Từ 25-31/5/2019: -Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Thaifex 2019 và tham gia Studytour:Thaifex là một hội chợ quốc tế thường niên với sự hiện diện của khoảng 3.000 gian hàng, đại diện cho gần 50 quốc gia. Năm nay, đoàn doanh nghiệp HVNCLC sẽ mang đến đây để giới thiệu những sản phẩm là tài nguyên bản địa tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng. Không chỉ tham dự hội chợ, năm nay, Trung tâm nghiên cứa kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp – BSA cùng Hội DN HVNCLC còn tổ chức chương trình Study tour – đưa đoàn DN Việt Nam đi thực tế, khảo sát, học hỏi tại các công ty, viện nghiên cứu lớn tại Thái Lan.

Xem chi tiết tại đây

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Công nghệ chế biến thay đổi giá trị thực phẩm Việt: Trong khu vực gian hàng riêng, các doanh nhân Việt mang đến Thaifex 2019 thứ triết lý kinh doanh mà họ đã chiêm nghiệm, theo đuổi cả đời, rất đúng tầm thời đại: làm ăn không chỉ vì lợi nhuận mà chính là vì hạnh phúc bền vững cho cộng đồng…

-Mơ thành trung tâm chế biến rau củ thế giới Các công ty đang đầu tư lớn vào sơ chế và chế biến trái cây để tận dụng lợi thế của Việt Nam, cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường trên quy mô toàn cầu.

-Vui mùa quả ngọt ở Tuy An:  Nông dân các xã An Mỹ, Phú Điềm, An Chấn, An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) những ngày qua bội thu mùa quả ngọt trên những cánh đồng. Mùa quả chỉ kéo dài 40 đến 50 ngày, mỗi hộ dân có thể thu về hàng chục triệu đồng.

-Lần đầu tiên vải thiều Bắc Giang có sản phẩm hữu cơ: Ông Hồ Tỏa Cẩm, tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc, đánh giá cao chất lượng vải thiều của Bắc Giang và khẳng định sẽ tạo điều kiện để quả vải được thông quan, tiêu thụ thuận lợi tại thị trường Trung Quốc.

-Vải Việt Nam “vui” vì vải Trung Quốc mất mùa, giá cao: Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, thương lái Việt Nam cùng người nông dân trồng vải ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ… chủ động tìm hiểu thị trường, điều tiết giá cả, khả năng thu mua, sơ chế, xuất khẩu vải vào thị trường Trung Quốc và các thị trường khác trong thời gian tới.

-Đã có 4 tỉnh miền Tây xuất khẩu xoài sang Mỹ: Từ ngày công bố xuất khẩu lô xoài Việt Nam đầu tiên sang Mỹ (18/4) đến nay đã có 4 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu sang thị trường khó tính này.

-Lễ hội trái cây Nam Bộ từ 1/6-31/8/2019

-NutiFood chính thức vận hành nhà máy sữa tại Thụy Điển: Ngày 27-5 tại Stockholm, Thụy Điển, Liên doanh ba bên giữa NutiFood – Tập đoàn Backahill -Hợp Tác Xã các nông trại chăn nuôi bò sữa Skånemejerier Ekonomisk Förening đã công bố chính thức vận hành nhà máy sữa mang tên NutiFood Sweden AB. Sự kiện có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.

-VinCommerce nhận giải tại ‘Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á’ 2019

-Vietjet chính thức khai trương đường bay TP.HCM – Bali (Indonesia)

-Việt Nam rót tiền vào nước nào nhiều nhất trong những tháng đầu năm?: Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đầu tư sang 25 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về nhận vốn đầu tư của Việt Nam, chiếm 32,7% tổng số vốn.

-TPHCM xây dựng trung tâm triển lãm đồ gỗ: UBND TPHCM vừa chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT cùng các sở ngành liên quan và chính quyền địa phương đề xuất địa điểm, hình thức đầu tư phù hợp để xây dựng trung tâm triển lãm quốc tế đồ gỗ tại TPHCM.

-Hàng nội chinh phục người tiêu dùng. Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội vừa tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

-Bách Hóa Xanh bán 40 tấn chuối, dưa hấu mỗi ngày: Trong khi số cửa hàng điện thoại Thế giới Di động tiếp tục bị cắt giảm, Bách Hóa Xanh vẫn dẫn đầu hệ thống về tốc độ mở mới cửa hàng với 43 điểm bán được khai trương trong tháng 4.

-Vietnam Airlines lên tiếng về chuyến bay quốc tế chậm vì chờ khách:Trong thông cáo phát ra tối 30-5, Vietnam Airlines khẳng định chuyến bay VN31 từ Tân Sơn Nhất đi Frankfurt (Đức) tối 28-5 bị chậm 33 phút là do phải chờ một hành khách bay nối chuyến từ Hà Nội vào chứ không phải lãnh đạo một tập đoàn!

-Đề tài cải thiện lúa Một bụi đỏ bỗng dưng bị loại vì… chủ nhiệm chuyển công tác

-Sâu keo tấn công hàng trăm hecta bắp tại Đồng Nai

-Thế giới Di động, Digiworld có bị ảnh hưởng khi Mỹ cấm vận Huawei? Các chuyên gia VnDirect cho rằng Thế giới Di động và FPT Retail chịu ảnh hưởng không đáng kể vì điện thoại Huawei chiếm 4-6% tổng doanh thu, trong khi Digiworld hưởng lợi.

-Mỹ tăng nhập hàng hóa Việt Nam Việt Nam có thể trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 7 vào Mỹ trong năm 2019 nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng 40,2% như quý I.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Người Việt đi vay nhiều hơn gửi tiền: Theo số liệu từ Viện chiến lược ngân hàng, tỷ lệ người dân có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng hiện nay thấp hơn nhiều so với có khoản vay.

-31% điểm bán đóng cửa, sếp Vietlott nói gì? Theo Kiểm toán Nhà nước, khoảng 18% điểm bán hàng của Vietlott không phát sinh doanh số. Có thời điểm tỷ trọng cửa hàng đóng cửa không kinh doanh lên tới 31%.

-Vinalines thối tiền nhận lại Cảng Quy Nhơn: Ngày 29-5, một lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết đơn vị này đã kết thúc đàm phán và chính thức chuyển tiền để chuyển nhượng 75,01% cổ phần (CP) của Công ty CP Cảng Quy Nhơn từ Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (trụ sở TP Hà Nội) về lại cho Nhà nước, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

-Tập đoàn Hàn Quốc chính thức trở thành cổ đông lớn của Vingroup

-Hãng tàu Mỹ xin xây cảng tàu khách quốc tế ở Vũng Tàu: Ngày 27-5, đại diện Hãng tàu Royal Caribbean International (Mỹ) đã làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin đầu tư dự án cảng tàu khách quốc tế Vũng Tàu. Dự án hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng.

-Nhập siêu từ Trung Quốc tăng tới 45,9% Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5-2019 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc 16,2 tỷ USD, tăng 45,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 11,3 tỷ USD, giảm 3,6%; nhập siêu từ ASEAN 3,3 tỷ USD, tăng 25,7%.

-Động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang yếu dần. Các chuyên gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do động lực từ bên trong và bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang yếu dần. -Đánh giá sức cạnh tranh kinh tế: Indonesia, Thái Lan thăng hạng cực tốt

-Tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào:  Ông  Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cho biết hiện Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 1.000MW điện từ Trung Quốc và Lào. Dự kiến sẽ mua thêm điện từ hai quốc gia này khoảng 3.000MW vào năm 2025 và 5.000MW năm 2030.

-Việt Nam từng nuôi thử nghiệm tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt Từ năm 2002, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nhập và nuôi thử nghiệm tại Việt Nam loại tôm này, nhưng khi phát hiện những tác hại khủng khiếp của chúng tới đa dạng sinh học, năm 2004, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT) đã cấm nuôi.

-Bộ Công Thương áp thuế nhôm Trung Quốc cao nhất là 35,58% Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị áp thuế lên tới 35,58% khi xuất khẩu các sản phẩm nhôm vào Việt Nam…

-Trung Quốc không có vũ khí nào đủ mạnh để trả đũa thương mại Mỹ:  Các chuyên gia bình luận Bắc Kinh không có phương án nào thực sự hiệu quả để đáp trả Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc và cấm cửa Huawei. >> Hơn 140 tổ chức, cá nhân Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ Huawei chỉ là một trong số 143 tổ chức, cá nhân Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ.>>Đối đầu Mỹ, kinh tế Trung Quốc ảm đạm hơn những gì Bắc Kinh thừa nhận

-Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói Mỹ ‘khủng bố kinh tế’: Và cho biết Trung Quốc sẽ làm tất cả để tự bảo vệ nền kinh tế, chủ quyền, an ninh của mình.

-Huawei cáo buộc FedEx của Mỹ chặn bưu kiện khẩn từ Việt Nam: Huawei cho rằng hãng vận chuyển FedEx đã chặn hai gói hàng từ Nhật Bản, và đang cố gắng chặn hai bưu kiện khác từ Việt Nam chuyển tới Huawei.

-Bong bóng bất động sản và phồn vinh giả tạo ở Trung Quốc: Ở một đất nước như Trung Quốc, giàu nghèo đôi khi chỉ khác nhau ở chỗ ai có nhà cửa, đất đai để bán mỗi lúc… sốt giá. Cái vòng lẩn quẩn này tạo ra một sự phồn thịnh giả tạo mà đến chính quyền Bắc Kinh còn phải đau đầu. >>“Ẩn số” tỷ giá Nhân dân tệ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang trượt dần về ngưỡng nhạy cảm 7 tệ đổi 1 USD…

-Nhà mạng hàng đầu Nhật Bản từ chối thiết bị 5G Huawei SoftBank đã chọn Nokia và Ericsson làm nhà cung cấp thiết bị mạng 5G, thay vì chọn Huawei…

-Đế chế Topshop đệ đơn phá sản, đóng toàn bộ cửa hàng ở Mỹ: Thương hiệu thời trang bình dân của Anh đệ đơn xin bảo hộ phá sản, đồng thời đóng toàn bộ 11 cửa hàng Topshop và Topman tại Mỹ.

-Bí mật phía sau các thương hiệu Google, Amazon, Adidas, Nike: Phía sau những thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc như Google, Amazon, Zara, Adidas hay Nike đều có những giai thoại riêng.

-Các sàn tiền ảo đa cấp rục rịch quay lại với chiêu lãi khủng: Sau khi đồng Bitcoin tăng giá trở lại, nhiều sàn tiền ảo đa cấp tưởng đã chết đang rục rịch sống lại và chiêu dụ người đầu tư với mức lãi suất 1-2%/ngày. 

C-HỘI NHẬP

-Phải ủng hộ tư nhân làm dự án hạ tầng lớn: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, đồng thời Chính phủ sẽ thúc đẩy hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có năng lực cạnh tranh khu vực, quốc tế.

-Châu Mỹ hấp dẫn doanh nghiệp xuất khẩu Lần đầu tiên có 3 quốc gia (trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP) thuộc khu vực châu Mỹ gồm Canada, Mexico, Peru, có quan hệ FTA với Việt Nam. Các nước này cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hóa Việt Nam với tỷ lệ rất cao ngay khi CPTPP có hiệu lực.

-Làm sao tận dụng ưu đãi từ quốc gia có 3 hiệp định thương mại chung? Việt Nam đã ký kết và triển khai 10 Hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nước. Ngoài các FTA mang tính khu vực, Việt Nam cũng có ký những hiệp định song phương, đa phương với một số quốc gia. Vậy làm sao để được hưởng lợi hết các FTA này?

-Kỳ vọng cảng nước sâu Trần Đề Vận tải hàng hóa khu vực ĐBSCL đang đối diện với nhiều khó khăn, đường bộ chưa được đầu tư đồng bộ, đường thủy chưa phát huy lợi thế, hệ thống logistics yếu kém… kéo theo chi phí vận chuyển tăng cao. Vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp hiệu quả, lâu dài đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của toàn vùng.

-NHNN lên tiếng việc Bộ Tài chính Mỹ đưa VN vào danh sách giám sát

-‘Nước ngoài chuẩn bị 8 năm, làm 2 năm, Việt Nam ngược lại’

-Ông chủ Foxconn muốn làm lãnh đạo Đài Loan:Tỷ phú Terry Gou (Quách Đài Minh), Chủ tịch Foxconn, đang muốn bước vào cuộc đua cho chiếc ghế lãnh đạo Đài Loan vào năm 2020.

Công nghệ xoay chuyển ngành truyền thông tiếp thị như thế nào?: Chưa bao giờ doanh nghiệp có những công cụ quyền lực như hiện nay để tìm hiểu và tương tác với khách hàng của mình. Cuộc cách mạng mang tên “chuyển đổi số” buộc các nhãn hiệu phải chạy đua để đột phá trong phương diện trải nghiệm khách hàng và đối thoại cá nhân với họ.

-Người giàu nhất châu Á thách thức Amazon của Jeff Bezos ở Ấn Độ. Mukesh Ambani – người giàu nhất châu Á với tổng tài sản 53,6 tỷ USD – sẽ đối đầu với Amazon của tỷ phú số một thế giới Jeff Bezos tại thị trường thương mại điện tử ở Ấn Độ.

-Tỷ phú giàu nhất Thái Lan “bỏ túi” 2,5 tỷ USD từ đầu năm: Vài năm gần đây, tập đoàn Thai Beverage của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi liên tục thực hiện những thương vụ đầu tư tỷ USD khắp Đông Nam Á, trong đó có tại Việt Nam, Myanmar…

-Singapore vượt Mỹ thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới Lần đầu tiên trong 9 năm, Singapore đã vượt Hong Kong và Mỹ để chiếm ngôi đầu.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Việt Nam phải vay 700.000 tỷ đồng trả nợ trong 3 năm: Với mức vay có tháng lên tới 40.000 tỷ đồng, đại biểu Quốc hội cho rằng sức ép trả nợ đang tăng. 

-Phó thủ tướng: Kiểm toán Nhà nước có thể vào cuộc vụ giá điện: Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đang giao Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu đưa vào kế hoạch kiểm toán 2019 nội dung về giá điện.

-Hai cán bộ bị tố nhận 12 tỷ đồng “chạy” dự án, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói gì?

-Xử lý công khai tướng lĩnh, sĩ quan quân đội có sai phạm đất quốc phòng

-Bộ Công thương phê bình một nguyên lãnh đạo liên quan vụ Con Cưng

-Ngân hàng Nhà nước vừa xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền là 120 triệu đồng do công ty này không thực hiện đúng thủ tục đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.

-Chưa cho phép nhà mạng cung cấp Mobile Money chuyển tiền quốc tế Đối tượng được tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money là các đơn vị viễn thông đã được cấp phép trung gian thanh toán…

-Những con số đáng chú ý trong báo cáo đất đai Chính phủ gửi Quốc hội:Báo cáo của Chính phủ tổng hợp từ 48 địa phương cho thấy có 3.088 dự án công trình đang chậm triển khai với tổng diện tích 80.453 ha.

-Chính phủ tiếp tục xin 4.069 tỉ đồng trả nợ cho cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

-Hà Nội đã chi cho Nhật Cường bao nhiêu tiền làm phần mềm dịch vụ công?