Bản tin hội nhập số 34

987

Từ 1/12 đến 7/12/2018

Câu chuyện tuần này: Giám đốc tài chính Huawei bị bắt ở Canada

Bà Wanzhou Meng, Giám đốc tài chính (CFO) kiêm Phó chủ tịch Huawei, đã bị bắt ở Canada và có thể sẽ bị dẫn độ về Mỹ, trong bối cảnh cơ quan chức năng Mỹ đang điều tra nghi án tập đoàn công nghệ Trung Quốc này vi phạm lệnh trừng phạt Iran. Theo tin từ Bloomberg, một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Canada ngày 5/12 nói rằng bà Meng đã bị bắt ở Vancouver vào hôm 1/12.

-Vụ bắt giữ Giám đốc Huawei sẽ ‘đổ thêm dầu’ vào xung đột Mỹ-Trung? Việc Giám đốc tài chính (CFO) Huawei bị nhà chức trách Canada bắt giữ theo đề nghị của Mỹ đã vấp phải phản ứng mạnh của Trung Quốc, đồng thời có khả năng làm phức tạp thêm cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

-Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ vì vụ bắt lãnh đạo Huawei Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được cảnh báo leo thang vì vụ bắt lãnh đạo Huawei.

-Thấy gì từ vụ bắt giữ Giám đốc Huawei gây chấn động? Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xem vụ bắt giữ bà Meng như một bước leo thang quan trọng trong xung đột Mỹ-Trung…

– Chứng khoán Trung Quốc giảm, nhân dân tệ mất giá sau khi sếp Huawei bị bắt Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư và bất ổn quanh mối quan hệ Mỹ – Trung khiến các chỉ số chính tại Thượng Hải và Hong Kong lao dốc.

-Chứng khoán châu Á “đỏ lửa” sau vụ bắt Giám đốc Huawei Giới đầu tư lo ngại rằng vụ bắt vị nữ doanh nhân Trung Quốc sẽ thổi bùng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington…

Giám đốc tài chính vừa bị bắt được kỳ vọng tiếp quản Huawei Mạnh Vãn Chu có công lớn trong quá trình quốc tế hóa Huawei và được coi là người có khả năng kế nhiệm cha mình – nhà sáng lập kiêm CEO Huawei.

-Huawei không biết vì sao giám đốc tài chính bị bắt Hãng smartphone Trung Quốc khẳng định tuân thủ tất cả các quy định, pháp luật tại nơi hoạt động.


TIN BSA

Đại hội Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: BCH mới 15 người, nhiều gương mặt trẻ

Đại hội Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) nhiệm kỳ 2018-2023 vừa diễn ra ngày 1.12.2018 tại TP.HCM, với sự tham dự của ông Phan Văn Mãi – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực tỉnh Bến Tre; ông Nguyễn Quân – Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ; ông Nguyễn Phương Đông – Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp Hội DNTP, đại diện Sở Nội vụ… cùng hơn 100 đại biểu đại diện các doanh nghiệp hội viên Hội DN HVNCLC.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 2018 – 2023 với 15 thành viên, trong đó có nhiều gương mặt mới, trẻ đầy tâm huyết với sự nghiệp phát triển hàng Việt, như ông Lê Trí Thông, CEO PNJ, ông Lý Huy Sáng – Phó tổng giám đốc Minh Long 1 bà Đỗ Duy Hiếu, CEO thép Pomina, Phạm Minh Thiện – Tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May.

Nhiệm kỳ 2018 – 2023, Hội DN HVNCLC sẽ đưa ra nhiều chương trình hoạt động mới thúc đẩy việc xây dựng tiêu chuẩn – chất lượng sản phẩm hướng đến xuất khẩu, hỗ trợ hội nhập và ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh; kết nối – liên kết chặt chẽ giữa các hội viên và với các hệ thống tiêu chuẩn và các nhà phân phối quốc tế; nâng tầm quản trị doanh nghiệp. Trong nhiệm kỳ, kể từ tháng 9.2016, Hội đã chủ động xây dựng Bộ tiêu chí HVNCHN – Chuẩn hội nhập, đến nay đã trao chứng nhận cho 88 doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập & xuất khẩu

“Nhiệm kỳ 2018-2023 sẽ cực kỳ quan trọng trong việc tư duy lại, sáng tạo về sứ mệnh và hoạt động của HVNCLC thời kỳ mới. Chúng ta phải tạo ra những giá trị mới, hoạt động theo phương thức mới để mang lại lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng doanh doanh nghiệp và hàng Việt”. Ông Lê Trí Thông – TGĐ Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ, thành viên Chủ tịch đoàn nhấn mạnh,

Cũng tại đại hội, Hội DN HVNCLC đã ký kết hợp tác với Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, nhằm chia sẻ và phát huy tốt hơn các nguồn lực mà cả hai bên đều có thế mạnh (như nhân lực, thông tin, lực lượng hội viên, các chuyên gia).

Hội DN HVNCLC Xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến Tỉnh ủy Bến Tre, Công ty CP Nhựa Bình Minh, Cty CP Tập đoàn Thái Tuấn, Công ty TNHH Minh Long Hưng, Công ty CP đầu tư Robot đã gởi lẵng hoa chúc mừng Đại hội và đặc biệt cảm ơn các phần quà là sản phẩm của Thái Tuấn gởi tặng toàn bộ khách mời, đại biểu.

-Sở Công Thương TP.HCM đánh giá cao vai trò của Hội DN HVNCLC: Hội DN HVNCLC đã nỗ lực cao trong việc thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, bảo vệ quyền lợi chính đáng, kịp thời phản ánh, kiến nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hội viên.

-Hội chợ HVNCLC Buôn Ma Thuột 2018:  170 doanh nghiệp với hơn 200 gian hàng

Từ ngày 18 đến 23/12 tới, Hội chợ HVNCLC sẽ diễn ra tại Công viên Ama Thuột, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Lần đầu tiên đến với người dân Buôn Ma Thuột, hội chợ sẽ có sự tham gia của 170 doanh nghiệp với hơn 200 gian hàng, trưng bày, triển lãm và giới thiệu đến người tiêu dùng hàng chục ngàn sản phẩm mang nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.


A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Việt Nam chính thức tham gia công nghiệp sản xuất máy bay: Nhà máy sản xuất linh kiện máy bay đầu tiên ở Việt Nam vừa chính thức khánh thành vào sáng nay (6-12), tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

-Startup Việt ra thế giới: Hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Diễn đàn chính sách cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ TECHFEST 2018.

-Hốt bạc nhờ bán… vảy cá: Chẳng rõ vảy cá được sử dụng vào việc gì mà hơn 2 năm nay, ở tỉnh An Giang vẫn có người đến gom mua.

-Đặc sản cam Cao Phong lên máy bay phục vụ khách VIP: Đặc sản cam Cao Phong, Hòa Bình trở thành món tráng miệng phục vụ hành khách hạng thương gia trên gần 70 đường bay của Vietnam Airlines.

-Đội Abivin giành giải nhất cuộc thi chung kết Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2018: Cuộc thi chung kết Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2018 (Innovative Technotrepreneur Contest, ITC) đã kết thúc với chức vô địch thuộc về đội Abivin. Đây là hoạt động trong khuôn khổ TechFest 2018 đang diễn ra tại TP Đà Nẵng.

-Biến hạt tiêu Việt thành nước hoa, sản phẩm làm đẹp: Đó là gợi ý của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị Triển vọng ngành công nghiệp hồ tiêu Việt Nam 2018 tổ chức ngày 4-12 tại TP.HCM.

-Quảng Ngãi đưa hàng loạt nông sản miền núi vào siêu thị Sau thành công đưa các nông sản đặc thù vào 18 siêu thị Big C, huyện miền núi Sơn Hà đang xúc tiến xây dựng thương hiệu sản phẩm.

-Ông Trần Đình Long muốn tìm lại danh hiệu tỉ phú USD đã mất: Ông Long cho biết kết quả kinh doanh của công ty có ảnh hưởng vì các biến động của thép thế giới nhưng về cơ bán các kế hoạch kinh doanh đặt ra đều hoàn thành.

-Bộ trưởng ngồi xe lăn vẫn trăn trở cải cách: Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã ngồi trên xe lăn tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam vào hôm 5-12.

-Hàng trăm hécta quýt hồng đặc sản bị chết: Theo Phòng NN-PTNT huyện Lai Vung, đã có khoảng 260ha quýt bị chết cây và tình trạng này chưa dừng lại.

-Xoài Mũi Né mất mùa, nông dân lo thất thu mùa tết: Theo người dân, nguyên nhân do năm nay thời tiết không thuận lợi, xuất hiện nhiều cơn mưa bất chợt làm cho xoài đang thời kỳ ra hoa bị héo, không đậu trái.

-Hơn 2.000 ha cây có múi bị chết vàng, chết xanh:  UBND tỉnh Đồng Tháp phải tổ chức cuộc họp bàn giải pháp cấp bách

-Việt Nam nhập khẩu hơn 2 tỷ USD than đá: Trong 10 tháng năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Chợ cần chuyển mình giữa thời siêu thị tiện lợi Hành vi người mua hàng thay đổi khiến chợ ngày càng mất đi lợi thế, luôn tăng trưởng thấp hơn bình quân chung của kênh truyền thống, đặc biệt cách rất xa với kênh siêu thị nhỏ và kênh bách hoá.

-Câu chuyện 9 tỷ đô của ghế bàn hội nhập Trong khi ở những vùng núi Tây Nguyên xa xôi, đêm đêm vẫn rầm rì tiếng cưa máy hạ đốn gỗ quý để hình thành những bộ sưu tập hoành tráng cho các biệt phủ hay các dinh cơ mới xây của các nhà giàu đột biến, thì các nước EU đã có những đòi hỏi cương quyết của họ.

-10 tháng Việt Nam có thêm gần 120 nghìn tên miền .vn Kể từ năm 2011, tên miền quốc gia Việt Nam .vn đã liên tiếp đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia được duy trì…

-Vingroup phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu cơ cấu nợ:Số tiền thu về sẽ được dùng để thanh toán gốc và lãi của các đợt trái phiếu phát hành trước đó.

-CEO Novaland tính chi 2.300 tỷ đồng mua 36 triệu cổ phiếu Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa đăng ký mua vào tổng cộng 36,1 triệu cổ phiếu NVL trong thời gian từ 7/12 đến 12/12.

-Ông Vũ Tiến Lộc: ‘Có rất nhiều tin vui dịp cuối năm nay’: Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nền kinh tế có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất.

-Tôm chân trắng của Việt Nam tận dụng thời cơ Mỹ tăng nhập khẩu Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 8 năm nay thị trường Mỹ có xu hướng tăng nhập khẩu tôm, sau khi giảm mạnh các tháng trước.

-Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng dần tỷ trọng hàng công nghiệp, nông sản. Đồng thời, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản.

-Việt Nam nhập siêu gần 22 tỷ USD từ Trung Quốc trong 11 tháng Với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 38,1 tỷ USD và nhập khẩu 59,7 tỷ USD, Việt Nam đã nhập siêu 21,6 tỷ USD từ quốc gia này trong 11 tháng.

-Bưởi vàng óng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, vừa ăn vừa… sợ: Mới đây, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một loại bưởi vàng bóng, trọng lượng 2-3 kg/quả mà dân buôn thường giới thiệu là “bưởi quê”. Tuy nhiên, tiết lộ với báo chí, một tiểu thương một đầu mối bỏ sỉ hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) khẳng định loại bưởi này không phải bưởi quê hay bưởi Việt Nam như quảng cáo mà nhập từ Trung Quốc.

-Chuyên gia dự báo ba xu hướng du lịch sẽ thịnh hành Theo Tổng cục Du lịch, tính đến hết tháng 10/2018, lượng khách quốc tế ước đạt 12,8 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

-Hàng tỉ USD chạy khỏi các nước, đổ vào Việt Nam: Một bộ phận doanh nghiệp Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển sang Đông Nam Á và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu.

-Người Thái có cơ hội tăng tỷ lệ sở hữu ở Sabeco lên đến 100% Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ngày 4/12 chính thức công bố công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xác nhận không hạn chế tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài.

-Đại gia cho thuê ô tô lớn nhất Mỹ nhảy vào Việt Nam: Enterprise Rent-A-Car, công ty cho thuê ô tô lớn nhất tại Mỹ thuê xe với doanh thu 22 tỉ USD/năm trên toàn cầu và hiện đang có mặt ở 85 quốc gia khác.

-Thủ tướng yêu cầu loại trừ “tín dụng đen”: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngay trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2018.

-Tăng giá nhiều loại dịch vụ cảng biển: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành hướng dẫn về khung giá một số loại dịch vụ tại cảng biển Việt Nam, trong đó nhiều mức giá được điều chỉnh tăng so với mức hiện hành, áp dụng từ 1-1-2019.

-Ứng dụng giao nhận đồ ăn của Foody nhảy vào lĩnh vực gọi xe Với chỗ dựa vững mạnh Foody, ứng dụng chuyên giao nhận đồ ăn Now.vn gia nhập thị trường gọi xe và sẽ trở thành đối thủ nặng kí của Grab và Go-Viet.

-Ford triệu hồi hơn 17.000 xe Ranger và Fiesta tại Việt Nam Toàn bộ mẫu xe Ranger thuộc diện triệu hồi đều được sản xuất tại Thái Lan và được Ford Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc..

-Ở tuổi 100, tỷ phú cao tuổi nhất thế giới vẫn đến văn phòng mỗi ngày Dù đã 100 tuổi, tỷ phú già nhất thế giới Chang Yun Chung vẫn chưa có ý định ngừng làm việc và hưởng thụ khối tài sản khổng lồ mà ông đã tạo dựng được trong sự nghiệp kinh doanh kéo dài 8 thập niên.

C – HỘI NHẬP

VN chỉnh sửa môi trường kinh doanh theo các tiêu chuẩn của OECD: “Chính phủ sẽ tiếp tục chỉnh sửa môi trường kinh doanh theo các tiêu chuẩn của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và theo hướng nâng cấp hơn”.

-Bà Lê Diệp Kiều Trang bất ngờ tuyên bố rời Facebook: Theo đó bắt đầu từ 1/1/2019 bà sẽ không còn làm việc cho mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

-Giám đốc WB kiến nghị 4 vấn đề Việt Nam cần ưu tiên thực hiện: Báo cáo Việt Nam 2035 đưa ra khát vọng, mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao, đạt 10 nghìn USD/người/năm.

-Đoàn nhà báo châu Âu đến Bình Định: Ngày 5-12, đoàn nhà báo châu Âu gồm có 6 nhà báo đã đến tỉnh Bình Định tìm hiểu thực tế, lấy tư liệu viết bài về chủ trương, chính sách, những nỗ lực của địa phương này khắc phục thẻ vàng chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp thủy hải sản…

-48 doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư tại TPHCM:Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa tổ chức buổi “Kết nối doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng Nhật Bản – Good Goods Japan 2018”.

-Hàng tiêu dùng Nhật Bản tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam Hiện tại Việt nam có rất nhiều đại lý, nhà phân phối sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, tuy nhiên có một số đơn vị chưa nhận biết và hiểu rõ về các sản phẩm của Nhật Bản.

-Xuất hàng đi Nhật: Minh bạch, tự nguyện trong tiêu chuẩn Trước khi đưa chuối Fohla sang Nhật Bản thành công, ông Huy đã “khởi nghiệp” với hơn 20 loại cây, con khác nhau. Cái duyên đưa ông đến trái chuối bắt đầu từ việc “nghe” thông tin về Hiệp định TPP, nay là CPTPP.

-Việt Nam cần có thương hiệu du lịch như Singapore, Dubai Bên cạnh nhiều mảng cần cải thiện, các chuyên gia cho rằng tạo thương hiệu quốc gia riêng là nhiệm vụ đầu tiên của ngành du lịch.

-Quảng bá du lịch Việt: Chỉ có ít triệu đô, dùng thế nào cho hiệu quả?

-Trái cây tươi đi châu Âu, quá khó? Xuất khẩu trái cây tươi đi EU, khó nhất là phải giữ đầy đủ dưỡng chất, nguyên liệu an toàn, nguồn gốc minh bạch… nhưng ông Siebe Van Wijk, giám đốc The Fruit Republic (TFR, Hà Lan) đã xuất hàng này đi EU suốt bảy năm nay.

-Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Úc đạt gần 6,4 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Úc trong 10 tháng năm nay tăng 23%, trong khi đó nhập khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái…

-Xuất khẩu rau quả: Mục tiêu 10 tỷ USD vào 2025 ngày càng xa Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2018 sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10% so với năm trước, thấp hơn nhiều so với con số trên 42,4% của năm 2017…

-Các công ty dầu mỏ hầu như không bỏ tiền vào năng lượng tái tạo: Theo một nghiên cứu từ tổ chức tư vấn chính sách CDP công bố vào đầu tháng 11/2018

-Đức cam kết đầu tư 3 tỷ euro cho AI: Chính phủ Đức mới cam kết đầu tư 3 tỷ euro vào AI từ nay đến năm 2025, cố gắng lấp đầy khoảng trống giữa họ với các quốc gia đang dẫn đầu thế giới.

-Phát triển thuật toán cung cấp địa chỉ cho 4 tỷ cư dân: Các chuyên gia từ MIT Media Lab và Facebook đã phát triển thuật toán cung cấp địa chỉ cho 4 tỷ cư dân thế giới sống trong lều bạt và các ngôi nhà lụp xụp.

-Học giả Mỹ – Trung hoài nghi về kết quả hội đàm Donald Trump – Tập Cận Bình: Mặc dù hai bên sau đó cho rằng cuộc hội đàm “rất thành công”, nhưng theo giới phân tích quốc tế, về thực chất, kết quả cuộc hội đàm chỉ gói gọn trong bốn chữ “duy trì nguyên trạng”.

-Ông Trump lại dọa tái áp thuế với hàng hóa Trung Quốc hai lần trong ngày 4/12 Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/12 hai lần dọa tái sử dụng biện pháp thuế với hàng hóa Trung Quốc nếu Washington không thể đạt một thỏa thuận thương mại có hiệu quả với Bắc Kinh.

-Giá đậu tương Mỹ bật tăng nhờ lời hứa của Trung Quốc Giá đậu tương giao sau tại thị trường Mỹ tăng mạnh sau khi Nhà Trắng tuyên bố Trung Quốc nhất trí ngay lập tức mua thêm nông sản Mỹ như một phần trong thỏa thuận “đình chiến” thương mại giữa hai nước.

-Chủ tịch AmCham: 1/3 doanh nghiệp Mỹ đang rời Trung Quốc Theo Chủ tịch AmCham, các doanh nghiệp Mỹ đang dời Trung Quốc, coi Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu. Việt Nam đang có lợi ích từ một số doanh nghiệp đó.

-WTO cảnh báo thương mại toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng Hệ thống thương mại quốc tế đang rơi vào khủng hoảng. Cảnh báo trên được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra ngày 4/12 trong bối cảnh lãnh đạo các tập đoàn sản xuất ôtô của Đức nhóm họp tại Washington (Mỹ).

-Gây bất ổn – vũ khí của Trump trong chiến tranh thương mại? Tổng thống Mỹ muốn dùng bất ổn để ngăn các công ty đầu tư ra ngoài Mỹ, đồng thời gây rạn nứt các nền kinh tế ông đang đàm phán.

-Pháp hoãn kế hoạch tăng thuế xăng dầu trước làn sóng biểu tình gia tăng Chính phủ Pháp ngày 4/12 tuyên bố hoãn 6 tháng kế hoạch tăng thuế xăng dầu trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối kế hoạch này đã biến thành bạo loạn ở thủ đô Paris vào cuối tuần vừa rồi.

-10 vụ bê bối lớn nhất của các hãng công nghệ năm 2018 Bị điểm mặt với hàng loạt bê bối trong năm 2018 là hai hãng công nghệ khổng lồ Mỹ Facebook và Google…

-Năm tồi tệ của Huawei trước khi giám đốc tài chính bị bắt Huawei liên tục bị Mỹ và nhiều nước khác cấm cửa vì lo ngại thiết bị viễn thông đe dọa an ninh quốc gia.

-Tỷ phú Bloomberg tính bán hãng tin nếu tranh cử Tổng thống Mỹ Tỷ phú Michael Bloomberg, nhà sáng lập công ty dữ liệu tài chính và truyền thông Bloomberg LP, tính tranh cử Tổng thống…

-Hãng tin Reuters cắt 3.200 nhân viên để giảm chi phí: Thomson Reuters thông báo cắt giảm 12% nhân viên trong vòng hai năm tới trong kế hoạch thu gọn kinh doanh và giảm chi tiêu.


D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-Cổ phần hoá hàng loạt có thể “đẻ” ra 3 “nền kinh tế”: 3 “nền kinh tế” này được ví von theo thứ tự như “con đẻ”, “con nuôi” và “con ngoài giá thú”, có thân phận, luật lệ và thị trường riêng

-Không thể xem TP.HCM là bò sữa để vắt quá nhiều’: Theo tỷ lệ phân bổ ngân sách do Trung ương quy định thì TP.HCM làm ra 100 đồng thì chỉ được chi 18 đồng, còn lại 82 đồng nộp về ngân sách.

-Hà Nội vẫn quyết xây bến xe Yên Sở dù Bộ Giao thông nói không nên: Hà Nội sẽ xây dựng Bến xe khách Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích khoảng 3,4 ha để hỗ trợ cho các bến xe hiện có…

Thuế thu nhập cá nhân, bảo vệ môi trường góp 120.000 tỷ vào ngân sách Thu từ thuế bảo vệ môi trường và thuế thu nhập cá nhân hiện đang chiếm đến 13% tổng thu nội địa và 10% tổng thu ngân sách nhà nước…

-Điều tra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại IPC: Lũng đoạn tài sản nhà nước

-Điều tra nhiều sai phạm nghiêm trọng tại IPC: Những phi vụ ‘ném tiền qua cửa sổ’

Nhóm thông tin hội nhập

Theo BSA