Từ 30/3 -5/4/2019

Câu chuyện tuần này: Mắt kính ‘Made in Củ Chi’ ở sân bay Paris

Chiếc mắt kính được bán tại sân bay Paris với giá 400 euro do một bạn trẻ khởi nghiệp ở Củ Chi (TP.HCM) làm ra, với gọng kính hoàn toàn từ tre.

Cầm trên tay chiếc điện thoại smarphone, ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sihub) hướng về phía các bạn trẻ khởi nghiệp để họ xem một hình ảnh một chiếc mắt kính.

Chiếc mắt kính này đang được bán tại sân bay Paris với giá 400 euro. Sản phẩm do một bạn trẻ khởi nghiệp ở Củ Chi (TP.HCM) làm ra, với gọng kính hoàn toàn từ tre.

Câu chuyện ông Huỳnh Kim Tước chia sẻ tại hội thảo “Đổi mới sáng tạo năm 2019” do Trung tâm BSA, phối hợp với Sihub tổ chức làm nhiều bạn trẻ tham dự chương trình hứng thú.

Theo ông Tước, ngoài gọng kính được làm hoàn toàn bằng tre, thì hai khớp nối giữa gọng kính và tròng kính được làm bằng những mắt tre già.

Ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, sở dĩ mắt kính trên bán mắc như thế mà vẫn có người mua, bởi bạn trẻ này đã nắm bắt được xu hướng dùng các sản phẩm thiên nhiên, tự nhiên của người tiêu dùng trên thế giới.

“Đó là khởi nghiệp từ những ưu thế bản địa, tài nguyên thiên nhiên địa phương”, ông Tước nói

Câu chuyện ở đây là gì, ông Huỳnh Kim Tước cho hay, đó là là phải dùng công nghệ, kỹ thuật để xử lý thân tre như thế nào để ra được chuẩn mực của thị trường.

Như vậy, từ một gốc tre thông thường có rất nhiều ở các vùng quê Việt Nam mà bạn trẻ này đã tạo ra giá trị gia tăng rất nhiều.

Từ đây ông Tước cho rằng, bạn trẻ khởi nghiệp sẽ thành công khi am hiểu thị trường, am hiểu văn hóa, và chọn cho mình một phân khúc thị trường, kết hợp với việc tìm ra được những công nghệ để hoàn thiện sản phẩm.

A- NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Mỹ phát hiện cà phê, nước mắm… Trung Quốc giả VN: Ông Peter Folwer, Cố vấn cấp cao cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ cho biết, trà, cà phê, nước mắm… giả mạo hàng Việt Nam là ba sản phẩm mà cơ quan chức năng Mỹ từng gặp. Phần lớn những mặt hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập vào Việt Nam, đóng bao bì nhãn mác tại Việt Nam, ghi sản xuất từ Việt Nam rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ chứ không phải là hàng của Việt Nam.

-Thép cuộn cán nguội của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Malaysia: Theo cáo buộc của nguyên đơn, sản phẩm thép cuộn cán nguôi không hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước khác đang bị bán phá giá vào Malaysia, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

-Xuất khẩu gặp khó, giá cá tra, tôm nguyên liệu giảm hơn 10% trong tháng 3: Tháng 3, giá cá tra và tôm nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu giảm lần lượt khoảng 11% và 17% so với tháng trước đó.

-Nhưng ở Trung Quốc, cá tra Việt Nam đã lên sàn thương mại điện tử Alibaba, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep.

-Thương mại điện tử Việt vẫn còn chông chênh: Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam thua xa các quốc gia trong khu vực như Indonesia có doanh số 100 tỷ USD, Thái Lan (43 tỷ USD)…

-Trung Quốc chỉ nhập chính ngạch 8 loại nông sản Việt: Trong khi với Thái Lan, có 23 loại nông sản được nhập chính ngạch vào thị trường đông dân nhất thế giới này.

-5.400 tấn cá không xuất khẩu được vì một thông tư: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đề nghị phải rút kinh nghiệm vì ban hành Thông tư 21

-Thị trường cà phê tiếp tục ảm đạm, giá rớt mạnh: Đến ngày 1/4/2019 mất thêm 800 đồng/kg so với tuần trước đó.

-Người dân Đăk Lăk lo lắng vì giá sachi xuống thấp

-Nông dân Bà Rịa lãi lớn nhờ giá mít Thái cao kỷ lục: Thị trường Trung Quốc tăng tiêu thụ khiến mít Thái được thương lái săn lùng với giá 56.000 đồng một kg.

-Hiệp hội Mía đường kêu cứu vì tồn đọng, ế ẩm: Giá bán đang dưới giá thành, trong khi hàng làm ra tồn quá nhiều

-Gần 1.600 nhà thuốc ở TPHCM có nguy cơ bị đóng cửa

-Dùng lá dong gói hoa tươi

-Siêu thị Lotte ở TP.HCM dùng lá chuối bọc thực phẩm

-Sau lá chuối, siêu thị dùng hộp làm từ bã mía, túi ngô đựng thực phẩm: Cùng với “trào lưu” gói thực phẩm bằng lá chuối, các siêu thị còn đua nhau sử dụng và phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.

-Bộ trưởng khuyên doanh nghiệp dùng bã mía trồng nấm

-Đưa nông sản nhà quê lên phố: Bắt đầu bằng một sạp rau ở chợ, sau gần bảy năm, nhóm sinh viên ấy đã cho ra đời sáu cửa hàng “Nông sản nhà quê” và đang chuẩn bị để có thể mở thêm cửa hàng tại vài nơi khác.

-9X An Giang ‘hô biến’ tăm tre thành các tác phẩm nghệ thuật: Từ những chiếc tăm xỉa răng bằng tre bé xíu, một thanh niên 9X ở An Giang đã biến thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo như tháp Eiffel, cầu Mỹ Thuận, đền thờ Bác Tôn

-Được mua gà, vịt…bình ổn giá rẻ hơn 35% bình thường: Giá gia cầm trong chương trình bình ổn thị trường sau điều chỉnh thấp hơn giá thị trường từ 15-35%.

-Cái Mép giành vị trí á quân về khai thác cảng tại châu Á: Hạn chế của Cái Mép là tàu ra vào vẫn còn phụ thuộc thủy triều.

-Vietravel muốn lập hãng hàng không: Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Kỳ xác nhận đã nộp đơn xin thành lập hãng hàng không riêng tên Vietravel Airlines.

-Nắng nóng, diêm dân ĐBSCL được mùa muối!>> – Cơn mưa gần 1 giờ ‘giải khát’ cho Tây Đô

CP.TPP

-Thuế 0%, Canada và Mexico mở rộng cửa cho hàng Việt: Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu sang một số nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

-Tôm, cá tra, hàng may mặc vào Nhật Bản được miễn thuế ngay nhờ CPTPP: Theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm.

-Khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU: Khó truy suất nguồn gốc thủy sản: Hiện nay nhiều ngư dân vẫn chưa chủ động hợp tác với các ngành chức năng khiến cho việc truy suất nguồn gốc thủy sản gặp nhiều khó khăn.

-Xuất khẩu hơn 36 tỉ USD, dệt may vẫn bế tắc nguồn nguyên liệu

B- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Shop&Go rút khỏi thị trường, bán 87 cửa hàng với giá 1 USD: Chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường bán lẻ Việt bằng cách chuyển nhượng toàn bộ 87 cửa hàng cho Vingroup chỉ với giá 1 USD.

-Cuộc đua ‘một mất, một còn’ trên thị trường bán lẻ: Việc Shop&Go nhượng lại toàn bộ chuỗi cho Vingroup với giá 1 USD được đánh giá giống một tuyên bố phá sản hơn là nghĩa cử “cho, tặng”.

-Thêm một ‘tay chơi’ xâm nhập thị trường bán lẻ truyền thống: BBLink

-‘Đánh đu’ với thị trường Trung Quốc: Nông dân Việt Nam hết khóc lại cười theo sự “nóng lạnh” từ thị trường Trung Quốc.

-PNJ đặt mục tiêu doanh thu năm 2019 tăng 25% lên trên 18.200 tỷ đồng: Trong đó doanh thu trang sức bán lẻ tăng 29% lên 10.785 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 1.480 tỷ đồng, tăng 23% so với năm ngoái.

-Bầu Đức đang cho Hoàng Anh Gia Lai mượn 1000 tỷ: Kết thúc năm 2018, Hoàng Anh Gia Lai hạch toán các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, nhận góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh từ bầu Đức với tổng số tiền 1.059 tỷ đồng.

-Vietjet nhận tàu bay thứ 60 từ Airbus

-Viettel trả lương khởi điểm 1.000 USD cho nhân sự CNTT: Với mức thu nhập cao hơn 15% so với trung bình ngành, hiện nay Viettel đang chi trả lương khởi điểm trung bình cho nhân sự công nghệ thông tin giỏi là 1.000 USD.

-ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay đạt 6,8%: Trong báo cáo công bố sáng 3/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 6,7% năm 2020.

-Doanh nghiệp lạc quan về kinh doanh trong quý 2-2019: có 54,6% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 10,6% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 34,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

-Xuất khẩu gỗ tăng đột biến: mừng ít, lo nhiều

-Lãi suất cho vay cao nhất 11%/năm: Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 – 9%/năm, 9 – 11%/năm đối với trung và dài hạn.

-Giá xăng dầu tăng mạnh, cần bỏ lợi nhuận định mức: Trước việc giá xăng dầu tăng mạnh ngày 2-4, đã có ý kiến đề nghị như trên. Việt Nam đã tự chủ 80-90% cung ứng xăng dầu, cũng nên xem xét thay đổi cách điều hành.

-Dân méo mặt vì giá xăng tăng sốc

-Hàng rong bỗng dưng một ngày… lên mạng: Giờ không cần xếp hàng, chỉ cần ngồi ở phòng máy lạnh, nhí nhoáy vài phút, trả thêm ít tiền giao hàng (quen gọi là shíp) là có những món hàng ưng ý.

-‘Chị tám tạp hóa’ cũng cập nhật công nghệ: Hàng ngàn “chị tám tạp hoá” từ thành thị đến nông thôn đang thay đổi và sử dụng social commerce vào kinh doanh theo cách đơn giản, nhưng cũng rất hiệu quả.

-Giấc mơ Nhật của lao động miệt vườn: Tính đến nay, Việt Nam đưa gần 200.000 lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh hàng năm gia tăng nhanh chóng.

-TP.HCM dự báo không đạt thu nhập 9.800 USD/người vào năm 2020: Do tính toán theo chỉ tiêu cũ, dân số lại tăng cao hơn so với dự báo trước đó nên chỉ tiêu về GRDP bình quân đầu người của TP.HCM có thể không đạt.

-Cung giảm, giá căn hộ thị trường thứ cấp lại nóng lên ở TP.HCM: Quý đầu năm, nguồn cung sơ cấp căn hộ tại TP.HCM giảm 34% cùng kỳ cùng việc mở bán cũng giảm 38%. Sự ít ỏi của thị trường sơ cấp khiến các giao dịch thứ cấp được chú ý hơn.

-Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn bất động sản công nghiệp quy mô lớn: Ngày 23/4, tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cùng Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) và Tạp chí Thương Gia phối hợp tổ chức.

-Quỹ ngoại sốt sắng tìm nơi rót vốn ở Việt Nam: Các quỹ đầu tư nước ngoài đánh giá cao triển vọng kinh tế và tích cực tìm các đối tác Việt Nam có năng lực để rót vốn.

-Khởi công Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái: Sáng 3/4, tại tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đến tham dự Lễ khởi công Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

-Sá xị Chương Dương muốn tăng trưởng gấp đôi khi về tay người Thái: Công ty con của Sabeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 84% trong năm bản lề tái cấu trúc hoạt động.

-TP.HCM tính tăng thuế với rượu bia: Đây là một trong những nội dung nằm trong lộ trình thực hiện nghị quyết 54 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

-Tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan: Mỗi năm vùng lãnh thổ Đài Loan phải nhập một lượng lớn nông sản, thực phẩm chế biến từ các nước. Những mặt hàng này lại là thế mạnh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

-Bộ Tài chính công khai thông tin về giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trên toàn quốc

-Cà Mau: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

-Uniqlo bắt đầu tuyển quân cho cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam: Đại gia thời trang Nhật Bản đang tìm các vị trí quản lý và nhân viên, một chỉ báo cho việc họ sắp hiện diện tại Việt Nam.

-Tiền ảo tăng giá mạnh, vốn hóa thị trường “nhảy” 84 tỷ USD sau 1 ngày:“Chất xúc tác” chính cho cú tăng ngày 2/4 của giá Bitcoin có lẽ nằm ở một lệnh mua lớn bí hiểm…

-Tiền ảo toàn cầu hồi sinh theo Bitcoin: Sau khi Bitcoin đột ngột lên đỉnh nhiều tháng, các tiền ảo khác như ethereum hay Ripple cũng tăng giá mạnh.

-Giá ô tô nhập khẩu giảm còn 460 triệu đồng/chiếc: Trung bình mỗi xe ô tô con nhập khẩu mấy tháng đầu năm 2019 có trị giá hơn 20.000 USD, khoảng 460 triệu đồng.

-Toyota đồng loạt giảm giá xe trước khi Camry 2019 về Việt Nam

-Ô tô Trung Quốc hết làm mưa làm gió ở Việt Nam: Tăng thuế nhập khẩu sẽ khiến xe tải và xe chuyên dụng nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc giảm.

-iPhone X, Louis Vuitton, BMW… đồng loạt giảm giá tại Trung Quốc

-Toyota ‘cho không’ bằng sáng chế xe hybrid

C- HỘI NHẬP

-Hỗ trợ doanh nghiệp mở cửa thị trường Cuba: Cuba có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam đang có thế mạnh như thực phẩm chế biến, may mặc, hàng tiêu dùng…

-5 tư duy cho doanh nghiệp và người khởi nghiệp: Với kinh nghiệm hơn 30 năm của mình, ông Nguyễn Lâm Viên, TGĐ Công ty CP Vinamit đã đưa ra 5 tư duy, truyền lại kinh nghiệm cho bạn trẻ khởi nghiệp.

-Con dấu doanh nghiệp: Đã đến lúc bỏ hẳn chưa?  Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một bước tiến đáng kể khi quy định mỗi doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình (điều 44). Liệu nay đã đến lúc cần phải bỏ hẳn con dấu hay chưa?

-Khởi động dự án ‘phủ sóng’ thông tin về VPA/FLEGT: Sau khi Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) kết thúc đàm phán vào tháng 5/2017, nhu cầu thông tin về hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU là hết sức cần thiết.

-Học làm nông hữu cơ kiểu Úc: Ở thành phố Adelaide, thủ phủ của Nam Úc, các trang trại nuôi bò, heo, trồng nho hữu cơ quy mô lớn, họ làm rượu và nhiều sản phẩm khác. Đặc biệt là mô hình giáo dục nuôi trồng thuỷ sản của nông dân.

-Trung Quốc đưa ra ‘những đề xuất chưa từng có’ trong đàm phán thương mại với Mỹ: Mỹ và Trung Quốc có tiến triển trong tất cả lĩnh vực đang thảo luận, với thay đổi chưa từng có tiền lệ trong vấn đề chuyển giao công nghệ dù vẫn còn một số khó khăn.

-Bắc Kinh thừa nhận Mỹ ‘có lý’ khi phàn nàn về thương mại Trung Quốc: Bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, an ninh mạng là ba điểm mâu thuẫn chính của Mỹ trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

>> ‘Mỹ – Trung đạt 90% thỏa thuận về thương mại’: Theo đại diện phía Mỹ, thỏa thuận còn 10% bất đồng nhưng cũng là phần khó nhất, cần sự đánh đổi của cả hai phía.

-Monsanto phải bồi thường 81 triệu USD vì thuốc diệt cỏ gây ung thư: Bồi thẩm đoàn yêu cầu Monsanto bồi thường cho một bệnh nhân ung thư hạch vì đã không cảnh báo về rủi ro của sản phẩm Roundup.

-Singapore chuẩn bị thông qua luật chống tin giả trên mạng Internet: Singapore đang tiến gần tới thông qua một đạo luật buộc các trang mạng phải đăng “thông báo đính chính” của Chính phủ bên cạnh những nội dung bị cho là sai.

-Giới siêu giàu Nhật, Đài không thích khoe của

-Những thói quen ‘kỳ lạ’ của các tỉ phú Mỹ: Tỉ phú Warren Buffett nổi tiếng với việc sử dụng những phiếu giảm giá. Tỉ phú người Mỹ này từng dùng phiếu giảm giá để đãi Bill Gates bữa trưa tại cửa hàng thức ăn nhanh McDonald.

-Đại gia dầu mỏ Arab là công ty lãi nhất thế giới: Năm 2018, lợi nhuận của Saudi Aramco đạt 111 tỷ USD, gấp đôi Apple.

-Dịch vụ đi chung trực thăng tránh tắc đường ở Philippines: Chuyến bay ngắn nhất có giá vé hơn 130 USD sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ nửa tiếng xuống còn 3 phút.

-Đài Bắc, thành phố “giàu ngầm” của châu Á: Giới nhà giàu ở Đài Loan đã gầy dựng tài sản từ thập niên 1950…

-Nghị viện EU cấm sản phẩm nhựa xài một lần: Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu ủng hộ một lệnh cấm đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần, giúp cho lệnh cấm dễ thông qua hơn.>> Nhật có thể đoạn tình với nhựa?

-Khủng hoảng sinh thái tại Pháp, 1.100 con cá heo chết chỉ trong 3 tháng: Nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của cá heo chính là hoạt động khai thác cá quá mức, làm ảnh hưởng không chỉ môi trường sống của cá heo mà của cả hệ sinh thái biển.

D- NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp, đó chắc chắn là phát minh độc đáo của Việt Nam’: – Đây là bình luận của ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế Economica Vietnam, đưa ra tại tọa đàm “Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp” do VCCI tổ chức sáng 4/4.

–Đừng ép chị bán bún bò ‘lên’ giám đốc công ty

-Phải quy trách nhiệm hình sự với báo cáo công ty chứng khoán: Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Trần Văn Dũng thẳng thắn nói về hoạt động của “nhà cái” dù cơ quan quản lý không dùng từ này trong chứng khoán…

-Doanh nghiệp khởi nghiệp mất cả tháng xin giấy phép

-Thất thoát hơn 104 tỷ ở dự án Sài Gòn Safari: Thanh tra Chính phủ kết luận đã xảy ra thất thoát hơn 104 tỷ đồng do đền bù sai quy định và các sai sót khác khiến người dân khiếu nại tại dự án thảo cầm viên mới Sài Gòn Safari.

-Thanh tra toàn diện Khu liên hợp Mỹ Đình: Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình.

-Vì sao con trai ông Trần Bắc Hà bị bắt? Ông Trần Duy Tùng, 34 tuổi, con trai ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch BIDV, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong vụ án liên quan đến cha mình.

-Đà Nẵng: Bắt nữ giám đốc công ty bất động sản bán ‘dự án ma’

-Xử lý trách nhiệm sai phạm Công ty Tân Thuận trước 30-7: Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có kết luận

-Tạm đình chỉ 3 cán bộ Agribank để tiền tiết kiệm ‘bốc hơi’

-Mắc kẹt hơn 5.000 tỉ đồng, Gang thép Thái Nguyên ‘đặc biệt khó khăn’

-Giày Sài Gòn lao đao với khoản lỗ hơn 70 tỷ đồng: Giày Sài Gòn nhiều năm liền ngừng sản xuất, chuyển sang cho thuê mặt bằng trống để trang trải chi phí và duy trì hoạt động.

-Tổng thầu Trung Quốc cho rằng lan can ga đường sắt Cát Linh bị phá hoại

-Nhà thầu đường sắt Nhổn – ga Hà Nội đòi bồi thường 81 triệu USD: Do chậm giao mặt bằng thi công.

-Bộ Tài chính kiến nghị thu hồi 15 tỷ từ Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị: Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng thu hồi về ngân sách số vốn 15,23 tỷ thuộc kế hoạch năm 2019 của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị do bố trí thừa, không có nhu cầu sử dụng…

-Thủ tướng quyết định lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm, vay tối thiểu 15 năm

Nhóm thông tin hội nhập (BSA)