1/ Giá Cotton tiếp tục giảm | Cuba thiếu đường mía để xuất sang Trung Quốc | Cà phê Brazil xuất khẩu giảm 7%

  • Hợp đồng thì tương lai của bông Cotton lại giảm trong 3 phiên liên tiếp. Vào thứ 3, ngày 11 tháng 5 vừa qua, mất 0.9 điểm % xuống 87,66 xu cho mỗi pound (lb). Bên cạnh thời tiết thuận lợi nhiều mưa ở Tây Texas là sự hồi hộp chờ đợi bản báo cáo của Chính Phủ Liên Bang về cung cầu của thị trường bông.

  • Chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, ngành mía đường của Cuba sụt giảm năng suất nghiêm trọng. Theo dự báo của cơ quan chính phủ, Cuba sẽ chỉ thu hoạch khoảng 816.000 tấn – tương đương 68% kế hoạch đề ra cho cả năm. Theo đó, Cuba phải đối mặt với nhu cầu xuất khẩu 400.000 tấn trong một thỏa thuận với Trung Quốc, lẫn nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 700.000 tấn. Không rõ Cuba sẽ chọn lựa cắt giảm như thế nào. Bên cạnh đó, Cuba còn phải đối mặt với việc thiếu ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu cũng như một số mặt hàng nông phẩm và nguyên liệu đầu vào.

  • Theo báo cáo hôm 11 tháng 5, Brazil đã xuất khẩu 3.03 triệu túi cà phê sạch, mỗi túi 60kg trong tháng 4 – giảm 7% so với tháng cùng kỳ năm ngoái

Nguồn: Reuters

2/ Rủi ro vi phạm WTO khi VIệt Nam áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đường mía Thái Lan

Ngày 9 tháng 2 năm 2021, để ngăn ngừa thiệt hại cho sản phẩm đường mía của Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu Thái Lan (“Quyết định 477”). Trong khi đó, Điều VI.5 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (“Hiệp định GATT 1994”) yêu cầu các thành viên Tổ chức thương mại Thế giới (“WTO”) có nghĩa vụ không áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu (“nguyên tắc tránh đánh thuế trùng”).

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường nước ngoài với giá không công bằng như trợ cấp xuất. Do đó, WTO cho rằng, nếu doanh nghiệp nhận tiền của chính phủ để bù lỗ cho chi phí sản xuất và bán phá giá thì khi áp thuế chống bán phá giá, hàng hóa sẽ phải tăng giá, thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất hàng tương tự của quốc gia nhập khẩu đã được loại trừ. Như vậy, thuế chống bán phá giá cũng là thuế nhập khẩu bổ sung và thuế chống trợ cấp cũng là thuế nhập khẩu bổ sung. Do đó, WTO hoàn toàn hợp lý khi yêu cầu các thành viên của mình phải đảm bảo không áp dụng thuế trùng thuế đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu từ các thành viên WTO.

Tính đến nay, Trung Quốc là thành viên WTO khởi kiện bị vi phạm nguyên tắc này nhiều nhất bởi vì các thành viên WTO (như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu…) đã nhiều lần đồng thời áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc.6 Cụ thể, trong vụ kiện Trung Quốc với Hoa Kỳ (DS368), Hoa Kỳ cho rằng vỏ xe GPX của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá không công bằng gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp vỏ xe trong nước của Hoa Kỳ và áp thuế chống bán phá giá 29.93% và thuế chống trợ cấp là 14%. Trung Quốc khởi kiện Hoa Kỳ ra Cơ quan DSB của WTO bởi vì việc áp thuế đồng thời chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm này của Hoa Kỳ bằng phương pháp đặc biệt áp dụng đối nước có nền kinh tế phi thị trường (từ chối sử dụng giá của Trung Quốc, mà chỉ sử dụng giá từ các quốc gia khác thay thế cho giá hàng hóa của Trung Quốc) như là biện pháp trừng phạt 2 lần

Vào tháng 9/2020, Cục phòng vệ thương mại Bộ Công thương Việt nam đã tiến hành điều tra bán phá giá và trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan có mã số HS 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.99.10. Đến ngày 9/2/2021, Bộ Công thương đã áp thuế chống bán phá giá (đường tinh luyện là 48,88% và đường thô là 33,88%) và thuế chống trợ cấp đối với Trade Remedies Authority mía đường nhập khẩu từ Thái Lan.8

Như vậy, khi Việt Nam đồng thời áp dụng cả thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nếu muốn chứng minh Việt Nam không vi phạm nguyên tắc thuế trùng thuế, chúng ta có nghĩa vụ chứng minh Việt Nam không triệt tiêu trợ cấp xuất khẩu của Thái Lan hai lần.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn bản in ngày 22/04/2021

3/ Sầu riêng nổi tiếng của Việt Nam không thể xuất chính ngạch vào Trung Quốc?

Hiện nay, Việt Nam chỉ xuất khẩu được chính ngạch vào Trung Quốc một số sản phẩm trái cây tươi như trái măng cụt với sản lượng không lớn, thị trường nhỏ. Ngược lại, trái sầu riêng có diện tích trồng tại Việt Nam lớn, sản lượng và giá trị đều cao hơn măng cụt nhưng lại không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc được. Việt Nam hiện có khoảng 50.000 – 60.000ha trồng sầu riêng trên toàn quốc.

Theo ông Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai (nổi tiếng với đặc sản sầu riêng): cuối tháng 3 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng đã có buổi làm việc với Cục Bảo vệ Thực vật về vấn đề xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc. Thế nhưng, câu trả lời từ Cục Bảo vệ Thực vật là vẫn chưa có kết quả cuối cùng nên nông dân, doanh nghiệp phải tiếp tục đợi.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, để đàm phán được một loại trái cây xuất khẩu chính ngạch, bất kể là Mỹ, Nga, Trung Quốc… tốn rất nhiều thời gian, nhanh nhất là ba năm nhưng cũng có trường hợp thời gian đàm phán kéo dài đến 12 năm.

Trường hợp của sầu riêng, ông Tùng cho biết, nếu không xảy ra dịch Covid-19 thì việc đàm phán xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc đã kết thúc từ năm 2020. Trước đó, cơ quan chức năng hai bên đã đi đến những bước cuối cùng trong tiến trình đàm phán cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để có thể ký được Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch loại nông sản này.

“Nói cho dễ hiểu, khi chúng ta muốn bán cho người ta một sản phẩm nào đó thì phải mua lại của họ một sản phẩm khác. Việc mua lại sản phẩm nào thì chúng ta cũng phải xem xét, dựa trên nhu cầu thị trường trong nước”, ông Tùng nói.

Tuy nhiên, tính đến năm 2020, Việt Nam chỉ có 9 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: thanh long, dưa hấu, nhãn, vải, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Vì chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên nhiều loại trái cây của Việt Nam vẫn chưa vào được thị trường tỉ dân này.

Trong khi đó, xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Thái Lan đã tăng đột biến trong những năm qua. 2020, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Thái Lan đạt hơn 157 triệu đô la Mỹ, tăng 110% so với năm trước. Với kết quả này, Thái Lan chỉ sau Trung Quốc (hơn 1,8 tỉ đô la), Mỹ (gần 169 triệu đô la) và Liên minh châu Âu (trên 158 triệu đô la).

Thông tin từ Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Thái Lan. Năm 2020, xuất khẩu sầu riêng của nước này sang Trung Quốc đã đạt 576.000 tấn, trị giá 2,51 tỉ đô la Mỹ. Xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc trong năm 2020 có giảm 4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019 nhờ giá xuất khẩu tăng cao.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

4/ Bất chấp COVID-19, đà tăng trưởng giao thương đáng nể từ FTA Việt Nam – Chile

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Chile đang phát triển và đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, tổng kim ngạch giữa hai nước đạt 1,28 tỷ USD, tăng 4,43% so với 2019; gấp 2,5 lần so với 2013 – thời điểm trước khi FTA Việt Nam – Chile có hiệu lực. Hiện nay, Chile là một trong 4 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile tại ASEAN.

Đầu 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, đạt 401,1 triệu USD, tăng 15,3% so với 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 321,3 triệu USD, tăng 11,8%, nhập khẩu của Việt Nam từ Chile đạt 79,8 triệu USD, tăng 31,6%.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang tận dụng hiệu quả ưu đãi của FTA Việt Nam – Chile và hiện Chile đang là một trong những thị trường đứng đầu về tỷ lệ tận dụng ưu đãi với tỷ lệ sử dụng C/O mẫu VC lên tới 65,5%.

Đối với Tiểu ban Thương mại hàng hoá, hai bên đã trao đổi các nội dung kỹ thuật về biểu thuế, xuất xứ hàng hóa, xem xét việc triển khai áp dụng chứng nhận xuất xứ điện tử để đơn giản hoá quy trình, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tận dụng hiệu quả các ưu đãi của FTA Việt Nam – Chile.

Đối với Tiểu ban Vệ sinh và kiểm dịch thực vật, hai bên trao đổi thông tin về quy trình, thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng nông sản. Việt Nam thông báo đã bắt đầu tiến hành quy trình đánh giá nguy cơ dịch hại đối với quả kiwi của Chile và phía Chile cho biết quy trình đánh giá nguy cơ dịch hại đối với quả chôm chôm sẽ bắt đầu được tiến hành vào tháng 7/2021.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và trên đà tăng trưởng giao thương hữu hảo giữa hai nước, doanh nghiệp hai phía cần tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA Việt Nam – Chile cũng như Hiệp định CPTPP khi được Chile phê chuẩn trong thời gian tới.

Nguồn: Báo Công Thương

5/ FTA tiếp nhiên liệu cho sự phát triển bền vững của Việt Nam

Theo bài phân tích đăng trên báo The Business Times (Singapore) số ra ngày 5/5, Việt Nam sẽ đạt được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và vững chắc ở mức 6,7% trong năm nay và 7,0% năm 2022.Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói trên được thúc đẩy bởi lĩnh vực sản xuất theo hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở.

Lĩnh vực công nghiệp, vốn có sự khởi đầu mạnh mẽ trong quý I/2021, dự báo tăng 9,5% trong năm 2021, đóng góp 3,5 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại lớn sẽ làm gia tăng nhu cầu cho xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

Lĩnh vực xây dựng được cho là sẽ tăng trưởng nhanh chóng khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong năm 2021 và lãi suất thấp.

Lĩnh vực dịch vụ cũng được kỳ vọng phục hồi ở mức 6% năm 2021, đóng góp 2,3 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được tạo ra bởi chuyển đổi số, gia tăng chi tiêu cho vaccine Covid-19, tâm lý kinh doanh cải thiện và lãi suất thấp.

ADB đánh giá, nông nghiệp của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn năm nay nhờ cải cách liên tục về cơ cấu, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn đối với các nông sản xuất khẩu theo các FTA khu vực và giá lương thực trên toàn cầu cao hơn do nhu cầu tăng.

Không chỉ thế, Luật Đầu tư, được thông qua hồi tháng 1/2021 nhằm cắt giảm bớt những thủ tục kinh doanh rườm rà, được kỳ vọng sẽ thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2021 đã đăng ký tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, giá dầu mỏ quốc tế tăng và tiêu dùng trong nước tăng được cho là sẽ đẩy lạm phát lên mức 3,8% trong năm nay và 4% trong năm 2022.

Trong quý I/2021, Việt Nam đã đạt được khoảng 2 tỷ USD thặng dư thương mại hàng hóa, với xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 34,3% và sang Mỹ tăng 32,8%. Xuất khẩu hàng hóa dự kiến sẽ tăng 8% trong năm nay và năm 2022.

ADB đánh giá, việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 đang chững lại trên toàn cầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng Việt Nam có thể quay trở lại con đường tăng trưởng mạnh mẽ trước dịch bệnh do sự phụ thuộc của nước này vào nhu cầu bên ngoài.

Nguồn: Báo Quốc Tế

6/ Bàn cờ RCEP, nơi TQ đang chiếm thế thượng phong, Mỹ – Nhật?

RCEP bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Theo tờ Nikkei Asia, RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới bao trùm 30% kinh tế toàn cầu.

Dưới thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ nỗ lực khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một công cụ để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược đó sụp đổ khi cựu Tổng thống Trump rút nước này ra khỏi TPP vào 2017.

Với RCEP, 91% danh mục hàng hóa sẽ xóa bỏ thuế, thấp hơn ngưỡng 99% trong TPP. Bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn, Trung Quốc nhấn mạnh vào việc cho phép càng nhiều quốc gia tham gia càng tốt, do đó nắm quyền chủ động trong thỏa thuận. Do lo ngại hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Ấn Độ, New Delhi đã quyết định không tham gia RCEP. Dù vậy, Nhật vẫn tiếp tục vận động Ấn Độ tham gia RCEP, nhưng chính quyền ông Modi không mặn mà.

Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden đang theo đuổi “chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu”, ưu tiên các lợi ích dân thường và người lao động. Tổng thống Biden nhấn mạnh ông sẽ chỉ ký kết những thỏa thuận mà công đoàn và các bên liên quan tham gia vào quá trình quyết định.

Mỹ và Nhật sẽ ‘chơi’ như thế nào?

Để ngăn chặn hậu quả này, Mỹ có thể làm hai việc trong ngắn hạn:

Thứ nhất là xây dựng một hiệp định kinh tế đa phương dựa trên một khái niệm mới.

Các hiệp định thương mại thông thường, bao gồm cả TPP, được soạn thảo tập trung vào hàng hóa và có xu hướng làm trầm trọng thêm xung đột lợi ích giữa các quốc gia và các ngành.

Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và đồng kiến trúc sư của “chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu”, ủng hộ việc từ bỏ chính sách ngoại giao kinh tế thiên về ngành sản xuất và nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ.

Matthew Goodman, Phó Chủ tịch Cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS), chỉ ra khả năng Mỹ có thể tập hợp các quốc gia cùng chí hướng để tạo ra các quy tắc bao trùm công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu và thương mại điện tử.

Các quy định như vậy vẫn đang được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) xây dựng, và những nỗ lực này có thể chuyển thành một thỏa thuận toàn diện.

Điều thứ hai là một biện pháp khác để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, trước mắt là tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia). Đối thoại An ninh Bộ tứ là một khuôn khổ làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ tứ vẫn chủ yếu nghiêng về lĩnh vực an ninh, chẳng hạn như tiến hành các cuộc tập trận chung Malabar ở Vịnh Bengal và Biển Arab vào tháng 11 năm ngoái.

Nếu các hoạt động của Bộ tứ mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, cách tiếp cận này có thể trở thành công cụ hiệu quả để khuyến khích các nền kinh tế tự do “bám rễ” vững chắc ở châu Á, bao gồm cả các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực.

Bốn quốc gia này đã bắt đầu hợp tác về cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như truyền thông dữ liệu và năng lượng, thông qua các cơ quan liên quan.

Các nhà lãnh đạo của Bộ tứ đã xác nhận rằng họ sẽ làm sâu sắc hơn đối thoại về các chuỗi cung ứng công nghệ cao quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 3/2021.

Nếu các nỗ lực tạo ra chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc” được đẩy nhanh, Ấn Độ dự kiến sẽ tự đảm nhận một phần nỗ lực này. Các nước châu Âu cũng đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Bộ tứ.

Để thách thức Trung Quốc, khối cần một chiến lược lớn. Khối này sẽ cần phải sắp xếp các quân cờ một cách cẩn trọng nhưng vẫn sáng tạo, với tầm nhìn vào nhiều quốc gia cũng như các khuôn khổ kinh tế và an ninh của khu vực.

Nguồn: Báo Quốc Tế

7/ Thương Vụ Việt Nam: Đưa hàng Việt thâm nhập Algeria

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951- 14/5/2021), phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhuận – Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Mali, Senegal, Niger, Gambia, Tunisia) về những đóng góp của Thương vụ trong quá trình đồng hành, phát triển cùng ngành Công Thương.

Xin ông chia sẻ những thành tựu đã đạt được của Thương vụ trong chặng đường 70 năm đồng hành cùng ngành Công Thương?

Đối với thị trường Algeria, nếu như trong những năm 60, trao đổi thương mại giữa hai nước gần như chưa có gì ngoài một số sản phẩm của Việt Nam là những quyển sổ, bút máy, bút chì và vải do trẻ em Việt Nam tặng trẻ em Algeria thì ngày nay nhiều mặt hàng của nước ta đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này như cà phê, tiêu, gạo, thủy sản, giày dép, hàng dệt may, sắt thép…

Kể từ năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia Bắc Phi này đạt mức cao nhất gần 300 triệu USD năm 2017 (theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam). Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Algeria chủ yếu vẫn là nông sản như cà phê, gạo, hạt tiêu và thủy sản, hàng công nghiệp điện thoại di động, giày dép, hàng dệt may, sản phẩm sắt thép…

Về nhập khẩu, Việt Nam mua của Algeria một số lượng nhỏ dược phẩm, thức ăn gia súc và nguyên liệu, giấy vụn… với tổng kim ngạch thấp từ 3-4 triệu USD/năm.

Về khuôn khổ pháp lý, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 2/1994, Hiệp định Tương trợ tư pháp về thương mại và dân sự (2010). Đầu tháng 4/2014, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Cục Xúc tiến xuất khẩu Algeria cũng đã ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Mặc dù, Algeria là một thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và hợp tác thương mại với Algeria nói riêng và châu Phi nói chung, nhưng thương mại song phương giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn. Theo ông, đâu là những khó khăn trong việc kết nối, tìm kiếm bạn hàng tại thị trường này?

Ngược dòng lịch sử, có thể thấy trước năm 2000, trao đổi thương mại giữa hai nước không đáng kể chủ yếu nằm trong khuôn khổ Việt Nam trả nợ Algeria bằng hàng hóa với kim ngạch khá thấp. Đặc biệt, trong những năm 90, tình hình chính trị Algeria bất ổn định, khủng bố leo thang. Tháng 12/1994, Tham tán Thương mại Bùi Giang Tô đã bị nhóm khủng bố tại Algeria sát hại. Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã phải đóng cửa đến năm 2004 mới mở trở lại.

Do Algeria chưa phải thành viên của WTO nên thuế hải quan cao, trung bình 50% (thuế nhập khẩu 30%, thuế VAT 19%). Algeria là quốc gia phụ thuộc vào dầu lửa, dầu khí chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu nên những năm gần đây, khi giá mặt hàng này xuống thấp, thâm hụt ngân sách tăng cao, Algeria đã ban hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu như chế độ giấy phép, các rào cản kỹ thuật, lệnh cấm nhập khẩu với một số mặt hàng (trong đó có 13 loại trái cây), áp dụng thuế phòng vệ bổ sung, vv…

Bên cạnh đó, chính sách thương mại, đầu tư của Algeria mang tính bảo hộ hay thay đổi, thời gian thanh toán xuất nhập khẩu còn chậm, ngôn ngữ giao dịch phần lớn được các doanh nghiệp Algeria sử dụng là tiếng Pháp, rồi khác biệt về tập quán kinh doanh… cũng là những rào cản trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.

Algeria là thị trường có quy mô trung bình tại châu Phi với dân số 44 triệu người, kim ngạch nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD/năm, nhưng mức độ cạnh tranh rất quyết liệt giữa hàng hóa Việt Nam với các nước, đặc biệt là nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đến từ châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia…

Trong bối cảnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ông có thể cho biết kế hoạch hoạt động của Thương vụ thời gian tới, trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa hàng vào nước sở tại?

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, do các nước trong đó có Algeria đóng cửa biên giới trên không, trên biển nên hoạt động xuất nhập khẩu song phương gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình này, Thương vụ đã tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước như Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức hàng chục hội nghị, hội thảo giới thiệu thị trường khu vực châu Phi -Trung Đông, thị trường Tây Phi, Bắc Phi, các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi,… dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Riêng Thương vụ cũng đã chủ động đề xuất và phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức thành công Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Algeria vào tháng 11/2020 và Hội nghị khai thác tiềm năng thương mại, đầu tư Việt Nam – Algeria – Senegal vào tháng 4/2021.

Trong bối cảnh các hội chợ, triển lãm quốc tế truyền thống tại Algeria chưa mở lại, Thương vụ đã đến làm việc với Công ty Tổ chức sự kiện, triển lãm và thương mại Algeria để vận động dành gian hàng trực tuyến miễn phí cho doanh nghiệp Việt Nam tại 3 sự kiện là Hội chợ thương mại và tiếp thị quốc tế trực tuyến Algeria diễn ra từ ngày 13-27/9/2020, Triển lãm quốc tế trực tuyến về ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp Algeria (1 – 31/12/2020) và Triển lãm quốc tế trực tuyến về nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy sản (1 – 31/1/2021). Tổng cộng hơn 40 lượt doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các tập đoàn, tổng công ty lớn tham dự.

Theo chiều ngược lại, Thương vụ cũng phát hành Bản tin kinh tế Việt Nam và những cơ hội kinh doanh bằng tiếng Pháp định kỳ hai tháng một lần để gửi cho các cơ quan doanh nghiệp thuộc các nước phụ trách. Trong quý 2/2021, Thương vụ đã chủ trì biên soạn cuốn Cẩm nang kinh doanh với thị trường Việt Nam bằng tiếng Pháp trong đó giới thiệu tình hình kinh tế, thương mại Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam với Algeria, Mali và Senegal, danh sách các địa chỉ hữu ích, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam năm 2019 để phổ biến cho các cơ quan, doanh nghiệp các thị trường phụ trách.

Trong 6 tháng cuối năm, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan thúc đẩy việc thành lập Hội đồng kinh doanh Việt Nam – Algeria, hoàn thiện khung pháp lý về thương mại và đầu tư với các địa bàn phụ trách, tổ chức một số hội nghị, diễn đàn giao thương trực tuyến với Algeria, Tunisia, xuất bản sách giới thiệu thị trường Algeria, Senegal, tạo điều kiện cho doanh nghiệp các bên tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế online, tăng cường giới thiệu cơ hội kinh doanh, đầu tư, xác minh đối tác,…

Xin cám ơn ông!

Nguồn: Báo Công Thương

Hội nghị giao thương trực tuyến về khai thác tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Algeria – Senegal 2021 diễn ra trong hai ngày 5 – 6/4/2021

8/ EU hoãn thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc

Trong cuộc phỏng vấn ngày 4/5, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã tạm hoãn các nỗ lực nhằm hoàn tất thỏa thuận đầu tư lớn của khối này với Trung Quốc.

EU và Trung Quốc ký thỏa thuận đầu tư nêu trên vào tháng 12/2020 sau 7 năm đàm phán. EU khẳng định thỏa thuận này sẽ giúp mở cửa thị trường rộng lớn của Trung Quốc, mang đến lợi ích cho các công ty châu Âu.

Tuy nhiên, đến tháng 3, tương lai của thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc bị đặt vào dấu chấm hỏi, khi EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào 4 quan chức Trung Quốc liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Trung Quốc cũng đáp trả gần như tức thì, trừng phạt các cá nhân và tổ chức của châu Âu, bao gồm nhiều thành viên cấp cao của Nghị viện châu Âu và 2 ủy ban EU, khiến căng thẳng 2 phía leo thang.

Nguồn: Báo Quốc Tế

9/ Thương Mại Điện Tử sẽ giúp đưa nhanh hàng Việt ra thế giới

Với doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (IDEA), cho biết Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, thích ứng với xu hướng.

Ông Trần Quốc Toản, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cờ Đỏ – một doanh nghiệp có mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đến thị trường 50 quốc gia, chia sẻ: “Hy vọng thông qua Amazon, doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng”.

Đồng quan điểm này, ông Trần Đức Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinescraft (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), chia sẻ cách đây 5 năm, doanh nghiệp bắt tay vào việc đưa hàng lên kênh thương mại điện tử Amazon. Mất 2 năm tìm hiểu về thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ cũng như tìm hiểu cách bán trên sàn thương mại điện tử Amazon. Với sự mày mò và phát triển, đến thời điểm này, mỗi ngày doanh nghiệp có khoảng 300-500 đơn hàng. Trên Amazon các đơn hàng giá trị 50 USD trở lại là các đơn hàng dễ bán. Hiện nay, các đơn hàng của doanh nghiệp có giá từ 19-40 USD/đơn.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng rất phụ thuộc vào sản phẩm và mùa vụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm bán vào dịp Noel hay cuối năm thì lượng đơn hàng tăng mạnh, nhưng ở dịp đầu năm thì đơn hàng lại giảm. Nếu bạn kinh doanh mặt hàng thời trang, từ tháng 3-9 là cao điểm mùa du lịch nên tăng trưởng bán hàng sẽ rất nhanh, nhưng đến hết mùa du lịch thì lại giảm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đa dạng kênh bán hàng

Theo số liệu cung cấp bởi Amazon Gloabal Selling Việt Nam, hiện đã có hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đưa qua kênh thương mại điện tử này với doanh thu năm 2020 vượt mốc 1 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2019.

Vì sản phẩm bán online thường có giá trị không lớn, làm thế nào để phát triển thương hiệu của mình, nâng cao nhận diện với người mua nước ngoài, đồng thời giảm chi phí giao hàng là bài toán mà mỗi doanh nghiệp phải chủ động tìm cách thích nghi.

Ông Gijae Seong – Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam – cho rằng doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và đa dạng hóa kênh bán hàng.

Bên cạnh đó, cần thích ứng với những thay đổi từ nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ dựa theo đánh giá. Cuối cùng là mở rộng kênh bán hàng xuyên biên giới, mang hàng Việt ra thế giới.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết tới đây Hà Nội sẽ tổ chức một cuộc xúc tiến riêng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề của Hà Nội vào kênh thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon.

Sở rất kỳ vọng qua các đợt hỗ trợ như tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hiểu rõ và nắm bắt được những quy trình, thủ tục, các quy định. Đồng thời, được tư vấn để thường xuyên làm mới sản phẩm của mình trên hệ thống. Từ đó, có thể gây được sự chú ý và phản hồi tích cực của người tiêu dùng trên thị trường thế giới./.

Nguồn: Vietnam Plus

10/ Phòng vệ thương mại bủa vây doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Chưa bao giờ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị kiện phòng vệ thương mại (PVTM) nhiều như nay.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 176,6 tỷ USD năm 2016, lên 282,7 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình 11,9%/năm. Từ đây, hàng Việt chịu nhiều sóng gió hơn bởi sự bủa vây của kiện PVTM.

Riêng 2020, đã có 39 vụ kiện mới với hàng hóa nước ta, hơn 2,5 lần tổng số vụ việc trong 2019. Mỹ là nước điều tra PVTM nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam với 8 vụ, bao gồm 5 vụ chống bán phá giá, 1 vụ chống trợ cấp và 2 vụ chống lẩn tránh thuế.

Lũy kế hết năm 2020, đã có 201 vụ PVTM do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tác động đến khoảng 12 tỷ USD kim ngạch và hàng chục ngàn doanh nghiệp xuất khẩu thuộc gần 60 ngành hàng.

Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại/PVTM (Bộ Công thương), năm 2020, số lượng vụ việc tiến hành điều tra đã gấp đôi cả năm 2019 và dự kiến trong năm 2021 sẽ còn gia tăng.

Việc gia tăng số lượng các vụ kiện PVTM tỷ lệ thuận với số mặt hàng bị dính kiện. Nếu giai đoạn trước đó (từ năm 1994 – 2010) có 39 loại sản phẩm hàng hóa, chủ yếu tập trung vào mặt hàng nông – thủy sản và dệt may bị điều tra áp dụng các biện pháp PVTM, thì giai đoạn 2011 – 2020 đã tăng lên gần 60 loại sản phẩm, hàng hóa.

“Mới nhất, cuối tháng 4/2021, Philippines tiến hành khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với xi măng Việt Nam, trong khi Mỹ nhận đơn từ doanh nghiệp trong nước yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong Việt Nam”, đại diện Cục PVTM thông tin.

Nhưng, đáng quan ngại hơn là xuất hiện tình trạng các vụ điều tra “kép” với hàng hóa Việt Nam tăng lên. Nếu trước đây chỉ có Mỹ thường điều tra “kép” đối với Việt Nam (điều tra cả hành vi trợ cấp và hành vi bán phá giá trong cùng một vụ việc), thì hiện nay, nhiều nước như Ấn Độ, Canada, Australia cũng chuyển sang điều tra kép đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta.

Các cuộc điều tra này thường tạo ra gánh nặng lớn với cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan, do lượng dữ liệu, thông tin phải cung cấp tăng lên gấp đôi trong cùng một khoảng thời gian như trước đây.

Được biết, Bộ Công Thương đang xây dựng, cập nhật và thông báo định kỳ cho các bộ/ngành liên quan danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp PVTM, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ.

Danh sách cập nhật quý III/2020 lên tới 14 mặt hàng nguy cơ cao về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, trong đó có những mặt hàng như gỗ dán, tủ gỗ, ghế sofa, đá nhân tạo, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe, thép tiền chế và ghim đóng thùng.

Nguồn: Tạp chí Tài chính

11/ Thương mại Việt – Bỉ: cơ hội cho nhà đầu tư

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ bị suy giảm do dịch COVID-19, giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Bỉ vẫn tăng, đó là tín hiệu tích cực cho tương lai thương mại song phương giữa hai nước.

Trong thập kỷ qua, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Bỉ đã cải thiện đáng kể. Điều này có được là nhờ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và sự mở rộng, toàn cầu hóa của một số tập đoàn Bỉ. Những lĩnh vực chính mà các nhà đầu tư Bỉ đặc biệt quan tâm tại Việt Nam là các khu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống, chế biến và sản xuất, dược phẩm và năng lượng tái tạo. Với sự gia tăng thương mại và đầu tư giữa hai nước, các nhà đầu tư Bỉ có cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Ông Riccardo Benussi, Giám đốc Phát triển kinh doanh châu Âu của Dezan Shira & Associates, cho rằng ngày càng nhiều công ty Bỉ đang muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là khi EVFTA có hiệu lực và giảm thuế quan.

Tính đến tháng 3 vừa qua, Bỉ có 78 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD, đứng thứ 23 trong số 131 nước đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của Bỉ, với giá trị thương mại đạt khoảng 707,55 triệu USD vào năm 2020, tăng 6,7% so với năm 2019.

Năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2018, trong khi Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa của Bỉ trị giá 698 triệu USD, tăng 6,5% so với năm 2018.

Trong 7 tháng đầu năm ngoái, do đại dịch COVID-19, Việt Nam đã ghi nhận giá trị xuất khẩu trị giá 1,4 tỷ USD sang Bỉ, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt khác, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 459 triệu USD từ Bỉ, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2019, Bỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 7 trong EU vào Việt Nam. Năm 2020, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Bỉ sang Việt Nam là hóa chất (46,2%) và máy móc thiết bị (13,7%). Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Bỉ là dệt may, giày dép, mũ đội đầu và kim loại cơ bản.

Khoản đầu tư lớn nhất của Bỉ vào Việt Nam là phát triển và vận hành cụm khu công nghiệp, được gọi là Khu công nghiệp DEEP C (tên gọi ban đầu là Khu công nghiệp Đình Vũ-DVIZ).

DVIZ được thành lập vào năm 1997 và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khu vực Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam thành một trung tâm công nghiệp năng động trong 23 năm qua.

Giám đốc Tiếp thị & Bán hàng Geert Dom của DEEP C châu Âu và Mỹ cho rằng DEEP C đã thu hút hơn 130 dự án với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Singapore. Trong tương lai, DEEP C vẫn đang thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Bỉ và các nhà đầu tư khác đến kinh doanh và thiết lập nhà máy, kho bãi tại khu công nghiệp này.

Trong khi đó, Giám đốc cấp cao của Văn phòng Dezan Shira tại Hà Nội, ông Filippo Bortoletti, lưu ý ngoài các khu công nghiệp, các nhà đầu tư Bỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Việt Nam. Cụ thể, các khoản đầu tư của Bỉ tập trung vào chuỗi cung ứng của ngành, cung cấp nguyên liệu cho các nhà hàng, nhà máy F&B và bán lẻ.

Bên cạnh, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo cũng chứng tỏ là lĩnh vực đầu tư tiềm năng cho các tập đoàn Bỉ. Những năm qua, hầu hết các khoản đầu tư của các nhà đầu tư Bỉ tại Việt Nam tập trung vào cảng biển, cơ sở hạ tầng, bất động sản, sản xuất và phát điện.

Không chỉ vậy, dược phẩm là lĩnh vực quan trọng cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam là EU, Ấn Độ, Mỹ và Hàn Quốc, trong khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam là khu vực ASEAN, Nhật Bản, Cyprus và Mỹ.

Hầu hết các nhà đầu tư EU tìm nguồn nguyên liệu dược phẩm thô từ EU, vận chuyển đến Việt Nam, sản xuất và chế biến sản phẩm tại Việt Nam trước khi nhập khẩu trở lại EU.

Nhờ có EVFTA, khoảng 71% thuế quan nhập khẩu đã được xóa bỏ. Hơn nữa, các hàng rào phi thuế quan cũng mang lại cơ hội trong việc cải thiện quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu dược phẩm trực tiếp.

Các nhà đầu tư Bỉ có thể thành lập một tổ chức để nhập khẩu các sản phẩm dược phẩm và bán cho các nhà phân phối hoặc bán buôn tại địa phương. Ngoài ra, các nhà đầu tư Bỉ cũng có điều kiện để xây dựng nhà kho và thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.

Dù Việt Nam mới tính đến năng lượng tái tạo vào năm 2017, song chỉ sau hai năm, Việt Nam đã vượt Malaysia và Thái Lan, trở thành nước có công suất lắp đặt các tấm pin Mặt Trời lớn nhất Đông Nam Á. Điều này chứng tỏ rằng công nghệ và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích tại Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ các lợi thế để phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong lĩnh vực này.

Năm 2020, Chính phủ Việt Nam thông báo đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất phát điện trong thập kỷ tới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sửa đổi chính sách giá FiT (giá bán điện năng sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp hoặc bán cho lưới điện) và dự kiến sẽ nâng tỷ trọng sản xuất năng lượng tái tạo ở Việt Nam lên 20% để giảm sự phụ thuộc vào than để sản xuất điện.

Do đó, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các dự án sản xuất năng lượng xanh và dự báo sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ EU, trong đó có Bỉ, tiếp tục thành lập và mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Nguồn: Vietnam Plus

Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA là cơ hội cho ngành da giày của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bỉ.

12/ Sách Xanh quan hệ EU và ASEAN 2021: hướng đến đối tác chiến lược

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 7/5, nhân Tuần lễ kỷ niệm Ngày châu Âu (9/5), Phái bộ Liên minh châu Âu (EU) tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phối hợp với Ban thư ký ASEAN đã tổ chức công bố Sách xanh quan hệ EU-ASEAN năm 2021.

Phát biểu chào mừng, Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh với tư cách là hai tổ chức khu vực thành công và quan trọng hàng đầu thế giới, EU và ASEAN đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác nhiều mặt như an ninh phi truyền thống, kinh tế và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quản lý thiên tai và nhân quyền.

Đại sứ Igor Driesman cho biết trong nỗ lực chung của các quốc gia thành viên EU, Nhóm châu Âu đã hỗ trợ các nỗ lực ứng phó và phục hồi hậu đại dịch COVID-19 của ASEAN với tổng số tiền hơn 800 triệu euro, đồng thời đóng góp lớn nhất cho Cơ chế đa phương COVAX nhằm đảm bảo phân phối vaccine công bằng và bình đẳng cho tất cả các nước.

Năm 2021, EU sẽ bắt đầu hỗ trợ các dự án thành phố xanh thông minh ASEAN và khởi động các chương trình mới nhằm nâng cao năng lực của ASEAN trong việc thực hiện các hành động đầy tham vọng về khí hậu và cam kết năng lượng, đồng thời chuyển các cam kết này thành các hành động phục hồi xanh.

Với chủ đề “Đối tác chiến lược,” Sách xanh quan hệ EU-ASEAN năm 2021 là ấn phẩm lần thứ 6 được phát hành kể từ năm 2016.

Nguồn: Vietnam Plus

13/ RCEP và tác động đối với chuỗi cung ứng Á – Âu

Hiệp định tên RCEP (Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) được ký kết vào ngày 15/11/2020, sau quá trình đàm phán kéo dài 8 năm, với tổng GDP 26 nghìn tỷ USD, chiếm 30% tổng GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu. RCEP đặt mục tiêu giảm dần thuế quan giữa 15 quốc gia thành viên trong vòng 20 năm. RCEP ít “toàn diện” hơn so với CPTPP, hầu như không đề cập đến các vấn đề như tính bền vững môi trường hoặc quyền lao động, mà tập trung vào thương mại như các yếu tố chính đó là:

Tác động đến chuỗi cung ứng Á – Âu: Mặt khác, các công ty châu Âu có chuỗi cung ứng nội Á được thành lập hoặc các công ty con ở châu Á có thể hưởng lợi từ việc giảm chi phí theo Quy tắc xuất xứ hài hòa và giảm thuế quan giữa các quốc gia RCEP. Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành công nghiệp châu Âu có chuỗi cung ứng được thiết lập tốt ở châu Á, chẳng hạn như lĩnh vực ô tô, máy móc điện tử và dệt may. Ví dụ, vào năm 2019, 69% nhà cung cấp của Adidas nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo dự báo của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, EU trên toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng khiêm tốn 0,1% từ RCEP vào năm 2030. Mặt khác, hàng hóa sản xuất của EU có thể gia tăng nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trong các ngành có chuỗi cung ứng nội Á được thiết lập tốt trên thị trường RCEP.

Lấy ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc làm ví dụ. Mặc dù EU vẫn là nhà xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực này, thị phần của các nhà cung cấp RCEP đã tăng lên trong những năm qua, đặc biệt là từ các nhà cung cấp ở các nước Đông Nam Á, do hoạt động kinh doanh ngoại biên. Ví dụ, mặc dù tỷ trọng vẫn ở mức thấp, nhưng xuất khẩu xe du lịch sang Trung Quốc từ Thái Lan, trung tâm sản xuất ô tô của Đông Nam Á, đã tăng mạnh về giá trị trong 5 năm qua hơn 5.000 lần. Điều này chủ yếu là do việc chuyển địa điểm sản xuất ô tô của Nhật Bản sang Thái Lan, bao gồm cả ô tô năng lượng sinh thái. Chi phí sản xuất ô tô thông qua chuỗi cung ứng nội Á sẽ giảm cùng với việc loại bỏ dần thuế đối với phụ tùng ô tô vào các nước ASEAN và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Việc tìm kiếm khả năng cạnh tranh ở thị trường châu Á có thể thúc đẩy các công ty châu Âu đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong các quốc gia RCEP thay vì thuê lại hoặc chuyển đến các quốc gia không thuộc RCEP khác, như Ấn Độ, nước đã rút khỏi hiệp định vào năm 2019. Đại dịch đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho nhiều công ty để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, bằng cách đa dạng hóa các địa điểm sản xuất hoặc gần/ thuê lại. Chưa kể Châu Á cũng là một thị trường phát triển nhanh.

Tác động đến kết nối Âu-Á: Không còn nghi ngờ gì nữa, RCEP sẽ thúc đẩy hoạt động vận tải biển nội Á. Phân tích của Dynamar dự báo sẽ có thêm 2,2 triệu tấn trọng tải (TEU) trong vận chuyển container nội Á vào năm 2030, chiếm 5,2% sản lượng vận chuyển container nội Á của năm 2019 và gần 2% trên toàn cầu, tương đương 3,3 triệu TEU vào năm 2030. Cụ thể, trên tuyến thương mại Á-Âu, tác động của RCEP đối với chuỗi cung ứng có thể làm tăng thêm các luồng vận chuyển bất đối xứng theo hướng đông và hướng tây. Những ngành có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất cũng là những ngành chiếm một phần đáng kể trong vận chuyển hướng đông.

Ví dụ, đối với ngành dệt may, nghiên cứu năm 2018 ước tính rằng việc thực hiện RCEP có thể làm giảm tỷ trọng của EU và Mỹ ở các nước ký kết từ 9,5% (năm 2015) xuống 6,5% . Tuy nhiên, thị trường châu Á hội nhập có khả năng làm tăng nhu cầu đối với nguyên liệu dệt may cao cấp và công nghệ cao của EU, vốn có khả năng bù đắp cho những tổn thất do RCEP.

Thứ nhất, đối với các ngành vẫn được bảo vệ tốt bất chấp RCEP, vận chuyển hướng đông từ EU sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này đáng chú ý sẽ xảy ra đối với hàng hóa từ lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, mặc dù EU vẫn sẽ gặp bất lợi với các hàng rào phi thuế quan. Các quốc gia châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã cho thấy sự gia tăng nhu cầu đối với đồ ăn và rượu của châu Âu. Hơn nữa, EU đã ký các hiệp định chỉ dẫn địa lý với các nước này, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của hàng hóa nông sản và thực phẩm của EU trên thị trường nước ngoài. Thứ hai, thị trường nội Á hội nhập hơn, đặc biệt là thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới theo RCEP, có thể tạo ra nhiều xuất khẩu hàng tiêu dùng châu Âu, chẳng hạn như sản phẩm thời trang, thực phẩm cho người sành ăn và mỹ phẩm, đặc biệt là sang thị trường Đông Nam Á. Thứ ba, các FTA của EU với một số nước ký kết RCEP trên thực tế cho phép EU tiếp cận thị trường tốt hơn so với các nước ký kết RCEP khác trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, FTA EU-Hàn Quốc đã cho phép ô tô chở khách của EU (HS 8703) vào thị trường Hàn Quốc miễn thuế kể từ tháng 7 năm 2016, 5 năm sau khi hiệp định này được thực thi. Đồng thời, ô tô Nhật Bản vẫn sẽ phải chịu mức thuế 8% tại thị trường Hàn Quốc.

Những thay đổi trong dòng chảy thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến các phương thức vận chuyển. RCEP có thể tạo ra sự tăng trưởng trong hoạt động vận tải đa phương thức giữa Đông Nam Á và Châu Âu, đặc biệt là đường bộ-đường sắt qua Trung Quốc. Do chiến lược hàng tồn kho thấp và doanh thu cao của các nhà sản xuất ASEAN và cơ sở hạ tầng hậu cần đường sắt ít được thiết lập ở Đông Nam Á, kết nối thương mại chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc có thể tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa đường bộ ASEAN-Trung Quốc. Hiện nay, kết nối vận tải đường bộ – đường sắt giữa Việt Nam và châu Âu, qua Tây Nam Trung Quốc đã được thiết lập, đối với hàng hóa như nguyên liệu thô từ châu Âu cho mục đích sản xuất xa hơn.

Nguồn: Báo Công Thương

14/ Thời trang Việt lép vế trước đại gia ngoại

Ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam và chiếm ưu thế như H&M, Zara, Uniqlo… Khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài có cửa hàng chính thức tại Việt Nam, phủ sóng từ bình dân tới cao cấp.

Theo dữ liệu của Euromonitor, ba doanh nghiệp trong top 10 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất tại Việt Nam đều do nước ngoài sở hữu. Kế đến là một số thương hiệu Việt như Canifa, Biti’s, Việt Tiến, May 10… Một số thương hiệu nội địa như Foci dù từng được coi là “hàng hiệu” với chuỗi cửa hàng số lượng lớn đã phải đóng cửa. Nhưng ngay cả những tên tuổi như Việt Tiến, An Phước, May 10…, phân khúc sản phẩm cũng khá hẹp, chủ yếu là công sở.

Cùng với đó, xu hướng kinh doanh tự phát đi kèm với sự thiếu chuyên nghiệp của nhiều startup thời trang Việt cũng khoét sâu vào khoảng cách giữa các nhà mốt với người tiêu dùng. Bộ sưu tập đầu tiên của nhiều nhãn hàng trong nước có thể bán rất tốt, nhưng không bền vững, không thể duy trì lâu trên thị trường do thiếu chiến lược quản lý, quảng bá thương hiệu về dài hạn.

Nhiều thương hiệu trẻ thậm chí còn sao chép mẫu mã từ các thương hiệu quốc tế và bán giá rẻ hơn nhằm thu lợi mà không hướng tới những mục tiêu phát triển lâu dài. Theo Virac, việc thiếu một ngành công nghiệp thời trang bài bản, có hệ thống đã dẫn tới thực trạng này.

Thực tế, trong lúc doanh nghiệp ngoại “dồn dập” vào thị trường, doanh nghiệp trong nước cũng toan tính cách đi riêng. Phát triển mạnh kênh bán online cùng thói quen thích mua sắm online của người tiêu dùng; hay chi bạo cho làm thương hiệu thông qua các gương mặt đại diện nổi tiếng (Influencer marketing)… đang là những xu hướng marketing được các hãng thời trang trong nước đầu tư những năm gần đây. Bên cạnh, livestream cũng đang cho thấy sự hữu ích trong thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong khi đó, thời trang bền vững – cung cấp, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thời trang được thiết kế theo cách đảm bảo sự bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế – dự báo sẽ là một xu hướng tất yếu. Xu hướng này, theo Virac, sẽ trở thành chủ đạo của Việt Nam, trong bối cảnh thu nhập người dân được cải thiện và ý thức trách nhiệm với môi trường ngày càng cao.

Lý giải sự yếu thế của thời trang Việt trước những “ông chủ” ngoại, Virac cho rằng, chủ yếu do mẫu mã thiết kế của thời trang Việt nghèo nàn, quy mô nhỏ, nặng về gia công dù chất liệu được cải thiện nhiều năm.

Nguồn: VNExpress

15/ FTA: muốn gặt trái ngọt phải tuân thủ luật chơi

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, các FTA ngày càng thể hiện như một điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 25,76 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%, chiếm 75,2%.

Theo Bộ Công Thương, tính đến tháng 4/2021, các cơ quan, tổ chức được ủy quyển đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá) với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA Việt Nam-EU (EVFTA).

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) thời gian qua cũng cho thấy những hiệu ứng tích cực. Trong những tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước

Đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chỉ trong 2 năm (2019-2020), kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đã đạt 77,4 và 78,2 tỷ USD, tăng 3,9% và 5% so với năm 2018.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao trùm một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới cũng sẽ mang lại những lợi thế lớn cho hàng hóa Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, các FTA như RCEP; EVFTA, CPTPP, UKVFTA… là những “con đường cao tốc” đưa hàng Việt đến với thế giới. Tuy nhiên, cần tuân thủ các luật định, các biển báo hướng dẫn, các quy định để tổ chức vận hành, có như vậy mới đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam có sự chủ động để dấn thân, đủ kiến thức và hiểu biết để tham gia sâu, thu về hiệu quả và tránh những phiền phức, hệ lụy.

ÔngTrần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, dù nhiều FTA đã thực thi song các DN chưa hiểu hết được ý nghĩa của các cam kết trong từng ngành hàng, từng mặt hàng, nhất là những mặt hàng DN đang quan tâm và sản xuất. Ưu đãi sẽ gắn liền với việc đáp ứng được các điều kiện về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

“Trong một số trường hợp DN phải có được những thay đổi về chuỗi cung ứng, tìm các nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện cắt giảm thuế quan, hoặc thay đổi được quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số…”, ông Hải cho biết.

Để tăng cơ hội cho các DN Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ CPTPP, bà Đỗ Thị Thu Hương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada lưu ý, các DN Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt những ưu đãi trong khuôn khổ của CPTPP. Đặc biệt là những ưu đãi thuế nhập khẩu có thể tác động trực tiếp đến cơ chế giá giữa người mua và người bán nên coi đó là cơ sở để đàm phán với đối tác.

Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, nhằm hỗ trợ cho DN, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) thiết lập và cho vận hành Cổng thông tin điện tử về các FTA. Qua đó, DN có thể tìm thấy những cam kết về thuế, về quy tắc xuất xứ, về dịch vụ, đầu tư, cũng như các thông tin về tình hình thị trường, các quy định/thị trường XNK, về trách nhiệm xã hội… được quy định trong từng FTA.

Tóm lại, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tự nâng cao nhận thức và hiểu biết; tìm kiếm các cơ hội và tìm hiểu kỹ các cam kết đã ký với cộng đồng kinh doanh quốc tế; từng bước điều chỉnh để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, kỹ năng chuyên môn và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Ngoài ra, DN cần thích nghi và linh hoạt hơn để nắm bắt các cơ hội trong chuỗi sản xuất để thúc đẩy hợp tác kinh doanh cũng như tranh thủ sự hậu thuẫn hỗ trợ từ Nhà nước, từ VCCI, từ các hiệp hội hay các tổ chức xã hội trong cùng lĩnh vực.

Nguồn: Báo Quốc Tế

16/ DN đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Anh cần lưu ý gì?

Với thị trường Anh, hiện gạo Việt Nam được bán tại quốc gia này với các thương hiệu như: Longdan, Golden Lotus, Buffalo (của Longdan Supermarket), Green Dragon (của Westmill UK) và Red Ant (của MediFood). Tuy nhiên, phần lớn gạo Việt Nam tại Anh mang thương hiệu nhà phân phối, chứ không mang thương hiệu vùng trồng lúa, hay thương hiệu nhà xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen, với việc đăng ký thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai sử dụng thương hiệu, mà không có sự cho phép của chính doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc đặt biểu tượng ® bên cạnh thương hiệu chính là cách xác thực thương hiệu đó là của chính doanh nghiệp mình và cảnh báo người khác không nên sử dụng nó”- ông Nguyễn Cảnh Cường thông tin thêm và nhấn mạnh, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Anh có thể gửi email tới uk@moit.gov.vn để được hỗ trợ.

Để đăng ký nhãn hiệu, theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, cần kiểm tra thương hiệu có đủ điều kiện làm nhãn hiệu thương mại hay không. Cụ thể, thương hiệu phải là duy nhất, bao gồm từ ngữ, âm thanh, biểu tượng, màu sắc, sự kết hợp của các yếu tố trên. Đặc biệt, thương hiệu không được chứa nội dung xúc phạm, như chứa các từ chửi thề hoặc hình ảnh khiêu dâm; hay mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ mà nó sẽ liên quan, như từ “cotton” không thể là nhãn hiệu thương mại cho một công ty dệt bông.

Ngoài ra, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu thương mại thì thương hiệu không được gây hiểu lầm, như sử dụng từ “hữu cơ” cho hàng hóa không phải là hữu cơ; là hình ảnh 3 chiều được kết hợp với nhãn hiệu thương mại của bạn, ví dụ như hình quả trứng đối với trứng; hay thương hiệu quá phổ biến và không khác biệt, chẳng hạn như một câu nói đơn giản như “chúng tôi dẫn đường – we lead the way ” và trông quá giống với các biểu tượng quốc gia như cờ hoặc quốc huy theo các nguyên tắc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Đối với việc kiểm tra thương hiệu của doanh nghiệp đã được đăng ký chưa, ông Nguyễn Cảnh Cường lưu ý, trước khi nộp đơn, doanh nghiệp phải tìm trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu xem đã có ai đăng ký nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ giống hoặc tương tự sản phẩm của bạn hay không.

Doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu hiện có cho phép đăng ký nhãn hiệu của bạn. Họ phải cung cấp một ‘thư đồng ý’, sau đó doanh nghiệp phải gửi thư này cùng với đơn đăng ký của mình. Hoặc doanh nghiệp thuê luật sư về nhãn hiệu thương mại để giúp xác minh các thông tin nêu trên và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nhãn hiệu thương mại tương tự với nhãn hiệu bạn định đăng ký trong trang web: https://www.gov.uk/government/publications/searching-for-similar-trade-mark-goodsservices-in-other-classes/trade-mark-cross-search-list.

Trong trường hợp doanh nghiệp đã có các phiên bản tương tự của nhãn hiệu thương mại, doanh nghiệp có thể đăng ký hàng loạt cho tối đa 6 nhãn hiệu. “Tuy nhiên, tất cả các nhãn hiệu phải nhìn giống nhau, âm thanh như nhau, có nội dung (ý nghĩa) giống nhau, và bất kỳ sự khác biệt nào nếu có phải là rất nhỏ” – ông Nguyễn Cảnh Cường lưu ý.

Ngoài ra, doanh nghiệp không thể thay đổi thương hiệu của mình sau khi đã đăng ký và phí đăng ký không được hoàn lại. Doanh nghiệp sẽ nhận được phản hồi về đơn đăng ký của mình (được gọi là ‘báo cáo kiểm tra’) trong vòng 12 tuần.

Doanh nghiệp có thể đăng ký online theo link https://trademarks.ipo.gov.uk/ipo-apply. Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, chi phí đăng ký phải trả là 100 Bảng Anh cho chi phí ban đầu và cộng thêm 50 Bảng Anh cho mỗi phân loại bổ sung. Với đơn đăng ký hàng loạt cho 3 nhãn hiệu trở lên sẽ phải trả thêm £50 cho mỗi nhãn hiệu.

Sau khi thương hiệu được đăng ký, doanh nghiệp phải báo cáo bất kỳ thay đổi nào đối với tên, địa chỉ hoặc địa chỉ email. Doanh nghiệp có thể phản đối các nhãn hiệu của người khác, nếu chúng giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn; có thể bán, tiếp thị, cấp phép và thế chấp nhãn hiệu thương mại của mình. Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tồn tại trong 10 năm, sau đó có thể gia hạn thêm.

Đối với thương hiệu chưa đăng ký, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, các doanh nghiệp có thể ngăn hay phản đối người khác sử dụng một thương hiệu tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp trên hàng hóa và dịch vụ của họ ngay cả khi doanh nghiệp chưa đăng ký nhãn hiệu của mình.

“Tuy nhiên, việc này khó hơn nhiều việc bảo vệ một nhãn hiệu đã đăng ký. Trong các trường hợp như vậy, doanh nghiệp sẽ cần tư vấn pháp lý từ luật sư thương hiệu. Để bảo vệ thành công 1 nhãn hiệu thương mại chưa đăng ký, doanh nghiệp cần chứng minh nhãn hiệu đó là của doanh nghiệp đã được xây dựng sự tín nhiệm của khách hàng gắn với nhãn hiệu đó. Đồng thời phân tích rõ sự tổn hại của doanh nghiệp từ việc người khác sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp” – ông Nguyễn Cảnh Cường nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Công Thương

17/ Chủ động hạn chế rủi ro từ Phòng vệ thương mại  (PVTM)

Doanh nghiệp còn lúng túng trước các vụ kiện

Tính đến nay, sản phẩm thép vẫn là sản phẩm thuộc đối tượng điều tra PVTM nhiều nhất, chiếm hơn 40% các vụ việc, tiếp theo là sản phẩm sợi (12%); sản phẩm cao su (trên 6%); máy móc thiết bị (6%).

Ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – cũng thừa nhận, đối diện trước các vụ việc về PVTM, các DN rất lúng túng, thiếu chủ động trong việc chuẩn bị tham gia các vụ kiện. “Ở đây, khó khăn là nhận thức, chỉ có DN bị trực tiếp mới quan tâm, còn DN khác ít quan tâm. Ngoài ra, nguồn lực để theo đuổi các vụ việc của DN rất hạn chế, như tài chính, mức độ hiểu biết pháp luật về các quy trình điều tra…” – ông Đa nêu.

Thực tế, theo Cục PVTM, thông thường một vụ, việc điều tra thương mại thường kéo dài trung bình 12 tháng và có thể gia hạn tới 18 tháng, sau đó DN còn phải đối phó với nhiều lần rà soát thuế và thời gian áp thuế trừng phạt có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí đến 20 năm. Như vậy, chi phí và nguồn lực mà DN phải bỏ ra để theo đuổi vụ việc, như chi phí dịch thuật tài liệu, chi phí thuê luật sư tư vấn và các chi phí định tính, chi phí đánh đổi của DN là rất lớn.

Sẵn sàng nguồn lực

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn duy trì các kênh liên lạc với cơ quan điều tra PVTM của nhiều nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội và DN để kịp thời cập nhật các vụ việc PVTM; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhiều ngành hàng, sản phẩm có nguy cơ bị kiện PVTM tại nhiều thị trường khác nhau để DN quan tâm có thể theo dõi.

Bên cạnh đó, với tinh thần bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đáng của các DN sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, Cục PVTM luôn theo sát, hỗ trợ các DN Việt Nam bày tỏ quan điểm phản bác các lập luận thiếu căn cứ, vi phạm quy định WTO của nguyên đơn khởi kiện hay cơ quan điều tra nước ngoài; cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời trên cơ sở yêu cầu của cơ quan điều tra đối với chính phủ để hỗ trợ DN trong quá trình xử lý vụ việc. Cục còn nỗ lực đưa các nội dung đào tạo, tập huấn vào các hoạt động của ngành Công Thương nhằm nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả hơn với các vụ kiện PVTM cho DN. Các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho các hiệp hội, cộng đồng DN đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã ban hành và triển khai Quyết định 1347/QĐ-BCT về nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới, tập trung vào việc cung cấp thông tin, kiến thức.

Theo đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp PVTM, Cục PVTM khuyến nghị, các ngành sản xuất, xuất khẩu và DN Việt Nam cần: Xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá nóng vào một thị trường.

Đồng thời, các DN cần không ngừng trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM. Chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện PVTM; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ; không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương.

Nguồn: Báo Công Thương

Các doanh nghiệp cần coi PVTM là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu

18/ Ấn Độ coi trọng hợp tác Việt Nam trong khu vực ASEAN

Gần đây Ấn Độ đang xem xét điều chỉnh lại các điều khoản thỏa thuận trong FTA với ASEAN, với lý do bất đối xứng và không có lợi cho họ. Dẫu vậy, Ấn Độ cũng để ngỏ khả năng hợp tác thương mại với Việt Nam theo khuôn khổ song phương bình đẳng hơn.

Ấn Độ muốn “sửa luật chơi” thương mại

Pranay Verma, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, nhấn mạnh việc Ấn Độ đang xem xét lại các điều khoản trong FTA với ASEAN theo hướng bình đẳng hơn, đồng thời để ngỏ một khả năng thương mại Việt Nam – Ấn Độ nên được ưu tiên theo khuôn khổ hợp tác song phương.

Tổng giá trị trao đổi thương mại của Ấn Độ với các nước ASEAN đạt khoảng 87 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020, trong đó xuất khẩu chỉ chiếm 32 tỷ USD và nhập khẩu lên tới 55 tỷ USD. Khách quan nhìn nhận, Ấn Độ hiện nay cũng đang chịu thâm hụt nặng nề với nhiều đối tác khác như Trung Quốc. Điều chỉnh và hạn chế thâm hụt thương mại sẽ là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác thương mại của chính phủ Ấn Độ, cùng với lập trường cứng rắn hơn trong hoạt động thương mại toàn cầu.

Hiện tại, theo FTA Ấn Độ – ASEAN, Việt Nam phải loại bỏ 80% dòng thuế tính đến năm nay trong danh mục giảm thuế thông thường, và 10% số dòng thuế vào 2024 ở danh mục nhạy cảm và loại trừ. Đến 2024, Việt Nam sẽ phải hoàn thành lịch trình cam kết giảm thuế tập trung vào các nhóm hàng như trà, cà phê, cao su, rau, giày dép, hải sản, hóa chất, thép, khoáng sản, máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng. Các mặt hàng Việt Nam không cam kết bao gồm trứng, đường, muối, xăng dầu, phân bón, nhựa, cao su, kim loại quý, thép, máy móc, thiết bị điện, máy móc ô tô, phụ tùng và các mặt hàng an ninh.

Về phía Ấn Độ, đến nay Ấn Độ đã loại bỏ 80% số dòng và 10% số dòng thuế được cắt giảm một phần. Các hàng hóa Ấn Độ cam kết bãi bỏ thuế quan bao gồm động vật sống, thịt, cá, sữa, rau, dầu mỡ, bánh kẹo, nước ép trái cây, hóa chất, mỹ phẩm, dệt may, kim loại, thép, máy móc, thiết bị điện, đồng hồ… Với cam kết cắt giảm thuế từ phía Ấn Độ, nhiều danh mục hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng lợi như hàng may mặc, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hải sản, than, cao su, thép…

Năm 2018, Ấn Độ đã đồng ý giảm thuế xuống 45% đối với cà phê, trà đen và 50% đối với hồ tiêu. Đây là những sản phẩm nhạy cảm của Ấn Độ nhưng là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Danh sách loại trừ của Ấn Độ bao gồm 489 dòng thuế, chiếm 5% tổng giá trị thương mại.

Hành lang kinh tế Mekong – Ấn Độ

New Delhi còn muốn có sự kết nối chặt chẽ hơn nữa, trong đó xây dựng “xương sống” hành lang kinh tế Mekong – Ấn Độ, một hành lang kinh tế đa phương thức kết nối Ấn Độ với các nước tiểu vùng Mekong. Hành lang Kinh tế Mekong – Ấn Độ đề xuất kết nối TPHCM với Dawei (Myanmar) qua Bangkok (Thái Lan) và Phnom Penh (Campuchia), kết nối với Chennai (Ấn Độ). Hành lang kinh tế này sẽ tăng cường thương mại giữa các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Ấn Độ. Nó sẽ làm giảm khoảng cách đi lại giữa Ấn Độ và khu vực tiểu vùng Mekong.

Theo đánh giá, hành lang kinh tế Ấn Độ – Mekong sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia trong vùng xây dựng cơ sở kinh tế và công nghiệp mạnh mẽ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.

Nguồn: ASEAN Việt Nam

19/ Nghịch lý nhập siêu để phục vụ xuất khẩu chăn nuôi

Việt Nam có nền nông nghiệp “số một thế giới” về nhiều mặt hàng nhưng nghịch lý là ngành chăn nuôi đang phải nhập siêu cao. Người chăn nuôi cũng luôn đối mặt với tình trạng treo chuồng, bỏ nghề… vì không cạnh tranh được khi giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành, bột cá… tăng chóng mặt. Tính sơ bộ từ 10-2020 đến nay, đã có 5-6 đợt tăng giá từ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi với mức tăng 15-30%.

Số liệu của Bộ Công thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, chi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 26,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này đạt 646 triệu đô la Mỹ trong hai tháng đầu năm nay. Trước đó, 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lên tới 3,84 tỉ đô la Mỹ, tăng 3,75% so năm 2019.

Thức ăn chăn nuôi chiếm ít nhất 70% giá thành các sản phẩm chăn nuôi. Trong khi đó, các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay lại phụ thuộc vào nhập khẩu từ 70-80%.

Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), cho rằng các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như bắp (ngô), đậu nành, khô dầu các loại, phụ gia… hiện Việt Nam sản xuất không đủ hoặc do giá thành quá cao so với sản phẩm nhập khẩu.

“Chúng ta trồng bắp ở những mảnh ruộng nhỏ, lẻ tẻ và chủ yếu là trồng trên đồi núi. Cả nước không kiếm đâu ra một cái máy gặt bắp, như kiểu máy gặt đập liên hợp, thì làm sao có thể giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh?”, ông Bình nhận định.

Thế nhưng, nhìn lại tổng thể ngành, các khâu như thức ăn chăn nuôi, con giống… hiện nay đều phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Ngành dần dà sẽ chỉ còn lại khâu nuôi (nuôi gia công) nhưng nếu không cơ giới hóa, không hiện đại hóa thì rất khó để ngành này lớn mạnh, đủ phục vụ thị trường trong nước, mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân, nói gì việc xuất khẩu.

Thực tế chứng minh, dù giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức cao nhưng giá heo hơi lại đang giảm. Cụ thể, sáng 10-5, giá heo hơi vùng đông nam bộ dao động ở mức 70.000-71.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với ngày đầu tuần trước.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

20/ Dấu mốc lịch sử của Việt Nam trên đại lộ hội nhập

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức hội nhập kinh tế rất cao, khi cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu.

Những “trái ngọt” từ các FTA

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam; là cơ hội để Việt Nam kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA đã trở thành “liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch.

Đơn cử như với thị trường EU, nếu như trong 3 quý đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 29,44 tỷ USD giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 thì sau 3 tháng thực thi Hiệp định EVFTA đã đạt khoảng 11,08 tỷ USD như vậy là tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính đến hết năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này đạt 40,05 tỷ USD.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi. Điển hình, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hay giá gạo Việt xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200USD/tấn.

Trong khi đó, với Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019, chỉ trong vòng 2 năm (năm 2019 và 2020), kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đã đạt 77,4 và 78,2 tỷ USD, tương ứng tăng 3,9% và 5% so với năm 2018. Riêng về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018 và năm 2020 đạt 38,7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2018 khi chưa có hiệp định. Trong đó, nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2020 xuất khẩu sang Canada tăng 12,1%, Mexico tăng 11,8% so với năm 2019. Đây cũng chính là hai thị trường có tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP cao nhất trong số các thành viên. Kết quả này càng khẳng định cho những dự báo về sự tăng trưởng tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP.

Đối với 11 FTA truyền thống, tác động rõ rệt nhất đối với thương mại hàng hóa chính là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA đạt 123,11 tỷ USD.

Trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Để tối ưu hóa những tác động tích cực, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

Nguồn: Báo Công Thương

21/ Úc ít chịu ảnh hưởng từ trả đũa thương mại của Trung Quốc

Theo báo cáo ngân sách liên bang 2021-2022 vừa được Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg công bố ngày 11/5, hạn chế thương mại của Trung Quốc đã có những tác động đáng kể đến một số doanh nghiệp và khu vực cụ thể nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều. Mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc đã được chuyển hướng thành công sang các thị trường xuất khẩu khác.

Trong năm 2020, giá than nhiệt và luyện kim của Australia đều giảm vào năm 2020 khi các nhà sản xuất tìm kiếm khách hàng mới sau các lệnh cấm của Trung Quốc. Bộ Ngân khố Australia dự báo giá than nhiệt và luyện kim vẫn ổn định trong 9 tháng tới, lần lượt ở mức 112 USD/tấn và 93 USD/tấn tại cảng, dù thừa nhận sự biến động thị trường do căng thẳng với Trung Quốc cũng như các chính sách môi trường toàn cầu.

Các nhà phân tích cũng cho rằng căng thẳng thương mại gia tăng khó có thể thay đổi việc Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào Australia như là nhà cung cấp quặng sắt chủ yếu, khi mặt hàng này đã tăng lên mức cao kỷ lục 231 USD/tấn trong tuần này và khối lượng xuất khẩu quặng sắt của Australia đạt mức cao nhất trong 10 tháng.

Công ty tư vấn Shipbroker Braemar cho biết, các nhà sản xuất Australia có thể xuất xưởng khoảng 85 triệu tấn quặng sắt trong tháng Năm, tăng 25% so với tháng Tư và đây là mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm ngoái.

Hiện, Australia cung cấp 60% nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc và các nhà phân tích của ngân hàng UBS trong tuần này cho biết.

Các nhà phân tích của ngân hàng CBA cũng lưu ý rằng tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy thép cao cho thấy giá quặng sắt sẽ khó có thể giảm trong ngắn hạn.

Nguồn: Vietnam Plus

Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Botany ở Sydney, Australia.

22/ DN Việt cần vượt qua rào cản kỹ thuật để hội nhập

Quy tắc xuất xứ là chìa khóa

Với việc Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới, xuất xứ hàng hóa cần được các DN đặc biệt quan tâm, nhất là đối với những mặt hàng nằm trong danh mục được hưởng thuế ưu đãi.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh, quy tắc xuất xứ là một trong những rào cản lớn nhất của DN trong việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

Bên cạnh đó, để hội nhập sâu rộng, DN Việt sẽ phải tìm cách vượt qua các quy định ngày càng nghiêm ngặt về: an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, quy tắc ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tỷ lệ nội địa hóa, công nghệ chế biến… Từ đó, DN chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các thỏa thuận trong các FTA mà Việt Nam tham gia như: EVFTA, CPTPP….

Từng bước tuân thủ các “rào cản kỹ thuật”

Theo các chuyên gia, trong thương mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như: sức khỏe con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên của EVFTA, CPTPP, RCEP… đều thiết lập và duy trì một hệ thống biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Nam chia sẻ thêm, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Bên cạnh các TBT, thị trường xuất khẩu trong các FTA thế hệ mới còn áp dụng những biện pháp kiểm dịch động – thực vật, nhất là đối với sản phẩm nông sản, chăn nuôi… Đây là các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động – thực vật qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn bệnh có nguồn gốc từ động – thực vật.

Hình thức của các biện pháp kiểm dịch động thực vật có thể rất đa dạng. Ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động – thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…

Theo ông Đặng Tường Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (H.Định Quán), trong thời gian qua, công ty đã thường xuyên chú trọng đầu tư đổi mới, cập nhật công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, phát triển nhiều dòng sản phẩm đạt chứng nhận UTZ (chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh nông sản có trách nhiệm của Hà Lan)…

Nguồn: Báo Đồng Nai

23/ Cách nào bảo hộ thương hiệu Việt từ câu chuyện của gạo ST25?

Doanh nghiệp “tự lực cánh sinh” khi làm thương hiệu

Bác sĩ Phạm Thị Kim Loan (TPHCM) – chủ sở hữu thương hiệu Doctorloan, một trong những thương hiệu được vinh danh tại chương trình “Thương hiệu Quốc gia” 2020 – nổi tiếng với sản phẩm gối và ghế chữa cột sống do bà tự sáng chế.

Mặc dù chưa bán ra thị trường nước ngoài, nhưng bà Phạm Thị Kim Loan đã đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Bởi, trong thời gian tới, đây là những thị trường mà bà Loan sẽ “nhắm” đến để xuất khẩu.

Bà Loan tự bỏ chi phí để bảo hộ thương hiệu, lên tới vài triệu USD. Số tiền này không hề nhỏ, nhưng doanh nghiệp này có ý thức bảo vệ thương hiệu của mình, không để bị “hớt tay trên”.

“Sản phẩm này đã được tôi công bố tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO) và đã nhận được bằng sáng chế bảo hộ tuyệt đối trong 20 năm ở hơn 60 quốc gia” – bà Loan cho hay.

Theo nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt phải tự ý thức bảo vệ thương hiệu của mình và việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cần phải làm rất bài bản theo quy định chung của quốc tế. Một khi đã xác định thâm nhập, phát triển sản phẩm tại thị trường đó, điều đầu tiên cần làm là đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm.

Trao đổi với Lao Động, ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận – cho rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu là vấn đề sống còn cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

“Đây là điều phải nghĩ đến đầu tiên khi tham gia thị trường thế giới, dù chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại các nước rất cao, nhưng kinh doanh là phải lường trước tất cả khó khăn, rủi ro có thể xảy ra và phải thực hiện tất cả biện pháp để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ thương hiệu của mình” – ông Trương Hữu Thông nhấn mạnh.

Hỗ trợ cho doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể vi phạm các cam kết quốc tế

Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, theo Luật Sở hữu trí tuệ, tất cả sản phẩm, tên thương hiệu muốn được bảo hộ ở quốc gia thứ 3, thì doanh nghiệp phải tự đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu tại thị trường đó.

Theo Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, hiện nhà nước không thể chi ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài, nên bắt buộc doanh nghiệp phải chịu chi phí đăng ký, thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, hay các biện pháp hỗ trợ cụ thể khác có thể có nguy cơ vi phạm cam kết trợ cấp của Hiệp định chống trợ cấp của WTO.

Nguồn: Báo Lao Động

BSA Tổng hợp

Bản tin hội nhập, ngày 22 – 28/4/2021