Từ 12/1 đến 18/1/2019

Câu chuyện tuần này: LocalG.A.P – bộ tiêu chí nâng tầm nông sản Việt

LocalG.A.P là chương trình hợp tác giữa hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN.HVNCLC) với GlobalG.A.P để tạo thuận lợi cho nông hộ nhỏ, nhóm chiếm hơn 70% trong cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam, có thểtham gia vào thị trường.

Từ năm 2016, hội DN.HVNCLC đã bắt đầu phiên thảo luận đầu tiên với đại diện của Food Plus tại trụ sở chính của GlobalG.A.P ở Cologne (Đức), về lộ trình để người sản xuất nông nghiệp nhỏ tại Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế.

Năm 2018, trong khuôn khổ hội chợ trái cây và rau Logistica tại Berlin (Đức), đại diện hội DN.HVNCLC đã làm việc với bà Christi Venter, chuyên gia cao cấp của GlobalG.A.P về chương trình LocalG.A.P đầu tiên áp dụng cho lĩnh vực trồng trọt. Chương trình tương tự cho hai lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản dự kiến hoàn tất trong năm 2019.

LocalG.A.P được chia thành hai mức: cơ bản và chuyển tiếp với trọng tâm tập trung vào an toàn thực phẩm, có bao gồm truy xuất nguồn gốc. Theo đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện dựa trên các đánh giá rủi ro và thiết lập các biện pháp kiểm soát phù hợp. Còn các yêu cầu liên quan đến môi trường, sức khoẻ và an sinh người lao động được giảm đến mức thấp nhất cho phù hợp với năng lực của nông hộ sản xuất nhỏ.

Tham gia chứng nhận LocalG.A.P, thông tin của nông hộ sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu của GlobalG.A.P. Phía hội DN.HVNCLC đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng với GlobalG.A.P để triển khai chương trình chứng nhận LocalG.A.P, chậm nhất cuối quý 1/2019 là có thể bắt đầu.

Phiên bản tiếng Việt của LocalG.A.P đã sẵn có, nông hộ quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với ban quản lý dự án chương trình HVNCLC – Chuẩn hội nhập ngành thực phẩm để được cung cấp tài liệu.

Như vậy, kể từ năm 2019, bên cạnh chứng nhận VietG.A.P, nông dân có thể chọn chứng nhận LocalG.A.P như một đảm bảo cho nông sản an toàn. Với uy tín toàn cầu của GlobalG.A.P, chương trình LocalG.A.P sẽ nâng cấp năng lực sản xuất của nông dân Việt, cũng như cấp “thị thực” vào thị trường hội nhập của nông sản Việt Nam.

Xem chi tiết>> Tại đây

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Phiên Chợ Tết Xanh – Qùa Xuân – Tết Việt 2019: Nơi hội tụ đặc sản Việt NamPhiên chợ diễn ra từ ngày 27/01 – 02/02/ 2019, tại số 12 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Q.1, TP. HCM. Phiên Chợ Tết Xanh – Qùa Xuân – Tết Việt do Trung tâm BSA phối hợp với Trung tâm dịch vụ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phía Nam tổ chức.

-Tết: Trải nghiệm sản phẩm mới cùng doanh nghiệp Việt: Đến thời điểm này, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt đã đầy ắp trên các quầy kệ ở siêu thị.

-Hơn 120 đặc sản Bến Tre ‘đổ bộ’ TP.HCM: Mứt dừa, dầu dừa, bưởi da xanh, nhãn đến hoa, cây kiểng… sẽ có mặt tại TP.HCM phục vụ người dân Tết âm lịch thời gian tới.

-Khai sinh nhóm Mekong Organic: Các nghiên cứu sinh Việt Nam tại Australia đã tổ chức diễn đàn phát triển mối quan hệ đối tác giữa Australia – Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ vào ngày 14/1/2019 tại ĐH An Giang.

-Cả nước có thêm 165.300 doanh nghiệp: Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.478 ngàn tỷ đồng, nếu tính thêm vốn đăng ký tăng thêm 2.408 ngàn tỷ đồng thì tổng vốn đăng ký vào nền kinh tế cả năm qua gần 3.887 ngàn tỷ đồng.

-Gần 900 triệu USD đổ vào các startup Việt trong năm 2018: Lượng vốn đầu tư mà các startup Việt Nam thu hút được trong năm ngoái đã tăng gấp 3 lần so với 2017.

-Xuất khẩu 3,52 tỷ USD, điều Việt Nam đứng số 1 thế giới năm 2018: Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.

-Con đường gập ghềnh của mận, cam, quýt… Đã có nhiều người mua mứt mận, nước cốt chanh, xi rô từ vỏ cam, quýt của công ty thực phẩm Ngọc Phụng (Cao Lãnh, Đồng Tháp).

-Đem chuông đi đánh xứ người: Nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đã “tiến công” vào thị trường nước ngoài bằng các phương thức mua bán sáp nhập, mua lại nhà máy, cổ phần của các công ty nước ngoài ngay tại quốc gia họ.

-Hàng Việt Nam ‘lép vế’ trong hệ thống bán lẻ nước ngoài: Sau một thời gian đưa hàng vào các siêu thị nước ngoài tại Việt Nam, số doanh nghiệp và sản phẩm Việt tồn tại được ở kênh phân phối này khá khiêm tốn.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019: Hiệu triệu sức mạnh tổng hợp để bứt phá: Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ba dự kiến thu hút khoảng 2.000 đại biểu tham gia các phiên hội thảo chuyên đề và đối thoại chính sách…

-Một nhân viên ở Hải Dương lĩnh thưởng tết 900 triệu: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cho biết mức thưởng Tết bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này năm 2019 đạt 4,4 triệu đồng, trong đó có trường hợp cao nhất là hơn 900 triệu đồng và thấp nhất là 50.000 đồng.

-Sài Gòn Tết này không lo thiếu mai Với tình hình thời tiết đang khá thuận lợi, dự báo thị trường cây kiểng, hoa tết trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 sẽ rất phong phú, giá không tăng cao. Ngoài những chợ hoa xuân như mọi năm, TPHCM sẽ có đường hoa mai vàng tại huyện Bình Chánh để du khách tham quan và mua sắm.

-Kiểng tắc hình con heo 2 triệu đồng/1 cây ‘cháy’ hàng: Các nghệ nhân tại tỉnh Bến Tre đang gấp rút cho ra đời những tuyệt tác kiểng tắc hình con heo, tượng trưng cho con giáp năm Kỷ Hợi 2019.

-Đa dạng tượng heo mạ vàng làm quà ngày tết: Dù có giá lên đến hàng chục triệu đồng nhưng những chú heo mạ vàng theo linh vật của năm Kỷ Hợi vẫn là món quà được không ít người chọn làm quà tặng trong dịp tết.

-Đào ghép Trung Quốc cạnh tranh đào Thất thốn Nhật Tân xịn: Giá từ 400.000 đến 2 triệu đồng/cây, đào ghép Trung Quốc giả làm đào Thất thốn đang được rao bán nhiều trên các chợ online và hè phố và được giới bình dân ưa chuộng.

-Người Sài Gòn tìm xe đời mới, Hà Nội chuộng xe đời cũ: Phát hiện trên vừa được trang Chợ Tốt Xe công bố trong bảng thống kê “soi” người Việt chuộng những mẫu xe gì trong năm qua theo hàng trăm ngàn tin đăng bán và tìm kiếm mua của người tiêu dùng.

-5 hãng bán gần 3,4 triệu xe máy cho người Việt trong 2018: Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) vừa cho biết, tổng sản lượng bán hàng của 5 doanh nghiệp thành viên trong quý 4/2018 đạt 933.996 chiếc, tăng 8% so với quý trước đó.

-Kinh doanh thực phẩm chức năng dần biến tướng thành bán hàng đa cấp: Cho rằng thực phẩm chức năng ngày càng được kinh doanh biến tướng theo kiểu bán hàng đa cấp, liên bộ Công thương và Y tế khẳng định sẽ siết việc quản lý mặt hàng này trong thời gian tới nhằm giảm thiệt hại cho người tiêu dùng.

-Bamboo Airways bay chuyến bay thương mại đầu tiên: Chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh từ TP.HCM của hãng hàng không Bamboo Airways đã chính thức hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội lúc 13 giờ chiều nay, 16.1.

-Chuỗi bán lẻ Watsons của tỉ phú Lý Gia Thành vào Việt Nam: Chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ dùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có trụ sở tại Hồng Kông vừa ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiện được Business Inquirer đưa tin.

-IKEA sẽ đầu tư 450 triệu euro vào Hà Nội: Việt Nam có thể là thị trường tiếp theo của IKEA trong chiến lược mở rộng thị phần tại Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

– Kênh phân phối 2019 có gì mới?: Câu hỏi quan trọng nhất của nhà hoạch định chiến lược phân phối và bán hàng là năm 2019 tình hình các kênh phân phối có xu hướng gì mới, dịch chuyển ra sao, để từ đó có giải pháp phù hợp.

-Việt Nam có thể nhập siêu 3 tỷ USD năm 2019: Nông sản sẽ không còn là yếu tố thuận lợi, tác động tới tăng trưởng xuất khẩu trong năm nay của Việt Nam.

– Ford, Nissan và GM cùng lúc ‘tuyên chiến’ với Tesla: Tesla gặp nhiều áp lực khi các ông lớn trong ngành xe hơi như Ford, Nissan và GM chính thức tham gia cạnh tranh trong thị trường xe điện.

-Trung Quốc đẩy mạnh 5G và AI, cạnh tranh với Mỹ: Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc cho biết đầu tư vào “cơ sở hạ tầng mới” như trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G là ưu tiên hàng đầu, giữa lúc nước này cạnh tranh với Mỹ về mặt công nghệ.

– Xiaomi mất 40% giá trị thị trường: Cổ phiếu công ty từng được mệnh danh là “Apple của Trung Quốc” hồi mới chào sàn chứng khoán, hiện đi giữa một tháng dài lao dốc không phanh.

-McDonald bị EU tước quyền sử dụng tên Big Mac tại châu Âu: Trong vụ kiện mới đây, hãng thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald đã mất quyền sử dụng tên “Big Mac”cho sản phẩm của mình tại châu Âu.

C – HỘI NHẬP

-Doanh nghiệp FDI đứng đầu danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất VN: Công ty CP Báo cáo đánh giá VN (Vietnam Report) cùng báo VietNamNet đã công bố danh sách và thứ hạng của 500 doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2018 (VNR500), đây là năm thứ 12 VNR500 được công bố.

-Amazon hợp tác với Bộ Công Thương, chính thức mở đường vào Việt Nam: Sau rất nhiều lời đồn đoán, đây được xem là bước tiến mới nhất, chính thức hóa việc gã khổng lồ Mỹ Amazon bước chân vào thị trường Việt Nam.

-CPTPP: Hàng nghìn dòng thuế được xoá bỏ từ 14/1: Các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình.

-CPTPP: Doanh nghiệp nhà nước có doanh thu trên 16.000 tỷ hết vị thế độc quyền: Theo điều khoản của CPTPP, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường.

-CPTPP có hiệu lực: Lo hàm lượng nội địa hóa của doanh nghiệp Việt: Ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TPHCM cho hay vấn đề nội địa hóa trong CPTPP yêu cầu rất cao, không giống như một số hiệp định khác.

-HSBC: CPTPP có thể mang đến lợi ích ‘ngay lập tức’ về mặt thương mại: Ngày 14/1, Ngân hàng HSBC (Việt Nam) đã đưa ra dự báo Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam sẽ tiếp sức cho tự do thương mại.

-Thủy sản, đồ gỗ, dệt may rộng cửa đi thế giới: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với VN kể từ ngày 14.1 và nhiều mặt hàng từ VN xuất khẩu sẽ được giảm thuế ngay về 0%.

-TS Võ Trí Thành: CPTPP giúp doanh nghiệp Việt ‘học làm người lớn’: Áp lực cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng… là những tác động tích cực của CPTPP với doanh nghiệp Việt Nam.

-Cơ quan trung ương mua sắm công từ 68 tỷ sẽ bị điều chỉnh bởi CPTPP: Từ ngày 14/1/2019 đến 31/12/2019, cơ quan cấp trung ương mua sắm hàng hóa, tư vấn, phi tư vấn có giá gói thầu từ 68 tỷ đồng trở lên sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của CPTPP.

-Thứ trưởng Công Thương: Không có lý do để bi quan với CPTPP: CPTPP không phải là “mỏ vàng lộ thiên” nhưng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, với hơn 20 năm hội nhập và cạnh tranh, Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin khi CPTTP mang lại ít nhất 3 thị trường mới mà doanh nghiệp trong nước vẫn luôn xuất siêu.

-Samsung cam kết mở rộng đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam: Ông Shim Won Hwan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung, cho biết Tập đoàn cũng vừa chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, kể cả dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

-Philippines được dự báo là câu chuyện tăng trưởng ấn tượng hàng đầu châu Á: “Những khó khăn đã lắng xuống. Nhà đầu tư đang sẵn sàng quay trở lại Philippines”…

-Vượt Trung Quốc, Đông Nam Á là điểm đến đầu tư tốt nhất năm 2019: Khoảng 39% số người được hỏi xem Đông Nam Á là khu vực đem lại lợi tức đầu tư tốt nhất, trong khi 35% chọn Trung Quốc và 16% chọn Mỹ.

-Trung Quốc toan tính gì khi xây dựng tuyến đường sắt nối liền Đông Nam Á: Việc tập đoàn Itochu và nhà sản xuất xe lửa Hitachi rút khỏi gói thầu trị giá 7 tỷ USD dành cho dự án đường sắt cao tốc Thái Lan đã góp phần hiện thực hóa tham vọng nối liền Đông Nam Á của Trung Quốc.

-Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ tại ASEAN: Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ vào cộng đồng các nước ASEAN.

-Xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm kỷ lục: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Bắc Mỹ và châu Âu trong năm 2018 đã giảm 73%, mức thấp nhất trong 6 năm. Trong khi đó, xuất khẩu của Bắc Kinh cũng giảm xuống mức kỷ lục trong 2 năm qua.

-Trung Quốc tuyên bố giảm thuế trên diện rộng để cứu tăng trưởng kinh tế: Chính phủ Trung Quốc đang dựa ngày càng nhiều vào cắt giảm thuế để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang giảm tốc, thay vì ồ ạt đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn tới tình trạng nhiều công trình không có người sử dụng như trước đây.

-Trung Quốc có đến 500 startup xe điện, bắt đầu nỗi lo dư cung: Nhiều startup phương tiện năng lượng mới (NEV) ở Trung Quốc phải đón lời nhắc nhở thẳng thừng từ Bắc Kinh: Triển vọng và sự thúc đẩy của chính phủ cho mảng đang bùng nổ không đủ đảm bảo tất cả giấy phép sản xuất.

-Grab “bắt tay” công ty Trung Quốc cung cấp bảo hiểm qua ứng dụng: Dịch vụ bảo hiểm của Grab sẽ được triển khai tại Singapore trong nửa đầu năm 2019, trước khi mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á khác…

-‘Mỹ điều tra hình sự Huawei vì nghi án đánh cắp bí mật thương mại’: Nếu được xác nhận, cuộc điều tra mới nhất của Mỹ nhằm vào Huawei sẽ cho thấy lập trường ngày càng cứng rắn của Washington.

-Tỷ phú sáng lập Huawei sẵn sàng thu nhỏ hoạt động công ty nếu Mỹ muốn: Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), tỷ phú sáng lập Huawei Technologies, vừa lên tiếng sau nhiều năm im lặng, ngay giữa lúc đế chế công nghệ của ông phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong hơn 30 năm qua.

-Ba Lan có thể cân nhắc việc hạn chế sử dụng thiết bị của Huawei: Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan cũng có thể xem xét việc thắt chặt khung pháp lý nhằm cho phép nhà chức trách nước này hạn chế việc sử dụng các sản phẩm của những công ty bị cho là đe dọa an ninh của Ba Lan.

-Kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong 2019?: Viễn cảnh kinh tế Mỹ 2019 được nhận xét sẽ giống như một trò chơi cân não đối với các hãng bán lẻ khiến các doanh nghiệp hoãn các quyết định đầu tư lớn. Xác suất của suy thoái trong năm nay là 50-50.

-Ông Thaksin khuyên người Thái chuẩn bị đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu: Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra khuyên người Thái hãy chuẩn bị đối phó với những hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra vào cuối năm nay kéo dài đến năm sau.

D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-VNPT chuyển hướng thành nhà cung cấp dịch vụ số: Đẩy mạnh hơn chuyển đổi số, tham gia mạnh vào thị trường dịch vụ số… Đó là định hướng phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) kể từ năm 2019.

-Thủ tướng đồng ý thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đồng ý việc thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các khoản nhỏ lẻ, và đầu tiên sẽ thí điểm với một đơn vị viễn thông.

-Bộ GTVT ủng hộ ứng dụng gọi xe công nghệ: Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định luôn ủng hộ và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động vận tải

– Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: ‘4.0 là phải đập bỏ cái cũ, chấp nhận cái mới’

-Mất 10 năm làm thủ tục xây nhà máy điện: Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính khi cấp phép triển khai các dự án cũng như các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.

-Cựu ngoại trưởng Mỹ: ‘Nhiệt điện than không rẻ hơn các các năng lượng sạch’: Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 diễn ra sáng 17-1 tại Hà Nội, cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyến nghị: Việt Nam nên chọn năng lượng sạch, không nên lệ thuộc vào nhiệt điện than.

-Sở TN-MT sẽ không còn kiểm tra trực tiếp tại cảng: Ông Nguyễn Thượng Hiền – vụ trưởng Vụ Quản lý chất thải (Tổng cục Môi trường) – cho biết: “Sau khi ban hành các quy chuẩn, Bộ TN-MT đã tổ chức hai đợt tập huấn cho các Sở TN-MT và các tổ chức giám định.

-TPHCM xây dựng chương trình hỗ trợ 6.000 doanh nghiệp mạnh: Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ “khơi thông nguồn lực, thu hút mạnh nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Xây dựng chương trình hỗ trợ cho 6.000 doanh nghiệp mạnh của thành phố (doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỷ đồng).

-Triển khai thu thuế điện tử toàn bộ ở TPHCM và Hà Nội  Chỉ đạo về nhiệm thụ thu ngân sách năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo ngành thuế phải nhanh chóng xây dựng về triển khai đề án mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn về thuế.

-Sẽ trình Bộ Chính trị đề án nâng cao hiệu quả đầu tư FDI: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ họp với các bộ, ngành, địa phương về xây dựng đề án ‘Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2030’.

-2.200 doanh nghiệp Cần Thơ báo lỗ: Trong tổng số 7.856 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động ở Cần Thơ có hàng ngàn DN báo lỗ. Lãnh dạo thành phố muốn biết các DN đang vướng điều gì, cần hỗ trợ gì?

-Thanh tra toàn bộ dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Việc một số dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa xây xong móng tòa nhà, chưa được Sở Xây dựng TPHCM chấp thuận đủ điều kiện đã mở bán là sai với pháp luật về nhà ở.

-Đầu tư vào nông nghiệp: Tiếp cận đất đai đang là cản trở lớn: Chủ tịch VCCI đã dùng hai chữ ngập ngừng khi nhận xét về tiến độ giải quyết những vấn đề cốt lõi về thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có quyền tài sản đối với đất đai.

Nhóm thông tin hội nhập

Theo BSA