Dịch COVID-19 đã khiến chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh toàn cầu đứt gãy. Nhiều công ty phải tạm ngừng sản xuất, đứng trước nguy cơ phá sản vì đầu ra, đầu vào đều quá phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác Trung Quốc (TQ). Thế nhưng vẫn có nhiều công ty sống khỏe. Ảnh minh họa

Từ 10-16/5/2020

Câu chuyện tuần này: Vẫn sống khỏe nhờ bán hàng cho người Nhật, Mỹ

Đại diện một số công ty khẳng định muốn đa dạng thị trường không khó, quan trọng là phải có sản phẩm chất lượng, vượt qua được hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn.

Ngay trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch diễn biến phức tạp, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An vẫn ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu vào thị trường Malaysia, Philippines, Đức… với tổng giá trị gần 50 triệu USD. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc công ty, khẳng định dù thị trường TQ có biến động thì công ty cũng không bị ảnh hưởng nhiều vì có thể tăng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường thay thế như Philippines, Trung Đông, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…

“Những năm trước đây, TQ là thị trường truyền thống, xuất khẩu chủ lực của gạo Việt Nam nói chung và của Trung An nói riêng. Nhưng nhận ra thị trường này có rất nhiều rủi ro, bấp bênh nên một số công ty ngành gạo đã có những thay đổi lớn trong việc tăng chất, giảm lượng, đẩy mạnh xuất khẩu nhiều loại gạo chất lượng cao sang nhiều thị trường khác” – ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, hiện TQ và các thị trường khác đều thích ăn gạo thơm, gạo chất lượng cao nên bản thân mỗi doanh nghiệp (DN) phải thay đổi, đa dạng thị trường, đa dạng sản phẩm. “Chẳng hạn công ty tôi đã xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất gạo sạch theo tiêu chuẩn Global GAP, đầu tư sản xuất gạo thơm, gạo hữu cơ để đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường” – ông Bình chia sẻ.

Xuất khẩu sản phẩm sang 70 thị trường khác nhau nên ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng, cho biết các thị trường tiêu thụ khác ngoài TQ vẫn được xuất khẩu bình thường. Nói cách khác, việc thị trường TQ chững lại do tác động dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.

Để làm được điều đó, ông Đạo cho hay công ty phải đầu tư nhà máy chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, liên kết bao tiêu sản phẩm với các vùng nuôi để có thể kiểm tra, giám sát đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao. “Muốn đa dạng thị trường không khó, quan trọng là phải có sản phẩm chất lượng, vượt qua được hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường” – ông Đạo khẳng định. (Xem chi tiết tại đây)

Để doanh nghiệp “bật – nẩy” cao hơn sau dịch Covid-19

>Nông sản Việt mở rộng thị trường ngoài Trung Quốc

>Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản

Bắt đầu chuỗi tọa đàm online: Tiếp cận nhanh với thị trường và bán hàng giai đoạn bình thường mới – Covid-19

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

PNJ trao tặng robot và các thiết bị y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 Ngày 13/5/2020 tại Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, Công ty PNJ đã tiến hành lễ trao tặng robot và các thiết bị y tế cho các bệnh viện tại TP.HCM, trước mắt là nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid -19 hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, cũng như phục vụ cho các hoạt động điều trị của bệnh viện về sau.

Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với thép không gỉ của Việt Nam Ngày 16/5, Bộ Công Thương cho biết vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.

Tiêu thụ hải sản gặp khó Tổng sản lượng thủy sản khai thác quý 1/2020 đạt 841.000 tấn (tăng 1,9% cùng kỳ năm 2019), trong đó khai thác hải sản đạt 806.000 tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019).

Giá hồ tiêu giảm sốc Thời gian qua, giá tiêu giảm tận đáy, có lúc chỉ có 35.000 đồng/kg. Trong khi giá tiêu đỉnh điểm những năm trước đây lên đến 250.000 đồng/kg.

Sầu riêng tại vườn chỉ còn 25.000 đồng/kg Thời điểm này đang vào mùa chính vụ sầu riêng ở ĐBSCL (chủ yếu là giống Ri 6) nhưng giá bán tại vườn đang giảm rất mạnh khiến người trồng sầu riêng “méo mặt” vì thua lỗ.

Xuất khẩu khoai mì lát tăng mạnh sau dịch Covid-19

Trung Quốc tiếp tục tăng mua, gạo Việt bán được giá cao

Mở thêm cánh cửa cho hàng Việt sang Đức, Pháp

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã chi hơn 900 tỉ mua hãng xe Mỹ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 được Tập đoàn Vingroup phát hành mới đây tiết lộ nhiều điều xung quanh thương vụ mua hãng xe General Motors Việt Nam.>>Ông Phạm Nhật Vượng đã bỏ hàng triệu USD mua tàu ngầm

Xuất hiện mối quan tâm mới của người Việt trong đại dịch Dịch này đang làm thay đổi thái độ, hành vi và mong muốn của người tiêu dùng một cách chóng mặt. >>Covid-19 thúc doanh nghiệp lên mạng bán hàng

Đại dịch thay đổi cách chi tiêu của người Việt

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Giá vàng lập đỉnh 7 năm, dầu cao nhất 2 tháng Mỗi ounce vàng hôm qua có thời điểm lên 1.751 USD, trong khi dầu thô Mỹ WTI tiến sát 30 USD một thùng.

-Đề xuất lập ban cố vấn khẩn cấp cứu ngành ẩm thực

Thương nhân mua 100 tấn vải/ngày bán sang Trung Quốc: Vải chín sớm của Bắc Giang đã có thương nhân nước ngoài đặt hàng. Bình quân mỗi ngày khoảng 100 tấn xuất khẩu sang Trung Quốc. Gỡ khó để quả vải đặc sản Việt bay sang Nhật Bản

‘Tôi rất muốn người Nhật được ăn quả vải đặc sản Bắc Giang’

Làn sóng phá sản chuỗi bán lẻ truyền thống Không chỉ khi xảy ra đại dịch Covid-19, mà trước đó các chuỗi bán lẻ truyền thống ở Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.>>Hãng bán lẻ hơn trăm tuổi của Mỹ phá sản Nợ nần và Covid -19 khiến J.C.Penney trở thành cái tên mới nhất trong ngành bán lẻ Mỹ gục ngã.>> Covid-19 là ‘tận thế’ của ngành bán lẻ: Sự xuất hiện của Amazon đã khiến hàng loạt hãng bán lẻ lao đao. Còn Covid-19 chấm dứt sự tồn tại của họ.

Giá mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội giảm 20 – 30% Hiện hầu hết các trung tâm thương mại, chủ nhà cho thuê mặt bằng tại Hà Nội đều đã giảm giá từ 20 – 30% nhưng vẫn không có người thuê hoặc bị trả lại mặt bằng.

Cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam tăng 60% trong quý đầu năm Thị trường bán lẻ của Việt Nam trong quý đầu năm 2020 đã và đang thay đổi rất nhanh với sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

80% doanh nghiệp gỗ có đơn hàng bị dừng hoặc hủy hợp đồng Dịch Covid-19 đã làm 80% doanh nghiệp gỗ có đơn hàng bị dừng hoặc hủy hợp đồng. Đa số các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chỉ có 7% doanh nghiệp hoạt động bình thường.

Du lịch thực tế ảo: xu hướng mới thời Covid-19 Mặc dù đại lịch Covid-19 đã đẩy du lịch vào trạng thái tê liệt, tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, đây lại là cơ hội thúc đẩy xu hướng phát triển những trải nghiệm mới.

4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020 Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ghi nhận 4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020.

Thanh toán di động tại Việt Nam sẽ tăng mạnh vào năm 2025 Báo cáo “Công nghệ tài chính và ngân hàng số 2025 tại châu Á-Thái Bình Dương (APAC)” của công ty Backbase công bố ngày 11/5 dự báo thanh toán qua di động ở Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng 400% vào năm 2025.

Công nghiệp hỗ trợ cần được ‘hỗ trợ’ để đón thời cơ mới Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không có nhiều lợi thế để nhận chuyển giao sản xuất, mua hàng từ các tập đoàn đa quốc gia có thể dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Măng cụt Thái Lan ngập chợ Từ đầu mùa đến nay, riêng TP.HCM đã có khoảng 700 tấn măng cụt Thái Lan đổ về chợ đầu mối

Bất chấp dịch COVID-19, người Việt vẫn nhập xe Trung Quốc  Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh hơn 60% trong tháng 4-2020.

Đổ xô đón khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam: Nên không?  Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch Việt Nam đã mất hẳn nguồn khách Trung Quốc. Điều này khiến hàng loạt công ty du lịch khốn đốn, doanh thu bằng 0, thâm chí phá sản. Đây là điều chưa từng xảy ra trước đây.

Rumani mong Việt Nam tiếp tục cung ứng khẩu trang cho thế giới Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng của Rumani cho rằng thời gian qua, Việt Nam đã nhanh chóng nổi lên là nguồn cung trang thiết bị y tế chất lượng cao trên thế giới, mong muốn Việt Nam tiếp tục cung cấp khẩu trang y tế cho nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Rumani.  >>Khẩu trang dồi dào, giá giảm mạnh

C-HỘI NHẬP

Bộ Ngoại giao nói về ‘Bộ tứ kim cương’ mở rộng Việt Nam đã cùng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand tiến hành điện đàm không chính thức nhằm đóng góp vào nỗ lực chung đẩy lùi dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19.

Các kịch bản tăng trưởng hậu Covid-19 của Việt Nam Bộ KH-ĐT đã đưa ra 2 kịch bản cho nền kinh tế được xây dựng dựa trên những dự báo về dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới hết quý 2 và hết quý 3/2020

Giao thương trực tuyến với 60 nhà nhập khẩu giày dép Mỹ Từ ngày 28 đến 30/5, 60 doanh nghiệp nhập khẩu giày dép của Mỹ sẽ kết nối giao thương với các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam để bàn kế hoạch làm ăn sau dịch Covid-19, thông qua hình thức trực tuyến (lần đầu tiên).

Hiến kế phục hồi kinh tế, VAFIE đề xuất phát triển casino: Trong văn bản gửi lên Chính phủ “hiến kế” các biện pháp phục hồi kinh tế, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã đề xuất việc phát triển các dịch vụ casino, vui chơi có thưởng. 

Mở lại cửa khẩu phụ, lối mở với Trung Quốc Thủ tướng vừa có văn bản đồng ý mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Mạnh vốn, doanh nghiệp ngoại tràn vào Việt Nam Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT), đến hết tháng 4/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên 12,3 tỷ USD.>> Đón doanh nghiệp lớn Mỹ, Hàn rời Trung Quốc sang Việt Nam

Ông Trump dọa trừng phạt doanh nghiệp không chịu rời Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/5 dọa sẽ áp thuế mới đối với các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Thượng viện Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19 Phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đang xúc tiến dự luật trừng phạt Trung Quốc nếu giấu giếm thông tin về dịch Covid-19, trong lúc giới chuyên gia cảnh báo sẽ có thêm nhiều người chết.>>Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Mỹ siết chặt nguồn cung chip toàn cầu đối với Huawei Chính quyền Mỹ ngày 15/5 thay đổi quy định nhằm kiểm soát việc cung cấp thiết bị bán dẫn cho các công ty bán chip cho Huawei.

TSMC mở nhà máy sản xuất chip 12 tỷ USD ở Mỹ Công ty chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) hôm qua thông báo sẽ chi 12 tỷ USD để lập một nhà máy ở bang Arizona (Mỹ).

Kế hoạch ‘thoát Trung’ của Mỹ, Nhật Bản tiến thêm một bước Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thứ 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảm bảo luôn sẵn sàng cung ứng cho Nhật các máy thở do Mỹ sản xuất.

Ấn Độ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc bằng ‘mô hình kinh tế tự lực’ Khi Thủ tướng Narendra Modi thông báo gói cứu trợ kinh tế trị giá 265 tỷ USD vào ngày 12/5, ông mô tả đây là một phần nằm trong kế hoạch lớn hơn để hướng Ấn Độ đến mô hình kinh tế “tự lực”.

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 8,8 nghìn tỷ USD vì Covid-19 Nền kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại từ 5,8 nghìn tỷ tới 8,8 nghìn tỷ USD—tương đương 6,4% tới 9,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu — do đại dịch Covid-19, theo ADB.

Các nước châu Á ứng phó tốt với Covid-19 nhờ công nghệ Công nghệ đã giúp các nước châu Á ứng phó kịp thời hơn trước những diễn biến của đại dịch Covid-19.

Robot giao hàng chưa phổ biến trong mùa dịch Covid-19 Theo các dự đoán trước đó, đến năm 2020 các robot được cho là sẽ giúp chúng ta điều khiển xe tự lái và giao thức ăn đến tận nhà cho mọi người.

Nóng ‘cuộc đua’ sản xuất Airpod Khi cuộc “so găng” trong sản xuất smartphone đang dần nguội, các gã khổng lồ công nghệ chuyển sang mặt trận mới – sản xuất tai nghe không dây (Airpod) để chiếm lĩnh người dùng.

Lương nhân viên giảm, sếp bù bằng cổ phiếu  Nhằm tránh phải sa thải hay bắt buộc nhân viên cắt lương do ảnh hưởng COVID-19, một số startup nước ngoài nảy ra sáng kiến kêu gọi nhân viên tự nguyện giảm lương và bù lại bằng cổ phiếu của công ty.

Đức rơi vào suy thoái: GDP quý I của Đức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính, do các nhà máy và cửa hàng phải đóng cửa để ngăn Covid-19 lây lan.

Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá? Ngay cả trước đại dịch, toàn cầu hóa đã gặp rắc rối. Hệ thống thương mại mở thống trị nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên đã bị phá hủy bởi sự sụp đổ tài chính và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bây giờ nó đang quay cuồng trước cú đánh chí mạng thứ ba trong hàng chục năm khi các đợt phong toả làm đóng cửa biên giới và gây gián đoạn thương mại.

Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới: Các nước đang phát triển sắp sửa rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất kể từ năm 1982.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

Ông Trần Đình Thiên: ‘Nên cứu doanh nghiệp lớn’ Nếu chọn cứu doanh nghiệp nhỏ & vừa hay doanh nghiệp lớn, ông Trần Đình Thiên nói nên tập trung vào những trụ cột để nền kinh tế sang thể trạng mới. 

Công bố Nghị quyết của Chính phủ thành lập Ban Quản lý KKT Vân Đồn Ngày 15/5, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu có số dư kỷ lục gần 5.000 tỷ đồng Theo báo cáo của Bộ Tài chính, do giá giảm liên tiếp, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đạt được số dư lớn nhất từ trước đến nay.

12 dự án ‘đắp chiếu’ hiện giờ ra sao? Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp về kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trong giai đoạn 2017-2019, hiện đã hoàn thành khoảng 75,36%.

Bộ Công Thương không đồng ý dừng nhập khẩu xăng dầu: PVN đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu trước thực tế tồn kho trong nước lớn, nhưng Bộ Công Thương không đồng ý. 

Kiến nghị cho lập hãng bay mới từ năm 2022: Bộ Giao thông Vận tải đề xuất xem xét việc lập hãng bay mới khi thị trường phục hồi – dự kiến năm 2022, theo kịch bản lạc quan nhất.

Xem xét dấu hiệu lạm dụng thống lĩnh thị trường, làm giá thịt heo Cơ quan cạnh tranh đang thu thập thông tin, đánh giá có hay không hành vi lạm dụng, thống lĩnh thị trường thịt heo của các doanh nghiệp lớn bởi những biến động giá trên…-Bộ Công thương đang tìm hiểu nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng bất thường

TP.HCM gắn ‘QR code’ vào giấy phép xây dựng để quản lý: UBND TP.HCM yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương thực hiện việc gắn mã “QR code” vào giấy phép xây dựng để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thông tin.>>TP.HCM sắp xây dựng nhiều dự án giao thông trọng điểm

Nhóm thông tin hội nhập