Từ 21 đến 27/9/2019
CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY: DỰ THẢO QUY ĐỊNH HÀNG ‘MADE IN VIETNAM’ GÂY TRANH CÃI
Ngày 25/9, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Trong lúc Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nói Thông tư về hàng hóa “made in Vietnam” giúp DN tránh bị cáo buộc gian lận và không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp thì nhiều ý kiến khác cho rằng dự thảo quy định hàng ‘made in Vietnam’ đang gây tranh cãi Đại diện VCCI cho biết khái niệm hàng hóa “xuất xứ Việt Nam” còn nhiều điều phải làm rõ. Theo đó, việc xác định nhãn mác cho hàng hoá đã có Nghị định 43 điều chỉnh, nhưng dự thảo Thông tư lần này có nói đến khái niệm “xuất xứ Việt Nam là hàng hoá Việt Nam”. Trong khi đó, Bộ Tư pháp nói các quy định về xuất xứ hàng Việt Nam đang lấy ý kiến sao chép quy định cũ nhưng Bộ Công Thương phủ nhận việc này. Bộ Tư pháp cũng cho rằng với nội dung nói về điều kiện, tiêu chí để sản phẩm, hàng hoá được xác định là “hàng hoá của Việt Nam”, thì văn bản này nên ban hành dưới hình thức nghị định, thay vì dưới hình thức thông tư của Bộ trưởng. Phản ứng ý kiến này, Thứ trưởng Bộ công thương nói: “nếu để hình thức nghị định thì theo ông Khánh, đây sẽ là “nghị định không đầu”.
A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT
-Làm nên ‘dáng đứng’ của mỹ phẩm xứ dừa: Nguyễn Thị Ngọc Như ở huyện Chợ Lách, kiếm cả trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ sản xuất mỹ phẩm từ dừa, giúp phụ nữ làm đẹp.
-Ống hút làm từ nước dừa Bến Tre: Đây là loại ống hút thân thiện môi trường, được sản xuất 100% từ nước dừa, an toàn và có độ bền cao. >> ‘Trồng’ chuỗi giá trị bền vững cho cây dừa Bến Tre>>Giấc mơ 9x đưa mật dừa nước ra thế giới
-Bắc một nhịp cầu cho gạo đồng bằng: Ông Phạm Minh Thiện, CEO Cỏ May Group, đang tìm đường đưa gạo sang chợ ở Mỹ sau khi “mở đường hầm” sang Singapore.
–Hàng ngàn sản vật của 45 tỉnh thành chào khách Sài Gòn:Nhãn xuồng cơm vàng, sữa ong chúa, trà lá sen, yến sào, bánh khô mè…từ 45 tỉnh, thành được giới thiệu và trưng bày bán tại Hội nghị kết nối cung – cầu giữa TP.HCM và 45 tỉnh, thành 2019-2020.
-Được định giá hơn 4,3 tỷ USD, Viettel là thương hiệu giá trị nhất VN>>50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam có giá trị gần 19 tỷ USD
-Xuất khẩu hải sản sang EU từ vị trí thứ 2 xuống thứ 5 do “thẻ vàng”và tỷ trọng xuất khẩu của hải sản Việt Nam cũng sụt giảm từ 18% xuống 13%. >>“Bi kịch” cá tra: Không có chuyện hưởng lợi từ thương chiến, xuất sang Mỹ đã giảm 41,5% >>Học cách Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines thoát thẻ vàng IUU
-Hàng Việt tìm về kênh phân phối truyền thống sau một thời, từ các nhà hoạch định chính sách đến DN sản xuất mải miết chạy theo các hình thức kinh doanh hiện đại >>Siêu thị ‘mọc như nấm’ ngay trước chợ truyền thống
-97% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, rất khó khăn để tiếp cận phát triển công nghiệp hỗ trợ .>>Thủ tướng ‘quyết chiến’ đưa cơ chế thúc đẩy ngành cơ khí>>Mỹ tài trợ 22 triệu USD giúp nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa
-57ha khoai mì của nông dân Quảng Ngãi bị bệnh khảm lá: Đây là loại bệnh mới xâm nhập vào Việt Nam nhưng đã lây lan và gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng khoai mì trong nước.
-Hà Tĩnh: Công bố quyết định và trao văn bằng bảo hộ chứng nhận “Cam Khe Mây” cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê.
-Lô sữa chính ngạch đầu tiên chuẩn bị sang Trung Quốc: Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, khoảng trung tuần tháng 10/2019, lô sữa đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2019: 3 ‘ngôi sao’ đổi ngôi
-Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới SPDR vừa mua 16,42 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ tăng lên 924,94 tấn. -Giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm mạnh sau thông tin các công ty Trung Quốc đang lên kế hoạch để mua lại thịt heo Mỹ khi chính phủ Trung Quốc đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung thịt heo trong nước. >>Hơn 40% các gia đình giàu có đang chọn giữ tài sản bằng tiền mặt
-Nhiều ngân hàng đang tuyển dụng, quy mô cả nghìn người: 3/4 ngân hàng trong nhóm Big4 đã có thông báo về việc tuyển dụng đợt cuối năm.
-“Bội thực” nguồn cung, vì sao ô tô vẫn đứng giá? Cùng với lượng nhập khẩu ồ ạt, thị trường ô tô trong nước đang tràn ngập nguồn cung, nhưng hầu hết hãng vẫn ghìm giá, chỉ giảm nhỏ giọt ở những dòng không ăn khách.
-Giá nhà TP.HCM sẽ tăng trong 1-2 năm tới do ‘ách tắc’ về luật
-Mua sắm hàng ‘nở nồi’ nhờ thương mại điện tử: Thương mại điện tử, siêu thị nhỏ/cửa hàng tiện lợi, mô hình chuyên doanh sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng trong tương lai. Vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển khi 60% hộ gia đình Việt tại khu vực thành thị sẽ mua sắm trực tuyến vào năm 2025.
-Tô phở bò Wagyu hơn 1 triệu đồng ở khách sạn 5 sao có gì đặc biệt?
-TPHCM khuyến khích, tạo điều kiện phát triển HTX kiểu mới, trong đó mô hình HTX chợ kiểu mới là HTX của chính những thương nhân kinh doanh tại chợ
-Nghệ An mời gọi đầu tư vào 117 dự án trọng điểm: Nghệ An đã giới thiệu danh mục 117 dự án trọng điểm thu hút đầu tư vào tỉnh đến năm 2030, gồm 10 dự án về cơ sở hạ tầng; 67 dự án về công nghiệp, xây dựng; 28 dự án về nông nghiệp; 12 dự án về thương mại, dịch vụ, du lịch.
-Hãng bay của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tổ chức chuỗi ngày hội tuyển sinh phi công >>Bamboo Airways tham vọng có 30% thị phần hàng không vào năm 2020
-Grab nắm 70% thị phần, cơ hội nào cho Go-Viet và Be? Thống kê của ABI cho biết 6 tháng đầu năm, trong 200 triệu chuyến xe ở Việt Nam được đặt qua các ứng dụng, Grab chiếm tới 146 triệu chuyến, tương đương 73% thị phần.>>GrabFood, Go-Food ‘tiếp tay’ cho việc xả rác thải nhựa?
-Phúc Long lên tiếng việc bị tố giả dối khi kêu gọi bảo vệ môi trường
-CEO của eBay từ chức: ‘Gã khổng lồ’ thương mại điện tử eBay ngày 25-9 cho biết giám đốc điều hành (CEO) Devin Wenig sẽ từ chức ‘sau nhiều cân nhắc’. Trưởng nhóm tài chính Scott Schenkel sẽ tạm thời làm thay cho đến khi có CEO mới.
-Trung Quốc đóng cửa sân bay lâu đời nhất: Trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, sân bay Nanyuan tại Bắc Kinh vừa chính thức dừng đón khách và kết thúc sứ mệnh của mình sau khi siêu sân bay trị giá gần 12 tỷ USD khai trương.
C-HỘI NHẬP
-VCCI giới thiệu Hội chợ Quảng Châu – Trung Quốc đến DN Việt: Ngày 26/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc, tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam – Trung Quốc và giới thiệu Hội chợ Quảng Châu (Trung Quốc).
-Món sương sáo cũng cần hội nhập: “Tôi thèm ăn món sương sáo của mẹ nên la lên khi vừa bước chân về nhà: “mẹ ơi nấu nồi sâm đi mẹ. Sương sáo á”.
-Với sản xuất trái cây, cuộc chơi bây giờ phải có kiến thức, phải làm tử tế: Ông Lê Ngọc Bích (Út Bích) ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, ra chợ mỗi ngày mấy lượt xem quýt bán ra nhiều hay ít.
-Chặn hàng nhập ‘đội lốt’ hàng Việt: Nhiều sản phẩm gia công đơn giản nhưng gắn nhãn xuất xứ “made in Vietnam” khiến người tiêu dùng bị thiệt hại, trong khi cơ quan chức năng gặp khó trong quản lý do những bất cập phát sinh dù đã có quy định về ghi nhãn hàng hóa.
-Nền kinh tế số Việt Nam dự kiến sẽ đạt 30 tỷ USD vào năm 2025: Theo một nghiên cứu, nền kinh tế số Việt Nam được định giá khoảng 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến sẽ đạt 30 tỷ USD vào năm 2025.
-Việt Nam đứng thứ 8/10 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư >> 9 tháng 2019: Khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút 10 tỷ USD vốn FDI
-Samsung rót 40 triệu USD mua 30% cổ phần của của công ty CNTT lớn tại Việt Nam – CMC Corp. Các nhà sản xuất trên thế giới cũng đang “xâu xé” mảnh đất màu mỡ này.
-Việt Nam có trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay: Với đầu tư công nghệ của Singapore, kĩ sư Việt Nam có thể tiếp nhận sửa chữa các hạng mục khó của những dòng máy bay mới.
-Quỹ đầu tư Đức tài trợ 20 triệu USD cho dự án Azerai Cần Thơ Resort: Tập đoàn Novaland đã tiến hành ký kết hợp tác với DEG – Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng tái thiết Đức KFW gói tài trợ 20 triệu USD để phát triển Azerai Cần Thơ Resort (Cồn Ấu, Cần Thơ).
-Doanh nghiệp Việt vẫn ‘lơ mơ’ về thị trường xuất khẩu: Chưa nhiều doanh nghiệp nhìn nhận đầy đủ các biến số thị trường muốn xuất khẩu hàng hoá, cũng như quan tâm tới quy tắc xuất xứ, kết nối hệ thống phân phối. >> Tận dụng cơ hội từ RCEP: Mở rộng xuất khẩu, tham gia sâu hơn chuỗi giá trị: Trải qua 6 năm, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã bước vào phiên đàm phán chính thức cuối cùng và dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2020…
-Sân bay Long Thành đã có 11 ngàn tỷ nhưng… tháng 10 sang năm mới làm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019…
-Nhà máy tỉ đô ở Việt Nam trùm mền vì đối tác Nga bị Mỹ cấm vận
-Đưa quan chức vào công ty tư nhân, Trung Quốc gây lo ngại: Động thái cử đại diện vào 100 công ty tư nhân của chính phủ Trung Quốc được cho là nhằm tạo cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp nhưng lại làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều.
-Tổng thống Trump ký ‘thỏa thuận thương mại phi thường’ với Thủ tướng Abe: Sau khi ký với Nhật Bản một thỏa thuận thương mại về nông sản và điện tử, Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về một thỏa thuận ‘phi thường’ với đồng minh châu Á.
-Mỹ trừng phạt nhiều cá nhân, tổ chức của Trung Quốc vì cố tình mua dầu Iran >>Ông Trump lại chỉ trích các biện pháp thương mại của Trung Quốc: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích các biện pháp thương mại của Trung Quốc. >>Bắc Kinh cực kỳ giận dữ khi Mỹ trừng phạt các công ty dầu khí Trung Quốc
-4 biểu đồ khái quát mối quan hệ khó cứu vãn giữa Mỹ và Trung Quốc: Mỹ và Trung Quốc đã bước vào cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu..Trung Quốc sắp mua thêm thịt lợn Mỹ: Trung Quốc có thể nhập đến 100.000 tấn thịt từ Mỹ để xoa dịu căng thẳng thương mại, cũng như đối phó với tình trạng khủng hoảng thịt lợn.>> Trước thương chiến với Mỹ, kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ ra sao?
-CEO Huawei: ‘Trên đường đua 5G, Mỹ hiện chưa có gì giống vậy’
-Doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc đổ sang Thái Lan: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất từ Trung Quốc tìm đến Thái Lan để mở nhà máy nhằm tránh thuế quan của Mỹ.
-Samsung đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc: Samsung chuẩn bị đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của mình ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.
–Nhật Bản và Indonesia ký thỏa thuận xây dựng đường sắt: Sau hai năm đàm phán, ngày 24/9, Indonesia và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt tốc độ trung bình nối thủ đô Jakarta của Indonesia và Surabaya, thành phố lớn thứ hai nước này.
-Lập mô hình chọn địa điểm hoàn hảo để làm điện gió: Mô hình do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho phép chọn địa điểm hoàn hảo để xây dựng trang trại gió và dự báo được công suất điện, những việc làm từ trước đến nay vốn luôn đi kèm rủi ro nhất định.
D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG
-Máy bay khởi hành từ Cam Ranh cháy càng đáp, 49 khách bị thương: Một sự cố xảy ra khi hạ cánh với Boeing 767 của hãng Azur Air khiến 49 hành khách trên máy bay bị thương. Máy bay này khởi hành từ sân bay Cam Ranh chiều 25/9.>> Không có người Việt trên máy bay cháy càng đáp
-Công bố danh sách hơn 40 dự án ‘ma’ của Công ty Alibaba: Theo Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, quá trình điều tra xác định Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu với tổng cộng hơn 2.600 nhân viên.>>Ba anh em Nguyễn Thái Luyện dùng 600ha “đất ảo” làm “mồi nhử” kinh doanh đa cấp lừa 2.500 tỷ: Có khoảng 6.700 khách hàng đã bị dụ dỗ và thực chất Địa ốc Alibaba núp bóng bất động sản để kinh doanh theo hình thức đa cấp…
-Đề xuất miễn 3 năm lệ phí môn bài cho doanh nghiệp chuyển từ hộ kinh doanh
-Truy tìm đối tượng mạo danh cán bộ Sở Kế hoạch & đầu tư TP Đà Nẵng ép buộc, đe dọa doanh nghiệp mua sách, tài liệu
-Hủy đấu thầu quốc tế, cao tốc Bắc – Nam sẽ triển khai thế nào?
-Công ty Rạng Đông nhận 150 tỷ đồng tiền bảo hiểm: Ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, số tiền bảo hiểm tại công ty là 450 tỷ đồng, ước số tiền bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm khoảng 150 tỷ đồng.
Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)