Câu chuyện tuần này: Doanh nghiệp gia đình: Tháo những nút thắt trong cuộc chuyển giao thế hệ
Ngày 7/8/2019, tại TPHCM, câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu – LBC – cùng tập đoàn Mentally Fit Global (MFG) tổ chức hội thảo “Xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận: Bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp gia đình thành công trên thế giới”. Tại đây, nhiều chuyên gia đã có những chia sẻ, nhận định về việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo trong doanh nghiệp gia đình.
Ông Alain Goudsmet, Nhà sáng lập & Chủ tịch của Tập đoàn Mentally Fit Global, cho hay, các doanh nghiệp gia đình luôn gặp nhiều thách thức nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng số hiện nay.
“Các thế hệ kế cận cần phải quan tâm khái niệm “pitstop”, tức là những “điểm nghỉ”, thay vì chỉ biết lao vào công việc như thế hệ sáng lập”, ông Alain Goudsmet nói.
Một trong những vấn đề được đạt ra là việc kết nối các ưu tiên dài hạn và ngắn hạn có thể là thách thức với nhiều doanh nghiệp gia đình. Do đó, muốn trao quyền kiểm soát cho thế hệ tương lai, doanh nghiệp gia đình cần giải quyết vấn đề kết nối.
Bà Nicole Scoble-Williams, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc về mô hình công việc trong tương lai của Tập đoàn Deloitte, trình bày một báo cáo cho biết, 41% những người kế nghiệp tin rằng họ đủ sức, phù hợp với việc kế nghiệp trong các doanh nghiệp gia đình. Nhưng liệu những tham vọng và cách làm của người kế nghiệp có đạt được sự đồng thuận của thế hệ F1 không, đó là một câu chuyện dài. (XEM TIẾP)
>>Để cuộc chuyển giao kế thừa thành công
>>Lý Huy Sáng, Phó TGĐ Minh Long I: Ai điều hành, đích cuối là hiệu quả công ty
>>Chiến tướng, chiến bại ở thế hệ thứ hai
>>Chưa tới 30% doanh nghiệp gia đình tồn tại đến thế hệ thứ 3
A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT
-Cửa hàng tạp hoá và tham vọng 1 triệu doanh nghiệp tư nhân: Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020 chỉ đạt được nếu mở “room” khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp. >>-Đại gia bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tăng tốc, Vincom tăng cường phủ sóng
-124 doanh nghiệp giành nhau 1 nhân viên bán hàng: Vị trí nhân viên bán hàng đang được các doanh nghiệp cạnh tranh nhau săn đón, nghề bán hàng cũng thuộc top 5 nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay.
-Vietjet bắt tay với Grab giao hàng bằng máy bay: Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược này, Vietjet và Grab sẽ phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và hàng không tiết kiệm.
–Chi 850 tỷ đồng, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương trở thành cổ đông lớn của HNG: Sau giao dịch này, ông Trần Bá Dương cùng người liên quan nắm giữ sau giao dịch này là 166,35 triệu cổ phiếu HNG, chiếm 18,76% vốn điều lệ…
-Gian nan hàng Việt vào siêu thị: Nhiều sản phẩm nổi tiếng, có chất lượng tốt cũng trở nên “chông chênh” trên các quầy kệ, chứ đừng nói tới việc dành chỗ cho DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Người tiêu dùng chính là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi từ thực tế này. Tại sao?
-Thường trực Ban Bí thư: Người Việt Nam phải chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nội địa
-Dự thảo Thông tư ‘Made in Vietnam’: Chưa chặt chẽ và rõ ràng: “Việc lượng hóa các chi phí đầu vào để xác định tỷ lệ 30% để gắn mác xuất xứ Việt Nam là điều khó làm và quá phức tạp. Giả sử một sản phẩm nông sản, doanh nghiệp nhập giống từ Trung Quốc, mua phân bón từ Nhật Bản, thuốc trừ sâu của Mỹ… thì đầu vào tính 30% thế nào?”, LS Lương Văn Chương – Đoàn Luật sư TP.HCM nói.
-“Cần thêm 50.000 doanh nghiệp ICT để tăng tốc chuyển đổi số”: “Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ”… >>8 doanh nghiệp lớn ngành ICT “bắt tay” lập liên minh chuyển đổi số
–Quyền chủ tịch Viettel: Chuyển đổi số phải quyết tâm kiểu ‘nếu không làm thì sẽ chết’
-Ồ ạt nuôi cá trên vịnh Mân Quang: Bất chấp lệnh cấm của UBND TP Đà Nẵng, người dân vẫn ồ ạt đóng lồng bè thả nuôi thủy sản trái phép trên vịnh Mân Quang, quận Sơn Trà.
B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-Giá vàng trong nước vượt 42 triệu đồng/lượng: Từ đầu tuần tới nay, giá vàng miếng đã tăng khoảng 2,2 triệu đồng/lượng…
-“Vàng đang có môi trường hoàn hảo để tăng giá”? Nếu chiến tranh thương mại leo thang cao hơn, giá vàng có thể lên mức 1.600 USD/oz…
-Tỷ giá trung tâm USD/VND lập đỉnh mới: Từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng tổng cộng 289 đồng mỗi USD, tương ứng mức tăng 1,27%…
-Bánh trung thu “nhà làm“: Thu hút người mua, bỏ ngỏ chất lượng: Trên các trang bán hàng online, mạng xã hội, bánh trung thu hiện đã được chào bán rôm rả. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại ít quan tâm đến chất lượng, thành phần nguyên liệu… của mặt hàng này
-30.000 đồng một trái bắp đỏ có thể ăn sống: Hơn một tháng nay, loại bắp ngọt có tên “Nữ hoàng đỏ” giống nhập từ Thái Lan đang tạo nên cơn sốt cho cả người trồng lẫn người tiêu dùng tại Việt Nam.
-Xúc tiến trái cây vùng miền: Trái cây của các tỉnh phía Bắc chưa xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam và ngược lại.
-Vốn rẻ chỉ dành cho lĩnh vực ưu tiên: Hiện lãi suất huy động và chứng chỉ tiền gửi tại không ít ngân hàng thương mại đã chạm mức 9%/năm ở các kỳ hạn dài. Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng thêm 0,5% so với cuối năm 2018.
C-HỘI NHẬP
-Tính chuyện hợp tác trong vấn đề an ninh lương thực giữa các nước ASEAN +3: Ngày 7-8, tại Thừa Thiên – Huế, đã diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao nông lâm nghiệp AMAF ASEAN +3 lần thứ 18.
-Living Lab và lợi ích của doanh nghiệp: Đây là chương trình đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan: cơ quan quản lý nhà nước/chính phủ, các viện, trường (đại diện cho giới nghiên cứu), khối tư nhân (doanh nghiệp) và cộng đồng.
-Các thương vụ M&A đạt gần 5,43 tỷ USD: Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt gần 5,43 tỷ USD và dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể lên gần 7,6 tỷ USD.
-ĐBSCL được đầu tư hơn 22 tỷ USD từ nguồn vốn FDI: Kết quả này được bà Huỳnh Thiên Trang, Phó Giám đốc VCCI, Chi nhánh Cần Thơ thông tin tại Hội nghị đón đoàn doanh nghiệp nhập khẩu Singapore và các nước vào Việt Nam giao dịch mua hàng tại TP Cần Thơ, vào chiều ngày 6-8.
-Đơn hàng dệt may suy giảm: Ngay từ đầu năm với đơn hàng dồi dào, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, gần đây đơn hàng bỗng dưng suy giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành lo lắng.
D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP
-Ngư dân gặp khó với Luật Thủy sản mới: Với những quy định mới về kích thước tàu thay vì công suất máy như trước đây. Việc áp dụng Nghị định 26/2019 NĐ-CP vào thực tế đã khiến nhiều ngư dân tỉnh Quảng Nam gặp khó khăn khi hành nghề trên biển.
-Dàn lãnh đạo bị bắt hé lộ những sai phạm ngàn tỷ ở VEAM: Theo tài liệu chuyển sang cơ quan điều tra, những lãnh đạo VEAM bị khởi tố và bắt tạm giam có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm ngàn tỷ ở tổng công ty này…
-Quý 1/2020 báo cáo Thủ tướng cơ chế khuyến khích phát triển giao thông vận tải hàng hải: Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển…
-Giảm giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, doanh nghiệp lo mất thêm tiền tỷ: Đối với một doanh nghiệp quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm nếu quy định giờ làm việc giảm xuống 44 giờ/tuần được thông qua. …>> Dự thảo Luật Lao động sửa đổi ‘khoá chân’ doanh nghiệp
-Chuyển hơn 500 container phế liệu không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Việt Nam: Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6/2019 đã có 503 container khai báo trên manifest là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu được hãng tàu vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)