng tình với Đại sứ Hoàng Văn Lợi trong việc cần tăng cường các chuyến thăm giữa doanh nghiệp hai bên; thông tin về hoạt động thương mại-đầu tư của tỉnh, các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt mô hình Một cửa liên thông (One Stop Shop) nhằm giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục cũng như hỗ trợ pháp lý cho nhà đầu tư.

Trước mắt, bà Palesa Phili để nghị Đại sứ quán giới thiệu đối tác thích hợp tại Việt Nam để Durban Chamber tiến tới việc ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong công tác xúc tiến thương mại.

Nằm trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh KwaZulu-Natal, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam đã thăm và làm việc tại cảng Durban và Đặc khu Kinh tế-Công Nghiệp Dube Tradeport.

Làm việc với lãnh đạo cảng Durban-cảng có hoạt động giao thương lớn nhất tại Nam Phi và là 1 trong 4 cửa ngõ lưu thông hàng hóa quan trọng nhất của châu Phi, Đại sứ Hoàng Văn Lợi đã đề xuất kế hoạch phối hợp, trao đổi đoàn công tác giữa hai nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý cảng biển và vận hành hoạt động logistics.

Nguồn: Vietnam Plus

12/ Hợp tác thương mại Nga – Việt

Theo số liệu cuối năm 2020, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa phi tài nguyên của Nga sang Việt Nam đã tăng khoảng 45%. Tuy nhiên, con số này còn có thể cao hơn nữa.

Theo số liệu của Hải quan Nga, thương mại hai chiều năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, cao hơn 15% so với năm 2019 và 50% so với năm 2016. Xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 43%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga đạt 4 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2019.

Việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), các doanh nghiệp Nga có cơ hội tuyệt vời không chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, mà còn đầu tư vào Việt Nam, sản xuất và sau đó xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN và các thị trường khác mà Việt Nam đã ký FTA.

Trong thời gian gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là hướng xuất khẩu các mặt hàng của Liên bang Nga vào Việt Nam.

Nếu hướng đi này tiếp tục phát triển, Việt Nam sẽ có cơ hội đa dạng hóa nguồn hàng, người tiêu dùng Việt Nam có thể được tiếp cận với các mặt hàng thực phẩm chất lượng của Nga, xét đến yếu tố Nga là nước có tài nguyên đất đai vô cùng rộng lớn và trù phú.

Nguồn: Vietnam Plus

13/ Cơ hội từ CPTPP: nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

3 trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ CPTPP

Một sản phẩm hàng hóa được coi là có xuất xứ từ CPTPP nếu thuộc một trong 3 trường hợp. Trường hợp 1, có xuất xứ thuần túy: hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực CPTPP, như cây trồng, động vật sống, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên ở các nước CPTPP.

Trường hợp 2, hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP. Ví dụ, sản phẩm bánh ngọt được sản xuất tại Việt Nam từ các nguyên liệu sô-cô-la có xuất từ Mexico, đường Úc và sữa New Zealand (Việt Nam, Mexico, Úc, New Zealand đều là thành viên CPTPP).

Trường hợp 3, hàng hóa được sản xuất từ CPTPP, sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ CPTPP nhưng đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định trong CPTPP. Đây là trường hợp phổ biến nhất trong bối cảnh sản xuất thường theo chuỗi với các nguyên liệu và các công đoạn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm quy tắc xuất xứ phức tạp nhất, có khác biệt nhiều nhất.

CPTPP cũng quy định 3 phương pháp xác định xuất xứ trong trường hợp này, bao gồm: Quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa; quy tắc hàm lượng giá trị nội khối và quy tắc công đoạn sản xuất. Theo đó, với mỗi loại hàng hóa, quy tắc xuất xứ đều áp dụng cho từng trường hợp, có thể là một, một số trong 3 loại trên, hoặc kết hợp 2, 3 loại trên. Đặc biệt, DN cần lưu ý, mỗi nước trong CPTPP đưa ra một biểu cam kết thuế riêng, nhưng hệ thống quy tắc xuất xứ trong CPTPP là thống nhất, áp dụng cho toàn bộ các nước thành viên CPTPP.

Lưu ý quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa (CTC)

Quy tắc này còn gọi là chuyển đổi mã HS, yêu cầu các nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình sản xuất trong nội khối CPTPP ở mức đủ làm chuyển đổi bản chất của chúng. Quy trình này phải đủ để làm thay đổi mã HS của nguyên liệu ban đầu, để tạo ra sản phẩm cuối cùng có mã HS khác.

Theo đó, yêu cầu chuyển đổi hàng hóa trong CPTPP bao gồm 3 cấp độ khác nhau: Chuyển đổi chương; chuyển đổi nhóm; chuyển đổi phân nhóm. Trong CPTPP, nhiều mã HS có quy tắc, nhưng đối với hàng hóa có nguyên liệu không có xuất xứ mà không đáp ứng được quy tắc chuyển đổi mã HS như quy định vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể (không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa). Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các sản phẩm dệt may và với một số mặt hàng được quy định cụ thể trong Hiệp định.

Về quy tắc công đoạn chế biến, yêu cầu hàng hóa có một phần xuất xứ ngoài CPTPP để được coi là “có xuất xứ CPTPP” thì phải trải qua một công đoạn sản xuất nhất định, làm thay đổi cơ bản bản chất của hàng hóa tại các nước CPTPP. Cụ thể, trong CPTPP, quy tắc này được quy định chủ yếu cho các loại hàng hóa mà việc sử dụng quy tắc về hàm lượng khu vực hoặc chuyển đổi mã HS quá phức tạp, hoặc không thể áp dụng được.

CPTPP cũng quy định quy tắc riêng cho từng sản phẩm, quy tắc riêng này có thể chỉ bao gồm quy tắc cụ thể, cũng có những trường hợp gồm nhiều quy tắc, cho phép DN lựa chọn quy tắc nào phù hợp nhất với mình. Phổ biến là các trường hợp cho phép sử dụng đồng thời các quy tắc RVC (quy tắc hàm lượng giá trị khu vực) và quy chắc chuyển đổi mã HS. Do đó, tùy thuộc vào quy tắc xuất xứ của CPTPP đối với từng mã sản phẩm DN sẽ xác định quy tắc áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể là gì, gồm một quy tắc hay có thể lựa chọn nhiều quy tắc.

Về thủ tục tự chứng nhận xuất xứ, CPTPP yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, trong đó đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ bao gồm cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và người sản xuất. Đây là cơ chế chứng nhận xuất xứ rất mới đối với Việt Nam, bởi hiện tại, các DN Việt Nam vẫn phải xin chứng nhận xuất xứ tại một cơ quan có thẩm quyền cho nhà nước chỉ định (Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Hiện, Việt Nam mới chỉ đang bắt đầu đưa vào thí điểm một số trường hợp tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP được đánh giá là cơ chế linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong quá trình xuất kh. CPTPP không bắt buộc Việt Nam phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Nguồn: Báo Công Thương

14/ Thương mại song phương Việt Nam – Italia: cơ hội đến từ EVFTA

Năm 2020 là một năm tồi tệ với thương mại toàn cầu. Trao đổi thương mại giữa Italia – Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, không chỉ chiều xuất khẩu Italy sang Việt Nam mà kim ngạch thương mại song phương đã bị ảnh hưởng nặng nề. Quý I/2021, chúng ta đã làm tốt hơn, thương mại song phương đang hồi phục đáng kể.

Nói về khó khăn, khi nhắc đến thương mại quốc tế, chúng ta thường nói về các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Đối với các rào cản thuế quan, Hiệp định EVFTA sẽ gỡ bỏ hầu hết các loại thuế quan trong 7 năm tới. Đối với các rào cản phi thuế quan, chúng ta thường nhắc đến các quy định như hạn chế định lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép,…

Hiện, các mặt hàng chủ lực của Italia tại thị trường Việt Nam gồm có trang thiết bị công nghiệp và máy móc, đồ nội thất, các sản phẩm nông sản, da giày,… Đối với các mặt hàng này, EVFTA giúp thuế suất trở về 0% và tháo gỡ nhiều khó khăn cho người mua hàng. Điều cần làm bây giờ là khiến các công ty ở Việt Nam và Italia hiểu rõ về hiệp định. Các doanh nghiệp cần phải đọc và tìm kiếm điều họ cần trong hiệp định này để có thể áp dụng vào thực tiễn.

Nguồn: Báo Công Thương

15/ Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 52% với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O gần 10 tỷ USD.

Hiện, nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O cao nhất là nhóm nông – thủy sản, đều ở mức trên 90%. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng có mức sử dụng C/O cao như gỗ và sản phẩm gỗ (80%); giày dép (gần như 100%); hàng dệt may (94%).

Việc sử dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được lý giải có được là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất, xuất khẩu có thể đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK. Đáng chú ý, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Chú trọng đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ

Theo Bộ Công Thương, để tận dụng tốt cơ hội từ thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa đã được Bộ Công Thương ban hành tại Thông tư số 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VKFTA. Theo đó, trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ sau: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu; không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy; quy tắc cụ thể mặt hàng; quy định đối với hàng hóa đặc biệt và cộng gộp; được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan cần đáp ứng đầy đủ các quy định của thông tư này và được vận chuyển trực tiếp giữa các lãnh thổ của các nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu phải quá cảnh qua một hay nhiều nước không phải là thành viên Hiệp định VKFTA, bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, vẫn được coi là vận chuyển trực tiếp, với điều kiện: Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu có liên quan đặc biệt đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác, trừ việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định. Mỗi nước thành viên duy trì việc đăng ký, cập nhật danh sách tên và mẫu con dấu của Tổ chức cấp C/O của nước thành viên đó. Hiện nay, các tổ chức cấp C/O của Việt Nam, bao gồm: Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, Hải Dương, Bình Trị Thiên, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Bình và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Nguồn: Báo Công Thương

16/  FDI vào da giày tăng, nhưng doanh nghiệp nội tụt sau ưu đãi

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong năm 2020, giá trị xuất khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam vẫn đạt 100,3 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm trước đó. Trong số các mặt hàng, dệt may và da giày đóng vai trò then chốt, với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 20%. Trong quý 1/2021 và có triển vọng tốt trong năm 2021-2022. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới về ngành dệt may và là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới về ngành da giày (sau Trung Quốc). Tuy nhiên, 80% sản lượng giày dép xuất khẩu đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) đánh giá, doanh nghiệp FDI đang tận dụng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiệu quả hơn doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.

Da giày là ngành hướng ra xuất khẩu với hơn 90% sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu. Việc hội nhập thông qua tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là CPTPP, là cơ hội lớn để ngành thu hút đầu tư, tăng năng lực sản xuất.

Song trên thực tế, quá trình đàm phán TPP và sau này là CPTPP đã tạo hiệu ứng tích cực, giúp ngành da giày thu hút đầu tư từ việc dịch chuyển chuỗi sản xuất nguyên phụ liệu vào Việt Nam. Minh chứng rõ nhất là 5 năm trở lại đây, ngành da giày đã nâng tỷ lệ nội địa hóa từ 30% lên 55%.

So với các FTA khác, CPTPP quy định xuất xứ rất chặt chẽ hơn rất nhiều, yêu cầu 45% xuất xứ nội địa và 55% xuất xứ cộng gộp từ thành viên trong khối. Điều này đã tác động tích cực tới việc đầu tư cho khâu thượng nguồn, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành da giày, túi xách.

Số liệu thống kê cho thấy, sau khi có CPTPP, xuất khẩu da dày của Việt Nam vào khối này đã tăng lên 13% so với trước đó (riêng năm 2020 giảm do tác động của Covid-19). Đặc biệt, các doanh nghiệp da giày đã tiếp cận khá hiệu quả 2 thị trường mới trong khối này là Canada và Mexico.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số thị trường Việt Nam chưa tiếp cận được; như Brunei, New Zealand, và Pê-ru cũng là những thị trường mà doanh nghiệp da giày Việt Nam chưa có đối tác nhập khẩu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang đứng ở phía sau những ưu đãi này. Lý do là mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp da giày Việt Nam hiện còn nhỏ quá, họ không tự chủ được nguyên phụ liệu… Như vậy, có thể thấy, hội nhập chỉ thực sự ý nghĩa khi các ngành, các doanh nghiệp tăng được khả năng tự chủ sản xuất, làm chủ chuỗi cung ứng, nhưng dường như các doanh nghiệp nội ngành da giày đang quá chậm chân.

CPTPP là một FTA có tiêu chuẩn cao, phức tạp, không dễ dàng để  các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận. Không khó để nhìn ra, doanh nghiệp FDI đang tận dụng CPTPP hiệu quả hơn doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều, vì họ có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, nên dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn của CPTPP. Trong khi đó, số doanh nghiệp nội sở hữu chuỗi cung ứng còn rất ít, doanh nghiệp sản xuất gia công chiếm tỷ lệ lớn.

Nguồn: Báo Đầu Tư

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam

17/ Việt Nam: 1/2 mức tăng tỷ trọng container đến Hoa Kỳ  từ ASEAN

Dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ trọng container từ ASEAN cập cảng Hoa Kỳ trong năm ngoái đã lần đầu tiên vượt mốc 20%, trong đó, Việt Nam đóng góp gần một nửa trong số này. Ngành hàng nội thất và điện tử của Việt Nam đang hưởng lợi từ các thay đổi tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ.

Tính riêng Việt Nam, số lượng container đi từ nước ta sang Hoa Kỳ trong năm ngoái đạt 1,99 triệu container, tăng mạnh 24,8% so với năm 2019. Nhờ đó, tỷ trọng container xuất xứ từ Việt Nam trong tổng số container đến Hoa Kỳ đạt 10,8%, tăng 1,8% so với năm 2019.

Trong khi đó, tỷ trọng container đi từ Trung Quốc trong tổng số container đến Hoa Kỳ trong năm ngoái đã giảm 0,9% xuống còn 58,9%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, chỉ số này của Trung Quốc giảm xuống và ở dưới ngưỡng 60%.

Theo dữ liệu của JMC (Trung tâm Hàng hải Nhật Bản) , tổng lượng container xuất xứ từ Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông) trong năm 2020 đạt 10,81 triệu chiếc, tăng 2,4% so với năm 2019 nhưng giảm khoảng 6,4% so với mức cao kỷ lục trong năm 2018.

Trong bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc liên tục tăng cao cùng với căng thẳng địa chính trị giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, ngày càng nhiều nhà sản xuất theo đuổi chiến lược “Trung Quốc + 1”, xây dựng địa điểm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc.

Năm 2020, số lượng lô hàng đồ nội thất và thiết bị điện tử gia dụng từ ASEAN sang Hoa Kỳ đã tăng lần lượt 13,1% và 29,4% so với năm trước đó. Việt Nam, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất đồ nội thất và điện thoại thông minh, được đánh giá cũng hưởng lợi từ xu thế này.

Thời báo Kinh tế Nikkei dẫn lời một nguồn tin tại một hãng vận tải biển nhận định “Có khả năng đại dịch Covid-19 đã tăng tốc làn sóng dịch chuyển sảng xuất từ Trung Quốc sang các nước lân cận như Việt Nam”

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của khu vực ASEAN hiện đang chịu tác động từ tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu – giá tăng khoảng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá cước vận tải biển đi từ khu vực Đông Nam Á hiện cũng cao hơn gấp 3 lần so với 2019.

Nguồn: Tạp chí Tài chính

18/ CPTPP: động lực mở rộng đường sang Mỹ

CPTPP là động lực mở rộng đường sang Châu Mỹ

Cụ thể, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16 % so với năm 2019; Trong đó xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.

Sau hai năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.

Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn hiệp định nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Chile 30%, Peru 21% so với năm 2018).

Tuy nhiên, cộng đồng DN Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp cận thị trường. Ngoài ra, quy tắc xuất xứ quá khó!

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Đỗ Thị Thu Hương cho biết, Canada, Peru, Mexico là những nước lần đầu tiên Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng nghiên cứu cho thấy phần lớn DN sử dụng FTA cũ thay vì sử dụng FTA mới phức tạp.

Theo bà Hương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng 1,5 lần so với năm 2018. “Điều này cho thấy tác động trực tiếp có nhưng không phải toàn bộ” bởi tỷ lệ sử dụng thuế ưu đãi CPTPP thấp, chỉ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu…

Hơn nữa, mặc dù Mỹ không phải thành viên nhưng xuất khẩu sang thị trường này cao hơn nhiều. Do đó, CPTPP không phải yếu tố quyết định toàn bộ việc DN Canada biết đến Việt Nam mà là nhờ sự tin tưởng chất lượng hàng Việt Nam nhiều hơn từ mối liên hệ giữa các DN.

Đưa ra lý do cho việc này, bà Hương cho rằng, quy tắc xuất xứ của Việt Nam quá khó nên chưa tận dụng và tiếp cận được ưu đãi.

Vì vậy, vị này khẳng định, DN phải cần chủ động nắm bắt ưu đãi để đàm phán với người mua hàng các cơ chế ưu đã thuế quan. Đặc biệt, quy tắc xuất xứ của CPTPP rất mới so với trước đây nên cần tìm hiểu.

Cơ quan quản lý cũng cần xây dựng tra cứu trực tuyến bất cứ lúc nào, ở đâu và có hướng dẫn chuyên sâu…

Tương tự, nói về cơ hội xuất khẩu sang Châu Mỹ từ CPTPP và USMCA (Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada), Ông Dustin Daugherty, giám đốc Phát triển kinh doanh Bắc Mỹ Dezan Shira & Associates cũng cho rằng, quy tắc xuất xứ là vấn đề quan trọng nhất trong Hiệp định này mà các DN cần hiểu khi phần lớn các quốc gia Châu Mỹ tiêu thụ tới 70% hàng hóa của Mỹ.

Theo vị này, Mỹ không phải là thành viên CPTPP, nên sẽ không dễ cho DN Việt Nam tận dụng lợi thế FTA khi buôn bán sang thị trường Mỹ.

“Các công ty Việt Nam không thể chỉ đơn giản là chuyển hàng qua Canada hoặc Mexico rồi tái xuất sang Mỹ và hưởng lợi từ các điều khoản USMCA nhờ các yêu cầu của Quy tắc xuất xứ và Hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

Tuy nhiên, nếu các DN Việt Nam ở Canada hoặc Mexico thực hiện việc gia công đáng kể (bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc hợp đồng phụ), thì họ có thể đáp ứng các ngưỡng Hàm lượng Giá trị Khu vực và do đó được hưởng lợi từ các điều khoản USMCA khi tái xuất sang Hoa Kỳ.

Vì thế, mỗi dòng sản phẩm nên được tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể với việc nghiên cứu kỹ các quy định và tháo gỡ “nút thắt” quy tắc xuất xứ mới hưởng lợi được ưu đãi của CPTPP…

Nguồn: Báo Giao Thông

19/ Xuất khẩu vào châu Mỹ chưa đạt kỳ vọng dù có CPTPP?

Sau 2 năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, ba tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ cũng tăng trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 15% (đạt 1,13 tỷ USD), Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD), Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).

Tuy nhiên, thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP và khu vực châu Mỹ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác kinh doanh.

Mặc dù có tăng trưởng, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn rất thấp, mới chỉ đạt 4%. Trong đó, tỷ lệ thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Mỹ theo CPTPP hiện còn ở mức thấp. Cụ thể, Mexico chỉ chiếm 1,3%, Canada cũng chỉ chiếm 1,1% …

Lý giải nguyên nhân, bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho rằng bên cạnh các yếu tố khách quan như tình hình dịch Covid-19 thì các doanh nghiệp Việt đang gặp khó về vấn đề quy tắc xuất xứ. “Doanh nghiệp khi bước vào lần đầu tiên thì sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Đối với một số mặt hàng chủ lực như dệt may, các quy tắc xuất xứ về vải, sợi còn nhiều khó khăn”, bà nêu ví dụ.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Đỗ Thị Thu Hương cho biết Canada, Peru, Mexico là những nước lần đầu tiên Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng nghiên cứu cho thấy phần lớn doanh nghiệp sử dụng FTA cũ thay vì sử dụng FTA mới phức tạp. Theo bà Hương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã tăng 1,5 lần so với năm 2018. “Điều này cho thấy tác động trực tiếp có nhưng không phải toàn bộ bởi tỷ lệ sử dụng thuế ưu đãi CPTPP thấp, chỉ chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu…”.

Hơn nữa, mặc dù Mỹ không phải thành viên CPTPP nhưng xuất khẩu sang thị trường này cao hơn nhiều. Đưa ra lý do cho việc này, bà Hương cho rằng, quy tắc xuất xứ của Việt Nam quá khó nên chưa tận dụng và tiếp cận được ưu đãi. Để thâm nhập được sâu hơn vào thị trường này, doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu, rõ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi; thích ứng với quy tác xuất xứ, thủ tục lưu trữ, chứng minh xuất xứ. Doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp tục sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Canada trong bối cảnh dịch COVID-19.

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

20/ Việt Nam thực thi nghiêm túc WTO

Báo cáo rà soát Thống kê thương mại thế giới năm 2020 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết quốc tế kể từ khi gia nhập WTO.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đã tăng 170 lần so với thời điểm Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới vào năm 1986, tăng 37 lần so với thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, và tăng 5 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. Báo cáo rà soát Thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO cũng đã ghi nhận rằng, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019.

Nguồn: Báo Công Thương

21/ Nền kinh tế số Trung Quốc và ASEAN có thể đạt 9.500 tỷ USD

Theo Sách trắng được Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc xuất bản, công bố ngày 26/4, kể từ năm 2016, nền kinh tế kỹ thuật số củ ASEAN đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm đạt trên 34%, còn Trung Quốc là trên 17%. Tổng giá trị nền kinh tế số của Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đạt 9.580 tỷ USD vào 2025.

Bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và suy thoái toàn cầu, nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tới gần 10%. Với quy mô 39.200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6.000 tỷ USD), chiếm gần 39% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà còn đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Là nền kinh tế kỹ thuật số đứng thứ hai trên thế giới.

Các lĩnh vực hợp tác chính giữa Trung Quốc và ASEAN trong những năm gần đây bao gồm thành phố thông minh, thương mại điện tử và quản trị không gian mạng. Bên cạnh đó, hai bên phối hợp thúc đẩy công nghệ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

Nguồn: Vietnam Plus

22/ EuroCham: Việt Nam trong ‘tầm ngắm’ của các nhà đầu tư châu Âu

Chia sẻ với TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany nhận định, EVFTA đã có hiệu lực. Hiệp định lịch sử này sẽ mở ra một làn sóng đầu tư mới từ Liên minh châu Âu (EU) vào Việt Nam.

Quý I/2021, kinh tế Việt Nam ước tính tăng 4,48% so với năm trước. Ông đánh giá thế nào về kết quả này?

Tăng trưởng GDP gần 4,5% trong quý I/2021 là một thành tựu nổi bật. Năm 2020, Việt Nam là một trong ba quốc gia trong khu vực không bị sụt giảm sản lượng kinh tế. Điều này là nhờ vào việc Chính phủ xử lý nhanh chóng và hiệu quả đại dịch Covid-19.

Hiện tại, Việt Nam đang gặt hái được thành công từ các biện pháp y tế công cộng vững chắc và môi trường kinh doanh cởi mở hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Tất nhiên, thách thức vẫn còn. Mặc dù bức tranh chung tương đối khả quan nhưng một số lĩnh vực và ngành công nghiệp như hàng không và du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là hệ quả tất yếu của các hạn chế đi lại quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai vaccine ngừa Covid-19 đang được đẩy nhanh. Chúng tôi hy vọng rằng, những lĩnh vực này có thể bắt đầu phục hồi và một lần nữa đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.

Dự đoán của ông về tình hình đầu tư của EU vào Việt Nam năm 2021. Theo ông, đâu là điểm nhấn trong bức tranh đầu tư từ Việt Nam vào EU thời gian tới?

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư châu Âu, bởi thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh, vị trí chiến lược quan trọng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và lực lượng lao động được giáo dục tốt, có sức cạnh tranh.

12 tháng qua, Việt Nam cũng khẳng định lại rằng, quốc gia này là một thị trường an toàn, đảm bảo và thịnh vượng để đầu tư. Việc Chính phủ xử lý một cách chắc chắn và nhanh chóng đại dịch Covid-19, kết hợp với việc thực hiện thành công các thỏa thuận thương mại mới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đưa Việt Nam vào “tầm ngắm” của các nhà đầu tư châu Âu. Theo đó, có 30% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, sẽ tiếp tục đầu tư vào quý I/2021. 56% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, đầu tư của họ vẫn ở mức cũ.

Dù Covid-19 vẫn tiếp tục phá vỡ thương mại và đầu tư toàn cầu, và còn tùy thuộc việc EU đang triển khai vaccine ngừa Covid-19, phải nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện đã có đặc quyền tiếp cận thị trường EU thông qua Hiệp định EVFTA. Quốc gia này nên nắm bắt các cơ hội của Hiệp định này để xây dựng các mối quan hệ thương mại mới với các đối tác EU và thiết lập thương hiệu với người tiêu dùng EU – những người tạo nên một thị trường tiềm năng và khổng lồ với 450 triệu dân.

Chính phủ Việt Nam, EU và EuroCham đã có nhiều nỗ lực, nhưng đầu tư của châu Âu tại Việt Nam vẫn còn thấp. Theo ông, liệu EVFTA có làm thay đổi bức tranh đầu tư châu Âu tại Việt Nam không?

EU vẫn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. EU có hơn 2.000 dự án trong 18 lĩnh vực kinh tế và tại 52/63 tỉnh/thành của Việt Nam. Dù không phải là nguồn FDI lớn nhất nhưng các công ty từ EU mang đến nguồn đầu tư dài hạn, chất lượng cao cho Việt Nam.

EVFTA đã có hiệu lực. Hiệp định lịch sử này sẽ mở ra một làn sóng đầu tư mới từ EU vào Việt Nam. Nhưng thành công của Hiệp định này cần được đo lường theo thời gian, do EVFTA có thời gian thực hiện kéo dài hàng thập niên. Khoảng 2/3 số dòng thuế đối với hàng xuất khẩu của EU đã được xóa bỏ kể từ khi EVFTA có hiệu lực (ngày 1/8/2020). Các dòng thuế còn lại, lên đến 99% sẽ bị loại bỏ trong khoảng thời gian kéo dài một thập kỷ.

Qua thời gian, hàng hóa châu Âu sẽ cạnh tranh hơn trong thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp EU có thể giao dịch bình đẳng với các doanh nghiệp từ các quốc gia mà Việt Nam có Hiệp định Thương mại tự do như Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Song song, đầu tư của châu Âu sẽ nhận được sự thúc đẩy khi Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) có hiệu lực. Không giống như các Hiệp định Thương mại Tự do, có thể được ký kết và phê chuẩn ở cấp Ủy ban châu Âu (EC) và Nghị viện châu Âu (EP), Hiệp định EVIPA phải được phê chuẩn tại từng quốc gia trong số 27 quốc gia thành viên của EU. EVIPA sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ EU vào Việt Nam.

Trong EVIPA, Việt Nam cũng đã đồng ý áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về các vấn đề như nhãn hiệu và bằng sáng chế. Điều này sẽ bảo vệ các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của EU, giúp họ tự tin hơn khi kinh doanh tại Việt Nam.

Vậy cần làm gì để tận dụng “cơ hội vàng” từ EVFTA để thay đổi bức tranh đầu tư từ EU vào Việt Nam, thưa ông?

EVFTA hiện đã có hiệu lực, nhưng điều này không có nghĩa là công việc của chúng tôi đã kết thúc. Thách thức hiện nay là đảm bảo thực hiện suôn sẻ và thành công cả EVFTA và EVIPA.Các điều khoản đã đồng ý về nguyên tắc phải được hiện thực hóa trên thực tế để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp của hai bên phải làm việc cùng nhau và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Chúng tôi đã có một khởi đầu đầy hứa hẹn. Tháng 10/2020, EuroCham phối hợp với VCCI đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp EU-Việt Nam (EVBC). Hội đồng này sẽ kết nối các doanh nghiệp thành viên của EuroCham, tạo cho họ một nền tảng chung để đưa ra các vấn đề và một công cụ thiết thực để giải quyết những vấn đề đó.

EuroCham cam kết đưa EVFTA thành công và khuyến khích nhiều hơn nữa các nhà đầu tư của EU vào Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những hiểu biết của mình với Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, thông qua báo cáo Sách trắng hàng năm của EuroCham để giúp tạo ra một môi trường thương mại và đầu tư cởi mở, cạnh tranh và hấp dẫn hơn nữa cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Nguồn: Báo Quốc Tế

23/  Nhật Bản thông qua RCEP

Ngày 28/4, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vốn được 15 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký kết. Hiệp định này bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Đây là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ, gồm 2,27 tỷ dân với tổng GDP là 26.000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5.200 tỷ USD. RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do, chiếm khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, thương mại và dân số.

RCEP sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 91% lượng hàng hóa và ban hành các quy định chung về đầu tư và sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại tự do.

Tính đến ngày 28/4, Singapore và Trung Quốc đã hoàn tất các thủ tục cho việc phê chuẩn Hiệp định này.

Nguồn: Báo Quốc Tế

BSA Tổng hợp

Eurofins: hai thay đổi quan trọng trong luật an toàn thực phẩm thế giới