Hội DN.HVNCLC có buổi biểu diễn hai món ăn Việt theo hướng bản địa, tốt cho sức khỏe với các nguyên liệu bình dị: gạo, nước mắm, khoai và rau gia vị, do đầu bếp đoạt giải “Chiếc thìa vàng” Trần Ngọc Nghĩa và Nguyễn Văn Bông thực hiện.

Từ 1-7/6/2019

Câu chuyện tuần này: 10 xu hướng ẩm thực 2019: Ăn uống là khám phá, trải nghiệm

Tại hội chợ quốc tế ThaiFex 2019, công ty nghiên cứu thị trường Innova Market Insights công bố kết quả một nghiên cứu công phu về mười xu hướng mới trong ẩm thực thế giới 2019.

Đây là một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu, có cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới cho ngành công nghiệp thực phẩm, và khách hàng là các công ty hàng đầu về nguyên liệu thực phẩm và sản xuất đã thành công trong ngành FMCG/CPG năng động.

“Không hẹn mà gặp”, trong lần tham dự ThaiFex năm nay, đoàn doanh nghiệp Việt Nam với Vinamit, Cỏ May… cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp đã mang đến hội chợ những sản phẩm rất riêng của Việt Nam, đậm chất “tài nguyên bản địa” nhưng lại hợp thời, hợp xu hướng. Chẳng hạn nước mắm truyền thống Khải Hoàn kho quẹt ăn với cơm nấu từ gạo Long Châu, Cỏ May, hay chả Cỏ May làm từ bột cá nguyên chất cùng nước xốt Tây Bắc… đã quyến rũ khách năm châu!

Đặc điểm của người tiêu dùng (NTD) hiện nay là ngày càng mạo hiểm, muốn khám phá và có nhiều trải nghiệm mới, và đây chính là chìa khoá cho sự phát triển ngành thực phẩm và đồ uống vào năm 2019.

Thế giới đang kết nối mạnh mẽ, đã khiến NTD ở mọi lứa tuổi hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hoá khác, góp phần tăng trưởng 35% con số các sản phẩm mới đưa ra trong năm 2017 và 2016. “Thích tìm tòi, khám phá và trải nghiệm” là xu hướng dẫn đầu danh sách mười xu hướng hàng đầu của Innova Market Insights cho năm 2019

Chúng tôi lược dịch 10 xu hướng này.: Xem chi tiết tại đây

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Đem kho tàng gia vị Việt “khoe” khách quốc tế 

-Đầu bếp Việt biểu diễn món ăn truyền thống ra thế giới 

-Sấy, không chỉ là phao cứu sinh cho nông sản

-Khoai lang nướng Việt ra thế giới

-Nhà chờ xe buýt hiện đại bậc nhất TP.HCM sử dụng điện mặt trời: Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.CM cho biết vừa đưa vào hoạt động nhà chờ xe buýt hiện đại, có camera an ninh và sử dụng điện năng lượng mặt trời.

-New Zealand hỗ trợ VN xây dựng chuỗi giá trị trái thanh long xuất khẩu: Dự án được thực hiện trong 6 năm do Chương trình Viện trợ phát triển New Zealand tài trợ, với tổng trị giá 5,6 triệu USD.

-Khai mạc Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc 2019: Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc là sự kiện thường niên nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhất là phát triển du lịch sông nước miệt vườn.

-Quả vải Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản lượng: Chất lượng quả vải Việt Nam được đánh giá tốt nhất so với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

-Bán qua Alibaba, cá tra Việt ‘tấn công’ Bắc Kinh, Thượng Hải: Bằng hình thức bán hàng qua các kênh trực tuyến như sàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải.

-Mắm kho rau sống Miền Tây không phải tự nhiên mà ngon: Mắm kho muốn ngon phải trộn hai loại mắm cá linh và cá sặc, cho nước vào nấu cho thịt mắm rã ra, lược lấy nước bỏ xương, thêm hành tím, tỏi băm, sả, thịt heo xắt mỏng…

-Báo Malaysia khen du lịch Việt Nam: Ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á: Báo ASEAN Post của Malaysia nhận định Việt Nam là ngôi sao mới nổi trong ngành du lịch ở khu vực, nhờ các thành tích hiện có cùng chính sách khuyến khích du lịch hợp lý.

-ĐBSCL: Lúa hè thu đầu vụ mất mùa, rớt giá: Vụ hè thu năm 2019, nông dân các tỉnh ĐBSCL sản xuất khoảng 1,6 triệu ha. Hiện nay, các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm, nhưng năng suất không cao và giá lúa cũng thấp khiến nông dân không lời nhiều.

-Thương lái Trung Quốc buông, mít rớt giá thảm hại: Sau thời gian ở mức cao ngất ngưởng, giá mít lao dốc còn 12 ngàn đồng/kg, trong khi giá sầu riêng lại tăng cao kỷ lục, 90 ngàn đồng/kg.

-Dịch tả heo châu Phi tiếp tục lan rộng: Hiện dịch tả heo châu Phi đã lây lan đến 648 hộ chăn nuôi tại 210 thôn của 55 xã thuộc 8 huyện, thị, thành phố tại Thừa Thiên – Huế. Ngoài ra, một ổ dịch đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của heo bệnh.

-‘Vua’ tôm Việt: Chúng tôi hoàn toàn không vi phạm luật Mỹ: Đó là khẳng định của ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC) chiều 7.6, tại cuộc gặp mặt báo chí ở TP.HCM.

-Giá cà phê Việt Nam xếp hạng … bét tại Hàn Quốc: Mặc dù Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc nhưng giá lại ở mức thấp nhất trong 10 nước xuất khẩu cà phê sang thị trường này.

-Vốn Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu rót vào Lào và Campuchia

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Rau quả Thái nhập vào Việt Nam tăng vọt, đánh bay hàng Trung Quốc: Rau quả nhập khẩu vào thị trường nội địa có xuất xứ Thái Lan đang chiếm áp đảo với hơn 45% thị phần. Rau quả Trung Quốc nhập khẩu lép vế, chỉ còn chiếm 19%.

-Sản phẩm thân thiện được lòng người mua! Một số hệ thống phân phối, bán lẻ ở TP.HCM đã công bố chiến dịch “quét sạch” ống hút nhựa ra khỏi siêu thị. Cùng với đó, họ chủ động loại bỏ các loại ống hút nhựa đính kèm cùng các sản phẩm hàng nhãn riêng.

-Nhiều ngân hàng lẫn ‘đại gia’ Vingroup, Grab đổ tiền làm trung gian thanh toán di động: Thanh toán qua di động đang có sự cạnh tranh quyết liệt khi hàng loạt ngân hàng (NH) tung ra các app (ứng dụng) thanh toán trên di động. Nhiều “đại gia” như Vingroup, Grab cũng đổ tiền làm trung gian thanh toán.

-Sụt giảm doanh thu, Bộ Giao thông vận tải muốn tăng phí BOT: Bộ Giao thông vận tải đang đưa ra dự thảo lấy ý kiến trình Chính phủ việc tăng phí BOT theo lộ trình, do nhiều dự án BOT bị sụt giảm doanh thu, nguy cơ phá vỡ phương án tài chính.

-GDP VN có thể mất 6.000 tỉ đồng vì chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tranh chấp trên Biển Đông, bảo vệ ngư dân… là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra khi chất vấn Phó thủ tướng Phạm Bình Minh sáng 6.6.

-Kinh doanh bán lẻ không dễ: Từ nhiều năm qua, Việt Nam được xem là một trong những thị trường bán lẻ đầy tiềm năng bởi dân số đông, sức mua lớn. Nhưng không phải nhà bán lẻ nào cũng thành công…

-Cửa hàng đông khách nhờ chiêu… livestream, ném sản phẩm: Khi khách hàng đến cửa hàng, họ cầm cái nĩa có thể… quăng nó xuống đất mà nĩa không hề bể.

-Chợ dịp Tết Đoan Ngọ hút hàng, giá trái cây tăng sốc: Nhu cầu cao do cúng Tết Đoan Ngọ nhưng nguồn cung có hạn khiến giá nhiều trái cây bị đẩy lên cao, thậm chí chiều 7-6 nhiều loại như mận Hà Nội, bưởi… giá tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó.

-Tour xem Việt Nam đá chung kết King’s Cup có giá gần 14 triệu: Tour 5 ngày khám phá Thái Lan, kết hợp xem trận chung kết King’s Cup tại Buriram với mức giá 13,99 triệu đồng đã được công ty lữ hành mở bán ngay sau khi đội tuyển Việt Nam vượt qua Thái Lan.

-Quảng cáo trên xe buýt TP.HCM: Chủ nhãn hàng có thể trực tiếp đấu giá Đây là nội dung mới nhất trong đợt đấu giá cho thuê quảng cáo trên xe buýt, dự kiến diễn ra từ ngày 21-6 đến 18-7.

-Xăng giả là một trong những nguyên nhân gây cháy xe: Cơ quan công an cho biết xăng giả là một trong những nguyên nhân gây ra cháy nổ xe thời gian qua.

-Kem nội địa Trung Quốc giá 3.000 đồng/cái bán tràn lan trên mạng: Kem được quảng cáo là hàng nội địa Trung Quốc đang được bày bán tràn lan trên mạng với giá chỉ 3.000/cái. Chủ hàng không xuất trình được tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc của kem.

-Ông lớn ngoại ‘phong tỏa’ thị trường bia Việt: Các hãng bia ngoại đang thu lợi khủng do người Việt uống bia ngày càng nhiều.

Trung Quốc tăng nuôi tôm, Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu lớn: Trung Quốc dự kiến nhập khẩu 800.000 tấn tôm năm 2019 và vượt qua Mỹ trở thành nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới.

-Doanh nghiệp Mỹ tìm mua ghẹ Việt Nam để né thuế cao: Mức thuế 25% đã gây thiệt hại cho toàn bộ hoạt động kinh doanh ghẹ của Mỹ và quốc gia này có thể tìm kiếm nguồn cung ghẹ thay thế từ Việt Nam và các nước khác.

-Thương hiệu thời trang bình dân đang ‘lượm’ ngàn tỉ tại VN: Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đang hút ngày càng nhiều các thương hiệu thời trang bình dân nước ngoài vào đây.

-Khi các dự án khủng Trung Quốc dồn dập đổ vào Việt Nam:  Thực tế cho thấy dòng vốn rút ra khỏi Trung Quốc đang hướng đến các nước Đông Nam Á và Việt Nam là một sự lựa chọn.>>Bộ KH&ĐT chỉ ra 5 hệ lụy khi vốn Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt

-Auchan chính thức đóng 15 cửa hàng tại Việt Nam -Khó hiểu thương vụ bán 18 siêu thị Auchan Việt Nam: Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa biết ông lớn nào sẽ nắm quyền điều hành hệ thống Auchan tại Việt Nam.

C-HỘI NHẬP

-Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá tạm thời nhôm từ Trung Quốc: Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định 1480 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim, hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình, đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm, có xuất xứ từ Trung Quốc.

-Thương nhân Việt bất ngờ với nhiều quy định mới của Trung Quốc: Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách mới liên quan đến nông sản Việt Nam. >>Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều… không lá của Việt Nam?

-Những điều cần biết khi xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: Đến nay đã có 8 loại trái cây tươi của Việt Nam được phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm.

-Trung tâm hậu cần, logistics 5,4 triệu USD phục vụ các DN Nhật Bản: Ngày 7-5, tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), Trung tâm hậu cần Vina Japan Shirogane Logistics (VJS) đã khánh thành để phục vụ sản xuất, kinh doanh cho các nhà đầu Nhật Bản tại đây.

-Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Serbia, Đức và Việt Nam: Đầu tháng 6, Chủ tịch tập đoàn SAPA Thale, tỉ phú Mai Vũ Minh, ông Nguyễn Đắc Nghiệp – nghị sĩ Đức, CEO của SAPA Thale cùng lãnh đạo Tập đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Serbia.

-Việt Nam khẳng định hợp tác thương mại tốt với Mỹ và không thao túng tiền tệ  “Có thể khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo ngày 6-6.

-Sau Google, tới lượt Facebook ‘nghỉ chơi’ Huawei: Công ty Facebook vừa ngừng cấp phép cho Huawei cài đặt trước các ứng dụng của họ trên điện thoại Huawei. Như vậy là một đại gia công nghệ nữa của Mỹ dừng hợp tác với công ty Trung Quốc.

-Ông Trump đòi tăng thuế thêm 300 tỉ đô hàng hóa, Trung Quốc nói ‘chơi tới cùng’ Trong phát biểu mới nhất trước báo giới hôm nay (6-6), Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa sẽ tăng áp thuế bổ sung với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc và sẽ làm điều này “đúng lúc”.

-Trung Quốc dọa cắt đất hiếm, Mỹ tuyên bố sẽ chơi theo cách ‘chưa từng có’: Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố sẽ tiến hành “các bước đi chưa từng có tiền lệ” nhằm đảm bảo nguồn cung các nguyên tố chiến lược và đất hiếm sau lời đe dọa của Trung Quốc.

-Mỹ tố Trung Quốc ‘chơi trò đổ lỗi’ về đàm phán thương mại hai bên: Chính quyền Mỹ vừa có phản ứng về nội dung sách trắng thương mại Trung Quốc vừa công bố, cáo buộc Bắc Kinh đang cố “chơi trò đổ lỗi” và nói sai về bản chất tiến trình đàm phán.

-Bị Mỹ cấm, Huawei quay sang Nga ký thỏa thuận 5G: Tập đoàn Huawei của Trung Quốc đã ký thỏa thuận phát triển mạng 5G tại Nga vào năm tới, trong bối cảnh nhiều nước phương Tây đang được Mỹ khuyên không sử dụng thiết bị Huawei khi triển khai thế hệ mạng di động thứ 5 này.

-Nhân viên Huawei mang ‘văn hóa sói’ vào cuộc đối đầu với Mỹ: Hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã phát triển mạnh văn hóa làm việc được gọi là “văn hóa sói”. Văn hóa này bây giờ càng được khuếch đại khi Huawei đối mặt với lệnh cấm của Tổng thống Trump.

-Nga – Trung nhất trí dùng nội tệ giao dịch, giảm lệ thuộc USD Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình đến Nga, hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận sử dụng đồng tiền của hai nước trong hoạt động giao thương.

-Bây giờ, người Trung Quốc phải đối mặt với lạm phát giá thực phẩm: Thịt lợn và trái cây vẫn tăng giá hàng ngày mặc cho chính phủ Trung Quốc ra sức trấn an công chúng rằng “nguồn cung rất dồi dào”.

-Chi 2,1 triệu USD để chữa khỏi bệnh hiểm nghèo:  Đây là phương pháp điều trị bệnh đắt đỏ nhất trên thế giới do hãng dược Novartis (Thụy Sỹ) sáng chế. Tuy vậy số tiền này vẫn chưa đạt kỷ lục, mà chỉ mới đạt 50% so với các phương pháp điều trị bệnh khác mà hãng này tuyên bố sẽ cung cấp trong vài năm tới.

-Giải pháp số hoá cho các nước ASEAN: Nhìn chung, hầu hết các nước ASEAN đã chậm chạp trong việc áp dụng các công nghệ của nền Công nghiệp (CN) 4.0. Các quốc gia phát triển về công nghệ như Trung Quốc và Ấn Độ, đã nhanh hơn nhiều trong việc đầu tư và hưởng lợi từ các công nghệ này.

-Khu vực kinh tế tư nhân Thái Lan ‘cầu cứu’ chính phủ: Khu vực kinh tế tư nhân Thái Lan đang “cầu cứu” chính phủ mau chóng áp dụng các gói kích thích kinh tế để tiếp sức cho tăng trưởng trong khoảng thời gian còn lại của năm 2019.

-Úc cũng phải học Israel làm nông nghiệp công nghệ cao: Bộ trưởng bộ Công nghiệp và phát triển (khu vực Nam Úc) Tim Whetstone đã tới Israel với chương trình phát triển ngành này.

D-NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP

Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ ra các sai phạm trên YouTube, Google: Sau khi công bố sai phạm trên nền tảng Facebook, chiều 7-6, Bộ Thông tin – Truyền thông tiếp tục công bố các sai phạm trên nền tảng YouTube, Google, đồng thời đưa ra các giải pháp tổng thể để chấn chỉnh.

-Chính phủ nói gì về việc hàng nước ngoài đội lốt hàng Việt: Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thừa nhận có tình trạng hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt gây hậu quả xấu. Ông nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt khi phát hiện.

-Cưỡng chế giao con dấu Trung Nguyên: bà Thảo tố ngược chấp hành viên: Sáng 6-6, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã tổ chức cưỡng chế, buộc bà Lê Hoàng Diệp Thảo giao con dấu cho Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên nhưng khi đoàn làm việc đến nhà bà Thảo thì không có ai mở cửa

-Công ty thép kiện đòi UBND TP Đà Nẵng bồi thường 400 tỉ đồng: Câu chuyện về 2 nhà máy thép tại Đà Nẵng lại tiếp tục “nóng” khi mà Công ty CP thép Dana – Ý đã nộp đơn khởi

-Công ty Lô Hội nợ thuế nhiều nhất TP.HCM hơn 100 tỉ đồng: Theo danh sách này, có 449 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số tiền hơn 501 tỉ đồng.

-Cấm bay 1 năm với hành khách đánh nhân viên hàng không

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)