Câu chuyện tuần này: Mekong Connect 2019: Dấu ấn thị trường

Chủ đề chính được lựa chọn cho Diễn đàn Mekong Connect năm nay 2019 là: “Nâng giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hoá nông sản đồng bằng” (Đồng Tháp nhận triển khai). Còn lại, “Bắt mạch xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản”, thì giao cho Cần Thơ chuyên trách chuẩn bị; và “Ứng dụng công nghệ – kết nối chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho nông sản” thì do An Giang chuẩn bị.

Một số hoạt động đang được tiến hành tại bốn tỉnh ABCD cho thấy sự năng động thu thập kinh nghiệm hay từ thị trường, từ các chuyến đi học về thị trường. Cách làm là tổ chức trung tâm sản xuất thử nghiệm để “giúp DN nhỏ và DN khởi nghiệp sản xuất sản phẩm mẫu, tiếp cận thử thị trường” của trung tâm Innopolis Thái Lan được các DN Đồng Tháp ghi nhận và đề xuất với tỉnh sau chuyến study tour ThaiFex tháng 6/2019 (nay đang được thực hiện), sẽ phối hợp với trung tâm Nghiên cứu công nghệ mới và sản xuất thử của Cần Thơ. Việc kết nối các đại học mà dẫn dắt là ĐH Cần Thơ, trong chương trình nghiên cứu thị trường cung cấp cho nông sản đồng bằng cũng đang được tiến hành, sẽ đưa vào chương trình chuẩn bị thiết thực cho Mekong Connect 2019.

Điều cho chúng ta hy vọng là với bốn tỉnh ABCD-Mekong, gần đây, đã có nhiều thử nghiệm thay đổi một quan niệm xưa cũ kéo dài là “sản lượng là mục tiêu phấn đấu”. Lúa ba vụ là một minh chứng rõ nét nhất. Đến lúc cần chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao; thiết lập và thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi sản phẩm; mô hình canh tác chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang các hình thức canh tác bền vững hơn trên nền lúa như mô hình lúa-cá, lúa-tôm, lúa-sen, lúa-màu, lúa-cây ăn trái. Ngoài ra, nhiều cuộc kết hợp sản xuất nông sản với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng rất thành công ở Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp. (Xem chi tiết: Tại đây)

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Bộ Công Thương đưa ra tiêu chí ‘made in Vietnam’: Bộ Công Thương vừa lấy ý kiến dự thảo Thông tư về tiêu chí dán mác “made in Vietnam” cho hàng sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường nội địa. Theo dự thảo Thông tư, sản phẩm được coi là “made in Vietnam” nếu có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam. Cách xác định hàm lượng giá trị gia tăng được xác định theo 2 công thức gián tiếp hoặc trực tiếp. Ở cách trực tiếp, nếu hàng có giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ ở Việt Nam chiếm 30% giá xuất xưởng, thì được coi là hàng “made in Vietnam”. Còn cách gián tiếp là giá xuất xưởng trừ đi giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam.

-Kẻ ‘mông má’ nước mắm thượng thừa: Ông chủ Thuận Hưng còn mơ màng, ông sẽ cho ra nước mắm 15 đạm, cũng được cho qua hệ thống que để thêm hương, đúng mùi nước mắm Phan Thiết thứ thiệt, giá rẻ để phục vụ đa số người dùng.

-Dừa Bến Tre ngày càng được thế giới ưa chuộng: Dừa hiện là mặt hàng có mức tăng trưởng tiêu thụ tốt trên thế giới, mở ra cơ hội xuất khẩu nước dừa của Việt Nam, trong đó có thị trường Mỹ.

-Đồng Tháp – một mắt xích điển hình: TS Nguyễn Phú Son, ĐH Cần Thơ, đang thực hiện dự án nghiên cứu, đánh giá thị trường thương mại cho tỉnh Đồng Tháp, mục đích giúp địa phương này tổ chức mạng lưới kết nối đầu ra sản phẩm của nông dân và nông doanh.

-“Cá mập” Đỗ Liên rót 10 tỉ đồng khôi phục làng nghề nước mắm 300 năm: Một nữ doanh nhân trẻ tuổi đã thuyết phục Shark Đỗ Liên rót vốn 10 tỉ đồng để khôi phục Làng nghề nước mắm 300 năm – Làng Chài Xưa đến từ Phan Thiết (Bình Thuận). 

-Người Việt Nam phải chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nội địa: Ngày 2-8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động. >>‘Có những bài báo đánh thẳng vào mặt hàng tiêu dùng’ “Quảng cáo hàng Việt trên báo chí chưa bảo đảm định hướng, gương điển hình trong việc thực hiện CVĐ chưa được lan tỏa. Cá biệt có những bài báo, do nguyên nhân khác nhau chúng tôi không đánh giá nhưng đánh thẳng vào mặt hàng truyền thống của người Việt. Như thế không được. Vừa rồi ta xử lý, các đồng chí biết cả rồi. Ai lại làm thế? Anh phải trân trọng hàng Việt, nhất là hàng truyền thống.  Đừng vì vài đồng tiền ta làm mất chuyện đó đi. Các cơ quan báo chí cần phải nói với anh em phóng viên hết sức chú ý chuyện này” – ông Vượng lưu ý.

-Bánh trung thu bán sớm, 29.000-480.000 đồng/chiếc: Khoảng một tháng rưỡi nữa mới đến Tết Trung thu nhưng nhiều cửa hàng bán bánh đã được dựng lên trên vỉa hè Hà Nội. Giá bánh dao động từ 29.000 đồng đến 480.000 đồng/chiếc.

-10 triệu đồng một kg lá sâm Ngọc Linh: Sau khi thu hoạch quả, người trồng sâm Ngọc Linh thường cắt lá để bán nhằm cho cây ngủ đông để nuôi củ.

-2 trái bưởi Việt giá siêu đắt 120 triệu đồng: một chùm bưởi đường lá cam được khách mua với giá 130 triệu đồng; hai quả bưởi da xanh có giá 120 triệu đồng; sáu quả na Chi Lăng được mua 100 triệu đồng; xoài cát Đồng Tháp được mua 100 triệu đồng; bó nhãn lồng cổ Hưng Yên được mua 100 triệu đồng và sáu quả thanh long được mua với giá 100 triệu đồng.

-Ông Trịnh Văn Quyết: ‘Bamboo Airways bay thẳng đi Mỹ đảm bảo không lỗ’: Ông Trịnh Văn Quyết tự tin với mức vé khứ hồi đi Mỹ 1.300 USD, Bamboo Airways không lỗ và thậm chí vẫn cạnh tranh được với các hãng khác.

-Bạc Liêu: 5.300ha tôm chết do thời tiết cực đoan: Trước tình hình diện tích tôm chết có chiều hướng gia tăng, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp nhà nông giảm bớt khó khăn, đặc biệt là nhanh chóng khắc phục diện tích bị thiệt hại.

-Cung vượt cầu, giá cà phê nội địa tiếp tục giảm sâu: Trong 7 tháng đầu năm, giá cà phê trong nước giảm từ 800–1.500 đồng/kg…

-‘Vua cá’ Hùng Vương lỗ ròng hơn 1,4 tỷ đồng mỗi ngày:  Lỗ sau thuế của Hùng Vương sau 9 tháng đã là 257 tỷ. Tuy nhiên, số lỗ đã cải thiện so với cùng kỳ là 311 tỷ đồng.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,18%: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29-7, so với tháng trước, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 0,18%. Bình quân 7 tháng đầu năm, CPI tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng bình quân 7 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.

-Người trồng mía Tây Ninh lỗ nặng, Đường Thành Thành Công vẫn lãi hơn 400 tỷ đồng: Theo Hội người trồng mía tỉnh Tây Ninh, niên vụ mía đường 2018 – 2019 chỉ đạt 750.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (thấp hơn 150.000 đồng/tấn so niên vụ 2017-2018, do giá thu mua mía của nhà máy đường Thành Thành Công – Biên Hòa (Tây Ninh) thấp kỷ lục.

-Thịt heo thiếu nhưng giá vẫn rẻ, vì sao? 

-Chợ truyền thống: câu chuyện về những người bị bỏ lại: Lần thứ hai, TGHN đề cập đến vấn đề xây dựng lại chợ truyền thống, vấn đề lớn và rất gai góc.

-Thị trường địa ốc TP.HCM sắp có thêm 23.000 căn hộ Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản những tháng còn lại của năm 2019 sẽ khởi sắc hơn khi lượng căn hộ đưa ra dự báo tăng. Tuy nhiên, không vì thế mà giá căn hộ giảm đi.

-Ngoài 4 ngân hàng lớn, các ngân hàng khác cũng sẽ tiếp tục hạ lãi suất: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết …

-Chuỗi thực phẩm sạch – ngành kinh doanh không ‘dễ ăn’: Tiệm loa đài ở ngã ba phố Lương Định Của vừa mọc lên, thế chỗ cho cửa hàng thực phẩm sạch mới khai trương được vài tháng.

-Ông Phạm Nhật Vượng xếp thứ 195 trong top người giàu Forbes >> Xe VinFast, điện thoại VSmart đem về 4% doanh thu cho Vingroup >>Vinpearl đã nắm 80% cổ phần Vinpearl Air

-Ông Trump bất ngờ áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc: Thị trường tài chính Mỹ rung chuyển sau động thái này của người đứng đầu Nhà Trắng… >> Điều gì chờ kinh tế Mỹ sau khi ông Trump áp thuế 300 tỷ USD hàng Trung Quốc?Trung Quốc sẽ làm gì sau đòn thuế của Trump? Bắc Kinh có thể tăng kích thích để hỗ trợ kinh tế, và kéo dài cuộc chiến thuế để gây bất lợi cho Tổng thống Mỹ khi tái tranh cử.>>Ai chịu thiệt từ đòn mới của ông Trump lên hàng Trung Quốc?

-Chứng khoán châu Á lao dốc: Nối gót Mỹ, các thị trường chứng khoán lớn châu Á giảm 1 – 2% sau tuyên bố áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Trump.

-Nhà sản xuất ôtô Trung Quốc muốn xâm nhập thị trường Việt Nam: Tập đoàn Tan Chong Motor (trụ sở ở Malaysia) vừa ký một bản ghi nhớ (MoU) với nhà sản xuất ôtô Trung Quốc SAIC Motor International để mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

-Đại gia bất động sản Nhật mua lại tòa nhà Zen Plaza 14 tầng tại TP.HCM: Nomura Real Development đã mua lại tòa nhà Zen Plaza 14 tầng tại TP.HCM vào tháng 7, đồng thời mua luôn công ty sở hữu tòa tháp này.

C-HỘI NHẬP

-Xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận: bài học từ các doanh nghiệp gia đình thành công trên thế giới: Nội dung chương trình được thiết kế dành riêng cho 350+ vị Lãnh đạo thế hệ F1, F2, F3,… và các vị Quản lý cấp cao trong các Doanh nghiệp Gia đình tại Việt Nam có trụ sở chính tại TP.HCM & các tỉnh miền Nam.

-300 doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất của “đa quốc gia”: Theo Bộ Công thương, Việt Nam hiện có 1.800 doanh nghiệp (DN) sản xuất phụ tùng, linh kiện. Tuy nhiên, trong số này chỉ khoảng 300 DN tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, chiếm khoảng 17%.

-Việt Nam đầu tư vào 30 quốc gia, vùng lãnh thổ: Bộ KH-ĐT cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 90 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn 180,1 triệu USD.

-Startup công nghệ Việt vào top 10 chung kết cuộc thi VAS Track 2019: Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm lọt top nhất với 5 dự án trong các lĩnh vực viễn thông, giáo dục, IoT và thương mại điện tử.

-Start-up Việt ra mắt ứng dụng cho vay trực tuyến lãi suất thấp: Công ty CP Interloan – một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) – ra mắt nền tảng công nghệ thực hiện dịch vụ kết nối tài chính cho vay tiêu dùng cá nhân >> Giới trẻ Trung Quốc vay nợ online ngập đầu

-Thương mại Việt Nam – EU: Có cơ hội nhưng tận dụng không dễ: Sáng 30-7, tại TPHCM, Bộ Công thương phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU với chủ đề “EVFTA – chân trời mới hợp tác rộng lớn toàn diện”, thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp (DN), các sở ban ngành, hiệp hội ngành hàng trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, logistics và đầu tư của EU và Việt Nam. >>Dệt may gặp khó khi vào EVFTA vì quy tắc xuất xứ: Lập được chuỗi cung ứng, sản xuất trên 50% giá trị thì sản phẩm dệt may Việt Nam mới được hưởng ưu đãi thuế quan khi EVFTA có hiệu lực.>> EVFTA: Hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

-Các đại gia công nghệ thế giới tìm đến Việt Nam Nhiều công ty công nghệ lớn đang tìm cách đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại Việt Nam…

-Kinh tế Hong Kong lao dốc vì biểu tình: GDP quý II/2019 của Hong Kong tăng yếu hơn nhiều so với dự kiến và tình hình có thể còn tệ hơn nếu biểu tình kéo dài.

-Các công ty Nhật Bản thiếu sếp nữ, nền kinh tế mất 750 tỷ USD/năm: Nhiều nghiên cứu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản thiệt hại nặng vì phụ nữ không được cất nhắc lên các vị trí cao trong doanh nghiệp và chính phủ.

-Nhật đưa Hàn Quốc khỏi ‘danh sách trắng’ hưởng ưu đãi xuất khẩu: Trong bối cảnh căng thẳng chưa hạ nhiệt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Tokyo lại vừa quyết định loại Hàn Quốc khỏi ‘danh sách trắng’, bao gồm những quốc gia được hưởng ưu đãi trong đơn giản thủ tục xuất khẩu.

-Ngày càng có nhiều dấu hiệu về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu: Các số liệu về kinh tế của nhiều quốc gia cho thấy toàn thế giới dường như đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái mới.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Thủ tướng: Không hình sự hóa hoạt động kinh tế để thúc đẩy đầu tư: “Các bộ, ngành, địa phương quan tâm rà soát các điều kiện kinh doanh, các giấy phép con núp bóng gây cản trở và không hình sự hóa trong hoạt động kinh tế nhằm tạo điều kiện cho thúc đẩy đầu tư, kinh doanh phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

-Vinalines còn nợ 17.100 tỷ đồng: Ngày 30-7, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, sẽ thoái vốn tại 5 doanh nghiệp thành viên trong năm 2019 để tiếp tục tái cơ cấu, tập trung vào kinh doanh các lĩnh vực chính trong ngành.

-Vẫn đang xác định nguyên nhân cái chết của ông Trần Bắc Hà: Hiện nay Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đang chủ trì khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của bị can Trần Bắc Hà…

-Cơ quan quản lý lên tiếng về vụ cấp phép Zalo: “Chúng tôi đã lập biên bản, xử phạt hành chính và yêu cầu Zalo phải xin cấp phép”...>>Bộ Thông tin và Truyền thông nói về “nhà đầu tư nước ngoài” của Zalo

-Giữa tháng 9 trình Chính phủ kịch bản giá điện mặt trời mới: Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 15/9 Bộ sẽ trình lại các phương án giá điện mặt trời mới lên Chính phủ. 

-Nhà thầu nước ngoài dọa bỏ thi công, TP.HCM xin ứng 600 tỉ trả nợ

-Khánh thành Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội TP.HCM

-Nhiều bộ, ngành “ngó lơ” công khai ngân sách: Giới chuyên gia cho rằng với kết quả khảo sát MOBI 2018 có tới 20/37 bộ, cơ quan trung ương chưa công khai ngân sách, Chính phủ cần đánh giá, kiểm tra về tính thực thi công khai ngân sách, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu.

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)