• Từ 8/9-14/9/2018 

Câu chuyện tuần này: Bội chi cao, nợ công tăng, tiền đâu cho đổi mới giáo dục? 

Trong khi đang mất cân đối về ngân sách, bội chi ngày càng cao, nợ công tăng thì sẽ xử lý nguồn lực cho chính sách mới về giáo dục như thế nào? Đó là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt ra khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), ngày 12/9.

Đây là dự án luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 26, quyết định chuyển dự án sửa đổi, bổ sung một số điều thành luật sửa đổi với một phạm vi sửa đổi rộng hơn, cơ bản, toàn diện hơn. Với nhiều vấn đề còn ngổn ngang, Uỷ banThường vụ Quốc hội cũng quyết định thông qua tại ba kỳ họp thay vì hai kỳ như dự kiến ban đầu.

Tại kỳ họp thứ 6 tới Quốc hội sẽ cho ý kiến lần 2 và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5/ 2019). Theo báo cáo của Chính phủ thì dự thảo luật bổ sung hai chính sách mới. Một là không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Khi thực hiện chính sách này, hàng năm, tổng kinh phí ngân sách chi thêm 4.730 tỷ đồng.

Hai là nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm Tổng kinh phí đào tạo nâng chuẩn là khoảng 857,2 tỷ đồng, nếu thực hiện theo lộ trình 5 năm thì mỗi năm chi chỉ khoảng 171,4 tỷ đồng. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nghị quyết Quốc hội nêu rõ là trong một thời gian trước mắt thì không ban hành chính sách mới. Nếu ban hành chính sách mới thì phải cân đối được nguồn lực.

“Tôi đọc dự án luật này thấy rất nhiều chính sách mới, rất rộng, không biết chúng ta đã quán triệt tinh thần này của Quốc hội đến mức độ nào? Nếu thực hiện chính sách này thì số tiền chi ra của ngân sách là bao nhiêu, có đảm bảo được không? .Trong khi tình hình đang mất cân đối về ngân sách, bội chi ngày càng cao, nợ công tăng, chúng ta sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? “, ông Hiển đặt hàng loạt câu hỏi.

Liền sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu câu hỏi về tác động của chính sách mới đối với ngân sách nhà nước. Trong khi luật này vẫn tiếp tục khẳng định đầu tư cho giáo dục đào tạo là 20% tổng chi ngân sách nhà nước, ban hành hàng loạt chính sách mới như thế này thì vẫn 20% hay 21% hay 22%, đánh giá tác động như thế nào? Chủ tịch Quốc hội băn khoăn.

Trả lời ngay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết số tiền dành miễn học phí và cấp bù hay hỗ trợ cho các đối tượng ngoài công lập nằm trong 20% ngân sách tại thời điểm mà Bộ này tính toán. Tới đây khi Quốc hội pháp điển 20% ngân sách trong luật, Chính phủ có lộ trình và có tính toán, cân đối, ông Nhạ nói. Về chi phí cho lộ trình nâng chuẩn giáo viên, Bộ trưởng cho biết tính ra mỗi năm mất 117 tỷ. Trong 6 năm, mỗi năm hơn 100 tỷ, chúng tôi thấy mức này có thể tham mưu Chính phủ cân đối được, Bộ trưởng quả quyết. Khẳng định tài chính giáo dục chi 20% ngân sách là rất tốt, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh khi bàn tổng thể luật thì sẽ có một số nguyên lý của giáo dục phổ thông theo thế giới, trong đó có một nguyên lý là Nhà nước lo phần rất căn bản trở xuống, phần tài năng đặc biệt ở trên và phần cho người yếm thế trong xã hội, còn phân khúc cao thì chủ yếu các nước xã hội hóa rất nhiều.

“Chúng ta thì do rất nhiều chính sách từ trước đến nay gần như trường chuyên, lớp chọn chất lượng cao công hết. Do đó, dù có 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục nhưng chi tiền lương cơ bản đã 80%, nhiều nơi 90%” Phó thủ tướng phân tích. Theo Phó thủ tướng thì phải tạo ra phân khúc, không thể tư nhân hóa được, nhưng huy động xã hội hóa bằng cách giao tự chủ. Tự chủ giáo dục phổ thông khác tự chủ đại học ở chỗ đại học không nhất thiết phải phân bổ mọi trường gần ngay nhà học sinh, nhưng phổ thông buộc phải phân bổ các trường phải gần nhà mọi người. Tất cả mọi người đều phải có cơ hội được đi học phổ thông, nhất là chúng ta phân biệt mức phổ cập và phổ cập bắt buộc, Phó thủ tướng phát biểu.

Về lộ trình miễn học phí, Phó thủ tướng cho biết Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục tính toán kỹ, nếu phổ cập trung học thì một năm cần bao nhiêu nghìn tỷ. Sau cùng Chính phủ quyết định đề nghị trình Quốc hội nguyên tắc như vậy, nhưng lộ trình thì phù hợp với trình độ phát triển và khả năng cân đối của ngân sách. Khả năng cân đối ngân sách cũng khẳng định không thể vượt quá 20%.

 “Tôi đồng ý với Phó thủ tướng là phải có lộ trình, nhưng chưa thấy trình lộ trình của Chính phủ từ nay đến 2020, đến năm 2025-2030 thế nào, khi đất nước đang nghèo thì thế nào, giàu thì thế nào”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển vẫn băn khoăn. Phó chủ tịch khẳng định, ngân sách nhà nước không thể nào đủ sức để bao hết, phải có sự đóng góp của toàn dân thì mới có thể phát triển mạnh, có điều kiện để mở mang giáo dục. (VnEconomy)

TIN BSA

+ Từ tuần này, website bsa.org.vn cùng các chuyên mục bắt đầu thông tin đến doanh nghiệp cùng quý bạn đọc những nội dung cập nhật từ Diễn đàn Mekong Connect 2018. Ngày 1/11/2018 tới đây, tại Nhà Văn Hóa Lao Động tỉnh Đồng Tháp (Số 181 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh) sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế Mekong Connect 2018. Diễn đàn do mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp) phối hợp cùng Hội doanh nghiệp HVNCLC, Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức. Mời doanh nghiệp cùng quý bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin tại đây. https://bit.ly/2pcEFql

+ Cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp đã có: 81 dự án đã được tập huấn trước vòng bán kết. Mong đợi của BGK là nghe đủ, đúng và rõ ràng, tâm huyết từ các dự án tham gia chứ không phải là nghe những lời nói sáo rỗng hay nghệ thuật trình bày, qua đó nhìn nhận và đánh giá đúng, chính xác về dự án. Ngôn ngữ cần dễ hiểu, đơn giản để tất cả mọi người dễ hiểu. Những Ban giám khảo đã có nhiều lời khuyên cho các thí sinh trước khi vòng bán kết diễn ra. Thông tin xem thêm tại đây. https://bit.ly/2NCF7fh

+ Và ngay vòng bán kết Khởi nghiệp Nông nghiệp tại Bến Tre này: 41 dự án tranh tài tại bán kết 1 đã sẵn sàng. Trong 2 ngày 15 và 16/9/2018, tại Trung tâm Văn hóa TP.Bến Tre, 41 dự án đến từ 6 tỉnh thành thuộc ĐBSCL sẽ tranh tài tại bán kết 1 – cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4. Những dự án xuất sắc sẽ được chọn tham gia vòng chung kết, diễn ra vào cuối tháng 10/2018 tại TP.HCM. Mời xem thêm thông tin tại đây. https://bit.ly/2NCFvKL

+ Làm bánh trung thu nhân cốm dừa cùng đầu bếp Chiếc thìa vàng. Gần đến Tết trung thu, ban tổ chức Phiên chợ Xanh tử tế ngày chủ nhật đã mời đầu bếp Trần Ngọc Nghĩa, á quân Chiếc thìa vàng năm 2013, đến hướng dẫn người tiêu dùng cách làm bánh trung thu nhân cốm dừa. Thông tin xem thêm tại đây. https://bit.ly/2NKmpCg

+ Sau nhiều năm xuất khẩu bếp gas sang Nhật Bản, một thị trường cực kỳ khó tính, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Thiết bị nhà bếp Vina (Namilux) cho biết “Làm với người Nhật, một là chất lượng hai là chết”. Ông Dũng khẳng định, với NaMilux, chúng tôi làm trước sau như một, một cái bếp gas cũng giống như 1.000 cái hay 1 triệu cái. Thông tin chi tiết về bài viết có tại đây. https://bit.ly/2NFHygX

– Cùng với đó các thông tin về BSA Media cũng có nhiều clip, phóng sự gởi đến doanh nghiệp, bạn đọc. Cũng trong tuần qua, BSA Media còn có nhiều clip, chương trình truyền hình hấp dẫn khác. Mời quý doanh nghiệp và bạn đọc xem thêm dưới đây:

+ Tổng hợp chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT do BSA sản xuất phát trên Truyền hình Vĩnh Long: Thứ 2 hàng tuần lúc 16g15 – trên kênh THVL1. – Phát lại thứ 3 khoảng 8g15 https://bit.ly/2NqaYjc Đăng ký để theo dõi những videos mới hàng ngày:http://bit.ly/bsachannel Fanpage: http://bit.ly/HVNCLC_fanpage http://bit.ly/bsachannel_fanpage

– Với niềm đam mê khởi nghiệp từ chính mảnh đất quê hương, ước mơ xây dựng thương hiệu từ sản phẩm bản địa. Anh Phù Tường Nguyên Dũng, nhân vật của Khởi nghiệp xanh kỳ này đã tìm về mảnh đất biển Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để nghiên cứu, nhân giống và sản xuất bột sa sâm, một sản phẩm mới lạ ở xứ dừa Bến Tre. Để tạo khác biệt cho sản phẩm có nhiều dược tính, nhân vật của chúng ta đã có những bước chuẩn bị như thế nào. Mời các bạn đến trang trại trồng sa sâm ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để hiểu thêm câu chuyện thú vị này. Bột sa sâm: sản phẩm mới lạ ở xứ dừa Bến Tre I BSA. Xem thêm chi tiết tại đây.https://bit.ly/2CTiChP

– Toàn bộ chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT – CHUẨN CHẤT LÀ SỐ 1 tuần này, tại đây: https://bit.ly/2xdX2P2

– Chương trình Đại hội bếp chiếnhttps://bit.ly/2QtLKPA

– Tập huấn khởi nghiệp trước vòng bán kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp: https://bit.ly/2NIcGMX

– Chùm ngây là loại cây thân gỗ, còn được gọi với tên khác là cây cải ngựa, một cây có giá trị dinh dưỡng cao. Và tại xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, anh Phạm Ngọc Anh Tuấn chủ trang trại VƯỜN NHÀ MÌNH đã biến cây chùm ngây thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Những sản phẩm đó là gì mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây nhé! Mời xem clip tại đây:https://bit.ly/2p3d3nj

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Đồng Tháp: Gần 150 ha lúa bị nhấn chìm trong nước vì vỡ đê bao: Ngày 13/9, ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp xác nhận, áp lực nước từ thượng nguồn đổ về khu nội đồng Tháp Mười đã làm vỡ đê bao, khiến gần 150 ha lúa bị chìm trong nước. Ước tính thiệt hại gần 4 tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi cho hay, khi xảy ra sự cố, địa phương đã dốc toàn lực phối hợp cùng nông dân huy động các phương tiện để ứng cứu nhưng nhưng do áp lực nước lớn, diện tích đê vỡ khá nhiều nên đành bất lực nhìn lúa bị lũ nhấn chìm.

– Thép Việt bị kiện tới tấp: Xu hướng bảo hộ thương mại tăng cao khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam dễ bị kiện hơn, trong đó nặng nề nhất là ngành thép. Chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 16-7 tới nay, thép Việt đã bị ít nhất 7 thị trường gồm Thái Lan, EU, Canada, Malaysia, Mỹ, Liên minh kinh tế Á – Âu, Ấn Độ) kiện phòng vệ thương mại và áp thuế tự vệ tạm thời. Riêng tại Mỹ, thép Việt bị khởi xướng điều tra “đúp” về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 78 vụ kiện về chống bán phá giá Việt Nam phải đối mặt 2 năm gần đây, có đến 37 vụ liên quan tới ngành thép. Nếu tính trên các vụ kiện chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp thì số vụ liên quan đến ngành thép còn cao hơn.

– Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam: Ngày 10/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 12 (POR12) cho giai đoạn từ ngày 1/2/2016 đến 31/1/2017 đối với sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, mức thuế cuối cùng áp dụng với bị đơn bắt buộc và các bị đơn tự nguyện đều là 4,58% (thấp hơn nhiều so với mức thuế sơ bộ là 25,39%) và thuế suất toàn quốc là 25,76% (vẫn giữ nguyên do các bên không yêu cầu rà soát).

– “10 năm tới, FPT sẽ làm gì để phụng sự tổ quốc?’ Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đặt ra câu hỏi cho ban lãnh đạo và hơn 30.000 nhân viên tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm của tập đoàn FPT vào ngày hôm 12/9/2018 tại Hà Nội. >>http://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/10-nam-toi-fpt-se-lam-gi-de-phung-su-to-quoc/

– Vì sao người dùng thờ ơ với mạng xã hội ‘made in Vietnam’? Có hơn 400 mạng xã hội “made in Vietnam” nhưng người dùng nội địa vẫn quay lưng với sản phẩm nội mà hướng tới các ngoại binh như Facebook, Instagram.Đại diện Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đánh giá, hầu hết các nhà cung cấp mạng xã hội của Việt Nam đang hoạt động theo dạng diễn đàn, trong khi các nền tảng nước ngoài nổi trội hơn hẳn nhờ cấu trúc mạng xã hội phong phú, giao diện thu hút, khả năng tương tác và liên kết cộng đồng cao. Hầu hết đây là các tập đoàn toàn cầu nên có khả năng nội địa hóa cao khi cung cấp dịch vụ tới các thị trường khác nhau, phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, quốc gia.

– Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới: “Việt Nam là một trong 10 nước hàng đầu tiếp nhận lượng kiều hối nhiều nhất thế giới, với khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017”, báo cáo “Tài chính cho phát triền bền vững ở Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố cho thấy. Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất, chiếm 55%, kế đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu, với Việt kiều chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp chiếm phần lớn 80-90% lượng kiều hối gửi về nước. Ở các nước ASEAN, Philippines là nước nhận nhiều kiều hối nhất với tổng lượng nhận là 25,6 tỷ USD năm 2015, nhiều gấp hai lần kiều hối của Việt Nam 11 tỷ USD – nước tiếp nhận kiều hối thứ hai trong khu vực. Ở Philippines, kiều hối chiếm 17% tổng nguồn tài chính trong khi ở Myanmar chỉ chiếm 13%, ở Việt Nam chiếm 12%.

– Hậu Giang: Xúc tiến đăng ký thương hiệu cho làng trầu Vị Thủy: “Huyện Vị Thủy đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục đăng ký thương hiệu làng trầu Vị Thủy. Chúng tôi đang hướng dẫn người dân nơi đây trồng trầu theo phương pháp hữu cơ để tạo cái nhìn thân thiện về miếng trầu. Huyện dự định sẽ mở du lịch homestay thí điểm tại làng trầu Vị Thủy”, ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, cho biết. Làng trầu Vị Thủy được xem là còn lại độc nhất ở ĐBSCL với diện tích 250 công. Trầu được trồng tập trung chủ yếu ở ấp 5 và ấp 7 (xã Vị Thủy). Đầu tháng 9/2018, giá bán trầu là 3.800 đồng/ốp. Với giá bán hiện tại, mỗi đợt thu hoạch, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 9 triệu đồng/công.

– 7 mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Dù mới đi được hơn một nửa chặng đường của năm, song nhiều mặt hàng xuất khẩu đã đạt kim ngạch từ hơn 1 tỷ USD trở lên. Dẫn đầu là gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đứng thứ hai ở vị trí xuất khẩu giá trị tỷ USD là thuỷ sản. Tiếp theo là xuất khẩu cà phê, gạo và điều, cao su.

– Sữa Việt mở rộng thị trường toàn cầu: Hôm 11.9, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood ký biên bản ghi nhớ cùng Tập đoàn Backahill của Thụy Điển để đầu tư sản xuất các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng organic.Việc hợp tác này sẽ được thực hiện dưới hình thức thành lập liên doanh với vốn đầu tư chia đều cho NutiFood và Backahill. Mục đích của liên doanh để tận dụng thế mạnh của NutiFood trong lĩnh vực sản xuất sữa, thực phẩm dinh dưỡng và thế mạnh am hiểu thị trường cùng uy tín của Backahill để xuất khẩu các sản phẩm làm từ sữa ra thị trường châu Âu và thị trường châu Á.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

 – Xử phạt người mua hơn 3.600 bánh trung thu tặng trẻ em nghèo: Ngày 13-9, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng đối với ông Nguyễn Minh Nhật (32 tuổi) về hành vi không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trước đó,  vào ngày 4-9, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP Cần Thơ phối hợp với Chi cục QLTT tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại địa chỉ  149/2E, khu vực Yên Bình (phường Lê Bình, quận Cái Răng) do ông Nguyễn Minh Nhật làm chủ, phát hiện ông Nhật chứa hơn 3.600 bánh trung thu không rõ nguồn gốc dùng để tặng trẻ em nghèo.

– Go-Viet cử người ra lề đường tiếp nhận tài xế Grab đăng ký tại Hà Nội: Vì lượng tài xế đến đăng ký đông, Go-Viet tại Hà Nội đã bố trí cả nhân viên đứng ra lề đường tiếp nhận. Phần lớn người đến đăng ký từng chạy GrabBike. Sáng 13/9, một ngày sau khi Go-Viet chính thức ra mắt tại Hà Nội, hàng trăm tài xế đã tìm đến trụ sở hãng này để đầu quân, phần nhiều là tài xế của Grab. Theo một số tài xế, đây là “làn sóng thứ hai” của các tài xế đến đầu quân cho Go-Viet tại Hà Nội; lần đầu tiên khi bắt đầu mở đăng ký cho tài xế ngày 4/9, và lần này khi chính thức ra mắt.

– Thông tuyến xe du lịch tự lái từ Trung Quốc vào Lạng Sơn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam), Ủy banPhát triển du lịch Quảng Tây (Trung Quốc) vừa tổ chức khai thông tuyến du lịch tự lái xe qua biên giới Lạng Sơn – Quảng Tây. Theo đó, trong thời gian thí điểm, xe du lịch tự lái của Trung Quốc sẽ được vào tham quan, du lịch tại địa phận Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trên các tuyến đường bộ cụ thể, trừ đường vành đai biên giới. Thời gian thực hiện một tour tối đa là 3 ngày. Quy mô đối với đoàn xe du lịch tự lái tối thiểu 3 xe/đoàn, tối đa 10 xe/đoàn. Tổng số xe du lịch tự lái nhập cảnh, lưu hành tại Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn không quá 50 xe/ngày.

– Cho phép chuyển đổi SIM 11 số thông qua website và dịch vụ ngân hang: NHNN cho biết đã yêu cầu các ngân hàng có các biện pháp hỗ trợ việc chuyển đổi thuê bao 11 số qua website, Internet Banking, Mobile-Banking… để đảm bảo thuận tiện cho khách hàng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức thông tin liên quan đến việc chuyển đổi đầu số thuê bao di động 11 số sang 10 số từ ngày 15/9 tới đây theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– iPhone mới sẽ “lên kệ” ở Việt Nam cuối tháng 10 với giá chưa từng có: Rạng sáng 13/9 (giờ Việt Nam), Apple đã ra mắt 3 chiếc điện thoại iPhone XR, iPhone XS và iPhone XS Max tại Nhà hát Steve Jobs, California. Trong một thông cáo phát đi lúc gần 4 giờ sáng ngày 13/9, FPT cho biết iPhone mới chính hãng năm nay sẽ được lên kệ vào khoảng thời gian cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Giá dự kiến mà iPhone XS khởi điểm ở mức 29,49 triệu đồng dành cho bản dung lượng 64 GB, bản 256 GB có giá là 33,49 triệu đồng và bảncó dung lượng 512 GB có giá là 39,49 triệu đồng. Đặc biệt là mẫu iPhone cỡ lớn – iPhone XS Max dự kiến sẽ thu hút được lượng lớn người dùng Việt, được hệ thống bán lẻ này niêm yết giá bán 32,99 triệu đồng cho bản 64 GB, bản 256 GB là 36,99 triệu đồng và bảncó dung lượng 512 GB có giá lên tới 42,99 triệu đồng – đây là mức giá chính hãng được xem là chưa từng có trong tất các đời iPhone từ trước đến nay khi về Việt Nam. Mẫu iPhone có giám “mềm” hơn là iPhone XR – là bản “giá rẻ” của iPhone X được niêm yết với giá 21,99 triệu cho bản 64 GB, bản 128 là 23,49 triệu đồng và bản 256 GB có giá là 26,49 triệu đồng.

– Nhập khẩu sữa từ Nhật Bản tăng mạnh: Theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt trên 10,51 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; sản phẩm từ chất dẻo; linh kiện phụ tùng ô tô và vải các loại. Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh nhất trong 7 tháng năm 2018 lại là than các loại, với mức tăng trưởng gấp 130 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,04 triệu USD. Xếp thứ hai là mặt hàng điện thoại, với mức tăng trưởng 205,6%, đạt trị giá giá 137,02 triệu USD trong 7 tháng đầu năm. Đứng thứ ba là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 139,4%, đạt 127,83 triệu USD. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa từ Nhật Bản cũng bứt phá mạnh, với mức tăng trưởng 61,7%, đạt trị giá 18,5 triệu USD trong 7 tháng năm 2018.

– Tỷ phú Thái lập ‘Tập đoàn Bia Sài Gòn’ vốn điều lệ 10 triệu đồng: Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) vừa thông báo trở thành chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Tập đoàn Bia Sài Gòn. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 31/8 với vốn điều lệ chỉ 10 triệu đồng, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn các loại bia, cồn rượu và nước giải khát. Giám đốc công ty là ông Teo Hong Keng (quốc tịch Singapore), người đại diện công bố thông tin kiêm Phó tổng giám đốc Sabeco. Doanh nhân này là nhân sự của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, người đứng đầu tập đoàn ThaiBev đã mua lại 53, 59% cổ phần Sabeco từ cuối năm ngoái. Giữa tháng 7, Sabeco cũng thành lập Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn với vốn điều lệ 10 triệu đồng. Chia sẻ về điều này tại đại hội đồng cổ đông thường niên sau đó không lâu, ông Koh Poh Tiong – Chủ tịch HĐQT Sabeco cho biết động thái này nhằm mục đích là bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu đang dẫn đầu thị phần bia cả nước.

– Singapore và Malaysia tranh nhau di sản văn hoá ẩm thực đường phố: Singapore đề xuất LHQ thừa nhận thức ăn đường phố của đảo quốc này đã gây ra một cuộc tranh cãi xuyên biên giới, với những đầu bếp giận dữ ở nước láng giềng Malaysia như dội nước lạnh vào ý tưởng đó. Theo đó, Thủ tướng Lý Hiển Long đã tuyên bố hôm 19/8 rằng Singapore sẽ đề xuất văn hoá hàng rong được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO. Ông mô tả các trung tâm hàng ăn của thành phố-quốc gia như là các nhà ăn cộng đồng tạo thành một phần bản sắc của đất nước. Nhưng động thái này đã kích động sự giận dữ ở Malaysia. Bên xứ này từ lâu công dân trong nước tuyên bố thức ăn đường phố của họ.

– Hãng đồ xa xỉ Hermes đạt lợi nhuận kỷ lục nhờ thị trường Trung Quốc: Hermes International, hãng đồ hiệu nổi tiếng với những chiếc túi xách Birkin giá trên 10.000 USD, báo lãi kỷ lục trong nửa đầu năm 2018 nhờ doanh số tăng mạnh ở thị trường Trung Quốc. Tuyên bố ngày 12/9 của Hermes, công ty có trụ sở ở Paris, cho biết lợi nhuận gộp chiếm 34,5% doanh thu của Hermes, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn dự báo trước đó của giới phân tích. “Đến nay chưa có bất kỳ thay đổi nào về xu hướng”, Giám đốc điều hành (CEO) Axel Dumas của Hermes nói về thị trường Trung Quốc. Trong nửa đầu năm, lợi nhuận gộp của Hermes tăng 6%, đạt 985 triệu Euro, tương đương 1,1 tỷ USD.

C – HỘI NHẬP

– VinFast – ‘qua một đêm’ thành tay chơi lớn của ngành ôtô?: Một thời là vùng nước nguy hiểm nhất thế giới với bom mìn dày đặc trong giai đoạn cuối chiến tranh, nhưng ngày nay, cảng Hải Phòng đã trở thành trung tâm của sự bùng nổ kinh tế của Việt Nam.Và, nếu mọi sự theo đúng kế hoạch, nơi đó sẽ trở thành nhà của công ty sản xuất ôtô mới nhất thế giới, với gần một nửa trong số 334,675 ha khu phức hợp của nhà máy VinFast hiện đang được xây dựng trên đất lấn biển. Bài viết trên CNBC được chuyển ngữ tại đây: >>http://thegioihoinhap.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/vinfast-qua-mot-dem-thanh-tay-choi-lon-cua-nganh-oto/

– Muốn bán được hàng, phải tiếp thị trung thực: Ông Nguyễn Thanh Hưng, chủ tịch hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chỉ ra nhiều quảng cáo có nội dung gian dối, nhất là lĩnh vực nhà đất, điện tử, thức ăn… trên các phương tiện kỹ thuật số. Ông Hưng nói: “Trên nhiều kênh online chuyên bán hàng điện tử, thức ăn…, nhìn thấy hàng đẹp lắm, ngon lắm; nhưng khi giao hàng cho khách, lại là hàng xấu, hết muốn dùng, hết muốn ăn… Nếu làm ăn như vậy thì làm sao bán lần thứ hai cho khách? Chẳng lẽ bán một lần rồi thôi? Tại diễn đàn về tiếp thị số tại TP.HCM vào giữa tháng 8/2018, ông Đặng Hoàng Hải, cục trưởng cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) “đúc kết”  Muốn bán được hàng, phải tiếp thị trung thực.

– Sản phẩm thủy sản lần đầu tiên xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký: Phía Trung Quốc đã làm rõ, sản phẩm thủy sản mới, lần đầu tiên xuất khẩu vào Trung Quốc cần phải đăng ký để đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm. Phía Trung Quốc sẽ cung cấp cho phía Việt Nam phiếu điều tra thông tin về hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đăng ký xuất khẩu để hoàn thiện, gửi lại cho phía Trung Quốc. Phía Trung Quốc tổ chức đánh giá thực tế tại Việt Nam và sẽ có văn bản thông báo cho phép nhập khẩu sản phẩm mới nếu kết quả đạt yêu cầu. Trường hợp Việt Nam có bằng chứng cụ thể về việc sản phẩm đã từng được giao thương giữa 2 nước, phía Trung Quốc sẽ xem xét, cho phép nhập khẩu mà không bắt buộc phải đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.

– Việt Nam-Campuchia nhất trí sớm ký kết Hiệp định Thương mại biên giới: Ngày 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018). Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, sớm ký kết Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam-Campuchia. Hai Thủ tướng hoan nghênh nỗ lực của hai bên trong triển khai công tác phân giới cắm mốc thời gian qua, nhất trí chỉ đạo Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc hai nước tăng cường gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh triển khai để có thể sớm hoàn thành công tác quan trọng này.

– Việt Nam – Hungary thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện: Việt Nam và Hungary vừa ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm tới quốc gia này từ 8-11/9 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác kinh tế-tài chính tiếp tục là trụ cột ưu tiên trong quan hệ song phương. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động phối hợp và thực hiện hiệu quả các dự án sử dụng khoản vốn vay ưu đãi mà Hungary dành cho Việt Nam với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế – xãhội của Việt Nam. Hai bên hoan nghênh các dự án đầu tiên đã được chuẩn bị tốt để đi vào thực hiện.

– Thúc đẩy hợp tác điện năng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ: Tối 13/9, Tổng Lãnh Sự Quán Ấn Độ, TP.HCM đã tổ chức Giao lưu doanh nghiệp cho các công ty Ấn Độ tham gia Triển lãm Quốc tế lần 7 về công nghệ, thiết bị và giải pháp điều phối và truyền tải điện (Electric & Power Vietnam 2018).Theo đó, các công ty Ấn Độ đã giới thiệu đến nhiều đối tác Việt Nam nhưng công nghệ tiên tiến trong kỹ thuật điện như giải pháp lưu trữ năng lượng tiết kiệm, sản xuất và xử lý hệ thống tự động hóa, thiết bị phân phối và truyền tải điện, an ninh không dây, thiết bị và phần cứng trạm điện, và công nghệ năng lượng mặt trời tiên tiến…

– Bay thẳng Việt – Mỹ: Lùi “giấc mơ” đến năm 2020: Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Đề án tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch. Mục tiêu của đề án là mở các đường bay mới, tăng tần suất trên các đường bay hiện có của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới gồm Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia Singapore, Nga, Úc và Ấn Độ… Đối với thị trường Mỹ, mục tiêu đến năm 2020, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) mở đường bay thẳng đến Mỹ với lựa chọn ban đầu là một điểm tại bờ Tây nước Mỹ là San Francisco hoặc Los Angeles. Đến năm 2025, các hãng hàng không mới mở đường bay giữa Việt Nam và Mỹ. Bay thẳng Việt – Mỹ là một kế hoạch đã được Vietnam Airlines triển khai từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực hoá do có nhiều cản trở.

– Đường sắt tốc độ cao: Mất 20 – 30 năm mới làm xong toàn tuyến: Tại cuộc họp này, liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth trình bày, trên thế giới hiện có 2 xu hướng công nghệ gồm: công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán và công nghệ động lực tập trung. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sau khi được thông qua phải 20 – 30 năm mới xong toàn tuyến. “Như vậy, để triển khai dự án này phải mất 5-7 nhiệm kỳ”

– Việt Nam có lợi thế linh hoạt hơn để tận dụng cơ hội từ cách mạng 4.0: Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/9/2018, bên lề Hội nghị, ông Christopher Marks, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận ngân hàng doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi của Ngân hàng MUFG đang tham dự WEF ASEAN 2018, cho biết: Việt Nam đến với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với ít ràng buộc về thể chế, lực lượng dân số trẻ, đặc biệt là với một chính phủ lãnh đạo rất quyết liệt và tiến bộ. Theo nhiều cách, Việt Nam có sự linh hoạt mà một số nền kinh tế mới nổi không có để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mọi thứ có thể được xây dựng từ đây, theo cách mà các nền kinh tế khác, với các loại tài nguyên khác nhau có thể không có sự linh hoạt đó. Trong 10 năm nữa, chúng tôi không thực sự biết thành phần GDP của Việt Nam sẽ như thế nào, nhưng nó sẽ đa dạng hơn so với một số nước láng giềng dựa vào các ngành công nghiệp cũ.

– Nhiều tập đoàn lớn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đáp ứng chuẩn kinh tế số: Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN ) 2018, ngày 13/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn Mitsubishi, Deloitte, Hanwha Energy, McKinsey và HSBC đang ở Hà Nội tham dự Diễn đàn.  Lãnh đạo các Tập đoàn này đều bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của nền kinh tế số, thân thiện với môi trường.

– Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Tiến tới mọi người dân đều học tập qua smartphone: Tham gia phiên thảo luận về “Tương lai việc làm châu Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 13/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dành nhiều thời gian để nói về đổi mới giáo dục cho trẻ em và “học tập suốt đời” cho người lớn. Trong thời đại 4.0, ông Vũ Đức Đam cho rằng cần “học tập cả đời” và học qua smartphone là giải pháp cho cả người trẻ lẫn già.

– Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đơn vị tư vấn nghiêng về công nghệ Nhật Bản: Bộ Giao thông Vận tải vừa mời các chuyên gia đầu ngành về giao thông vận tải góp ý, đánh giá về công nghệ cho dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Trong đó, công nghệ của Nhật và Pháp được xem xét có thể lựa chọn cho dự án này. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2018 để sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến thống nhất trước khi trình Quốc hội vào năm 2019.

 Mỹ đề xuất vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc: Chính phủ Mỹ đã đề xuất một vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc nhằm tránh leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nước – hãng tin Bloomberg dẫn lời cố vấn kinh tế cấp cao nhất của Tổng thống Donald Trump cho biết ngày 12/9. “Đây là một việc tích cực”, ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng, phát biểu khi xác nhận thông tin trên. “Chúng tôi đang liên lạc với họ, và sự liên lạc đó đã được nâng lên một bậc”.

– Trung Quốc đồng ý đàm phán thương mại với Mỹ: Trung Quốc ngày 13.9 tuyên bố họ hoan nghênh lời đề nghị từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump để đàm phán thương mại, tránh tăng căng thẳng giữa hai nước. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng ngày 13.9 tuyên bố rằng Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận chi tiết cho một vòng đàm phán mới. “Việc leo thang xung đột thương mại không mang lại lợi ích cho cả hai bên”, ông Gao nói.

– Trung Quốc đối mặt với sự cô lập của các ‘đồng minh’ G7: Bắc Kinh đã từng ủng hộ các tranh chấp của Mỹ với Tokyo và Brussels nhưng bây giờ phải đối mặt với sự cô lập khi các đồng minh G7 bắt đầu điều phối chính sách. Một cuộc hội đàm không mang lại kết quả trong việc ngăn chặn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra tại Washington vào ngày 23/8. Các quan chức nước ngoài đã đến thủ đô Hoa Kỳ để tham dự một sự kiện khác phát sinh vào ngày hôm sau. Đó là cuộc họp bất thường ba bên giữa các quan chức thương mại từ Mỹ, EU và Nhật Bản. Nhiệm vụ của họ: chống lại các hành vi kinh doanh bị cáo buộc không công bằng bởi “các nước thứ ba” không xác định. Tuy nhiên, có rất ít nghi ngờ về danh tính của quốc gia được đề cập. Như ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstrom cho biết vào thời điểm đó: “Không có gì bí mật cả, chúng tôi nghĩ rằng đó là Trung Quốc”.

– Tổng thống Venezuela thăm Trung Quốc để bàn chuyện kinh tế: Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc để bàn về các thỏa thuận kinh tế. Theo hãng tin Reuters, chuyến thăm của ông Maduro có thể nhằm thuyết phục Bắc Kinh – chủ nợ hàng đầu của Caracas – cung cấp thêm những khoản vay mới. “Tôi lên đường với những kỳ vọng lớn, và chúng ta sẽ gặp lại nhau sau vài ngày nữa với những thành tựu lớn”, ông Maduro nói ngày 12/9 khi chuẩn bị lên máy bay.

– Vượt Nga và Saudi Arabia, Mỹ thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới: Theo ước tính sơ bộ của Bộ Năng lượng Mỹ ngày 12/9, Mỹ trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 1973 với sản lượng vượt qua Nga và Saudi Arabia, CNN cho biết. Điều này cho thấy sự bùng nổ của dầu đá phiến Mỹ đã định hình lại bức tranh toàn cảnh ngành năng lượng toàn cầu. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua.

– London cảnh báo không trả tiền Brexit nếu không đạt được thỏa thuận với EU: Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Vương quốc Anh Dominic Raab cảnh báo nước Anh sẽ không thanh toán khoản tài chính như đã cam kết với Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit, chỉ việc Vương quốc Anh rời EU, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận “ly hôn”.

– Trang trại bò sữa nổi đầu tiên trên thế giới: Bạn đã nghe nói đến những dàn khoan ngoài khơi và các trại điện gió ngoài khơi. Còn giờ đây một công ty Hà Lan đang phát triển cái được gọi là trại sữa bò ngoài khơi đầu tiên trên thế giới.Kế hoạch đòi hỏi công nghệ cao, cơ sở đa tầng để khai trương vào mùa thu này tại Rotterdam, một cảng ở phía tây nam Amsterdam cách chừng 80km. Trang trại nổi sẽ sản xuất sữa và yogurt gần khu trung tâm Rotterdam, tận dụng lợi thế của không gian không sử dụng, lại còn giúp hạn chế phí tổn và ô nhiễm liên quan đến vận chuyển sản phẩm từ các trang trại xa đến các cửa hiệu tạp hoá địa phương.

– Ở đâu nhiều người giàu nhất thế giới? Theo dữ liệu năm 2017 của hãng nghiên cứu Wealth-X, trên thế giới có tổng cộng 129.730 cá nhân có tài sản trên 50 triệu USDMỹ dẫn đầu thế giới về số người có tài sản trên 50 triệu USD, vượt qua cả châu Âu và châu Á…

D- DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC 

– Vụ Công ty CP Con Cưng: Kiểm tra lại quy trình của quản lý thị trường: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởngban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có ý kiến chỉ đạo về một số nội dung liên quan đến vụ việc kiểm tra hàng hóa của Công ty cổ phần Con Cưng. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra lại quy trình công tác của lực lượng Quản lý thị trường trong vụ việc kiểm tra hàng hóa của Công ty cổ phần Con Cưng, nhất là việc tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm điểm, xử lý theo quy định.

– Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.Theo đó, việc kiểm tra được thực hiện theo một trong ba phương thức gồm kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, xác minh tại cơ sở sản xuất và kết hợp cả hai phương thức trên. 

– Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng phải được giữ bí mật: Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng, Nghị định nêu rõ, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

– Phải lập hóa đơn điện tử khi bán hàng cho khách: Chính phủ quy định người bán hàng, không phân biệt giá trị từng lần bán bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử theo chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế giao cho khách. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừaban hành có nội dung quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Người tiêu dùng tự bảo vệ mình với quy định mới về 3 nhóm dịch vụ: Theo Quyết định 38/2018/QĐ-TTg, từ ngày 22/10/2018 ba nhóm dịch vụ bao gồm dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân) và vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung của Quyết định 35/2015/QĐ-TTg.

– Chính phủ yêu cầu thanh tra một số dự án tại Bắc Giang: Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo về việc thanh tra một số dự án hạ tầng xã hội – giao thông theo hình thức BT tại tỉnh Bắc Giang. Trước đó, theo phản ánh của báo chí, tại tỉnh Bắc Giang, có tình trạng doanh nghiệp tự đề xuất dự án BT nghìn tỷ và trúng thầu, được ưu ái nguồn vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang, được UBND tỉnh bảo lãnh vay vốn, đây là doanh nghiệp liên tiếp trúng hàng chục gói thầu tại Bắc Giang đã gây bức xúc trong dư luận. Cùng với đó, báo chí cũng có bài “Bắc Giang: Xẻ cả công viên cho sếp doanh nghiệp mượn làm dự án sân tập golf” phản ánh 17.472 m2 đất trung tâm thành phố Bắc Giang thuộc quy hoạch Công viên Hoàng Hoa Thám nhưng UBND tỉnh Bắc Giang cho tư nhân mượn để xây dựng sân tập golf với thời hạn 48 năm.

TTOL