Từ 13-19/7/2019

Câu chuyện tuần này: 90% hàng hóa đang bị điều tra xuất xứ của Mỹ đều có gốc từ Trung Quốc

Hội thảo “Từ cuộc chiến Mỹ – Trung đến EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào” do Hội hàng VN chất lượng cao và Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức ngày 17/6.

Tại đây, ông Nestor Sherbey cho biết mình là người tư vấn và phụ trách hướng dẫn cho doanh nghiệp xuất hàng vào Mỹ các vấn đề liên quan đến luật hải quan Mỹ. Trong phần trình bày của mình, ông đặt câu hỏi: Hàng hóa “made in Vietnam có thật hay không?”.

Theo ông, với hàng nông sản, thủy sản được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và có xuất xứ từ Việt Nam thì có thể hiểu “made in Vietnam” đơn giản hơn. Nhưng với những sản phẩm lắp ráp thường phải sử dụng một phần, hoặc nhiều cấu phần nhập khẩu từ các quốc gia khác, cần phải xem xét kỹ xuất xứ.

“Nên nhớ hải quan Mỹ không có nhiệm vụ phải chấp nhận 100% các giấy chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam cấp cho doanh nghiệp là đúng, tự chúng tôi sẽ đi điều tra để biết rõ xuất xứ mặt hàng đó có đúng đến từ Việt Nam không. Thế nên, doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng vào Mỹ phải công khai hàng hóa trong hồ sơ, nếu cung cấp không chính xác phải chịu trừng phạt rất nặng nề từ phía hải quan Mỹ”, ông Nestor Sherbeycho nhấn mạnh.

Hoặc nếu có dấu hiệu lừa đảo với hàng tạm nhập tái xuất, cũng bị trừng phạt nặng do Mỹ có thỏa thuận thông tin về xuất xứ với nhiều cơ quan hải quan các quốc gia thế giới, nên thông tin bao quát và “khó qua mắt được họ”.

Dẫn thông tin từ hải quan bảo vệ biên giới Mỹ, trụ sở đặt tại Thái Lan, ông Nestor Sherbey cho biết, 90% hồ sơ vụ việc tổ chức này đang giải quyết là hàng từ Trung Quốc, chuyển qua Thái Lan, rồi chuyển qua Việt Nam sản xuất, lấy xuất xứ từ Việt Nam để xuất đi Mỹ. (Xem chi tiết tại đây)

>>Hải quan Mỹ không quan tâm… chứng nhận xuất xứ của Việt Nam

>Từ thương chiến Mỹ – Trung đến EVFTA: Hãy là “Made by VietNam”

>Hàng Việt có thể bị ‘trừng phạt’ do địa phương ký khống đầu vào cho doanh nghiệp

>>Hàng Việt giữa hai luồng xanh – đỏ

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Thêm một nhãn hàng giải khát mới trên thị trường: A–DEW Lai Phú: Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 17/7/2019, Công ty TNHH Nước Giải Khát Lai Phú đã giới thiệu với người tiêu dùng về dòng sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu A–DEW.

-Chỉ dẫn địa lý nâng vị thế thanh long Bình Thuận: Ông Phan Văn Tấn, phó giám đốc sở NN&PTNN tỉnh Bình Thuận cho biết, thanh long chính vụ tại tỉnh năm nay được giá hơn các năm, là do hai yếu tố: chỉ dẫn địa lý và chất lượng trái thanh long tăng cao.

-Vụ vải thiều năm nay Bắc Giang thu gần 6.400 tỷ nhờ giá cao kỷ lục: Sở Công Thương Bắc Giang vừa cho biết, vụ vải năm nay, tổng sản lượng tiêu toàn tỉnh đạt hơn 147.000 tấn, với giá trị khoảng 6.365 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái.

-Vinamilk chinh phục thị trường Trung Quốc: Tại cuộc gặp gỡ báo chi mới đây, đại diện Vinamilk cho biết, Vinamilk đã chính thức hoàn tất ký kết nghị định thư với Trung Quốc mở đường cho các sản phẩm công ty đến thị trường Trung Quốc bằng con đường chính ngạch.

-Vietcombank vào top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất BXH Nikkei

-Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu lao động sang Nhật: Nhật Bản đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khi tỷ lệ dân số già và tử vong đang nhiều hơn so với tỷ lệ sinh.

-Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế lụa tại Ấn Độ: Ngày 15/7 tại Trung tâm triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế lụa Ấn Độ lần thứ 7.

– Lại ùn ùn trồng mít Thái xuất sang Trung Quốc: Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL lo lắng, giá mít Thái luôn biến động, khi thì tăng rất cao nhưng cũng có lúc giảm thê thảm xuống mức chỉ vài ngàn đồng/kg. Do đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cẩn trọng việc phá bỏ đất lúa, đất mía và một số cây khác… ào ạt chuyển sang trồng mít Thái.

-Diện tích hồ tiêu Việt Nam tăng nóng gần 200%: Bộ NN-PTNT và 15 tỉnh đang xây dựng đề xuất dự án phát triển ngành hàng điều, hồ tiêu và cây ăn quả tại Việt Nam gửi các bộ, ngành góp ý, sau đó sẽ trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt.

-Sâm Ngọc Linh lao đao vì sâm giả: Giá trị sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam ngày càng cao với lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, kẻ gian lấy sâm giả trà trộn vào sâm Ngọc Linh thật để kiếm lợi là điều không tránh khỏi. Đã có nhiều vụ việc bị cơ quan chức năng xử lý nhưng việc rao bán sâm Ngọc Linh giả tràn lan trên mạng đến nay vẫn chưa thể kiểm soát.

-15.000ha bắp bị sâu keo mùa thu phá hoại: bắt đầu phát hiện từ tháng 4-2019 vừa qua, đến nay dịch sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại tại hầu hết các vùng trồng bắp trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000ha, đang gây hại nặng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. 

-Chưa rõ mục đích thương lái ồ ạt mua vảy cá tại Đồng Tháp: Ngày 16-7, ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, mặc dù có đi tìm hiểu nhưng địa phương vẫn không biết rõ nguyên nhân thương lái thu mua vảy cá để làm gì?!

-Xoài bonsai cho lợi nhuận cao: Sau khi vô chậu, cây xoài được người dân cắt tỉa, tạo thành dáng bonsai, có giá bán dao động từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi chậu.

-Đầu tư cho thương hiệu: Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp (DN) trong nước thực sự có chiến lược đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản. Trong khi thương hiệu – tài sản vô hình – lại chính là yếu tố làm nên tên tuổi, phủ rộng thị trường, giúp DN thành công. 

-Thụy Sỹ tài trợ 365.000 Franc giúp Việt Nam sản xuất lúa: Chiều 17-7, tại Hà Nội, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và bà Beatrice Maser, Đại sứ Liên bang Thụy Sỹ tại Việt Nam đã cùng ký một thỏa thuận tài trợ vốn cho Việt Nam để thực hiện giai đoạn 3 dự án sử dụng thông tin viễn thám và bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất lúa, với tên viết tắt bằng tiếng Anh là RIICE. Thời gian thực hiện trong 24 tháng tới.

-Người Thái Lan đột nhiên ‘khoái’ ăn cá tra Việt Nam: Xuất khẩu cá tra sang thị trường Asean bất ngờ tăng mạnh, Thái Lan là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực. 

-Gạo Việt Nam và Thái Lan khó cạnh tranh với gạo Ấn Độ: Các trung tâm xuất khẩu gạo ở châu Á như Việt Nam và Thái Lan đang chật vật để cạnh tranh với mức giá mà nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Ấn Độ đưa ra.

-Hublot khắc chữ ‘Viet Nam’ trên đồng hồ độc bản dành riêng cho nhà sưu tập Việt

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Vàng miếng SJC chạm mốc 40 triệu đồng: Theo đà của thế giới, mỗi lượng vàng tiếp tục tăng vài trăm nghìn đồng trong sáng nay, có nơi chạm mốc 40 triệu đồng.

-Khoanh vùng 6 ‘ông lớn’ lập lờ xuất xứ hàng Trung Quốc: Đó là thông tin được ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, cung cấp tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019. Theo ông Hùng, vấn nạn lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất hàng đi các nước, lợi dụng xuất xứ của các nước nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi đang ngày càng nhức nhối.

-Giá xăng tăng 626-718 đồng/lít: Bắt đầu từ 17 giờ ngày 17-7, giá xăng E5 RON 92 tăng 626 đồng/lít lên tối đa 20.279 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 718 đồng/lít, tối đa 21.235 đồng/lít; dầu diesel 0,05S tăng 48 đồng/lít, tối đa 16.997 đồng/lít; dầu hỏa tăng 22 đồng/lít, tối đa 15.959 đồng/lít; dầu mazut tăng 760 đồng/kg lên tối đa 15.980 đồng/kg.

-Người Việt mua ô tô ngoại nhập tăng: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 6-2019, cả nước nhập khẩu hơn 10.500 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt trên 254 triệu USD, tăng hơn hai lần về số lượng lẫn giá trị.

– Thương mại điện tử Việt Nam quý 2/2019: Lazada tiếp tục “đuối sức”: Vị trí của Lazada vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn nới rộng khoảng cách so với đối thủ…>>Sendo vượt Thế giới di động, Lazada bị Tiki, Shopee cho ‘hít khói’

-Hãng taxi truyền thống tên tuổi cũng tháo chạy: Mới đây, liên doanh taxi ComfortDelgro Savico Taxi giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) và ComfortDelgro đã đi đến hồi kết khi quyết định đóng cửa sau 13 năm hoạt động tại Việt Nam (VN).

-Hàng trăm tài xế Go-Viet tắt app, phản đối chính sách mới của hãng:Ngày 18-7, hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ Go-Viet tắt app, đình công, đồng thời tập trung tại trụ sở của hãng trên đường Nguyễn Đình Chiểu (đoạn giao Trương Định, Q.3, TP.HCM) để phản đối việc hãng này thay đổi chính sách thưởng.>>Go-Viet nói gì khi tài xế đình công vì ‘làm nhiều nhưng thưởng ít hơn’

-Trà sữa Ten Ren của The Coffee House đóng cửa do đâu? Do kết quả kinh doanh chưa được như mong muốn, chuỗi trà sữa Ten Ren sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam trong tháng 8 tới đây.>>100 thương hiệu tại Việt Nam, thị trường trà sữa liệu đã bão hòa?

-Xuất khẩu hàng hóa qua kênh phân phối: Xuất khẩu hàng qua hệ thống phân phối tại Việt Nam là một trong những kênh quan trọng, được ngành công thương tích cực triển khai. Nhưng sau nhiều năm thực hiện, số lượng cũng như giá trị đơn hàng còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Tại sao?

-Walmart sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng vào siêu thị: Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, cho biết thị trường Việt Nam thu hút ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tham gia, trong đó có Walmart.

-Người Việt thích mua sắm online vào thời gian nào trong ngày? Báo cáo xu hướng mua sắm trực tuyến của người dùng Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 của một trang thương mại điện tử có thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, cho thấy…

-Nếu Asanzo nhập linh kiện của Nhật thì sao? Tọa đàm “Thế nào là Made in Vietnam” do Hội Truyền thông số Việt Nam (VN) tổ chức ngày 17-7 tại Hà Nội cung cấp thêm nhiều góc nhìn về vấn đề xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh câu hỏi Asanzo có lừa dối người tiêu dùng hay không vẫn đang nóng.

-Loa di động ‘kẹo kéo’ bóp nghẹt ông trùm karaoke Arirang? Những thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ đã khiến cho đại gia Arirang từng thống trị tại các phòng karaoke một thời buộc phải dẹp bỏ thương hiệu đình đám, chấm dứt luôn ngành nghề điện tử mà chuyển sang đi buôn đất.

-Hàng Hàn Quốc, Trung Quốc áp đảo tại triển lãm thiết bị điện: Nhiều thiết bị, công nghệ mới trong lĩnh vực điện công nghiệp, điện dân dụng và các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được trình làng tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) sáng 17-7.

-Vinafood 2 muốn nhảy vào kinh doanh xăng dầu: Theo tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 dự kiến tổ chức cuối tháng 7, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) bổ sung bốn ngành nghề kinh doanh mới

-Thiếu điện, phải tăng cường mua từ Trung Quốc: Nếu khởi công một dự án điện vào cuối năm nay phải mất bốn năm mới xong, đó là chưa kể thi công chậm tiến độ… Nên giải pháp trước mắt là phát triển các dự án điện mặt trời áp mái, đặc biệt tăng khả năng mua điện từ Lào và Trung Quốc…

-Tài sản của tỷ phú nhà Masan và Hòa Phát “bốc hơi” chóng mặt: Cổ phiếu HPG và MSN giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm về tài sản của hai vị tỷ phú trên sàn chứng khoán…

-VietJet Air và Masan chi gần 400 tỷ mua trái phiếu Chứng khoán Bản Việt: Hai tổ chức là Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (mã VJC) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan – Mansan Group (mã MSN) đã chi gần 400 tỷ đồng để sở hữu trái phiếu không chuyển đổi của VCI…

-Quặng sắt tại Trung Quốc lại tăng giá: Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 4,6%. Giá thép tại Thượng Hải hồi phục từ mức giảm liên tiếp 4 phiên.

C – HỘI NHẬP

-TS Lê Đăng Doanh: Đầu tư nhiều hơn cho kinh tế số: “Doanh nghiệp cần phải thích ứng với nền kinh tế số, phải đào tạo và tự đào tạo mình, gắn kết với các trường đại học ở các lĩnh vực để có nguồn nhân lực chuyên biệt hoá” – chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định.

> Hàng loạt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp số hoá của Singapore

>Số hoá, quyết định vẫn là người tiêu dùng

-QR Code: ‘bản tự bạch’ cho người ít tiền! Doanh thu của Happy Vegi tăng dần trong ba năm qua. Mức tăng trưởng nhiều nhất là từ tháng 11/2018, sau khi áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc (QR Code) lên sản phẩm.

-150 doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia tuần lễ năng lượng thông minh tại TP HCM: Các doanh nghiệp, tập đoàn đầu ngành giới thiệu loạt sản phẩm, công nghệ và giải pháp, thúc đẩy hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực năng lượng.

-Chính phủ sẽ ban hành cơ chế điều phối vùng đủ mạnh cho ĐBSCL: Thủ tướng nhấn mạnh, ĐBSCL cần xác định được tầm nhìn của toàn vùng đến năm 2045 đặt trong tầm nhìn và chiến lược chung của cả nước năm 2045. “Tầm nhìn đó cần hướng đến sự liên kết toàn vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững, có bước đột phá một số lĩnh vực, là vùng phát triển không thua kém bất cứ vùng nào về mọi mặt”.

-TP.HCM muốn ‘trở lại’ thành trung tâm tài chính: Ông Trần Du Lịch – thành viên Tổ tư vấn Chính phủ – cho biết chủ trương xây dựng TP.HCM trở thành một trung tâm tài chính đã có gần 20 năm trước, và chính ông Lịch là người chắp bút cho đề án đầu tiên của thành phố về phát triển thị trường tài chính trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

-Tập đoàn may mặc Matsuoka xây dựng thêm nhà máy mới ở Việt Nam: Theo kế hoạch, Tập đoàn Matsuoka có trụ sở tại tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) sẽ lập Công ty May Annam Matsuoka, có thể vào tháng 8 tới, để xây dựng và vận hành nhà máy mới ở tỉnh Nghệ An.

-Đài Loan tăng điều kiện miễn visa cho công dân Việt Nam: Theo thông cáo của Văn phòng kinh tế văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM, cơ quan du lịch Đài Loan sẽ có điều chỉnh cho “Hệ thống xét duyệt trước trên mạng cho công dân các nước thuộc khu vực ASEAN nhập cảnh vào Đài Loan” với chính sách miễn visa có điều kiện.

-Malaysia tịch thu hơn 240 triệu USD của tập đoàn dầu khí Trung Quốc: Malaysia đã tịch thu hơn 1 tỷ ringgit (243,25 triệu USD) từ tài khoản ngân hàng của China Oil Pipeline Engineering Ltd (CPP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.

-50 doanh nghiệp muốn rời Trung Quốc vì chiến tranh thương mại: Hơn 50 doanh nghiệp đang di dời chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu của Mỹ, theo Nikkei Asian Review thì HP, Dell, Apple hay Nintendo nằm trong số này.

-Ông Trump lại tuyên bố sẽ áp thêm thuế lên hàng Trung Quốc nếu muốn: Thị trường chứng khoán Mỹ rời khỏi mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố tại buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày thứ Ba.

-WTO mở đường cho Trung Quốc áp thuế ‘trừng phạt’ Mỹ? Trung Quốc có khả năng được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở đường để áp thuế trừng phạt Mỹ vì một tranh chấp thương mại dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo Hãng tin Reuters.

-Ông Trump dọa điều tra Google vì liên quan đến Trung Quốc: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ điều tra Google sau bài phát biểu của tỷ phú Peter Thiel nói rằng Google có thể đã bị xâm nhập bởi tình báo Trung Quốc.

-Người nước ngoài mua nhà ở Mỹ giảm mạnh: Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, số tiền mà người Trung Quốc chi để mua nhà ở Mỹ đã giảm quá nửa…

-Sau tham gia Vành đai Con đường, Ý sắp nhận thêm 3,1 tỉ USD đầu tư từ Huawei: Công ty thiết bị viễn thông Huawei lên kế hoạch đầu tư 3,1 tỉ USD vào Ý trong 3 năm nhằm củng cố vị thế tại châu Âu sau khi bị Mỹ “dán nhãn” là mối nguy an ninh lớn.

-Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Đức được bầu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm Chủ tịch EC đã diễn ra tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg (Pháp) chiều 16/7 (giờ địa phương).

-Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde từ chức: Và có thể sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

-Indonesia trước nguy cơ mất thị trường dầu cọ chục tỉ USD từ EU: Indonesia cho biết nước này đã sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu Liên minh châu Âu (EU) tiến hành các kế hoạch hạn chế sử dụng dầu cọ trong sản xuất nhiên liệu sinh học.

-Campuchia gửi trả 1.600 tấn rác thải nhựa về Mỹ và Canada: Ngày 17/7, Campuchia thông báo sẽ gửi trả 1.600 tấn rác thải nhựa nhập khẩu bất hợp pháp về điểm xuất phát là Mỹ và Canada.

-Ngân hàng ảo của Đức được định giá 3,5 tỷ USD: N26, một ngân hàng ảo của Đức vừa huy động được 170 triệu USD, theo đó được định giá ở mức 3,5 tỷ USD…

-Ứng dụng FaceApp bị cảnh báo rủi ro an ninh: DNC cảnh báo không nên sử dụng ứng dụng FaceApp đang được lan truyền trên các mạng xã hội thời gian gần đây.

D – NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Bộ KHCN thông tin vụ xăng giả của đại gia Trịnh Sướng: Khai với cảnh sát, ông Sướng và các đồng phạm thừa nhận đã bán ra thị trường khoảng 19,5 triệu lít xăng giả với giá thấp hơn thị trường 7.000-10.000 đồng mỗi lít, thu lợi bất chính hơn 130 tỉ đồng.

TS Nguyễn Đình Cung: ‘Tiền của mình mà cứ đưa cho người khác’:Theo TS Cung, từ đầu năm 2019, Thủ tướng đã thêm vào phương châm hành động của Chính phủ hai chữ “bứt phá”. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện nay, dường như chưa có gì thể hiện phương châm “bứt phá” ấy.
 
-Chủ tịch PVN: Dầu khí như gái lỡ thì, mà lại đòi hồi môn quá cao: Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh ví ngành dầu khí hiện đang như gái “quá lứa lỡ thì” nhưng điều kiện đặt ra lại quá khắt khe, “của hồi môn quá cao”, nên khó thu hút đầu tư.
 

-Xem xét cấp lại sổ đỏ cho cư dân dự án thuộc Mường Thanh:Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư liên hệ với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn, khắc phục các nội dung chưa phù hợp…

-Yêu cầu 4 bộ và Thanh tra Chính phủ cho ý kiến về sai phạm của Videc: Kể từ khi phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm dự án nhà thu nhập thấp The Diamond Park vẫn chưa thấy đâu, trong khi đó chủ đầu tư Videc lại lo phân lô, bán nền biệt thự, nhà liền kề…

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)