Từ 13-20/4/2019

Câu chuyện tuần này: 8 tấn xoài đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ

Sáng 18/4, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, 8 tấn xoài đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ là xoài cát Hòa Lộc, cát chu, tượng da xanh. Toàn bộ số xoài trên do công ty thu mua từ Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Toàn bộ số xoài được lựa chọn kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Đây là những trái xoài tươi đã được xử lý, đóng gói và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cấp mã số phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mỗi lô hàng trước khi xuất được xử lý chiếu xạ, được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Xoài xuất khẩu sang Mỹ không chỉ đảm bảo về chất lượng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà còn đạt chuẩn về kích cỡ. Xoài tượng da xanh, trái phải nặng trên 700 gram, xoài cát chu từ 300 gram, còn xoài cát Hòa Lộc chỉ lấy trái trên 400 gram. Xoài của Việt Nam có chất lượng ngọt, thơm ngon. (Xem chi tiết)

A- NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Hội chợ HVNCLC TP.HCM 2019: “Tinh hoa gia vị Việt”: Với chủ đề “Tinh hoa gia vị Việt”, Hội chợ HVNCLC TP.HCM 2019 sẽ diễn ra rong 06 ngày, tính từ 26/4 đến 1/5/2019 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (số 1 Lữ Gia, Phường 15, quận 11, TP.HCM). Năm nay, hội chợ có nhiều chương trình hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị thực từ văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong đó, những tinh hoa không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt là nước mắm truyền thống và các gia vị đặc trưng từ các vùng, miền đất nước.

Hội chợ HVNCLC TP.HCM 2019: “Tinh hoa gia vị Việt”

-Đến hội chợ HVNCLC TP.HCM 2019 học cách pha nước chấm các vùng miền: Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nguyên liệu và gia vị độc đáo mà nếu để tâm khám phá, đó sẽ là một kho báu tuyệt vời.  Nếu kết hợp khéo léo, gia vị sẽ trở thành bản tổng hòa của màu sắc và mùi vị, mang lại sự khoái khẩu tuyệt đối cho người ăn.
-Kết nối mạng lưới toàn cầu để học hỏi, quảng bá sản phẩm OCOP: Từ một địa phương ban đầu là Quảng Ninh, đến cuối năm 2017, chương trình “Mỗi làng một sản phẩm – OCOP  (Ô Cốp) được triển khai đến 63 tỉnh, thành với 6.010 doanh nghiệp.
-Vingroup thành lập Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI): Ngày 17-4, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố thành lập Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo AI – VinAI Research (trực thuộc Công ty VinTech). Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực AI thế giới làm Viện trưởng VinAI.
-ĐBSCL: Hơn 230.000 người tham gia HTX Nông nghiệp: Từ năm 2016 đến nay, ĐBSCL là một trong 3 vùng có số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước, riêng 2 năm (2017 và 2018) ở ĐBSCL tăng tới 552 HTX nông nghiệp.
-Cá lồng bè Long Sơn lại chết, ngư dân thiệt hại hàng tỷ đồng: Những ngày qua, cá nuôi lồng bè trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tiếp tục chết với số lượng lớn khiến ngư dân thiệt hại hàng tỷ đồng.
-Loại bỏ cá, rau…không đạt chuẩn ra khỏi toàn bộ siêu thị: Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, với mục tiêu mở rộng và nâng chất hàng Việt, trong năm 2019 chương trình “Chắp cánh hàng Việt” giai đoạn một được triển khai ở kênh phân phối hiện đại.
-Rượu truyền thống rất ngon như Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen… sao lại cấm? Nhiều thành viên UBTVQH không đồng tình việc luật hóa cấm sản xuất rượu, bia truyền thống vì loại này thường ngon hơn rượu, bia công nghiệp…
-‘Tôi bất ngờ tại Bát Tràng bán gốm của Trung Quốc’: Ông Antonio Tedesco, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội cho biết

-Bí quyết làm giàu: Thu hàng trăm triệu từ chanh ngón tay: Chị Nguyễn Thị Kim Duyên (Bến Tre) là người nhân giống thành công chanh ngón tay có nguồn gốc từ Úc, thu nhập mỗi tháng hơn 60 triệu đồng.

-Hơn 100 ngàn người Việt du lịch Mỹ năm 2018: Theo Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, trong năm 2018, số lượt người Việt đi du lịch qua quốc gia này đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng, đạt 107.000 người.

-Quán phở bò đặc sản ‘Em Ơi’ của cô gái Việt ở Moscow: Jinny Liên Ngô có thể sống vui vẻ dành cho con gái một nhà ngoại giao Việt Nam ở Nga, nhưng cô lại quyết mở tiệm bán phở bò Em Ơi ở Moscow và người Nga rất thích ăn món phở đặc sản Việt này.
-Startup của người Việt giành giải thưởng hàng đầu thế giới về thiết kế: Theo thông báo từ A’ Design Award and Competition, ứng dụng di động PhotoStudy đã chiến thắng giải thưởng A’ Design Award ở hạng mục “Giải thưởng Thiết kế Công nghệ, Ứng dụng và Phần mềm Di động”.

-Phi công Vietnam Airlines nhận lương bình quân 132,5 triệu đồng/tháng: 

Theo công bố mới nhất của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HVN), đến hết năm 2018 hãng có 1.118 phi công.
-Mỗi ngày Việt Nam có 20 sản phẩm mới ra đời: Theo báo cáo mới nhất về Sáng tạo đổi mới: khai phá tiềm năng của Worldpanel Division thuộc công ty nghiên cứu thị trường Kantarcho thấy có vô số sản phẩm mới ra đời nhưng chỉ có vài sản phẩm thực sự thành công.
-Thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch lên ngôi: Quy mô thị trường nông sản có thể lên tới 6 tỷ USD một năm, thế nhưng, hiện sản phẩm VietGAP cung ứng ở TP.HCM mới chỉ chiếm chưa tới 30%.
-Lâm Đồng dán tem chống giả cho hơn 1.500 tấn khoai tây Đà Lạt: Ngành chức năng Lâm Đồng đã dán tem chống giả cho hơn 1.500 tấn khoai tây trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
-Ông lớn Vinaconex đột ngột hủy đại hội vì HĐQT ‘tê liệt’: Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã lên kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐTN) vào cuối tháng 4 này nhưng phải thông báo hủy cuộc họp vô thời hạn.

-Tin giả gạo cao su ở Đà Nẵng gây tổn hại cho doanh nghiệp: Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng đã khẳng định, tin gạo được làm từ cao su như thông tin đăng tải trên mạng xã hội không có căn cứ. Tuy nhiên, tin giả này đã khiến dư luân hoang mang, làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và ngành gạo Việt Nam nói chung.

-Sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam bị thu hồi do nhiễm khuẩn salmonella: Các sản phẩm này được đóng gói dạng túi và được bán nguyên hộp 20-Pound với các mã hàng z266, z271, và z272.

-Thị phần cá tra Việt Nam trên thế giới đang giảm: Cá tra Việt Nam đang ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) vẫn đánh giá Việt Nam vẫn là quốc gia cung cấp cá tra quan trong nhất của thế giới.

-Hạn mặn miền Tây: ‘Giá mua nước ngọt từ 60.000 đến 200.000 đồng/khối’: Nước sinh hoạt một số nơi miền Tây lên đến 200.000 đồng mỗi khối, chính quyền địa phương phải dùng xe chở nước cho người dân giải hạn.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Sống còn với dịch vụ khách hàng: Câu chuyện nóng mấy hôm nay trong ngành bán lẻ là Shop&Go bán lại cho Vingroup với giá tượng trưng 1 USD. Một cụm từ có thể dùng để mô tả cho thương vụ này chính là: áp lực cạnh tranh.

-Giá xăng tăng “sốc” hơn 1.000 đồng/lít lần thứ 2 liên tiếp: Giá xăng E5RON92 và RON95-III đều tăng trên 1.000 đồng/lít từ 15 giờ chiều 17-4. Đây là lần thứ 2 liên tiếp giá xăng tăng mạnh hơn 1.000 đồng mỗi lít kể từ lần tăng gần nhất vào ngày 2-4 vừa qua.

-Ngân hàng không được tăng lãi suất vay từ nay đến cuối năm: Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định như trên tại Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, do NHNN và UBND TP HCM tổ chức.

-Tìm cơ chế thoáng cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa băn khoăn khi phải mang tài sản ra để thế chấp vay vốn và kiến nghị ngân hàng nâng tỉ lệ cho vay tín chấp lên nhiều hơn. Trong khi ngân hàng e dè vì nhiều lý do.

-Lỡ nhiều cơ hội lớn vì thiếu mặt bằng triển lãm: Tình trạng thiếu mặt bằng để tổ chức những hội chợ, triển lãm quy mô lớn trong nước ngày càng căng thẳng hơn, trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam xúc tiến thương mại ngày càng nhiều.

-Vietlott sắp ra vé số Max3D trúng 20 tỉ đồng:  Theo Vietlott, dự kiến hạ tuần tháng 4, Vietlot sẽ tung ra thị trường loại hình vé số mới có tên Max3D. Vé số này có mệnh giá tối thiểu 10.000 đồng/vé, được phát hành và quay số mở thưởng vào các ngày thứ hai, tư và sáu hằng tuần.

-Công ty kéo đẩy máy bay trả cổ tức 70%: Ngày 17.4, Công ty cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SGN) họp Đại hội cổ đông thường niên 2019.

-Một lãnh đạo Masan bất ngờ bán sạch cổ phiếu: Ông Trần Phương Bắc, người phụ trách Công bố thông tin của Tập đoàn Masan (MSN) đã thực hiện bán hết 18.700 cổ phiếu đã đăng ký bán. Giao dịch thực hiện 12-4 theo phương thức khớp lệnh. Hiện ông Bắc không còn sở hữu cổ phiếu MSN nào.

-‘Mì tôm và gấu bông’: dịch vụ phụ trợ của Vietjet Air: Năm 2018, doanh thu phụ trợ – mảng có biên lợi nhuận cao của hãng hàng không Vietjet Air, đạt 8.410 tỉ đồng, tăng trưởng 50% so với năm trước và tăng 10 lần sau 5 năm.

-Tập đoàn Hoa Sen đóng 70 chi nhánh, 2 văn phòng đại diện: Các chi nhánh này trải dài từ Quảng Bình, Quảng Trị đến tận Cà Mau, Bạc Liêu. Ngoài ra, còn có một số chi nhánh ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum…

-Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty con ở TP.HCM: Cuối ngày giao dịch 18-4, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố văn bản của Quốc Cường Gia Lai báo cáo về việc giải thể Công ty CP bất động sản Hiệp Phát tại TP.HCM do hoạt động không hiệu quả.

– Nổ container phụ gia Trung Quốc mới nhập về cảng Cát Lái: Container bị nổ, phát ra khói là container chứa phụ gia vừa nhập về cảng Cát Lái ngày 11-4 và đang chờ làm thủ tục thông quan.
-Thứ trưởng Công thương: Search ‘Gucci’ ra hàng loạt Gucci fake: Chế tài, công cụ xử lý chưa thỏa đáng đang khiến cho hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên mạng diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp, gây ảnh hưởng người tiêu dùng và tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

C-HỘI NHẬP

-Ước mơ đưa bánh ú, bánh da lợn…vào khách sạn 5 sao: Cứ mỗi lần tổ chức lễ hội cấp quốc gia về bánh dân gian Nam bộ, tại các hội thảo, chuyên gia vẫn băn khoăn: làm thế nào để duy trì và phát triển các loại bánh truyền thống vào các kênh hiện đại và đưa chúng đi xa khỏi biên giới Tổ quốc ra trường quốc tế?

-Cả ĐBSCL thu hút vốn FDI không bằng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Do nhiều khó khăn, tồn tại, cộng với hạn chế trong đầu tư hạ tầng, ĐBSCL đang gặp nhiều hệ lụy. Cả vùng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa bằng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; xuất khẩu chưa bằng tỉnh Đồng Nai.

-Gần 100% nguyên liệu sản xuất thép phải nhập khẩu: Theo VSA, hiện ngành thép Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nguyên liệu quốc tế, hầu hết các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm thép phải nhập khẩu với số lượng rất lớn (khoảng 90% quặng sắt, 100% than mỡ, 70% thép phế, 100% điện cực graphit).

-SCIC chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Cuba: Ngày 17 và 18-4, trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm

-Samsung hỗ trợ Việt Nam đào tạo hơn 100 chuyên gia công nghiệp phụ trợ: Ngày 16/4, Samsung Việt Nam phối hợp với Bộ công Thương tổ chức Lễ khai mạc “Chương trình hợp tác đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực Cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng năm 2019” tại TP.HCM.

-Hội thảo chuẩn bị mở đường bay trực tiếp Việt Nam- Mỹ: Hội thảo được tổ chức trong nỗ lực thúc đẩy công tư hợp tác tại Việt Nam giúp chuẩn bị cho việc mở các đường bay trực tiếp giữa hai nước Việt Nam-Mỹ.

-Vốn ngoại dệt may ồ ạt vào Việt Nam: Năm 2019, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp (DN) dệt may ngoại. Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho biết, Việt Nam đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc, vượt qua Malaysia, Thái Lan, Philippines…

-Doanh nghiệp dệt may kêu phiền phức, tăng chi phí kiểm định: Bộ Công thương cho biết đã mở chuyên mục riêng để giải đáp thông tư 21/2017 về kiểm tra hàm lượng formaldehyd và amin thơm với sản phẩm dệt may, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn kêu về sự phức tạp và tốn kém chi phí từ hoạt động này.

-Sáng nộp tờ khai, chiều kéo hàng về: Đó là kỳ vọng của các doanh nghiệp trước cơ chế bảo lãnh thông quan do Tổng cục Hải quan xây dựng dự kiến sẽ được thí điểm từ năm 2021.

-Các doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào sân bay Việt Nam: Nhóm công nghiệp hàng không Việt Nam – Mỹ thảo luận nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không quốc gia, đồng thời giúp chuẩn bị mở các đường bay trực tiếp giữa hai nước.

-Hàn Quốc mở Trung tâm xin visa tại TP.HCM: Đại sứ quán Hàn Quốc cho biết sẽ mở Trung tâm đăng ký xin visa tại TP.HCM vào đầu tháng 5 tới, nhằm giải quyết tình trạng quá tải hồ sơ cấp duyệt visa cho người Việt sang nước này.

-Mang thịt chế biến vào Nhật Bản có thể bị phạt tù 3 năm: Từ ngày 22-4, du khách có thể bị phạt đến 3 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 200 triệu đồng nếu mang thịt vào Nhật Bản, bao gồm thịt tươi sống hay đã qua chế biến, theo thông báo của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO).

-Sở hữu trí tuệ dẫn đầu nhóm nghĩa vụ tạm hoãn trong hiệp định CPTPP: CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP nhưng cho phép các nước tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ, dẫn đầu là nhóm sở hữu trí tuệ. CPTPP: Doanh nghiệp cần thận trọng với Hợp đồng kinh doanh quốc tế

– CPTPP: Tôm Việt rộng cửa sang Canada: Xuất khẩu tôm sang Canada không tăng trưởng mạnh và liên tục nhưng thị trường này được coi là tiềm năng đối với mặt hàng tôm Việt Nam nhờ nhu cầu lớn và thuận lợi đến từ CPTPP, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP).

-EU sẽ phạt nặng Facebook, Google nếu không gỡ nội dung bạo lực: Nghị viện châu Âu bỏ phiếu đồng thuận phạt các trang Facebook, Google và Twitter 4% doanh thu toàn cầu, nếu các công ty này không tháo gỡ nội dung bạo lực trong vòng một giờ sau khi được yêu cầu.

-Mỹ thắng kiện Trung Quốc tại WTO liên quan tới việc áp thuế ngũ cốc: Mỹ đã giành chiến thắng trong vụ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan tới việc Bắc Kinh áp hạn ngạch thuế quan đối với gạo, lúa mì và ngô.

-Mỹ, Trung có thể có thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 5: Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đang lên lịch cho các vòng đàm phán thương mại trực tiếp tiếp theo, đặt mục tiêu đạt được một thỏa thuận vào đầu tháng 5 để Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình ký duyệt vào cuối tháng.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Nhắc Tập đoàn cao su “kiểm soát tốt từng mét vuông đất”: Ngày 18-4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN), đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam

-Sao không để tư nhân tham gia ‘giải cứu’ sân bay Tân Sơn Nhất? Ông Lại Xuân Thanh – chủ tịch hội đồng quản trị ACV trả lời

-Quyền thu phí dự án BOT của bà chủ 8X Vũ Thị Hoan bị rao bán: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh TP.HCM vừa thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo là quyền thu phí dự án BOT đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn 1).

-Lùm xùm sữa học đường tại Hà Nội, Vinamilk đề nghị Bộ Công an vào cuộc: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) vừa có đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị điều tra mục đích, động cơ các bài viết về sản phẩm phục vụ chương trình Sữa học đường tại Hà Nội.

 Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)