Từ 20-27/7/2019

Câu chuyện tuần này: Bấm máy bộ phim tài liệu 21 tập, 525 phút về nước mắm truyền thống.

Đây là một công trình thiết tha với tinh tuý nước mắm truyền thống Việt. Bộ phim dài sau 4 tháng chuẩn bị miệt mài, đã bắt đầu bấm máy ở cả hai đầu đất nước. Với một đội ngũ làm phim chuyên nghiệp cùng các nhà sản xuất và chuyên gia có uy tín từ lâu nay hiểu sâu và hết lòng tham gia công trình, bộ phim muốn khắc họa chiều sâu tinh túy của ẩm thực Việt và tình yêu truyền đời với nghề nước mắm truyền thống, qua lịch sử trải dài hàng ngàn năm, đi dọc theo chiều dài địa lý đất nước.

Bộ phim tập hợp những câu chuyện, ý kiến, hình ảnh về nước mắm truyền thống Việt của các chủ thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong cả nước. Những câu chuyện của nước mắm Việt vươn ra thế giới, cũng sẽ được kể lại một cách chân thực và sinh động. Bộ phim có điểm nhấn là thông tin và phân tích một khúc quanh chưa từng có của nước mắm Việt, khi các nhà sản xuất Nước mắm truyền thống bị thế lực làm Nước mắm công nghiệp đẩy đến đường cùng, buộc phải chiến đấu sống còn để sống sót. 

Phim do BSA Media chủ trì sản xuất, các doanh nghiệp HVNCLC tài trợ và phối hợp thực hiện.

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Việt Nam xuất khẩu hạt giống dưa hấu sang Nhật: Lần đầu tiên, hạt giống dưa hấu sản xuất tại Việt Nam đạt các tiêu chuẩn để được xuất khẩu theo đường chính ngạch vào Nhật Bản.

-Mực chế biến của Việt Nam xuất sang Nhật rẻ hơn 4 lần hàng Thái: Hiện giá mực chế biến xuất sang Nhật của Việt Nam ở mức 4,8 – 5,7 USD một kg, trong khi hàng Thái Lan dao động 21 – 31 USD.

-Thêm một hãng hàng không Việt được cấp phép bay: Cục Hàng không Việt Nam đã cấp chứng nhận khai thác máy bay (Aircraft Operator Certificate – AOC) cho Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines).>>Ông chủ thực sự của hãng hàng không mới Vietstar Airlines là ai?

-Gần nửa triệu đồng một kg dọc mùng sấy khô: Không chỉ thị trường trong nước ưa chuộng, dọc mùng (bạc hà) sấy khô còn được nhiều cơ sở xuất đi nước ngoài.

-200 gian hàng giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp TP.HCM tại Nghệ An trong ‘Tuần lễ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp TP.HCM và tỉnh Nghệ An năm 2019’ 

-Tập đoàn Thành Công muốn sản xuất xe hơi thương hiệu Việt? Bên cạnh sản xuất, lắp ráp xe thương hiệu Hyundai, Tập đoàn Thành Công cho biết trong thời gian tới sẽ phát triển thương hiệu riêng như VinFast, bên cạnh việc kinh doanh thêm thương hiệu xe hơi khác.

-Nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa bị suy giảm: Tổng cục Môi trường vừa công bố một báo cáo cho thấy, tình trạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa bị suy giảm rất đáng cảnh báo, với 80% giống cây trồng đã mất, giống vật nuôi suy giảm gần 10% mỗi năm. 

-1.600 con trâu, bò Úc mất dấu tại Việt Nam: Bộ Nông nghiệp Australia cho biết có hơn 1.500 con bò và 99 con trâu không được chuyển đến hoặc không truy xuất được nguồn gốc tại các trang trại, lò mổ đã phê duyệt ở Việt Nam.

-Việt Nam đặt mục tiêu không sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025: Việt Nam đã và đang huy động sự tham gia của cả xã hội vào phong trào chống rác thải nhựa, với mục tiêu không sử dụng đồ nhựa dùng một lần vào năm 2025 >>Tiết kiệm hàng triệu USD nhờ tái chế rác thải

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Ăn vặt thành xu hướng ẩm thực toàn cầu: Tận dụng tài nguyên bản địa, chế biến theo khẩu vị, công nghệ cao nhưng vẫn giữ sự khác biệt nổi trội của tính địa phương, và nương theo làn sóng nhập khẩu thực phẩm mạnh mẽ vào Trung Quốc, phải chăng đó là những tín hiệu quá tốt cho nông sản và thực phẩm Việt Nam chúng ta? >> Nở rộ chế biến thức uống nhanh

-Hàng vào siêu thị: Câu chuyện thương hiệu và phân phối bền vững: Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu đủ mạnh sẽ có quyền đàm phán với siêu thị, còn nếu chưa, hãy xem đây chỉ là một kênh phân phối để tránh “bỏ trứng vào một rọ”…

-Dự trữ ngoại hối lên đến 68 tỷ USD:Báo cáo kinh tế vĩ mô của Trường ĐH Ngân hàng TPHCM mới đây cho biết, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam hàng năm là nguồn cung quan trọng trong tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tạo kỷ lục mới ở mức 68 tỷ USD vào cuối tháng 6-2019.

-Công ty hứa rót 500 tỷ cho mạng xã hội ‘made in Vietnam’ mới là ai? G-Capital, quỹ đầu tư cam kết sẽ rót vốn 500 tỷ đồng cho mạng xã hội mới ra mắt Gapo là một công ty con của G-Group. Đây là tập đoàn sở hữu chuỗi hệ thống cầm đồ F88.

-Lạc quan thị trường chứng khoán cuối năm: Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 7 đến nay diễn biến tương đối thuận lợi. Trong 3 tuần giao dịch đầu tháng, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng gần 3%, lên 978 điểm. 

-Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “mạnh tay” với cho vay bất động sản: Quan ngại vốn tín dụng đang chảy mạnh vào bất động sản sẽ tạo rủi ro cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu cho vay bất động sản…>>Gần 4.600 USD mỗi m2 căn hộ cao cấp tại TP HCM: Quý II, bình quân giá căn hộ cao cấp tại Sài Gòn đã vọt lên 4.569 USD mỗi m2, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm trước.>> Nở rộ gom đất vùng xa chờ tăng giá

-Công viên nước Đầm Sen lỗ nặng vì đầu tư ngoài ngành: Trái ngược với tăng trưởng ở mảng vui chơi giải trí, Công viên nước Đầm Sen phải trích dự phòng 28 tỷ đồng cho hai khoản đầu tư chứng khoán.

-Landmark 81 ‘đại hạ giá’ vé tham quan, khách vẫn thấy đắt: Tòa nhà cao nhất Việt Nam từng gây xôn xao với vé tham quan đắt đỏ, lên đến 810.000 đồng hồi tháng 4, vừa thông báo giảm sốc giá vé cho các ngày trong tuần.

-Nông dân ồ ạt trồng mít Thái: Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL vừa cho biết, thời gian gần đây nhiều nông dân ào ạt chuyển đổi đất lúa, đất rau màu, đất mía… sang trồng mít Thái để xuất qua thị trường Trung Quốc. >>Giá mít Thái ‘nhảy múa’, mỗi trái cả triệu đồng

-Xuất khẩu cá tra “giảm tốc”: Sau giai đoạn lập đỉnh cả về giá lẫn số lượng, cá tra xuất khẩu của Việt Nam đã đảo chiều. Cá tra xuất khẩu sang Mỹ giảm gần 28%…

-Tôm hùm rớt giá một nửa: Nếu năm ngoái giá tôm trên 1 triệu đồng một kg, năm nay giảm một  nửa. Theo các hộ dân nuôi tôm ở Khánh Hòa, họ đang chịu lỗ từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng vì giá tôm xuống thấp. Nhiều người nuôi chấp nhận bán tháo, một số khác vẫn tiếp tục thả nuôi để chờ giá “nhích” lên.

-Giá gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm 15% so với cùng kỳ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2019 cả nước xuất khẩu 3,36 triệu tấn gạo, thu về 1,45 tỷ USD, giảm 18,1% về kim ngạch và giảm 15% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

-Có thể nhập khẩu thịt heo từ 24 quốc gia:  Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định 24 quốc gia có đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt vào Việt Nam >>Thịt heo nhập khẩu giá 30.000 đồng một kg: Thịt gần cổ, vai, nách được nhiều doanh nghiệp nhập về do giá rẻ, chủ yếu dùng để chế biến giò, chả.

-“Nhôm giá rẻ Trung Quốc phá giá thị trường khủng khiếp”: “Với lợi thế giá rẻ, nhôm Trung đã phá giá thị trường khủng khiếp khiến các doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn”… Đó chính là chia sẻ của ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Nhôm Sông Hồng kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam.

-Xoài Trung Quốc dán mác xoài Campuchia tràn vào VN: Thời gian gần đây, dọc các cung đường như Phan Đăng Lưu, chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh), chợ Gò Vấp (Q.Gò Vấp)… xuất hiện các điểm bán loại xoài trái nhỏ, màu vàng được nhiều người bán giới thiệu xoài Campuchia, xoài miền Tây.

-Jollibee thâu tóm chuỗi cà phê Coffee Bean: Giá trị thương vụ thâu tóm chuỗi Coffee Bean của Jollibee có thể lên đến 350 triệu USD.

-Mỹ phạt Facebook 5 tỉ USD vì để lộ thông tin người dùng>> -Mặc án phạt 5 tỷ USD, Facebook vẫn “ăn nên làm ra”: Doanh thu và lượng người dùng của Facebook trong quý 2 đều tăng mạnh, cho dù công ty gặp nhiều vấn đề với cơ quan chức năng…>>-Google, Facebook phải trả tiền bản quyền cho báo chí: Ngày 24-7, Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên thông qua luật cải tổ về bản quyền, buộc các ông lớn công nghệ như Google, Facebook trả tiền cho các nội dung báo chí, điển hình là tin tức của các hãng truyền thông.

-Nissan sẽ cắt giảm 12.500 việc làm: Nhà sản xuất ôtô của Nhật công bố kế hoạch giảm nhân sự ‘mạnh tay’ khi doanh thu tiếp tục lao dốc.
 

C-HỘI NHÂP

-Từ thương chiến đến EVFTA: Lợi thế xuất khẩu và bài toán xuất xứ: Các chuyên gia thảo luận về cơ hội cho Việt Nam tại hội thảo “Từ thương mại Mỹ – Trung, đến EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào?” do hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu – LBC tổ chức tại TP.HCM, vào giữa tháng 7 vừa qua.

-Đường vào châu Âu lắm gian nan: EVFTA không chỉ toàn màu hồng khi đã qua hàng chục năm tìm nhiều cách khai thác thị trường châu Âu, doanh nghiệp Việt vẫn chưa có chỗ đứng vững…>>‘Hải quan EU khó nhất thế giới, DN cần buôn có bạn, bán có phường’

-Bước đầu của kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Mô hình kinh tế tuần hoàn được đánh giá là cần thiết cho Việt Nam nhưng phổ biến ở doanh nghiệp lớn, chưa len lỏi nhiều vào doanh nghiệp nhỏ.

-Hàn Quốc đang nổi lên như nhà đầu tư M&A hàng đầu tại Việt Nam:Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư STIC Investment của Hàn Quốc, ông Daniel Lee, tiết lộ, Việt Nam và các nước châu Á khác hiện chiếm 19% danh mục đầu tư của quỹ.>>Giá trị M&A năm 2019 dự báo đạt 6,7 tỉ USD

-Tổ chức Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2019:  Diễn đàn dự kiến được tổ chức từ ngày 17 đến 19-10, nhằm tạo khuôn khổ trao đổi giữa lãnh đạo TP, Chính phủ, các bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… để thảo luận, đề xuất những nội dung thúc đẩy quá trình xây dựng TPHCM trở thành trung tâm dịch vụ tài chính của khu vực và quốc tế theo chủ trương của lãnh đạo TP. 

-Ông Trump gặp các CEO công nghệ để bàn chuyện Huawei: Lãnh đạo 7 hãng lớn muốn Mỹ sớm có quyết định về Huawei, trong bối cảnh họ đang bị hạn chế kinh doanh với công ty này.

-Thấy gì từ việc Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc vào cuộc đàm phán với Mỹ? Câu hỏi đặt ra lúc này là sự tham gia của ông Chung Sơn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lập trường của Trung Quốc…>>Cuối tháng 7, Mỹ – Trung đàm phán thương mại ở Thượng Hải

-Kinh tế Trung Quốc giảm tốc không chỉ vì chiến tranh thương mại: Vay nợ nhiều và sức mua giảm mới là lý do chính khiến GDP quý II của Trung Quốc tăng thấp nhất gần 3 thập kỷ.>>-Trung Quốc ‘thắp sáng’ kinh tế ban đêm như thế nào? Các tỉnh, thành phố Trung Quốc sẵn sàng giảm giá tiêu thụ điện, mở thêm nhiều hàng quán, dịch vụ… để khuyến khích kinh tế ban đêm.

-Nhà sản xuất đồ chơi ‘Avengers: Endgame’ tháo chạy khỏi Trung Quốc

-Nhật Bản hướng tới nền kinh tế ban đêm gần 4 tỷ USD năm 2020: Là nền văn hóa có phần bảo thủ và đối mặt với tình trạng thiếu lao động, Nhật Bản vẫn quyết tâm phát triển nền kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy ngành du lịch và thu nhập quốc gia.

-Mỹ nâng mức đầu tư đối với những người muốn nhận thẻ xanh: Mỗi cá nhân sẽ cần đầu tư khoảng 1,8 triệu USD thay vì chỉ 1 triệu USD như trước đây để có thể kiếm được tấm thẻ xanh ở các khu vực tiêu chuẩn.

-8 điều thú vị về nền kinh tế Canada:Giàu có tài nguyên thiên nhiên, Mỹ là bạn hàng chủ yếu, hàng hóa đắt nhưng người dân sẵn sàng mua… là những điểm đặc trưng về kinh tế Canada.
 

-Nông dân Mỹ kiếm bộn tiền từ YouTube: Những video về công việc hàng ngày giúp nhiều nông dân Mỹ có thu nhập cao hơn đáng kể so với chỉ làm nông.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Chính phủ đồng ý giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã được đưa vào dự thảo nghị quyết trình Quốc hội.

-Tăng cường quản lý đối với hoạt động tổng thầu EPC của Trung Quốc: Điều đáng nói là những ảnh hưởng của nguồn vốn từ Trung Quốc lại đến từ hình thức tổng thầu (EPC), tiêu biểu nhất trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng, gây ra những lo lắng có cơ sở.

-Tổng cục Hải quan: Hai tuần nữa sẽ có kết luận vụ Asanzo: Lãnh đạo ngành hải quan cũng khẳng định, vụ việc đang được xác minh, điều tra sâu…

-Vinaconex lên tiếng về thông tin CEO Nguyễn Xuân Đông bị công an triệu tập: Vinaconex đã phát đi thông tin xác nhận rằng đã nhận được văn bản của cơ quan điều tra

-CEO Địa ốc Alibaba lại bị mời làm việc về phát ngôn ‘chủ tịch xã’

-Bộ Kế hoạch & Đầu tư lưu ý an ninh quân sự khi mở casino ở Cam Ranh: Cơ quan thẩm định nhấn mạnh việc người nước ngoài ra vào khu vực dự án phải chịu sự quản lý của đơn vị quân sự tại Khánh Hoà. 

-EVN kêu lỗ vì liên tục phải phát điện chạy dầu giá cao: EVN cho rằng đang gặp thách thức về tài chính khi phải huy động lượng lớn điện chạy dầu với giá gần 6.000 đồng một kWh. 

-Chủ tịch PVN: ‘Không thêm tiền, Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ đóng cửa’: Ông Trần Sỹ Thanh kiến nghị ứng vốn chủ sở hữu của PVN để giải ngân kịp tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 thay vì “nằm chờ chết”.

-‘Đấu giá đất vàng 23 Lê Duẩn được 1.400 tỷ là bài học làm dự án BT’

-Công ty chăn nuôi liên quan ông Trần Bắc Hà gửi văn bản ‘cầu cứu’

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)