• Từ 25/8 – 31/8/2018 

Câu chuyện tuần này: Ngân hàng Nhà nước giải thích việc cho phép thanh toán nhân dân tệ ở biên giới

Thông tư 19 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc vừa được ban hành, trong đó cho phép dùng nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới hai nước. Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là Thông tư bổ sung và thay thế cho quyết định 689 ban hành năm 2004.

Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004 trên cơ sở quy định tại Quyết định 689, góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai, quyết định này bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Đồng thời ngày 23/1/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 14 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Nghị định 14 quy định nhiều nội dung như bổ sung đối tượng, phạm vi điều chỉnh; quy định cụ thể hơn các hình thức thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc bao gồm mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới. Đồng thời Nghị định 14 cũng giao trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn triển khai thực hiện về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.

Do đó, việc ban hành Thông tư số 19 là cần thiết để khắc phục những vướng mắc, bất cập tại quyết định 689 và hướng dẫn thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ. Ngoài ra, điều này giúp thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam; tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện hành.

Trong Thông tư 19, ngoài hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân đã bổ sung hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại các khu vực chợ biên giới…Việc này nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ đối với tất cả các chủ thể có tham gia hoạt động thương mại biên giới.

Hơn nữa, theo Hiệp định thanh toán giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và quy định tại quyết định 689, việc thanh toán bằng đồng CNY chỉ được thực hiện qua các ngân hàng tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt – Trung. Nhưng thực tiễn đã phát sinh trường hợp các ngân hàng không có chi nhánh ngân hàng biên giới, có nhu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán bằng CNY cho một số doanh nghiệp trong nội địa có hoạt động thương mại biên giới; hoặc trường hợp ngân hàng được phép trong nội địa có chi nhánh ngân hàng biên giới không thể thực hiện việc cung cấp dịch vụ thanh toán bằng đồng CNY cho khách hàng.

Do đó, Thông tư 19 đã bổ sung quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng nhân dân tệ trong hệ thông ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, những thay đổi trong chính sách thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới tại Thông tư 19 nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, góp phần thực thi chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính phủ. (Theo VnE)

– TIN BSA: 
Thông tin nổi bật trên BSA vừa qua là những nội dung liên quan đến Hội chợ HVNCLC đang diễn ra ở Đồng Nai, từ ngày 28/8 – đến ngày 2/9/2018. Bên cạnh đó BSA Media cũng có nhiều clip về doanh nghiệp, tiêu chuẩn nổi bật khác.
Hội chợ HVNCLC tại Đồng Nai 2018 đã chính thức khai mạc vào ngày 28.08 vừa qua tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện Đồng Nai. Tham dự ngày khai mạc Hội chợ, về phía lãnh đạo Trung ương, có sự tham dự của ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ. Về phía lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, ông Huỳnh Văn Tới – Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai; Bà Nguyễn Hòa Hiệp – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; cùng lãnh đạo Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh Đồng Nai…
+Công bố chương trình hợp tác hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp làm tiêu chuẩn. Cũng tại lễ khai mạc Hội chợ HVNCLC Đồng Nai 2018, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã công bố thỏa thuận hợp tác mới giữa Bộ và Hội DN HVNCLC. Đó là chương trình Hợp tác hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Mời xem thêm thông tin chi tiết tại đây. https://bit.ly/2NvycB6
+ Cũng tại Lễ khai mạ Hội chợ Đồng Nai, ông Phạm Thành Kiên – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM đã chúc mừng Hội DN HVNCLC vừa qua đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) – Chuẩn hội nhập. Đây là điều kiện thuận lợi để Hội tiếp tục giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn của các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập. Và tôi tin rằng, sản phẩm hàng Việt sẽ đứng vững và phát triển,vươn cao trên thị trường nội địa và quốc tế. Thông tin chi tiết tại đây: https://bit.ly/2N01efg
+ Và ngay trong ngày khai mạc Hội chợ HVNCLC Đồng Nai đã có gần 10 nghìn người tham quan, mua sắm trong ngày khai mac Hội chợ HVNCLC Đồng Nai 2018. Tìm hiểu thêm tại link sau: https://bit.ly/2LGvA1x
+ Trong khi đó, các chương trình do Ban tổ chức thực hiện như: Chuyến xe bất ngờ, gameshow Đấu giá sản phẩm, gameshow sân khấu chính, chương trình ca nhạc… Và đặc biệt là chương trình “Hàng đồng giá” đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng Đồng Nai đến tham gia mua những sản phẩm với giá “20 ngàn đồng”. Mời xem thêm thông tin tại đây. https://bit.ly/2LFR9ze
+ Nhiều doanh nghiệp tham dự Hội chợ đã đưa ra những chương trình khuyến mãi lớn cho người tiêu dùng. Thông tin về các chương trình giảm giá, khuyến mãi tại đây. https://bit.ly/2MQzycu
– Tuần qua, bộ phận BSA Media cũng có những phóng sự, clip ngắn được các doanh nghiệp quan tâm:
+ Đầu tiên là Khi nhắc đến hạt ca cao Việt Nam, chúng ta vẫn luôn tự hào cacao thuộc nhóm 4 loại ca cao ngon nhất thế giới. Nhưng đó mới chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế thì sao? Cây ca cao đứng sau rất nhiều những loại cây công nghiệp khác như cà phê, tiêu hay hạt điều trong lựa chọn của nông dân, bởi cacao chủ yếu được trồng và bán nguyên liệu thô nên giá thành rất thấp. Nguyên liệu thì có sẵn, thậm chí dư dả nhưng người Việt lại không thể tận dụng để tinh chế nên một đặc sản được quốc tế công
nhận. Đó là socola. Từ những trăn trở trên thì một Việt Kiều trở về từ Canada ở tuổi 68 quyết định khởi nghiệp nhằm mang socola VN giới thiệu cho người dân VN và cả thế giới. Link tại đây: https://bit.ly/2C2yVZe
+ Châu Âu, một thị trường khó tính với những tiêu chuẩn hàng hóa, để vào được thị trường này, các doanh nghiệp phải đạt được những chứng nhận nhất định, phổ quát nhất. Trong khi đó, với các doanh nghiệp trong ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam
thì còn quá nhiều những vấn đề cần giải quyết. Việt Nam phải thay đổi những gì để có thể thâm nhập thị trường châu Âu? Mời quý vị cùng theo dõi nội dung sau tại chuyên đề CHUẨN CHẤT LÀ SỐ 1 của BSA Media trên TH. Vĩnh Long hàng tuần: https://bit.ly/2N5afn6
+ Chương trình hợp tác mới giữa Bộ KH&CN với Hội DN HVNCLC, nội dung cơ bản của thỏa thuận hợp tác gồm 4 việc: – Xây dựng nhận thức và kiến thức nền cho nông dân và doanh nghiệp về tiêu chuẩn; – Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn; – Kết nối, hỗ trợ
truyền thông về tiêu chuẩn cho nông dân, doanh nghiệp; – Hỗ trợ đổi mới công nghệ và thương mại hóa sản phẩm. Mời quý doanh nghiệp theo dõi chí tiết tại đây: https://bit.ly/2wpvjeQ
+ Và tại hội chợ HVNCLC đang diễn ra tại Đồng Nai thì chương trình “Hàng đồng giá” đang rất được người tiêu dùng quan tâm. https://bit.ly/2omNtt5
+ Nếu quý doanh nghiệp quan tâm toàn bộ chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT của BSA Media mời xem thêm: Chương trình được phát sóng Thứ 2 hàng tuần lúc 16g15 – trên kênh THVL1. Phát lại thứ 3 khoảng 8g15
► Đăng ký để theo dõi những videos mới hàng ngày: http://bit.ly/bsachannel 
A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT
–  1.200 doanh nghiệp sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam: Bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 được tổ chức tháng 9 tại Hà Nội, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 cũng sẽ diễn ra vào chiều ngày 13/9. Đây là sự kiện đặc biệt của Việt Nam, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì. VBS dự kiến có hơn 1.200 doanh nghiệp tham dự, trong đó có các công ty hàng đầu thế giới là thành viên WEF và nhiều đơn vị từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán và các tổ chức quốc tế cũng sẽ góp mặt trong sự kiện này.

– Doanh nghiệp vận tải tiếp tục than thở về phí: Sáng 30/8, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VVCI) phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô tổ chức hộithảo cơ chế quản lý vận tải đường bộ dưới góc nhìn của doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp bến xe. Phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường (BOT) là một trong những nội dung doanh nghiệp tiếp tục than thở và kiến nghị tại hội thảo. Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng đề nghị xoá bỏ hai trạm thu phí trên quốc lộ 5A hoặc không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe đầu kéo sơmirơmooc để tránh tình trạng phí chồng phí.

–  ICT Việt: Cơ hội từ miếng bánh 164 tỷ USD Nhật BảnNgành dịch vụ thông tin của Nhật Bản của có quy mô doanh số khoảng 164 tỷ USD và vẫn đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, trong khi nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ này vẫn khá thiếu và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam. Đánh giá được giới chuyên gia của cả Việt Nam và Nhật Bản đưa ra tại sự kiện Ngày Công nghệ thông tin Nhật Bản 2018 (Japan ICT Day) diễn ra ngày 29/8 tại Hà Nội với chủ đề “Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam – Nhật Bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Japan ICT Day sẽ kéo dài từ ngày 28 – 31/8/2018 tại Hà Nội và Đà Nẵng, là một trong chuỗi các sự kiện chính thức kỷ niệm 45 năm quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2018).
–  Hàng dệt may Việt sắp vượt Trung Quốc, chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc: Trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc, tăng 24,88% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc với thị phần chiếm lần lượt là 34,46% và 32,67%. Nếu so sánh với thời điểm 3 năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này đã có sự bứt tốc rất nhanh, với khoảng cách thị phần giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mức 40,18% và 29,52% về mức gần như ngang bằng ở thời điểm hiện tại. Mặt khác, cũng theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam và tiến sát với thị trường Nhật Bản, đạt kim ngạch lên tới gần 2,7 tỷUSD trong năm 2017.

–  5 nhóm hàng được thử nghiệm trao đổi thông tin với Liên minh Kinh tế Á – Âu: Từ ngày 5/10/2018, 5 nhóm hàng hóa sẽ được thử nghiệm thực hiện trao đổi thông tin điện tử hải quan trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU). Cộng đồng doanh nghiệp đang có hoạt động xuất khẩu sang các nước thuộc EAEU có thể tận dụng cơ hội mang lại cũng như cần lường trước các khó khăn thách thức. Mục đích của trao đổi thông tin nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi hoạt động hải quan, đẩy nhanh quá trình giải phóng hàng hóa và ngăn chặn vi phạm pháp luật hải quan. Trong đó, nội dung trao đổi thông tin bao gồm các chỉ tiêu thông tin từ tờ khai và chứng từ vận tải.

– Truy xuất nguồn gốc: Vẫn tình trạng “ai thích thì làm”: Truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam là hoạt động còn khá mới, song đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, chính sách quản lý truy xuất nguồn gốc chưa rõ ràng, nhiều doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng hiện chưa hiểu hết ý nghĩa, chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề truy xuất. Ông Lê Đại Dương, Giám đốc Công ty Ishopgo cho rằng, thị trường Việt Nam nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, chính vậy niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt rất thấp. Hiện có nhiều đơn vị làm truy xuất nguồn gốc, nhưng thực tế chưa phải truy xuất nguồn gốc mà mới chỉ cung cấp thông tin sản phẩm. Đa phần ai thích thì làm, mà vẫn chưa có quy định rõ ràng về truy xuất. Trong khi đó, theo ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhiều thị trường như EU, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Trung Quốc… đã đưa ra yêu cầu rất ngặt nghèo trong sản xuất, thương mại, trong đó vấn đề truy xuất nguồn gốc đặt ra ở một mức cao hơn nhiều.
 

– Siêu SIM 0989999999 vừa được sang tay giá gần triệu USD: Siêu SIM từng qua tay chủ tịch Mai Linh, ông Hồ Huy, và từng được Ngọc Trinh đem đấu giá nay đã về tay chủ mới với mức giá 19 tỷ đồng. Cụ thể, chủ nhân SIM số 0989999999 đã bán lại siêu SIM này cho ông Thái Minh Phương, một người kinh doanh SIM số đẹp, với mức giá giao dịch 19 tỷ đồng. Theo vị này, giao dịch được diễn ra tại một cửa hàng Viettel ở Hà Nội lúc 16h ngày 29/8 và việc chuyển khoản 19 tỷ đồng được hoàn tất tại Vietcombank Giảng Võ. Vị này cũng chia sẻ lý do bán SIM là vì ông Phương nhiệt tình muốn sở hữu để tăng lượng SIM số đẹp trong kho hàng. Ông Thái Minh Phương cũng chính là người đã mua SIM số 0909999999 với giá 23 tỷ đồng vào chiều 6/8.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
–  Đồng USD giảm giá phiên thứ 5 liên tiếp: Đồng USD bước sang phiên giảm giá thứ năm liên tiếp trong ngày 30/8, khi mối lo về xung đột thương mại lắng xuống thúc đẩy tâm lý ham thích rủi ro của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự trầm lắng của giao dịch vào thời điểm cuối tháng giúp đồng bạc xanh hạn chế đà giảm, hãng tinReuters cho hay. Giới đầu tư cho rằng việc Mỹ, Mexico và Canada có thể đạt một thỏa thuận ba bên mới để thay thế cho Hiệp định Tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ giảm lượng tiền đổ vào đồng USD trong thời gian gần đây. Mấy tháng qua, khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, đồng USD đã được mua mạnh như một tài sản an toàn.
–  Khách Hàn Quốc ồ ạt sang thăm Việt Nam: Khách đến từ Hàn Quốc tăng mạnh nhất trong số khách châu Á đến Việt Nam trong vòng 8 tháng qua. Bên cạnh đó, khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng tăng cao so với năm ngoái. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 10,4 triệu lượt người, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, khách Hàn Quốc có sự gia tăng mạnh nhất trong số khách châu Á đến Việt Nam, với sự tăng trưởng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,28 triệu lượt người.
– Uniqlo công bố mở cửa hàng tại TP.HCM: Hôm nay 30/8, Tập đoàn bán lẻ quần áo Uniqlo (Nhật) chính thức thông báo kế hoạch khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào cuối năm 2019. Thương hiệu này sẽ đặt cửa hàng ở TP.HCM nhằm tiếp cận thị trường Đông Nam Á. Đồng thời Uniqlo chuẩn bị tuyển dụng nhân sự làm việc cho cửa hàng đầu tiên này. Ngoài cửa hàng đầu tiên, công ty này còn đưa ra kế hoạch sẽ tiếp tục triển khai mở thêm nhiều cửa hàng khác cũng tại TP.HCM trước khi mở rộng sang các tỉnh thành khác ở Việt Nam. Công ty này thông báo mọi thông tin chi tiết về cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian tới.

– Nhu cầu thuê văn phòng TP HCM cao nhất Đông Nam Á: Jones Lang LaSalle (JLL) vừa công bố báo cáo thị trường văn phòng khu vực Đông Nam Á, trong đó TP HCM (Việt Nam) nổi lên là điểm nóng hấp dẫn nhất khu vực với nhu cầu thuê cao, tỷ lệ hấp thụ ở mức lý tưởng và giá thuê trên đà tăng. Công nghệ thông tin, thương mại điện tử cùng với co-working được dự báo sẽ là lĩnh vực then chốt lấp đầy các sàn văn phòng mới trong khu vực Đông Nam Á và TP HCM đều hội đủ tất cả các yếu tố kích cầu này.  Trong bối cảnh nền kinh tế Đông Nam Á không ngừng tăng trưởng, nhu cầu thuê văn phòng được kỳ vọng tăng khoảng 6% hàng năm từ 2018 đến 2021. Vượt trội so với nhu cầu văn phòng khu vực ASEAN, từ năm 2016 đến nay, TP HCM được dự báo có nguồn cầu thuê văn phòng tương lai lên đến 10% mỗi năm và diễn biến này có thể kéo dài trong một thập niên tới.

–  Doanh thu lương thực, thực phẩm tăng gần 13% trong 8 tháng qua: Theo Tổng cục thống kê, tính chung 8 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2,86 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,53% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,36%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm nay ước tính đạt 2,1 triệu tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là ngành hàng lương thực, thực phẩm có mức tăng cao nhất, với 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.Ngành hàng may mặc cũng có mức tăng trưởng cao với 12,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,8% và phương tiện đi lại tăng 10,7%.

–  Xuất khẩu rau quả: Vẫn “đu dây” với thị trường Trung Quốc:  7 tháng qua, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu rau quả số 1 của Việt Nam với 1,72 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp,  thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiều dư địa nhưng do chất lượng hiện chưa được đảm bảo nên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn. Sở dĩ ngành rau quả chưa quan tâm lắm đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, là do phần lớn nông dân và doanh nghiệp chỉ chú trọng vào thị trường Trung Quốc do đi đường tiểu ngạc và sự dễ tính của thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường Trung Quốc lại khá bấp bênh, không đều đặn và ổn định như các thị trường nhập khẩu khác, khi thì mua ồ ạt, khi thì ngưng không mua, nên đã có nhiều doanh nghiệp ví von, “buôn bán với thị trường Trung Quốc như đi đu dây, không biết rơi xuống lúc nào. Chính vì vậy mà nông sản Việt phải thường xuyên giải cứu!”.

– Hợp tác kinh doanh Nhượng quyền các thương hiệu quốc tế nổi tiếng: Ngày 28/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty VF Franchise Consulting phối hợp cùng các Tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức sự kiện Hợp tác kinh doanh Nhượng quyền các thương hiệu quốc tế nổi tiếng. Theo đó, sự kiện thu hút hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước tham sự, đặc biệt có sự góp mặt của một số thương hiệu lớn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Singapore, Nhật Bản… Các doanh nghiệp cho biết, kinh doanh nhượng quyền thương mại là một kênh đầu tư kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế, cũng như đang phát triển sôi động tại Việt Nam. Với một nền kinh tế ngày càng quốc tế hóa và tăng trưởng mạnh, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng dành cho lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương mại, nhất là đối với cộng đồng khởi nghiệp và giới trẻ.
– Thêm công ty triển khai dịch vụ chứng khoán phái sinh: Ngày 28/8, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt chính thức triển khai dịch vụ Chứng khoán Phái sinh sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận tư cách thành viên giao dịch thị trường chứng khoán Phái sinh thông qua Quyết định số 537/QĐ-SGDHN ngày 21/8/2018. Đồng thời, có giấy chứng nhận Thành viên bù trừ số 10/GCNTVBT cấp ngày 27/8/2018 từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Thị trường Chứng khoán Phái Sinh tại Việt Nam, tuy mới được vận hành được chưa đầy 1 năm, nhưng với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư, thanh khoản thị trường có tốc độ tăng cao, hứa hẹn đây là một thị trường tiềm năng dành cho các chủ thể tham gia trên thị trường này. Bên cạnh đó, với việc tham gia Chứng khoán phái sinh, Rồng Việt mong muốn cung cấp thêm các dịch vụ và kênh đầu tư cho các nhà đầu tư và công chúng.
 
– CEO Deutsche Bank: EU cần hơn hết là những ngân hàng mạnh Tổng Giám đốc (CEO) của Deutsche Bank Christian Sewing ngày 29/8 cảnh báo các ngân hàng châu Âu sẽ đối mặt với sức ép sáp nhập gia tăng trong những năm tới nhằm đối phó với bất ổn địa-chính trị và cạnh tranh khốc liệt. Phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh ngành ngân hàng tại Frankfurt, Đức, ông Sewing nhấn mạnh châu Âu không cần nhiều ngân hàng nhất có thể, mà khu vực này cần hơn hết là những ngân hàng mạnh. Ông nhấn mạnh hiện đã có khoảng 5.500 thể chế tài chính tính riêng tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone). Trái với các báo cáo trước đây cho rằng Deutsche Bank đang chuẩn bị “rút quân” khỏi Phố Wall để tập trung tại thị trường quê nhà châu Âu, ông Sewing khẳng định ngân hàng này quyết tâm duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ tại khắp các thị trường vốn quốc tế.
– Kim ngạch xuất khẩu rau quả 8 tháng của Việt Nam tăng hơn 14% Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu rau quả trong tháng 8/2018 ước đạt 346 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 8 tháng qua đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 7 tháng qua, rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn đứng đầu, chiếm 74% thị phần và giá trị đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Thái Lan, tăng 38,6%, Hoa Kỳ tăng 19,3%, Hàn Quốc tăng 18,7%… Cũng trong tháng 8, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả đạt 224 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng qua đạt 1,15 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017.
– “Uber cho xe tải” của Việt Nam gọi vốn được 1,75 triệu USD: Công ty Công nghệ Logivan vừa thông báo đã gọi thành công 1,75 triệu USD (hơn 40 tỉ đồng) trong vòng Series A do Ethos Partners, Insignia Venture Partners và VinaCapital Ventures đứng đầu. Với khoản đầu tư 1,75 triệu USD lần này, bà Linh Phạm – Giám đốc điều hành của Logivan, cho biết sẽ dùng để mở rộng dịch vụ tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Đồng thời, nâng cấp các sản phẩm để phục vụ các công ty logistics lớn và tạo điều kiện minh bạch trong việc theo dõi và quản lý xe tải. "Chúng tôi mong muốn được làm việc với những người trẻ tài năng để giải quyết những thách thức lớn của logistics và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành vận tải đường bộ của Việt Nam" – bà Linh Phạm khẳng định. Được thành lập vào tháng 9-2017, Logivan là nền tảng công nghệ kết nối trực tiếp chủ hàng và chủ xe, giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí và thời gian cho dịch vụ logistics.
– Ma trận khuyến mãi – Khi các sàn thương mại điện tử “tung chiêu” Khuyến mãi từ lâu đã trở thành "thương hiệu" hút khách của các trang thương mại điện tử. Thế nhưng, khi tất cả cùng chạy đua khuyến mãi, đâu mới là "chiêu thức" để mỗi doanh nghiệp tạo lợi thế và ghi điểm với khách hàng?
– Nhà sách Phương Nam bán vốn tại CGV Việt Nam sau 13 năm: Ban lãnh đạo và cổ đông Phương Nam đã thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ vốn góp còn lại tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam cho đối tác với giá dự kiến 101 tỷ đồng. Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) vừa có nghị quyết thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại của đơn vị này tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam cho đối tác. Cụ thể, Phương Nam sẽ chuyển nhượng lại 7,5% vốn sở hữu còn lại của mình tại cụm rạm CGV Việt Nam ngay trong năm nay. Giá trị của thương vụ chuyển nhượng này dự kiến là 101 tỷ đồng. Nếu so với giá vốn đầu tư ban đầu chỉ 11,5 tỷ đồng, khoản đầu tư này của Phương Nam đã sinh lời gấp gần 9 lần. Theo phương án chuyển nhượng, số tiền thu được lần này sẽ được ưu tiên trả công nợ cho các đối tác, nhà cung cấp theo đúng thời hạn cam kết, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và tạm chi cổ tức năm 2018. Như vậy, sau đợt thoái vốn, Phương Nam sẽ chính thức “dứt tình” với CGV Việt Nam sau hơn 13 năm đầu tư vào đây.
– Bầu Kiên lại muốn bán hết vốn tại VietBank: Ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) vừa có thông báo gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc giao dịch cổ phiếu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank). Theo đó, ông bầu này đã đăng ký bán toàn bộ hơn 6,6 triệu cổ phần nắm giữ , tương đương 2,035% vốn tại nhà băng này. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 21/8 đến 21/9 theo phương thức chuyển nhượng cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết. Đây là lần thứ 2 vị đại gia này đăng ký bán lượng cổ phần trên. Hồi giữa tháng 8, ông cũng đã đăng ký bán nhưng không thành công do chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.
– Công ty của bầu Đức lỗ ròng gấp 3 lần sau soát xét: CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2018 với con số lỗ ròng lên đến gần 35 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với báo cáo tự lập trước đó. Theo báo cáo soát xét, doanh thu thuần HAGL nửa đầu năm 2018 đạt gần 2.915 tỷ đồng, giảm nhẹ so với báo cáo tự lập, trong khi đó giá vốn lại tăng cao hơn, lên mức 1.486 tỷ đồng. Lãi gộp HAGL đạt 1.428 tỷ đồng, giảm 24 tỷ so với trước soát xét. Doanh thu tài chính không thay đổi nhiều nhưng chi phí tăng lên gần 40 tỷ đồng. Một vài khoản mục chi phí khác của HAGL giảm nhẹ sau soát xét như chi phí quản lý, chi phí bán hàng và cả khoản lỗ khác cũng giảm. Song, kết quả cuối cùng HAGL vẫn lỗ ròng gần 35 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng so với con số lỗ 11 tỷ đồng trước kiểm toán.

– Hai ‘ái nữ’ của ông Trần Quý Thanh lập doanh nghiệp mua bán nợ: Công ty mua bán nợ VNAMC do hai con gái của ông Trần Quí Thanh là bà Trần Uyên Phương và bà Trần Ngọc Bích lập ra có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Mỗi người con gái của ông Trần Quí Thanh góp 50 tỷ đồng, tương đương 50% vốn điều lệ công ty. Bà Trần Ngọc Bích là người đại diện pháp luật, Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty. Công ty mua bán nợ VNAMC có địa chỉ tại 194 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Đây cũng chính là địa chỉ của Công ty TNHH Bất động sản Bình Thạnh của Giám đốc Trần Uyên Phương.

– Đối thủ nội – ngoại dồn dập, Grab khó mở rộng tại Việt Nam: Bên cạnh rào cản pháp lý, Grab đối mặt với hàng loạt công ty gọi xe mới xuất hiện gồm startup nội như Fastgo, Aber, Vato, hay đối thủ ngoại Go-Jek của Indonesia, MVL từ Singapore. Trong khi đó, Go-Viet tuyên bố chiếm 10% thị phần TP.HCM sau 3 ngày. Chủ tịch Go-Jek đã đưa ra con số chỉ trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt thị trường, Go-Viet đã chiếm tới 10% thị phần vận tải tại TP.HCM. Đồng thời, hiện tại, thị phần nằm trong tay Go-Viet đã lên tới 15% và công ty đang có kế hoạch chuẩn bị tiến ra Hà Nội vào tháng 9 tới.

– Go-Jek châm ngòi cho cuộc cách mạng ngân hàng ở Indonesia: Wawan Suwandi mở tài khoản đầu tiên của anh cách đây chín tháng khi anh trở thành một tài xế xe ôm cho Go-Jek, startup gọi xe Indonesia. Achmad Darmawan là một người bán thức ăn đường phố trước khi làm tài xế hợp tác với Go-Jek cách đây bốn năm. Anh không bao giờ được coi là có thể tiếp cận tín dụng trước đó, nhưng cách đây chỉ một vài tháng ứng dụng xin vay thế chấp của ông được chấp nhận thông qua Go-Jek hiện đang hợp tác với Ngân hàng cho vay thế chấp Tabungan Negara. Darmawan hy vọng mua một căn nhà ở ngoại ô Jakarta. “Từ dữ liệu của Go-Jek, chúng tôi có thể tìm hiểu các giao dịch hàng ngày, nhu cầu và doanh số của những quán ăn,” Simorangkir nói. Ông cũng là phụ tá cho bộ trưởng hợp tác kinh tế có văn phòng giám sát chương trình giải ngân KUR. “Chỉ sau nửa năm, BNI đã đề xuất hơn 50% con số cam kết của KUR.” Có 115 ngân hàng thương mại ở Indonesia, và Wicaksana của Tcash cho biết tất cả đều cạnh tranh trên một lát bánh nhỏ của cùng chiếc bánh – có rất ít người Indonesia được xem là đủ uy tín tín dụng – để có được doanh thu cho vay. http://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/go-jek-cham-ngoi-cho-cuoc-cach-mang-ngan-hang-o-indonesia/
C – HỘI NHẬP

– Đề nghị New Zealand giúp Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị quả thanh long: Tại buổi làm việc với ông Damien O’Connor – Bộ trưởng Nông nghiệp, An ninh sinh học, An toàn thực phẩm và các vấn đề nông thôn New Zealand, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với New Zealand. New Zealand với dân số không nhiều, 4,5 triệu người nhưng đã áp dụng thành công các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đánh giá New Zealand có chuỗi giá trị sản xuất quả kiwi rất nổi tiếng và thành công, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị New Zealand hỗ trợ Việt Nam tổ chức sản xuất và tạo chuỗi giá trị cho quả thanh long của Việt Nam thành công để đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới.

–  Niềm tin của nhà đầu tư ngoại với kinh tế Việt Nam: Sáng 30/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 với rất nhiều nội dung quan trọng cả về kinh tế-xã hội và xây dựng thể chế. Thủ tướng đánh giá cao Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và một số địa phương khác với nhiều hoạt động sôi nổi. Thủ tướng cho rằng, thành công của sự kiện này tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến người Việt Nam ở nước ngoài có tài năng, có mong muốn xây dựng quê hương và cũng khẳng định chủ trương phát triển khoa học công nghệ của nước nhà.
– WEF ASEAN 2018: Doanh nghiệp logistics trước làn sóng Cách mạng 4.0: Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, các nền kinh tế trên toàn thế giới đang được dẫn dắt bởi công nghệ số và Việt Nam cũng không thể là một ngoại lệ. Công nghệ số đang len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống hàng ngày và tạo ra những giá trị mới cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Công nghệ số đang tạo ra những mô hình kinh doanh phi truyền thống. Những khái niệm như E-commerce, Blockchain, Fintech, Big Data, Internet of Things ( IOT)… đã trở nên không còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Ông Nguyễn Tương, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN về những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành logistics nhằm tiếp cận rộng rãi hơn các nền tảng công nghệ số hiện nay.


– Người Mỹ có cái nhìn kém tích cực hơn về Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang, đồng thời lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn của Bắc Kinh – tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn kết quả một cuộc khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington cho hay.

– Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico, tin xấu cho Trung Quốc? Việc Tổng thống Donald Trump vừa giành được một thắng lợi chính trị dưới dạng một thỏa thuận thương mại với Mexico được xem là một tín hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ còn kéo dài.  Một mũi tên nhắm vào hai mục tiêu: Đồ phụ tùng để lắp ráp xe hơi ở Mễ phải do Bắc Mỹ sản xuất tăng từ 62,5 tới 75% và 40-45% công nhân sản xuất và lắp xe hơi Mễ xuất sang Mỹ phải được trả lương ít nhất 16 đô/giờ. Thêm nữa Mễ phải mua thêm hàng của Mỹ thay vì của TQ Hậu quả là các công ty Mỹ sẽ bớt đưa việc sang Mễ nên công nhân Mỹ có thêm việc làm. Mễ sẽ bớt nhậpphụ tùng xe hơi từ TQ. Hiệp định thương mại Mỹ – Mễ >> Trung Quốc bị thiệt. Dự báo, Canada sẽ phải ký với Mỹ. Xong rồi Trump rảnh tay đối phó với Tập Cận Bình.

– Dịch cúm heo châu Phi ở Trung Quốc nguy cơ lan sang Đông Nam Á: Trung Quốc vừa công bố trường hợp cúm lợn châu Phi thứ 4 vào tuần trước ở tỉnh Chiết Giang, bốn ngày sau khi dịch bệnh xuất hiện ở tỉnh láng giềng Giang Tô. Ổ dịch mới nhất nằm cách ổ dịch đầu tiên, được phát hiện ở Liêu Ninh vào ngày 3/8, khoảng 1.200km. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo dịch cúm lợn châu Phi có thể lây lan tới Bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sau khi hoành hành ở Trung Quốc. Dù các ổ dịch còn cách khá xa biên giới với Việt Nam nhưng dịch cúm lợn châu phi ở Trung Quốc vẫn có thể gây ra những quan ngại, nhất là trong bối cảnh nhà chức trách Trung Quốc chưa tìm ra cách hiệu quả để ngăn chặn dịch lây lan.

– Sau Mỹ và Úc, đến lượt Nhật Bản cấm cửa Huawei và ZTE: Báo Sankei Shimbun đưa tin Nhật Bản có kế hoạch không cho Huawei cùng ZTE, hai tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, tham gia đấu thầu giành hợp đồng xây dựng hệ thống thông tin công. Lệnh cấm nhằm mục đích ngăn chặn tấn công mạng, rò rỉ thông tin mật cũng như để phù hợp với các quy định hạn chế Huawei, ZTE mà Mỹ và Úc ban hành thời gian qua. Chính phủ Tokyo đã bắt đầu thảo luận một số biện pháp cụ thể, bao gồm ban hành một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà bất cứ đơn vị nào đều phải đáp ứng nếu muốn đấu thầu.

– Huyndai cân nhắc xuất khẩu ôtô sản xuất ở Trung Quốc sang Đông Nam Á: Hyundai Motor và công ty con Kia Motors đang cân nhắc việc xuất khẩu xe do hãng này sản xuất tại Trung Quốc sang Đông Nam Á nhằm giúp thúc đẩy doanh thu tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết. Theo Yonhap, đại diện của Huyndai cho biết sẽ cần thêm thời gian trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhưng không tiết lộ thời gian cụ thể. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc đang phải vật lộn để cải thiện doanh số tại Trung Quốc sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng do căng thẳng giữa hai nước.

– “Triều Tiên cảnh báo Mỹ nguy cơ đổ vỡ đàm phán”: Triều Tiên đã gửi một bức thư đến Mỹ cảnh báo rằng cuộc đàm phán hạt nhân “đang một lần nữa lâm nguy và có thể rơi vào tình trạng đổ vỡ” – hãng tin CNN dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 28/8. Theo nguồn tin, lá thư được chuyển thẳng đến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng chính quyền của ông Kim Jong Un cảm thấy cuộc đàm phán hạt nhân với Washington không thể tiến về phía trước. “Mỹ vẫn chưa sẵn sàng đáp ứng những kỳ vọng của Triều Tiên về tiến thêm một bước đến ký kết hiệp ước hòa bình”, nguồn tin nói với CNN.

-Nhật Bản mời Uber, Boeing về phát triển xe bay: Nhằm giải quyết tình trạng tắc đường, Nhật Bản đã mời 21 công ty, trong đó có Uber, Boeing, lập kế hoạch để phát triển xe bay tại nước này. Nhật muốn xe bay có thể cất cánh tại nước này trong thập kỷ tới và sẵn sàng nới lỏng quy định để làm được điều đó…

– Làn sóng đồ uống không màu ở Nhật BảnĐồ uống đóng chai sẽ trong veo, nhưng có thứ có vị cà phê, có thứ có vị Coca-cola và thậm chí có thứ còn có vị bia. Những nhà sản xuất đồ uống ở Nhật ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm giải khát trông như nước lọc nhưng vị lại giống các loại đồ uống khác. Họ đồ rằng người tiêu dùng muốn có vị Coke hoặc bia trong một chất lỏng trong suốt coi bộ vệ sinh hơn. Làn sóng mới nhất về đồ uống giống như nước gợi ra những méo mó mà các công ty phải chạy theo để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại đồ uống có hương vị nhưng lại trông vô hại.

– Các hãng công nghệ Trung Quốc quyền lực với giới ngân hàng: Người dân thiếu lựa chọn đầu tư, tỷ lệ dùng smartphone và Internet cao, cũng như tài sản ngày càng tăng mạnh đã khiến thị trường dịch vụ tài chính tại Trung Quốc đặc biệt phát triển. Các nhà băng quốc doanh chiếm phần lớn hệ thống ngân hàng tại đây. Họ thường ưu tiên cho vay các công ty nhà nước, do rủi ro gần như không có, nhất là so với người tiêu dùng bình thường vốn không được theo dõi lịch sử tín dụng toàn diện. Tuy nhiên, giờ đây, nhờ sự phát triển của thanh toán di động và thương mại điện tử, các hãng công nghệ Trung Quốc đã thu thập khối lượng dữ liệu khổng lồ của người tiêu dùng. Việc này có thể giúp họ đánh giá rủi ro khi cho vay mỗi cá nhân. Rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đã phải tìm đến các hãng công nghệ để hợp tác, thay vì tự phát triển dịch vụ riêng.

 
– Giáo viên robot gây sốt tại hơn 600 nhà trẻ của Trung Quốc: Trong vai trò trợ giảng, robot Keeko đang trở thành một hiện tượng tại hơn 600 nhà trẻ của Trung Quốc. Chú robot có ngoại hình dễ thương và thân thiện với trẻ em thể hiện tham vọng ứng dụng robot và tự động hóa vào ngành giáo dục tại nền kinh tế thứ hai thế giới này. Cao chưa tới 60cm, robot Keeko màu trắng có thiết kế thân hình mũm mĩm, không tay, với chiếc đầu tròn được trang bị cảm biến định hướng và camera ghi hình.Với giá 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.500 USD), Keeko có khả năng kể chuyện và hướng dẫn trẻ em giải các câu đố logic đơn giản.
 
– 7-Eleven ra mắt robot thu ngân:  Korea Seven Co., nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Hàn Quốc, ngày 28/8 đã ra mắt một “nhân viên thu ngân robot”, tên là Veny, tại một cửa hàng của hãng được đặt ở tòa nhà chọc trời 123 tầng của Tập đoàn bán lẻ khổng lồ Lotte, phía đông Seoul. “Nhân viên thu ngân” này cho phép khách hàng thanh toán bằng tay nhờ một hệ thống sử dụng tĩnh mạch để xác minh danh tính của khách truy cập và để họ trả tiền mà không cần tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.
 
– Canada lạc quan về khả năng đạt được NAFTA phiên bản mới Canada và Mỹ đã đạt được tiến bộ trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi và hai bên có thể đạt được thỏa thuận trong ngày đàm phán tiếp theo 31/8. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đưa ra nhận định lạc quan nói trên trong bối cảnh triển vọng đạt được thỏa thuận NAFTA giữa ba bên Mỹ, Canada và Mexico đang ngày càng rõ nét, nhất là sau khi Washington và Mexico đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về vấn đề này. Trong tuyên bố đưa ra ngày 29/8 trước khi đại diện Canada và Mỹ nối lại các cuộc thương lượng về NAFTA, nhà lãnh đạo Canada cho biết có khả năng Ottawa sẽ có được một “thỏa thuận tốt” trong ngày đàm phán này.
– Mỹ nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu thép, nhôm từ một số nước Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/8 cho biết Tổng thống nước này Donald Trump đã cho phép nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu các mặt hàng thép và nhôm từ một số quốc gia. Cụ thể, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh cho phép giảm hạn ngạch nhậpkhẩu thép từ Hàn Quốc, Brazil và Argentina, và nhôm từ Argentina. Thông báo nêu rõ: Các công ty có thể xin miễn hạn ngạch nếu các nhà sản xuất thép và nhôm của Mỹ không đảm bảo số lượng và chất lượng. Trong những trường hợp như vậy, những sản phẩm này có thể được miễn trừ hạn ngạch và sẽ không có nợ thuế.
– Khủng hoảng kinh tế leo thang, Argentina xin IMF giải ngân sớm: Chính phủ Argentina ngày 29/8 bất ngờ đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân sớm khoản vay 50 tỷ USD, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại quốc gia Nam Mỹ này trở nên trầm trọng hơn. Đồng Peso của Argentina đã mất giá hơn 40% so với USD từ đầu năm đến nay, trong khi lạm phát tăng chóng mặt. Giới đầu tư lo ngại Argentina không thể trả được khoản nợ chính phủ khổng lồ và có thể rơi vào cảnh vỡ nợ.Số liệu chính thức cho thấy nợ công của Argentina đạt mức 321 tỷ USD vào năm 2017, tương đương khảng 57% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tăng hơn 33% kể từ khi ông Macri lên cầm quyền vào cuối năm 2015.
– Chủ hãng nồi cơm điện Cuckoo thành tỷ phú USD: Cơm là món ăn không thể thiếu đối với người Hàn Quốc và họ luôn cần một bát cơm hoàn hảo cho mỗi bữa ăn. Do đó, nồi cơm điện thường được dùng làm quà tặng đám cưới hoặc chuyển về nhà mới, và là tượng trưng cho sự giàu có và sức khoẻ của gia đình. Theo Bloomberg, hiện thương hiệu nồi cơm điện lớn nhất nhất tại Hàn Quốc là Cuckoo. Thương hiệu này đã giúp người sáng lập Cuckoo Holdings Co. – Koo Ja-sin trở thành tỷ phú. Công ty này hiện nắm giữ 70% thị phần nồi cơm điện tại Hàn Quốc, dễ dàng vượt qua đối thủ nội là Cuchen Co. – và xuất khẩu ra hơn 20 quốc gia, chủ yếu ở châu Á.
– Tỷ phú Bloomberg chuyển diễn đàn dành cho giới tinh hoa sang Singapore: Thương chiến leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã buộc tỷ phú truyền thông Michael Bloomberg phải thay đổi địa điểm tổ chức diễn đàn toàn cầu dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị. Các nhà tổ chức ở New York quyết định chuyển sự kiện này từ Trun Quốc sang Singapore, và sẽ diễn ra trong hai ngày của tuần đầu tiên tháng 11. Theo các nguồn tin thân cận thì Bloomberg đưa ra quyết định này sau khi một đối tác Trung Quốc của họ vào tuần trước đã gửi yêu cầu hoãn tổ chức. Theo đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác ở Trung Quốc muốn tổ chức một triển lãm thương mại quốc tế vào cùng khoảng thời gian này. Động thái này làm nổi bật những khó khăn trong hoạt động ngoại thương – hoặc ngoại giao – ở Trung Quốc.
D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC
 

– Chính phủ ban hành Nghị định riêng về nông nghiệp hữu cơ: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nghị định này quy định về sản xuất, chứng nhận, ghi nhãn, logo, truy xuất nguồn gốc, kinh doanh, kiểm tra nhà nước sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

– Nhà đầu tư Nhật mong sớm được gỡ vướng 2 dự án nhiệt điện 5 tỷ USD: Tập đoàn Mitsubishi mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm giải quyết các vướng mắc về giới hạn trần đối với các khoản vay trong công thức thanh toán chấm dứt sớm và các ưu đãi thuế để sớm đưa dự án đi vào hoạt động, tăng cường năng lực điện cho thị trường Việt Nam. Kiến nghị trên được Phó chủ tịch điều hành Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) Hiroshi Sakuma đưa ra tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, chiều 29/8. Mitsubishi hiện đang đầu tư 2 dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3.

– Thành lập mới 11.655 doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động 63.235 doanh nghiệp Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng năm 2018 là 63.235 doanh nghiệp, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 21.575 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Trong tháng 8-2018, cả nước có 11.655 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 107,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và giảm 11,9% về số vốn đăng ký so với tháng trước.

–  Bộ trưởng Công Thương chua xót với tiêu cực của quản lý thị trường Sáng 22/8, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai quyết định của Thủ tướng nâng cấp Cục Quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng những hành vi có dấu hiệu trục lợi, cấu kết, dung dưỡng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tiếp diễn phải bị pháp luật nghiêm trị. Ngoài ra, những hành vi tắc trách vì sự thiếu hiểu biết chuyên môn cũng là không thể chấp nhận được và không thể dung dưỡng đối với lực lượng quản lý thị trường cũng như trong một bộ máy mới của tổ chức bộ máy Bộ Công Thương.
– Hộ kinh doanh có cần kê khai thuế? Tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) do Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức sáng 29-8 tại TP HCM, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho hay dự thảo quy định mức thuế khoán đối với trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô nhỏ. Hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn, có mức doanh thu đáp ứng tiêu chí là doanh nghiệp (DN) nhỏ, siêu nhỏ theo quy định pháp luật thì phải thực hiện chế độ kế toán như DN nhỏ, siêu nhỏ để làm căn cứ nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đại diện Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết hiện nay, tỉ lệ thu thuế của các hộ kinh doanh còn thấp do không nắm được doanh thu chính xác của họ. Do đó, cần mở rộng đối tượng áp dụng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp theo quy định, hạn chế việc khoán thuế.
–  Bổ nhiệm hàng loạt ở ACV: Một số trường hợp chưa đảm bảo tiêu chuẩn: Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ vừa ký kết luận Thanh tra số 9526/KL-BGTVT thanh tra trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ( ACV ) về việc bổ nhiệm cán bộ. Theo kết luận này, một số trường hợp chưa đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định vẫn được ACV xem xét, bổ nhiệm. Việc lưu trữ hồ sơ cán bộ chưa bảo đảm khoa học. Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ mặc dù đã được sự phê duyệt của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT ACV trước khi tổng giám đốc ký các quyết định bổ nhiệm đối với 67 cán bộ quản lý vào ngày 19-6-2018 (có hiệu lực ngày 1-7-2018), nhưng thời điểm thực hiện việc bổ nhiệm trùng với thời điểm ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc ACV, đã có thông báo nghỉ hưu theo chế độ. Điều này tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín chung.

– Tổng thống Nga Putin vừa quyết định sa thải 15 viên tướng nước này vì bị cho là tham nhũng: Trong số những tướng bị cách chức lần này hôm 28/8 có Thứ trưởng Bộ Các tình trạng Khẩn cấp Vladlen Aksenov và người đứng đầu cơ quan quản lý trại giam ở vùng Omsk Sergei Koryuchin. Vụ sa thải mới nhất này diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu thông báo nước này sắp tổ chức cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1981. Theo đó, khoảng 300.000 lính và 1.000 máy bay của Nga sẽ tham gia diễn tập vào giữa tháng 9. Binh sĩ Trung Quốc và Mông Cổ dự kiến cũng tham gia cuộc tập trận này.

– Hội doanh nhân trẻ: Cần lãnh đạo dấn thân chứ không “dấn dứ”: Sáng 28/8 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ sáu, nhiệm kỳ 2018 – 2021 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 700 đại biểu đại diện cho hơn 10.000 hội viên. Ông Đặng Hồng Anh, Phó chủ tịch tập đoàn TTC Group là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khoá mới. Phát biểu tại đây, một doanh nhân trẻ nhấn mạnh: Hội doanh nhân trẻ: Cần lãnh đạo dấn thân chứ không “dấn dứ”.

– Cần gần 80.000 tỷ đồng đầu tư nâng cấp các cảng hàng không: Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sẽ có 16 cảng hàng không trọng điểm được đầu tư nâng cấp gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh, Vinh, các cảng hàng không Liên Khương, Tuy Hòa, Côn Đảo, Đồng Hới. Xây dựng mới các Nhà ga hành khách cảng hàng không Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai. Dự kiến, tổng mức đầu tư các dự án nhà ga, sân đỗ lên tới hơn 56.700 tỷ đồng bằng vốn tích luỹ từ hoạt động kinh doanh của ACV. Ngoài ra, cần hơn 20.700 tỷ đồng đầu tư cho các dự án trong khu bay bằng nguồn vốn tích luỹ từ hoạt động kinh doanh khu bay.

–  Dọn dẹp 786.000 tỉ đồng ‘cục máu đông’ nợ xấu:  Theo báo cáo của NHNN từ năm 2012 đến hết tháng 6.2018, các tổ chức tín dụng đã xử lý gần 786.000 tỉ đồng nợ xấu, riêng 6 tháng đầu năm xử lý ước đạt 58.800 tỉ đồng.  Đã xử lý được một khối lượng lớn nợ xấu giúp các nhà băng hoạt động lành mạnh, an toàn hơn, song Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sớm đưa tỷ lệ nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro… xuống còn dưới 3% vào năm 2020.
TTOL