• Từ 18/8 – 24/8/2018

CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY: CHÍNH THỨC CỞI TRÓI CHO XUẤT KHẨU GẠO

Theo đề nghị của Bộ trưởng Công Thương, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Với Nghị định này, Nghị định 109 năm 2010 đã chính thức được bãi bỏ và cùng với đó, các điều kiện xuất khẩu gạo gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp cũng được cắt giảm.

Theo đó, Chính phủ đã chính thức bãi bỏ các quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chứa với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn và cơ sở xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ. Nghị định 107 cũng mở ra một quy định rất thoáng cho thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng. Theo đó, thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Thời gian qua, đã có nhiều ý kiến từ các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị bãi bỏ một số điều kiện với xuất khẩu gạo trong Nghị định 109, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến quy mô của doanh nghiệp như có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, ít nhất 1 cơ sở xay, xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ.

Theo các chuyên gia, việc đặt ra các quy định về số lượng phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất… tối thiểu như trên là không phù hợp với kinh tế thị trường, khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí rất lớn để khởi nghiệp, hạn chế rất nhiều tính năng động, sáng tạo của người dân, hạn chế các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. http://thegioihoinhap.vn/…/chinh-thuc-coi-troi-cho-xuat-kh…/

TIN BSA

– Hội chợ HVNCLC Đồng Nai (DIễn ra từ 28/8 – 2/9)chỉ còn ít ngày nữa là chính thức khai mạc. Ngay từ lúc này, Ban tổ chức hội chợ cùng các doanh nghiệp đang khẩn trương thi công các hạng mục, lắp đặt, thiết kế gian hàng… để chuẩn bị cho ngày khai mạc hội chợ. Xem thông tin tại đây: https://bit.ly/2wjH6u3

– Cũng là liên quan đến các hoạt động của Hội chợ HVNCLC Đồng Nai, hiện nay 150 doanh nghiệp với 350 gian hàng đã có kế hoạch đưa ra nhiều hình thức khuyến mại, tặng quà lớn cho người tiêu dùng Đồng Nai. Đây cũng là dịp đầu năm học mới nên một số doanh nghiệp tham gia lần này đã có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các em học sinh mùa tựu trường. Thông tin chi tiết vui lòng xem thêm tại đây: https://bit.ly/2MQzycu

– Ngoài ra, những thông tin chủ đạo trên website bsa.org.vn tuần này còn có các nội dung liên quan đến những vấn đề về TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG để hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam làm sao để vào thị trường EU.

+ Đó là những cảnh báo đối với hàng xuất khẩu Việt Nam được bà Marieke Van Der Pijl – Chuyên gia từ Eurocham, đưa ra tại hội thảo: “Vượt qua hàng rào kỹ thuật ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu châu Âu”. Thông tin chi tiết tại đây: https://bit.ly/2o4vMhY

+ Là câu chuyện mà ông Nguyễn Huy, Giám đốc khối thực phẩm của Bureau Veritas Việt Nam cho rằng, vào châu Âu thì phải có tiêu chuẩn BRC và GlobalGAP. Thông tin thêm có tại đây: https://bit.ly/2NbUUOE

+ Và câu chuyện mà bà Nguyễn Kim Thanh – Chuyên gia của Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập lý giải vì sao con gà của Việt Nam lại có số phận hẩm hiu như hiện nay. Nội dung này mời quý bạn đọc tìm hiểu thêm ở đây: https://bit.ly/2MLJnsp

+ Cuối cùng là những vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam được tổ chức chứng nhận SGS đưa ra trong một hội thảo mới đây về ngành này. Xem thêm tại đây: https://bit.ly/2NcHodJ

– Cuộc thi Dự án khởi nghiệp của Trung tâm BSA phối hợp cùng các đối tác tổ chức đang bước vào những vòng tiếp nhận hồ sơ. Các chuyên gia, ban giám khảo đã đưa ra những lời khuyên cho các thí sinh. Link thông tin tại đây. https://bit.ly/2LkwQqQ

+ BSA MEDIA

– Trong tuần vừa qua, bộ phận BSA Media của Trung tâm BSA và Hội DN HVNCLC còn thực hiện nhiều phóng sự, clip liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Đang “hot” nhất trong mấy ngày vừa qua là việc ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit cho biết, sau thời gian thử nghiệm thành công, doanh nghiệp này chuẩn bị tung ra thị trường sản phẩm cà phê tươi và nước mía ép đông khô. Các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ sấy đông khô (frezze – dried). Công nghệ sấy đông khô hoàn toàn giúp giữ và kéo dài 100% mùi vị, chất lượng sản phẩm. Hãy cùng xem ông Nguyễn Lâm Viên hướng dẫn cách pha tại đây:
https://bit.ly/2OU3HVG

+ Chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT hàng tuần trên đài Vĩnh Long với nội dung CHUẨN CHẤT LÀ SỐ 1. https://bit.ly/2o3qJyj

+ Clip giới thiệu Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập: https://www.youtube.com/watch?v=pqbFpDeiRNA

+ Sắp đến Trung thu. Chúng ta cùng xem công nghệ làm bánh Trung thu hiện đại cỡ nào: https://www.youtube.com/watch?v=_ZEvFfTQycE

+ Mới đây khi một bạn trẻ khởi nghiệp là Ngọc Trà không may bị tai nạn giao thông qua đời, những người bạn của Ngọc Trà luôn nhớ thương và hướng về bạn ấy. Tại Phiên chợ Xanh tử tế của Trung tâm BSA tuần qua, họ đã có những hành động để nhớ về người bạn cùng trong mạng lưới Sáng tạo khởi nghiệp của mình. https://bit.ly/2NbTJih

+ Cũng tại Phiên chợ Xanh tử tế, BSA media giới thiệu đến quý độc giả một kiểu luộc gà hoàn toàn mới, không cần dùng nước mà vẫn thơm ngon với nồi sứ dưỡng sinh của công ty Minh Long I. https://bit.ly/2MNJi7t

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ 5% lên 50%, gạo nếp VN gặp khó: Năm 2017, gạo nếp chiếm 1,4 triệu tấn trong tổng số 5,7 triệu tấn gạo các loại xuất khẩu, phần lớn qua Trung Quốc. Nhưng, nước này mới tăng thuế nhập khẩu mặt hàng gạo nếp từ 5% lên 50% khiến gạo nếp VN gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, Trung Quốc áp dụng hạn ngạch (quota) đối với sản phẩm gạo nếp; gạo xuất khẩu vào Trung Quốc phải mua quota với giá 20 USD/tấn và thêm 1% thuế lương thực. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc tăng giá bán quota lên tới 120 USD/tấn. Nếu doanh nghiệp (DN) không mua quota sẽ phải chịu mức thế nhập khẩu 50%, trước đây mức thuế này là 5%. Việc áp thuế bắt từ đầu tháng 7/2018. Động thái đánh thuế của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo nếp của VN. “DN cũng tìm cách xoay xở bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo nếp sang các thị trường khác, cụ thể như Indonesia. Nhờ vậy, gần đây giá gạo nếp đã tăng trở lại khoảng 300 – 400 đồng/kg. Nhưng Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn, nếu gặp khó ở đây sẽ rất khó cho sản phẩm gạo nếp của VN”, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho hay.

– Đưa hàng Việt về nông thôn – Cơ hội quảng bá thương hiệu: Sau hơn 10 năm, Sở Công Thương Hà Nội cùng với các doanh nghiệp tổ chức các phiên chợ, hội chợ, các chuyến hàng lưu động… nhằm đưa hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng cao về nông thôn, giúp bà con không những được tiếp cận với sản phẩm này mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá rộng rãi và hiệu quả sản phẩm của mình. Trong đó, 2.850 chuyến bán hàng lưu động, 21 chuyến bán hàng dịp Tết Nguyên đán, 29 hội chợ hàng Việt, 244 phiên chợ Việt… Qua những phiên chợ Việt được tổ chức trong những năm qua cho thấy, hầu hết các mặt hàng bày bán đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, nên hàng Việt Nam ngày càng được khách hàng ưa chuộng. https://baotintuc.vn/…/dua-hang-viet-ve-nong-thon-co-hoi-qu… hieu-20180823092252202.htm

– Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood chính thức ra mắt sản phẩm Nuticafé – Cà phê sữa đá Tươi, đồng thời ký kết hợp tác với Liên đoàn VOVINAM thế giới và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhằm quảng bá văn hóa cà phê sữa đá Việt ra thế giới.

– Khai mạc Tuần hàng và du lịch Việt Nam tại Thái Lan 2018: Chiều 22/8, “Tuần hàng và du lịch Việt Nam tại Thái Lan 2018” do Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Central đồng tổ chức và thực hiện với sự đồng hành của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, đã chính thức khai mạc tại trung tâm thương mại Central World Plaza ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Đây là năm thứ ba liên tiếp “Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan” được tổ chức tại Bangkok; đồng thời là sự kiện nằm trong khuôn khổ Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài, giai đoạn đến 2020,”. Sự kiện quy tụ khoảng 60 doanh nghiệp Việt Nam tham gia với hơn 50 gian hàng trưng bày các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch tại ba khu vực sảnh chính, tổng diện tích trưng bày chiếm đến gần 1.000m2 trong tổng cộng 800.000m2 của trung tâm thương mại Central World Plaza.

– Hội chợ thủy sản lớn nhất trong 20 năm: Ngày 22-8, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (TP HCM), Hội chợ Triển lãm quốc tế thủy sản – VIETFISH 2018 chính thức khai mạc với quy mô lớn nhất trong 20 năm qua do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức. Theo ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP, VIETFISH 2018 quy tụ 374 gian hàng (tăng 3,6% số gian hàng so với năm 2017), 233 doanh nghiệp (DN) tham gia (tăng 6,8% so với năm 2017) đến từ 14 quốc gia. Riêng Việt Nam có 153 DN tham gia hội chợ thuộc các lĩnh vực nuôi trồng, dịch vụ, hóa chất, phụ gia, kho lạnh… Diễn ra từ ngày 22 đến 24-8, VASEP dự kiến VIETFISH 2018 thu hút trên 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, cung ứng dịch vụ thủy sản, các nhà nhập khẩu, bán lẻ quốc tế… https://nld.com.vn/…/hoi-cho-thuy-san-lon-nhat-trong-20-nam-20180822205821236.htm

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

– Tỷ phú Thái sẽ đổ thêm 500 triệu USD vào bán lẻ Việt Nam: Thông tin trên vừa được ông Philippe Broianigo – Tổng giám đốc điều hành Central Group Việt Nam và Big C Việt Nam chia sẻ tại buổi họp báo ở Bangkok (Thái Lan) trưa 22/8.Theo ông Philippe Broianigo, trong 3 năm qua, Tập đoàn đã chi 5,5 tỷ USD thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ. “Kế hoạch trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư tiếp 500 triệu USD vào thị trường Việt Nam, mở khoảng 200 cửa hàng bán lẻ và ưu tiên vẫn là các lĩnh vực thương mại mà chúng tôi đã và đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”, ông Philippe Broianigo cho biết.

– Home Credit Việt Nam và Ví điện tử MoMo công bố hợp tác chiến lược: Công ty tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam và Ví điện tử MoMo công bố hợp tác chiến lược bắt đầu bằng việc tích hợp tính năng thanh toán khoản vay qua Ví MoMo vào ứng dụng di động của Home Credit, nhằm giúp khách hàng của hai công ty tận hưởng dịch vụ tài chính tiện lợi và tiết kiệm hơn. Tiếp theo, khách hàng Home Credit sẽ được nhận giải ngân khoản vay ngay trên Ví điện tử MoMo.

– Việt Nam còn 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi trong dân: Ông Alatabani, chuyên gia WB, cho rằng, nền kinh tế nước ta có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong người dân mà ta chưa huy động hết. Đây là tiềm năng lớn. Các ý kiến đề cập nhiều giải pháp phát triển thị trường vốn, với nhận định Việt Nam vẫn còn 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi trong dân trong khi nhiều công ty vừa và nhỏ phải dùng ‘tín dụng đen’ để làm ăn. Thực tế trên được nêu ra tại Diễn đàn chuyên đề Thị trường Vốn – Tài chính trong khuôn khổ (Diễn đàn Kinh tế Việt Nam) với chủ đề “Mở rộng thị trường vốn, tài chính Việt Nam – Giải pháp và thách thức” do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính tổ chức sáng 21/8 tại Hà Nội.

– Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng trở lại: 6/7 nhóm ngành hàng lớn ngành hàng tiêu dùng nhanh đã có sự tăng trưởng trở lại trong quý 2/2018, theo Nielsen Việt Nam. Công ty nghiên cứu Nielsen Việt Nam vừa công bố báo cáo mới nhất về sự tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam quý 2/2018. Theo đó, doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh đo lường toàn quốc tại kênh thương mại truyền thống và kênh thương mại hiện đại (chỉ đo ở khu vực thành thị) tăng nhẹ 0,7% trong quý 2/2018. Đáng chú ý, theo Nielsen, tốc độ tăng trưởng giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong quý này đã nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khối lượng. Cụ thể, tăng trưởng giá trị tăng 1,3% trong khi tăng trưởng sản lượng giảm xuống -0,6%.

– FED dự kiến tăng lãi suất 2 lần trong năm 2018: Ngày 22/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cảnh báo rằng leo thang tranh chấp thương mại giữa Mỹ với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ gây ra những hậu quả và rủi ro cho nền kinh tế đầu tàu thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tích cực và thị trường việc làm được củng cố, ngân hàng trung ương Mỹ vẫn để ngỏ khả năng sớm tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới.

– Nga mạnh tay mua vàng dự trữ: Song song với việc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, Chính phủ Nga mua mạnh vàng để dự trữ… Song song với việc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, Chính phủ Nga mua mạnh vàng để dự trữ – trang CNN Money cho biết.Theo số liệu chính thức, Ngân hàng Trung ương Nga tăng mức nắm giữ vàng thêm gần 29 tấn trong tháng 7. Đây là mức mua ròng vàng mạnh nhất trong 1 tháng của Ngân hàng Trung ương Nga kể từ tháng 11/2017. Trước đó, Nga đã mua 20 tấn vàng cho dự trữ quốc gia trong tháng 5 và mua thêm 17 tấn nữa trong tháng 6. Kể từ đầu năm 2016 đến nay, tổng dự trữ vàng của Nga đã tăng 37%, hiện đạt trị giá khoảng 76 tỷ USD.

– Đấu thầu huy động thêm 4.100 tỷ đồng trái phiếu: Chính phủ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 5.500 tỷ đồng. Cụ thể, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tuần này gọi thầu tại các kỳ hạn 5 năm (500 tỷ đồng), 7 năm (500 tỷ đồng), 10 năm (2.000 tỷ đồng), 15 năm (2.000 tỷ đồng), 30 năm (500 tỷ đồng). Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 4.100 tỷ đồng.

– Đã tới lúc hạn chế việc khoán thuế với hộ, cá nhân kinh doanh?: Có nên mở rộng đối tượng áp dụng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ, cá nhân kinh doanh thay vì khoán thuế như hiện tại? Đó là câu hỏi đã được đặt ra với Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng dự án Luật Quản lý thuế sửa đổi.Về nội dung này, phía Bộ Tài chính nêu quan điểm, việc mở rộng hạch toán kế toán đối với các doanh nghiệp tư nhân, các hộ, cá nhân kinh doanh là cần thiết. Chính cơ quan này cũng đang nghiên cứu ban hành chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình nhằm tạo cơ chế quản lý minh bạch. Tuy nhiên, theo đánh giá, trong điều kiện, tình hình thực tế các hộ, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán thì việc ấn định thuế, khoán thuế vẫn là giải pháp cần thiết.

– Samsung vượt mốc 1 tỷ sản phẩm công nghệ cao ‘made in Vietnam’: Sau mười năm kể từ khi thành lập nhà máy sản xuất di động tại Việt Nam, tới nay, Samsung đã vượt qua mốc 1 tỷ sản phẩm công nghệ cao “made in Vietnam.” Những sản phẩm này bao gồm điện thoại thông minh, điện thoại cơ bản, máy tính bảng và thiết bị đeo thông minh Nếu như vào năm 2009, tổng số sản phẩm của Samsung sản xuất tại Việt Nam chỉ khiêm tốn ở 6,336 triệu sản phẩm thì tới năm 2012, con số này đạt 119,022 triệu, năm 2017 là 176,541 triệu sản phẩm. Nếu tính tổng số sản phẩm đã sản xuất từ năm 2009 tới đầu tháng Sáu, con số này là 1,057 tỷ sản phẩm. Trong đó, Trong đó SEV (Bắc Ninh) là 625,746 triệu và SEVT (Thái Nguyên) là 431,687 triệu sản phẩm. Theo ông Sim Won Hwan, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, mỗi năm, quy mô thị trường điện thoại di động trên thế giới dao động từ 1,2 đến 1,4 tỷ chiếc. Chính vì thế, chặng đường 10 năm qua với 1 tỷ sản phẩm được sản xuất tại riêng các nhà máy ở Việt Nam có ý nghĩa lớn đối với Samsung.

– Uniqlo tuyên bố kế hoạch mở cửa hàng ở Việt Nam: Nikkei dẫn lời Phó chủ tịch Fast Retailing – công ty mẹ của thương hiệu trang phục Uniqlo, cho biết sẽ mở cửa hàng tại những thị trường mới ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đại diện công ty bán lẻ Nhật Bản, ông Satoshi Hatase, cho biết doanh nghiệp muốn có cửa hàng Uniqlo tại mọi quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam, Lào và Myanmar. Theo đó, Uniqlo đặt mục tiêu có 400 cửa hàng tại Đông Nam Á và châu Đại Dương vào năm 2022. Theo Nikkei, mục tiêu này của Uniqlo đã tăng lên gấp đôi so với trước đây.

– Thực phẩm “nhạy cảm” vào tầm ngắm: Tuyên chiến với thực phẩm bẩn là vấn đề được người dân ủng hộ nhưng phải làm bài bản, chính xác; không đẩy doanh nghiệp vào đường cùng Liên quan đến vụ việc kiểm tra Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xuất nhập khẩu Kiều Giang (cơm tấm Kiều Giang) tại 652 xa lộ Hà Nội (quận 9, TP HCM), chiều 22-8, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP HCM, cho biết hiện vẫn còn chờ doanh nghiệp (DN) này giải trình, chưa có kết luận cuối cùng. Theo bà Phong Lan, hoạt động thanh tra ATTP vẫn đang thực hiện bình thường theo kế hoạch từ đầu năm đã ban hành nhưng gần đây do vi phạm rơi vào một số thương hiệu lớn nên được dư luận quan tâm. Bà Lan khẳng định quan điểm chung của TP là DN vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, không có vùng cấm, không miễn trừ kiểm tra bất kỳ DN nào, thương hiệu lớn đến đâu.

– Rủi ro lớn khi cửa hàng Việt thanh toán bằng ví điện tử Trung Quốc: Theo Ngân hàng Nhà nước, một số cửa hàng cho phép khách Trung Quốc thanh toán chui. Theo đó, khách du lịch khi mua hàng hóa có thể chuyển thẳng tiền ra nước ngoài thông qua máy POS (máy cà thẻ) hoặc QR Code (mã phản hồi nhanh) trái phép mà không qua bất cứ ngân hàng hay tổ chức trung gian thanh toán nào của Việt Nam. Có nhiều vấn đề phát sinh nhưng vấn đề lớn nhất là nhà nước không thu được thuế từ các giao dịch hàng hóa này. Theo lãnh đạo NHNN, bản chất của hình thức thanh toán này là cửa hàng Việt Nam nhưng sử dụng hệ thống thanh toán của nước ngoài để nhận tiền mua sắm của khách Trung Quốc. Các cửa hàng có thể trốn được thuế, phí nhưng cũng có rủi ro vì cửa hàng của Việt Nam nhưng phải thanh toán thông qua ID – tài khoản mở bên Trung Quốc. Nếu không có sự tiếp tay, hỗ trợ thì có thể không nhận được tiền từ phía Trung Quốc chuyển về cho các cửa hàng tại Việt Nam.

– Lương chuyên gia Nhật lên tới 700 triệu đồng/tháng: Mức lương phía Nhật Bản yêu cầu để lập dự toán các dự án vay vốn trong năm tài khóa 2018 là khoảng trên 30.000 USD/tháng, tương đương 700 triệu đồng, cao hơn khoảng 20 – 25% so với mức lương tư vấn nước ngoài bình quân trong các dự án vay vốn ODA. Con số này cao hơn khoảng 20 – 25% so với mức lương tư vấn nước ngoài bình quân trong các dự án vay vốn ODA, vay ưu đãi của Chính phủ và gấp đôi so với thu nhập kê khai nộp thuế bình quân của người có quốc tịch Nhật Bản làm việc tại VN năm 2016.

– Ào ạt nhập thịt ngoại, ngành chăn nuôi làm sao sống nổi? Các chủ trại gà công nghiệp lại chịu lỗ 4.000 – 8.000 đồng mỗi con gà xuất chuồng có trọng lượng trung bình 2kg. Ít ai ngờ, thịt gà nội địa lại quay đầu giảm giá nhanh như vậy (mới tháng trước còn lời); giá trứng cũng đang giảm nhanh và sắp tới dự báo là thịt heo. Điều gì đang xảy ra với ngành chăn nuôi? http://thegioihoinhap.vn/…/ao-at-nhap-thit-ngoai-nganh-cha…/

– Gần 2 tháng, giá xăng giữ nguyên mức 19.611 đồng/lít: Trong kỳ điều chỉnh giá xăng hôm nay (22/8), cơ quan điều hành tiếp tục quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn với xăng E5 được áp dụng là xăng E5 RON 92 là 1.272 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 1.194 đồng/lít) xăng RON 95 là 697 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 554 đồng/lít). Riêng đối với dầu mazut, cơ quan chức năng quyết định dừng trích quỹ bình ổn xăng dầu (kỳ trước chi sử dụng 70 đồng/kg).

– Định vị sản phẩm sạch cho người tiêu dùng: Nhằm hỗ trợ người tiêu dùng từng bước tiếp cận sản phẩm xanh, sạch, an toàn cho sức khỏe, Sở Công thương TPHCM đã phối hợp hệ thống phân phối sản phẩm Việt và các cơ quan chức năng tổ chức thắt chặt kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các chợ đầu mối – nguồn cung ứng thực phẩm đầu vào cho thị trường tiêu dùng của địa phương. Đồng thời, chứng nhận và minh bạch thông tin sản phẩm sạch để giúp người tiêu dùng dễ nhận diện, từ đó ưu tiên lựa chọn sử dụng sản phẩm sạch. http://www.sggp.org.vn/dinh-vi-san-pham-sach-cho-nguoi-tieu…

– Vinasun muốn được đền bù thiệt hại nếu ngành taxi phá sản: Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam muốn người ký chốt nội dung Nghị định 86 sửa đổi phải chịu trách nhiệm trong trường hợp ngành taxi phá sản… Tại cuộc họp bàn về nội dung Dự thảo sửa đổi thay thế Nghị định 86 diễn ra mới đây, Hiệp hội taxi ba miền Bắc – Trung – Nam và các doanh nghiệp taxi truyền thống tiếp tục “tố” Bộ Giao thông Vận tải áp đặt các điều kiện kinh doanh khác nhau, tạo ra sự bất bình đẳng giữa hai loại hình taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử. Trong bản tham luận của mình, ông Trương Đình Quý, với tư cách là Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tp.HCM, đặt nghi vấn: Duy nhất tại Việt Nam, Grab và Uber được gọi là vận tải hợp đồng điện tử. Mặc dù được xếp vào loại hình vận tải hợp đồng nhưng trên thực tế, hơn trăm triệu chuyến xe Grab, Uber thời gian qua không có hợp đồng nào ký kết.

C- HỘI NHẬP

– 10 năm nữa Vingroup sẽ trở thành tập đoàn công nghệ: Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Vingroup tại sự kiện ký kết hợp tác với 54 trường đại học Việt Nam vừa được tổ chức chiều qua, ngày 21/8/2018 tại Hà Nội. Ông Quang khẳng định: “Trải qua 25 năm đầu tư và tích lũy, đến nay Vingroup đã hội tụ đủ các điều kiện để gia nhập lĩnh vực công nghệ – công nghiệp. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hai mảng trên không chỉ giúp Vingroup phát triển lên tầm cao mới mà còn góp phần tạo ra hệ sinh thái công nghệ – công nghiệp cho tập đoàn và quốc gia”.

– Việt Nam cần tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu AI: Chiều 19/8, trong khuôn khổ Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo đã diễn ra lễ công bố Sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và phiên đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với các nhà khoa học. Đây là hoạt động do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số địa phương tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ công bố. Đóng góp ý kiến tại lễ công bố, TS. Bùi Hải Hưng, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của Google Deepmind (Mỹ) cho biết, ngành AI (trí tuệ nhân tạo) thế giới tương đối “có duyên” với người Việt đang làm về công nghệ, trong đó có nhiều người nổi tiếng. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có tên tuổi trên bản đồ AI của thế giới.“Việt Nam cần tập trung vào xây dựng trung tâm nghiên cứu AI. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng quy trình đào tạo AI tại Việt Nam nên chú trọng đầu tư cơ sở điện toán đám mây” – ông Bùi Hải Hưng nói.

– Qui định dán nhãn hàng hoá nhập vào Canada: Bang Québec còn yêu cầu tất cả các sản phẩm được bán trong nội bang phải được dán nhãn bằng tiếng Pháp bên cạnh các ngôn ngữ khác. Quy định về đóng gói và dán nhãn của Canada yêu cầu tất cả các nhãn phải được thể hiện song ngữ Anh – Pháp, và phải đảm bảo những thông tin sau xuất hiện đầy đủ trên bao bì/nhãn hàng sản phẩm tiêu dùng được bán tại Canada… http://thegioihoinhap.vn/…/dan-nhan-hang-hoa-nhap-vao-cana…/

– Tại sao thực phẩm Việt Nam khó vào thị trường Malaysia?: Malaysia là đất nước Hồi giáo do vậy hầu hết các mặt hàng thực phẩm nhập vào Malaysia phải có chứng nhận Halal do các cơ quan có thẩm quyền của Malaysia cấp. Phát biểu tại Hội nghị hợp tác thịnh vượng Việt Nam-Asean, Chủ tịch Phòng thương mại Malaysia-Việt Nam ông Datuk Howard Choo cho biết, mặc dù các mặt hàng thực phẩm Việt Nam rất đa dạng, có chất lượng tốt, tuy nhiên các mặt hàng này rất khó vào thị trường Malaysia, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ lý do tôn giáo. Theo ông Choo, Malaysia là đất nước Hồi giáo do vậy hầu hết các mặt hàng thực phẩm nhập vào Malaysia phải có chứng nhận Halal do các cơ quan có thẩm quyền của Malaysia cấp. Thực phẩm Halal không đơn giản là thực phẩm không chứa thịt lợn mà bao gồm cả việc áp dụng các quy trình liên quan đến việc giết mổ, xử lý, chế biến các loại gia súc gia cầm khác như gà, vịt, bò, dê, cừu…và cả hải sản, các quy trình này cũng phải tuân thủ các quy định đối thực phẩm Halal. http://thegioihoinhap.vn/…/tai-sao-thuc-pham-viet-nam-kho-…/

– Thái Lan làm được sao ta lại không? Nhìn khu chợ truyền thống Morning Market, Thái Lan, sạch sẽ, tươm tất, anh Siha Chanthalangsy làm việc ở đài Truyền hình Lào, ngạc nhiên nói ở đây họ làm tốt hơn ở nước tôi. Chợ có một phòng lab nhỏ, quản lý lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra ba lần mỗi ngày. Chợ có khu bày bán sản phẩm Organic, GAP và sản phẩm thông thường. Những mẩu không đạt chuẩn, tức có dư lượng hoá chất, tiểu thương sẽ được mời đến làm việc và họ sẽ đi học lớp tập huấn để biết cách mua, bán sản phẩm an toàn hơn. Chợ có khoảng 30% tiểu thương bán rau củ quả với sản lượng bán ra mỗi ngày 300 – 500kg… Còn ở Việt Nam, tại Cần Thơ, một công ty khai thác chợ, nói rằng họ chỉ quản lý mặt bằng, dọn dẹp vệ sinh, tuyên truyền về an toàn thực phẩm; chứ không đủ phương tiện, trình độ chuyên môn để kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại chợ. http://thegioihoinhap.vn/…/thai-lan-lam-duoc-sao-ta-lai-kh…/

– ‘Đặt hàng’ các đại sứ tìm thị trường cho nông sản Việt: Ngày 20/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã có cuộc làm việc với Đoàn các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018-2021. Mục đích của buổi làm việc này là để trao đổi thông tin và bàn bạc các giải pháp xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ; tìm cơ hội đưa công nghệ mới về Việt Nam, đồng thời khai phá, tìm kiếm thêm thị trường cho nông sản Việt. Theo đó, ông Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã “đặt hàng” các đại sứ, chủ nhiệm văn phòng, tổng lãnh sự có mặt tại buổi làm việc về 4 nhóm vấn đề, trong đó nội dung quan trọng được nhấn mạnh là tìm kiếm công nghệ mới và tìm thị trường cho nông sản.

– Xây dựng bộ hồ sơ giới thiệu 80 thị trường trọng điểm cho doanh nghiệp: Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tọa đàm giữa các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các cơ quan đại diện nghiên cứu triển khai các định hướng trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm tận dụng thế mạnh của cơ quan đại diện, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá kết nối đối tác, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới. Để phục vụ nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp về tình hình kinh tế thế giới, khu vực và của từng địa bàn, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài đã phối hợp xây dựng bộ hồ sơ giới thiệu 80 thị trường trọng điểm và bản tin ngoại giao kinh tế, với mong muốn đóng góp thiết thực cho quá trình hội nhập quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

– Kim ngạch thương mại Việt Nam – Séc dự báo vượt 1 tỷ USD năm 2018: Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Cộng hoà Séc được dự báo tiếp tục vượt mức 1 tỷ USD…Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Séc dẫn số liệu mới nhất của Cục Thống kê nước này cho thấy, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và Séc trong 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng ổn định trên 10% liên tục từ năm 2015 đến nay. Cụ thể, 6 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Séc đạt hơn 551 triệu USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

– Hàn Quốc muốn hòa bình với Triều Tiên để tạo cú hích kinh tế: Trong bài phát biểu tuần trước, Tổng thống Moon Jae-in đã đưa ra tầm nhìn kinh tế đầy tham vọng không chỉ trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cho toàn bộ khu vực rộng lớn hơn. Theo CNN, điều Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in muốn không chỉ là hòa bình với Triều Tiên, mà ông còn muốn tạo ra một cú hích thúc đẩy kinh tế và ngoại giao phát triển để tiến tới phát triển một khu vực Đông Bắc Á lên cấp độ giống như Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được.

-Mỹ hoàn tất kế hoạch áp thuế lượng hàng hóa 50 tỷ USD từ Trung Quốc: Ngày 23/8, Mỹ chính thức áp mức thuế nhập khẩu mới đối với khối lượng hàng hóa nhập từ Trung Quốc có tổng trị giá 16 tỷ USD với cáo buộc Bắc Kinh “đánh cắp” công nghệ. Với quyết định này, Mỹ chính thức hoàn tất kế hoạch áp thuế đối với khối hàng hóa tổng trị giá 50 tỷ USD nhập từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế mới đã được áp với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 34 tỷ USD từ hôm 6/7. Trung Quốc cũng luôn cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp trả đũa tương tự nhằm vào lượng hàng hóa nhập từ Mỹ với tổng giá trị tương đương với trọng tâm nhắm vào những sản phẩm mang tính biểu tượng của ngành sản xuất ở Mỹ như xe motor Harley Davidson, rượu bourbon và nước ép cam cùng hàng trăm sản phẩm khác.

– Mỹ sẽ trì hoãn đàm phán thương mại với Trung Quốc để chiếm ưu thế? Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11 tới. Ngày 18/8, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt bế tắc trong việc giải quyết những bất đồng thương mại trước thềm các cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ diễn ra tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương vào tháng 11 tới. Động thái trên cho thấy nỗ lực của cả hai bên nhằm ngăn chặn những bất đồng thương mại ngày càng sâu sắc phá hủy mối quan hệ giữa hai nước và tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán cấp trung sẽ diễn ra tại Washington vào tuần tới và có thể mở đường cho nhiều vòng đàm phán khác.

– Trả đũa Mỹ, Trung Quốc áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa: Động thái “ăn miếng trả miếng” đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới… Trung Quốc ngày 23/8 áp thuế quan bổ sung 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ, ngay sau khi Mỹ áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Động thái “ăn miếng trả miếng” đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới. Washington và Bắc Kinh cùng thể hiện quan điểm không nhượng bộ, dù Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen đang có mặt ở Mỹ để đàm phán thương mại với Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ David Malpass.

-Làn sóng ‘rút quân’ khỏi Trung Quốc: Nguy cơ bị áp các mức thuế mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, cũng như xu hướng bảo hộ lan rộng trên toàn cầu, càng khiến triển vọng kinh doanh của nhiều nhà sản xuất trở nên ảm đạm hơn. Các nhà chế tạo Mỹ đang ngày càng cảm thấy “khó thở” khi làm ăn tại Trung Quốc khi nước này chuyển đổi ưu tiên từ sản xuất cấp thấp sang các lĩnh vực công nghệ cao, một phần của nỗ lực nâng tầm vị thế của nền kinh tế. Và họ còn lo lắng hơn khi những đe dọa “ăn miếng trả miếng” về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục được đưa ra. Đây được coi là “sát thủ” đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới.

– Australia cấm Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G: Lập trường của Australia đối với Huawei tương tự như lập trường của Mỹ. Washington gần như “cấm cửa” Huawei cũng vì mối lo an ninh quốc gia… Chính phủ Australia ngày 23/8 tuyên bố cấm hãng thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G đang được xây dựng của nước này. Lý do mà Australia đưa ra cho lệnh cấm này là mối lo an ninh quốc gia – Reuters đưa tin. Việc Huawei tham gia vào kế hoạch triển khai mạng 5G của Australia và sự phản đối của các cơ quan an ninh nước này đối với Huawei đã trở thành một vấn đề làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Canberra với Bắc Kinh trong những tháng gần đây, trong bối cảnh hai bên mâu thuẫn vì cáo buộc cho rằng Trung Quốc can thiệp vào nền chính trị Australia.

– Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến đồng nội tệ nhiều nước mất giá: Trong năm nay, nhiều đồng tiền tại khu vực châu Á đã mất giá so với đồng USD Mỹ trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ.Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá giới hoạch định chính sách ở châu Á hiện nay đã có kinh nghiệm để xử lý tốt hơn so với các giai đoạn trước đây.Từ đầu năm nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Myanmar cùng một số nước khác đã chứng kiến các đồng nội tệ mất giá. Từ tháng 6, giá trị đồng rupee của Ấn Độ hạ xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng giảm 3,2%.

– Giá thép xây dựng Trung Quốc lên đỉnh 7 năm: Lo ngại nguồn cung sẽ bị thiếu hụt trầm trọng vì chính phủ có thể mở rộng phạm vi giảm sản lượng thép lên phía Bắc đã đẩy giá thép xây dựng tại Trung Quốc lên cao nhất gần 7 năm trong phiên 20/8. Trong đầu phiên giao dịch hôm nay, giá thanh cốt thép giao tháng 10 tại Thượng Hải tăng mạnh 3,3% lên 4.363 nhân dân tệ/tấn (634,71 USD/tấn), cao nhất kể từ ngày 22/9/2011. Giá thép cuộn cán nóng giao cùng kỳ trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai tại Thượng Hải cũng tăng 3,4% lên 4.264 nhân dân tệ/tấn. Giá thép tăng mạnh trước lo ngại nguồn cung sẽ bị thiếu hụt vì chính sách giảm công suất của chính phủ.

– Mỹ thu thập tài liệu thuế chống bán phá ống thép hàn của nhiều nước: Bộ Thương mại Mỹ ra thông cáo báo chí cho biết các nhân viên hải quan nước này sẽ bắt đầu thu thập tài liệu về thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng ống thép hàn nhập khẩu từ một số nước. Thông cáo viết: “Hôm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các quyết định khẳng định sơ bộ trong cuộc điều tra thuế chống bán phá giá (AD) đối với hoạt động nhập khẩu ống thép hàn từ Canada, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ”.

– Indonesia và Hàn Quốc kêu gọi thúc đẩy đàm phán RCEP: Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, ngày 20/8, trong cuộc gặp tại thủ đô Jakarta, Tổng thống nước này Joko Widodo và Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yeon đã kêu gọi thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Phát biểu với phóng viên sau cuộc gặp trên, bà Retno cho hay, lãnh đạo hai nước cho rằng cần thúc đẩy hợp tác ở các cấp độ song phương và khu vực trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu. Bà nói: “Hai nhà lãnh đạo mong muốn thúc đẩy cuộc thương lượng về RCEP. Khi hiệp định này được hoàn tất, nó sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ rằng hội nhập kinh tế ở châu Á diễn ra suôn sẻ.”

– Venezuela chính thức đưa vào lưu hành đồng ‘bolívar chủ quyền’: Tiền “bolívar chủ quyền” mới được đưa vào lưu hành sẽ bao gồm hai loại tiền xu 0,5 và 1 bolivar, trong khi tiền giấy sẽ có các mệnh giá 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 bolivar. Ngày 20/8, kế hoạch đổi tiền được Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro công bố cách đây ít tháng đã chính thức có hiệu lực, theo đó đồng nội tệ của quốc gia Nam Mỹ này được điểu chỉnh giảm năm số 0 và có tên gọi mới là đồng “bolívar chủ quyền.”

– Facebook bắt đầu tiến hành chấm điểm xếp hạng người dùng: Ngày 21/8, tờ Washington Post dẫn lời một giám đốc của Facebook cho biết mạng xã hội này đã bắt đầu chấm điểm người dùng dựa trên sự tin cậy, trong một nỗ lực chống lại thông tin sai lệch. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, bà Tessa Lyons, quản lý sản phẩm Facebook – người được giao nhiệm vụ xác định các tài khoản độc hại – cho biết gã khổng lồ truyền thông xã hội đã phát triển hệ thống xếp hạng trong một năm qua. Bà Tessa Lyons cũng cho biết hệ thống xếp hạng sẽ giúp Facebook “xác định những tài khoản độc hại.” Facebook theo dõi hành vi của người dùng trên trang web mạng xã hội và sử dụng thông tin đó để chỉ định xếp hạng.

– Ông Trump: ‘Rất nguy hiểm’ khi Twitter, Facebook tự quản lý nội dung: Ngày 20/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ “rất nguy hiểm” nếu công ty truyền thông xã hội như Twitter và Facebook tự điều chỉnh nội dung hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội của họ. hãng tin Reuters trong bối cảnh các hãng truyền thông xã hội phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ Quốc hội để kiểm soát các hoạt động tuyên truyền của nước ngoài. Trước đó, ngày 18/8, Tổng thống Trump đã chỉ trích các hãng truyền thông xã hội với một tuyên bố không có bằng chứng cáo buộc các công ty truyền thông xã hội “hoàn toàn phân biệt đối xử với các đảng Cộng hòa” khi hạn chế một số tài khoản và kết quả tìm kiếm liên quan đến một số chính trị gia của phe Cộng hòa ở Mỹ.

D-DOANG NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Bộ trưởng Công Thương chua xót với tiêu cực của quản lý thị trường: Sáng 22/8, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai quyết định của Thủ tướng nâng cấp Cục Quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng những hành vi có dấu hiệu trục lợi, cấu kết, dung dưỡng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tiếp diễn phải bị pháp luật nghiêm trị. Ngoài ra, những hành vi tắc trách vì sự thiếu hiểu biết chuyên môn cũng là không thể chấp nhận được và không thể dung dưỡng đối với lực lượng quản lý thị trường cũng như trong một bộ máy mới của tổ chức bộ máy Bộ Công Thương. https://news.zing.vn/bo-truong-cong-thuong-chua-xot-voi-tie… thi-truong-post870785.html

-Phạt gần 1 tỷ đồng 3 doanh nghiệp vi phạm kinh doanh đa cấp: Báo cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, qua kiểm tra cơ quan này phát hiện và xử phạt ba doanh nghiệp bán hàng đa cấp, gồm Công ty Greenlife, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân và Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam… tổng số tiền 920 triệu đồng vì những hành vi sai phạm trong kinh doanh đa cấp. https://kinhdoanh.vnexpress.net/…/phat-gan-1-ty-dong-3-doan… nghiep-vi-pham-kinh-doanh-da-cap-3796579.html

– Moody’s: Tăng trưởng của Việt Nam hỗ trợ ổn định mức nợ chính phủ: Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 21/8 cho biết kinh tế Việt Nam sẽ có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm tới và hỗ trợ ổn định mức nợ chính phủ. Theo Moody’s, mức tăng trưởng này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ sức cạnh tranh gia tăng, các dòng chảy thương mại mạnh mẽ và tiêu dùng tăng mạnh của Việt Nam. Tuy vậy, những rủi ro trong hệ thống ngân hàng, tình trạng dễ biến động phá vỡ chu kỳ ổn định của thị trường tài chính vẫn là một rào cản đối với việc lan tỏa sức mạnh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Các kết luận của Moody’s bao gồm báo cáo mới công bố “Chính phủ Việt Nam: Câu hỏi thường gặp (FAQ) về triển vọng tăng trưởng, thương mại và nợ chính phủ.”

– TP.HCM: Nhiều dự án nhà ở thế chấp ngân hàng: Từ đầu tháng 8, Sở Xây dựng TP.HCM liên tiếp công bố các dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, đồng thời công bố luôn các dự án đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Vừa qua, trên địa bàn TP xảy ra nhiều trường hợp không giao nhà cho khách hàng đúng như cam kết trong hợp đồng, chủ đầu tư đã đem dự án thế chấp, không trả được nợ nên bị ngân hàng đem phát mãi, như: chung cư Gia Phú (quận Thủ Đức), bị Ngân hàng BIDV mang đấu giá; dự án Long Phụng (quận Bình Tân), chủ đầu tư đã bỏ trốn và Ngân hàng Sacombank đang tiếp quản dự án; chung cư 584 Tân Kiên mới đây cũng bị Ngân hàng BIDV phát mãi…

Nhóm thông tin hội nhập