Từ 19/1 đến 25/1/2019

CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY: CHÚC MỪNG 542 DN CHÍNH THỨC ĐẠT DANH HIỆU HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2019

Cuộc điều tra bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 (HVNCLC) do Hội Doanh nghiệp (DN) HVNCLC chủ trì thực hiện đã chính thức khép lại sau ba tháng điều tra hiện trường và trực tuyến. Danh sách sơ bộ doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn đã được công bố trên báo Tuổi Trẻ và Thế Giới Tiếp Thị ngày 26.12.2018.

Sau một tháng tiếp nhận hồ sơ minh bạch và cập nhật thông tin của doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các cơ quan quản lý kinh doanh các địa phương mà doanh nghiệp đăng ký (có 42 đơn vị từ 28 địa phương trên cả nước đã phản hồi, đề cập đến 23 doanh nghiệp), chúng tôi đã xác minh, nghe giải trình từ doanh nghiệp; bên cạnh đó, chúng tôi cũng xem xét thêm cácthông tin từ giới truyền thông và người tiêu dùng.

Và cho tới hôm nay danh sách chính thức đạt danh hiệu HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2019 đã được xác định. Kết quả: có 542 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2019 DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN.

Lễ công bố và trao danh hiệu sẽ diễn ra vào ngày 20.2.2019 tại Trung tâm hội nghị THE ADORA, số 431 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Để biết thêm thông tin về chương trình, vui lòng liên hệ Ms. Thiên Thư. Email: thienthu@bsa.org.vn Hotline: 0937 102 797. Danh sách chính thức này được công bố rộng rãi trên báo Tuổi Trẻ, báo Thế Giới Tiếp Thị và ba website: www.bsa.org.vn, www.hvnclc.vn

Xem trực tiếp tại đâyDANH SÁCH CHÍNH THỨC HVNCLC_2019

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Hoa mọi miền đổ về Sài Gòn: Sáng chủ nhật rằm tháng chạp, hai bên đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức), nườm nượp sắc xuân với đủ các loại hoa từ khắp nơi đổ về.

-Miền Tây hối hả bung hoa tết: Một tuần trước rằm tháng chạp, nhiều người kinh doanh hoa kiểng ở An Giang đã chở mai gốc, kiểng lá bày dọc bờ sông Long Xuyên.

-Lần đầu tiên tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre tại TPHCM: Ngày 24-1, Hội chợ giới thiệu sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bến Tre đã khai mạc tại Trung tâm thương mại BigC An Lạc, TPHCM.

-Việt Nam lần đầu có thương hiệu vào nhóm 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới: Mỗi năm Brand Finance thực hiện đánh giá khoảng 5.000 thương hiệu toàn cầu với 40 lĩnh vực khác nhau trên nhiều tiêu chí như doanh thu, chỉ số sức mạnh thương hiệu,…
– 8 loại trái cây Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc: Trước mắt có 8 loại trái cây mà Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào Trung Quốc là: thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối, vải, nhãn và dưa hấu.
-EU áp dụng biện pháp tự vệ 3 sản phẩm thép Việt Nam: Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công thương cho biết, Ủy ban châu Âu vừa có thông báo tới WTO về kết quả điều tra cuối cùng và biện pháp tự vệ dự kiến sẽ được áp dụng đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
-Xuất khẩu chè giảm cả lượng và trị giá: Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu chè Việt Nam trong tháng 12/2018 đạt 12.000 tấn, trị giá 23 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với tháng trước đó.
-Mỏ dầu cạn kiệt: tình huống báo động của Việt Nam: Các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông.

-60 năm thăng trầm của thương hiệu bia gắn liền với người Hà Nội

-Bản địa là cố giữ lấy cái đặc hữu: Bản địa đang là chuyện thời thượng. Khi hội nhập sâu, biên giới sẽ mờ dần. Nhiều doanh nghiệp “vọng ngoại” có ý tưởng khai thác cùng lúc cả hai thị trường. Hơn nữa, nói đến ‘cuộc hôn nhân’ giữa anh ‘du’ (lịch) và chị ‘nông’ (nghiệp) là muốn bán thêm cái trải nghiệm sản xuất bản địa cho du khách.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỚNG

-Năm 2018, 5 tỷ USD kiều hối đổ về TP.HCM: Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16/1/2019, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, trong năm 2018, thành phố nhận được khoản kiều hối 5 tỷ USD, thấp hơn một chút so với năm 2017 (5,2 tỷ USD).

-Nhà giàu Việt chi chục triệu mua đào đông đỏ, mai Mỹ chơi Tết: Mỗi chậu đào đông đỏ, mai Mỹ có giá lên đến hơn chục triệu nhưng theo nhiều người bán hiện khách muốn mua phải đặt trước bởi khi hoa vừa nhập khẩu về là “cháy hàng”.

-Chi quảng cáo tiếp thị tại cửa hàng dẫn đầu với 88 triệu đồng mỗi năm: Đây là kết quả khảo sát về tình hình kinh doanh năm 2018 vừa được thực hiện bởi Sapo – đơn vị quản lý và bán hàng đa kênh – với hơn 5.000 cửa hàng.

-8 nhóm hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất năm 2018: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2018 với 42,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017.

-Ngành viễn thông thu 390.000 tỷ năm 2018, Viettel chiếm 60%

-Xe ôtô nhập khẩu năm 2018 giảm 16%

-Đua hút khách tiêu tiền Tết qua chiếc di động: Các ứng dụng đang chạy đua nhau thu hút người dùng mở hầu bao vào những ngày cuối năm từ sắm Tết, đặt đồ ăn cho đến lì xì.

-Sẽ đưa vào hoạt động 6 nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp hiện đại: Với Quyết định số 300, đến ngày 30-9, TP sẽ đưa vào hoạt động 6 nhà máy giết mổ gia súc quy mô công nghiệp hiện đại trên địa bàn với tổng công suất 13.000 con heo/ngày.

– Xây dựng chuỗi sản xuất thịt heo xuất khẩu: Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận và Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam (GreenFeed) ký thỏa thuận hợp tác “Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất thịt heo an toàn dịch bệnh để xuất khẩu, giai đoạn 2019-2020” theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE).

-Thu hút thêm 80.000-100.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Đang có làn sóng đầu tư mạnh vào nông nghiệp, do đó Bộ NN-PTNT và Bộ Kế hoạch – Đầu tư đặt mục tiêu thu hút khoảng 80.000-100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới
-Hyundai Motor lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam:Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), Hyundai Motor Co. – nhà sản xuất xe ôtô lớn nhất Hàn Quốc – ngày 24/1 cho biết sẽ thành lập một liên doanh với tập đoàn Thành Công, để thúc đẩy doanh số bán xe tại thị trường Việt Nam.
– Ikea xác nhận sắp mở cửa hàng tại Việt Nam: Ikea đang lên kế hoạch tấn công vào thị trường Nam Mỹ và mở rộng ra khu vực Đông Nam Á nhằm phục vụ cho tham vọng thống trị thị trường nội thất thế giới.
-Doanh nghiệp Ấn Độ tìm cơ hội đầu tư vào ngành dược Việt Nam: Ngày 21/1, đoàn doanh nghiệp hơn 20 công ty Ấn Độ đã đến TP.HCM để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm, y tế.
-Chủ tịch bị bắt của Nissan từ chức lãnh đạo ở Renault: Sau khi mất chức tại Nissan và Mitsubishi Motors, huyền thoại ngành công nghiệp ôtô thế giới tiếp tục từ bỏ các vai trò đang nắm tại Renault.
-Nhà đầu tư rút lui, giới kinh doanh máy đào tiền ảo khốn đốn: Những người trẻ Trung Quốc từng mơ bắt được vàng với việc “đào” tiền ảo đang đối mặt với những hệ hụy kể từ khi bong bóng tiền ảo nổ tung vào năm ngoái, theo tờ Nikkei.

C – HỘI NHẬP

-LocalG.A.P. – chuẩn bản địa – quốc tế: Tôi kỳ vọng rằng người sản xuất nhỏ sẽ có thể sử dụng LocalG.A.P. như một công cụ đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, từ đó có thể chứng minh cho người tiêu dùng và nhà bán lẻ hành vi sản xuất có trách nhiệm, đáng tin cậy của họ.

-LocalG.A.P: Đánh giá rủi ro và nhận diện mối nguy: Trong khi tiêu chuẩn GlobalG.A.P (phạm vi cây trồng) có 272 yêu cầu, thì chuẩn trung gian LocalG.A.P được chia thành hai cấp độ cơ bản chỉ gồm 70 yêu cầu, và cấp độ chuyển tiếp với 100 yêu cầu.

-Liên kết chuỗi mới có trái cây chuẩn: Vina T&T group là số ít doanh nghiệp làm trái cây bài bản. Doanh số xuất khẩu năm 2018 của công ty này vào khoảng hơn 30 triệu USD, tăng 3 triệu, có đến 80% sản lượng bán vào mỹ, còn lại là các thị trường khó tính khác như EU, Úc, Nhật…

-Những nông dân trẻ Tây học: Những bậc cha chú làm theo kiểu “đủ ăn”, còn thế hệ “nông dân tây học” lại làm khác: đưa công nghệ hiện đại vào sản phẩm với quy mô lớn hơn, hàng hoá đã xuất sang nhiều nước khó tính.

-Khởi nghiệp hữu cơ là chọn con đường gian khó: Hồi năm 2013, thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của thực phẩm hữu cơ, nhưng ở việt nam có rất ít người biết đến hay quan tâm đến thực phẩm này. Khi Thảo mang bầu con trai đầu lòng, chị bị nghén mọi thứ, chỉ ăn được rau.

-20 năm Ino Mayu rao giảng sợi dây liên kết: Điệu luân vũ của Ino Mayu là sợi dây liên kết. Để cho nông dân hình dung ra sợi dây ấy, thấy được sự nhịp nhàng của chuỗi, cô đã mất 20 năm thanh xuân lặn lội từ vùng cao đến vùng thấp.

-Thủ tướng tìm cơ hội cho Việt Nam ở Davos: Tối 22/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ).

-Gia tăng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam: Những năm qua, làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Tính đến cuối năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, với 9,5 tỷ USD. Ước tính cả nước có khoảng 1.800 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động,  riêng ở TPHCM có gần 1.000 doanh nghiệp.

-‘Việt Nam chưa hưởng lợi nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung’: Giám đốc đầu tư của Dragon Capital cho rằng lợi ích từ chiến tranh thương mại đối với Việt Nam hiện còn ở mức thấp.

-CEO VINA T&T Group: Muốn sống sót phải khó tính hơn nữa: Tới đầu quý 3 năm sau, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả, sẽ siết lại chất lượng. Rau củ quả phải ‘trở mình’ ra sao là chủ đề mà chúng tôi trao đổi với CEO VINA T&T Group Nguyễn Đình Tùng.

-FLC đề xuất xây sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới tại ngoại thành Hà Nội: Đầu tháng 1/2019, Tập đoàn FLC đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội, đề xuất ý tưởng quy hoạch và đầu tư một khu phức hợp sân vận động, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí có quy mô lớn, nằm tại một trong các khu vực thuộc huyện Đông Anh, Mê Linh hoặc Sóc Sơn.

-Trung Quốc kêu gọi Mỹ cùng hợp tác vì lợi ích song phương: Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn ngày 23/1 cho rằng sự đối đầu với Mỹ “gây tổn hại đến lợi ích của cả hai bên”, kêu gọi Washington hướng đến hợp tác.

-CPTPP có thể kết nạp thêm thành viên mới: Đến nay, một số thành viên mới tiềm năng của CPTPP là Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Anh. Quốc gia mới tham gia sẽ cần sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên hiện tại.

-CPTPP, tín hiệu xanh của cuộc hội nhập thời 4.0: Vào những ngày đầu năm 2019, việt nam nhận được món quà rất lớn: trở thành thành viên của CPTPP, một hiệp định thương mại tự do THẾ HỆ MỚI với CHẤT LƯỢNG cao. Tổng kim ngạch khối này là 10.000 tỷ USD chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường 500 triệu người.

-Trung Quốc phản bác thông tin GDP năm 2018 của nước này chỉ tăng 4,1%: Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cho rằng, năm 2018 nền kinh tế Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

-Bloomberg: Trung Quốc sẽ mua hơn 1.000 tỷ USD hàng hóa của Mỹ: Trung Quốc đề nghị đẩy mạnh mua hàng hóa của Mỹ trong 6 năm để tái cân bằng cán cân thương mại với Washington, hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

-Ông Vương Kỳ Sơn: ‘Kinh tế Mỹ và Trung Quốc không thể thiếu nhau’: Phó chủ tịch Trung Quốc cho rằng, Mỹ và Trung Quốc không thể làm gì khi thiếu một bên, nên thỏa thuận phải có lợi cho cả hai.

-Nguy cơ từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc đến thế giới: Kinh tế Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết, bao gồm bất đồng thương mại với Mỹ, các khoản nợ khổng lồ và tình trạng ô nhiễm tại quốc gia này.

-Mỹ vẫn muốn dẫn độ Giám đốc Huawei dù đàm phán thương mại tiến triển: Mỹ phát tín hiệu sẽ tiếp tục tìm cách dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei – đại sứ Canada tại Washington cho hay.

-Nhật có thể thắng Trung Quốc trong cuộc đua hạ tầng Đông Nam Á: Nhật Bản có thể không đạt quy mô đầu tư như Trung Quốc nhưng vẫn chiến thắng về góc độ danh tiếng và tầm ảnh hưởng tại địa phương.

-Những nữ nhân dẫn dắt startup kỳ lân ở châu Á: Đồng sáng lập Grab, Canva và chủ tịch Didi Chuxing tạo những tác động đáng kể vào hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

D- DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

-CEO Vietjet: ‘Chúng tôi muốn được đối xử bình đẳng’: Nữ CEO Vietjet Air mong muốn được đối xử bình đẳng, công bằng hướng tới xây dựng những tập đoàn tư nhân đầu tàu trong chuỗi công nghiệp phụ trợ và niềm tin cho doanh nhân khởi nghiệp.

-Năm 2019, quyết tâm kiềm chế lạm phát tăng ở mức 3,3%-3,9%: Chính phủ quyết tâm điều hành giá với mục tiêu kiểm soát lạm phát tăng 3,3%-3,9% (chỉ tiêu của Quốc hội là lạm phát bình quân tăng khoảng 4%), kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,6%-1,8%.

-Lo ngại thiếu điện mùa khô 2019: Dự báo cao điểm mùa khô năm 2019, nguồn cung điện sẽ thiếu hụt nghiêm trọng do thủy điện hụt nước; nhiệt điện, khí thiếu nguyên liệu. Nhiều kịch bản ứng phó việc thiếu điện đã được đề ra, nhưng nỗi lo còn đó…

 -Các sếp quản lý thị trường vi phạm vụ Con Cưng vẫn chưa bị kỷ luật: Sau 5 tháng có kết luận, Bộ Công Thương vẫn chưa đưa ra được hình thức kỷ luật với các lãnh đạo vi phạm trong vụ Con Cưng.

-‘Doanh nghiệp sân sau’ bủa vây doanh nghiệp tư nhân: Nạn phân biệt đối xử, nạn tham nhũng, các rào cản thủ tục hành chính, và đặc biệt là phong trào “doanh nghiệp sân sau” đang bủa vây những doanh nghiệp tư nhân làm ăn ngay ngắn.

-Miễn tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng 171,3 ha đất cho Samsung: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 06 về việc miễn hoàn trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho phần diện tích đã thuê của Tập đoàn Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Nhóm thông tin hội nhập

Theo BSA