Chung kết Cuộc thi Khởi Nghiệp 2019-Trải nghiệm Văn hóa Bản Địa

Câu chuyện tuần này: Chung kết cuộc thi khởi nghiệp 2019: Ai là kỳ lân?

Bắt đầu từ 24/11, tại TP.HCM, sẽ diễn ra vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019. 

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” năm 2019 do Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần Vinamit, Công ty Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan, Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước…

Giải thưởng của vòng Chung kết gồm: 1 Giải nhất, 2 Giải nhì, 3 Giải ba, 4 Giải khuyến khích. Trong đó, Giải nhất gồm Bằng khen của Trung ương Đoàn, 50 triệu đồng tiền mặt. Các suất học bổng “Tăng tốc khởi nghiệp, đạt chuẩn quỹ đầu tư” trị giá 500 -1.000 USD. Đặc biệt, dự án đoạt ngôi quán quân còn được Quỹ quốc gia về việc làm hỗ trợ vốn với mức vay tối đa 1 tỉ đồng.

Sau vòng bán kết, 29 dự án xuất sắc nhất đến từ 22 tỉnh, thành đã được chọn vào thi chung kết. Lâm Đồng là địa phương góp mặt nhiều nhất với 3 dự án. TP.HCM, An Giang, Đồng Tháp, Lào Cai và Sơn La mỗi tỉnh cùng có 2 dự án tham gia. 16 dự án còn lại thuộc các địa phương như: Cao Bằng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Nông, Vũng Tàu và Đắk Lắk.

Xem chi tiết: Tại đây

Lịch chi tiết: Xem tại đây Lịch-chung-ket-khoi-nghiep-2019

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Nỗi niềm ‘người cha’ của ‘Gạo ngon nhất thế giới’

Từ nhiều năm nay, ông Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự phải đối mặt với nạn giống giả, nhưng chính quyền dù biết vẫn… lơ. Ông Cua kể, ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chính quyền bắt quả tang đối tượng bán giống lúa giả, nhưng xử không được vì quan chức địa phương… lơ.

>>Nghịch lý: gạo ngon, giá bèo?

-Nông trường Sông Hậu có ‘chủ nhân’ mới:  UBND TP Cần Thơ đã lựa chọn được nhà nhà đầu tư tham gia phương án chuyển đổi Nông trường Sông Hậu thành công ty TNHH hai thành viên trở lên >>chọn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là nhà đầu tư thực hiện phương án chuyển đổi. 

-Nữ tỉ phú Việt thắng kiện nhà thầu Trung Quốc hơn 2.000 tỉ

-Cá tra xuất sang Malaysia tăng đột biến: Xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng trưởng ở mức 2 con số và được đánh giá là khả quan nhất khu vực.

-Người Nhật ‘khoái’ món cá tra chiên Việt Nam: Tính đến hết tháng 9-2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản đạt gần 25 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. 

-Trái cây Việt nhiều cơ hội vào thị trường Úc: Tháng 9/2019, lần đầu tiên trái nhãn Việt Nam đã có mặt trên thị trường Úc. Đây là loại quả thứ tư, sau các loại vải, xoài và thanh long được Úc mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

-Ra mắt Bệnh viện Cây ăn quả ở ĐBSCL: Ngày 15/11, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) phối hợp cùng Tập đoàn Lộc Trời và các ngành liên quan tổ chức lễ ra mắt “Bệnh viện Cây ăn quả”, đặt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

-Sấy hồng Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản: Sau 1 năm vận hành thử nghiệm thành công, ông Tô Hùng Xô (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã tiếp nhận công nghệ sấy hồng từ Nhật Bản.

-Giá gạo xuất khẩu lại giảm hơn 13%: Kim gạch xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm tăng 4,9% về số lượng, đạt 5,51 triệu tấn, nhưng giá lại giảm 13,1%, chỉ đạt trung bình 437,9 USD/tấn.

-Hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar: Việt Nam đứng thứ 7 trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Myanmar, tổng vốn đăng ký trên 2,16 tỷ USD với 25 dự án. 

-PNJ thắng lớn tại cuộc thi Bàn tay Vàng ngành Kim hoàn.

-Khi Shark Tank thành “xác tan”: Môi trường kinh doanh phức tạp nên tìm được một doanh nhân thành công trong sáng cũnhư mò kim đáy bể.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Chứng khoán châu Á đỏ lửa vì Mỹ – Trung: Các thị trường lớn tại châu Á sáng nay đồng loạt đi xuống, do lo ngại Mỹ – Trung chưa thể ký thỏa thuận thương mại sơ bộ.

Thị trường Việt Nam có hơn 55 tỉ USD trái phiếu đang lưu hành

-Sendo được đầu tư 61 triệu USD: Vòng gọi vốn lần này có hai nhà đầu tư mới là EV Growth (Indonesia) và Kasikornbank (Thái Lan).

-Sàn thương mại điện tử ‘mini’ trỗi dậy: Không ngại cạnh tranh với hàng loạt “ông lớn”, nhiều nhà kinh doanh nhỏ đang tìm hướng đi riêng cho mình trong lĩnh vực thương mại điện tử.

-Khủng hoảng thịt lợn: Mỗi tháng Việt Nam thiếu 70.000 tấn -Nhập khẩu thêm thịt heo để bảo đảm nguồn cung >>Giá thịt heo vượt thịt bò, Bộ NN-PTNT “hiệu triệu” doanh nghiệp >> Thịt bò, tôm cá tăng theo giá heo: Giá heo tăng cao, người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ thịt bò, thủy hải sản khiến giá các mặt hàng này tăng 5-10% .>>Tết Nguyên đán 2020: Thịt heo sẽ thiếu hụt nhiều hơn so với dự tính >>Dùng thịt heo đông lạnh gói bánh chưng, bánh tét…dịp tết>>Ăn chay để kìm giá thịt heo?

-Ngành dệt may mất dần lợi thế: Mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019 của ngành dệt may đứng trước nguy cơ khó đạt được do gặp phải hàng loạt khó khăn, như thiếu đơn hàng, nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu…

-Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may Việt Nam lần thứ 19: Triển lãm quy tụ 800 gian hàng, thu hút số đơn vị tham gia kỷ lục với 530 đơn vị đại diện cho 550 thương hiệu từ 17 quốc gia và khu vực. 

-Nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất: Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định hạ trần lãi suất cho vay và tiền gửi VND có hiệu lực từ ngày 19-11, hàng loạt ngân hàng thương mại (NHTM) đã nhập cuộc giảm lãi suất. >> Hạ trần lãi suất cho vay và tiền gửi

-Ngân hàng Nhà nước siết mạnh cho vay bất động sản, áp dụng từ 2020

-Nguồn cung văn phòng TP HCM dự báo tiếp tục hạn chế: Savills đánh giá TP HCM là thị trường sở hữu văn phòng hạng A tốt nhất châu Á, công suất thuê lên đến 97% khi nguồn cung mới tiếp tục khan hiếm

-Hơn 30 nhà đầu tư trong nước dự tuyển cao tốc Bắc – Nam phía Đông

-Sẽ “vỡ dây chuyền” phương án thu phí không dừng?

-Không ‘chat’ được tên Hoàng Sa, Trường Sa, Go-Viet nói gì?

-Hãng nội thất Thái Lan quay lại Việt Nam: Thương hiệu nội thất và trang trí Thái Lan Index Living Mall trở lại Việt Nam sau hơn một năm vắng bóng.

-Người Thái xuất hiện trong HĐQT Nhà máy nước Sông Đuống: Một loạt thay đổi về nhân sự đã diễn ra tại Nhà máy nước Sông Đuống, sau vụ bán cổ phần cho WHA Utilities & Power của Thái Lan.

-Việt Nam đang trở thành đích đến của hàng hóa Trung Quốc: Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 10.2019, cả nước chi tới hơn 62 tỉ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

-Ra mắt nhiều mẫu ô tô 2020 giá chỉ hơn 300 triệu đồng/chiếc

-Ford bước vào kỷ nguyên xe điện 

-Sập bẫy vì tin lời rao ‘bắt quả tang chồng ngoại tình’

-Alibaba muốn huy động gần 13 tỷ USD tại Hong Kong: Alibaba được cho là sẽ định giá một cổ phiếu tại 176 đôla Hong Kong khi niêm yết tại Hong Kong, thấp hơn gần 3% giá IPO tại New York.
-Boeing bán được 737 Max đầu tiên từ khi bị cấm bay: Tại Dubai Airshow, Boeing hôm qua (19/11) công bố đơn hàng 20 chiếc 737 Max cho một hãng hàng không giấu tên.

C-HỘI NHẬP

-Nam Úc tăng cường canh tác bằng các trang trại trình diễn AgTech: Các trang trại sẽ được trang bị kỹ thuật số và kiến thức sử dụng dữ liệu để cải thiện năng suất và tăng cường kinh doanh.

-‘Việt Nam đang xuất siêu vào EU’: Tân Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti cho rằng Việt Nam đang xuất khẩu hàng hóa rất tốt vào EU nên không cần lo lắng khi gia nhập EVFTA.

-7 trường hợp xuất nhập khẩu được miễn kiểm tra trước thông quan: Theo quy định của Nghị định 85/2019 vừa được Thủ tướng ký ban hành có 7 trường hợp xuất nhập khẩu được miễn kiểm tra trước thông quan.>>Gạo Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế quan thấp

-Chìa khoá của quan hệ thương mại, đầu tư Philippines – Nhật Bản

-Thị trường Myanmar phù hợp với năng lực sản xuất của DN Việt: Myanmar vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, rất hấp dẫn và phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TP.HCM nói riêng.

-Cần Thơ thuê chuyên cơ đón doanh nhân Nhật: TP Cần Thơ chi 5 tỷ đồng để bù lỗ cho chuyến chuyên cơ bay thẳng chở 200 doanh nhân Nhật Bản dự Lễ hội Việt – Nhật, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư.>>Doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam săn đón nhân sự về AI

-Liên doanh của Boeing muốn lập đội kỹ thuật vệ tinh tại Việt Nam: Đại diện Công ty dịch vụ hàng không Boeing Châu Á – Thái Bình Dương (BAPAS) cho biết 

-Cung cấp trải nghiệm số cho khách hàng: Một đường link kỳ diệu giúp shopper trải nghiệm từng gian hàng của siêu thị và tương tác trực tuyến, tận hưởng những lợi ích…

-Doanh nghiệp Việt chuyển đổi số: Không biết rẽ trái hay rẽ phải!

-Trung Quốc hạ lãi suất cho vay cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế >> Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

-Trung Quốc lập quỹ 21 tỉ đô la để nâng cấp sản xuất ngành công nghệ

-Nghị sĩ Mỹ hối thúc kiểm soát xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc: Hai thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi thư yêu cầu Chính phủ Mỹ nhanh chóng ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động xuất khẩu các công nghệ tinh vi sang Trung Quốc.
 
-Đàm phán ngày càng phức tạp, thỏa thuận Mỹ-Trung có thể phải lùi tới năm sau? Việc hoàn tất thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc có thể bị đẩy lùi sang năm 2020…
 
-Singapore: Các công ty công nghệ chạy đua xin giấy phép ngân hàng ảo
 
-Malaysia: Công nghệ mới hỗ trợ cộng đồng khiếm thính
 
-Mỹ cấp phép sử dụng kính áp tròng kiềm chế cận thị cho trẻ
 
 

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao

-Bỏ quy định thanh toán bằng vàng phạt 300 triệu đồng: Thay vì bị phạt đến 300 triệu đồng, theo quy định mới, việc dùng vàng làm phương tiện thanh toán bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa 20 triệu đồng. >>Bỏ quy định đổi một USD ở tiệm vàng phạt 100 triệu đồng: Theo quy định mới, mua bán trái phép dưới 1.000 USD sẽ bị cảnh cáo thay vì phạt tới 90 triệu như vụ đổi 100 USD ở tiệm vàng trước đây. 

-Từ 1/12/2019 sinh viên được vay tối đa 2,5 triệu đồng/tháng

-Đề xuất 3 phương án nhận diện xe kinh doanh và không kinh doanh vận tải

-Khó bỏ điều kiện kinh doanh vì không Bộ nào muốn bỏ quyền lợi và lợi ích của mình cả ​>>Bộ ngành khó chịu khi đại biểu quốc hội góp ý về dự thảo luật do bộ soạn thảo

-Loạt dự án BT sai phạm của Tập đoàn Lã Vọng: Một loạt dự án BT do Lã Vọng làm chủ đầu tư đều được chỉ định thầu, không qua đấu giá, theo Thanh tra Chính phủ. 

-Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: Có liên quan đến kế hoạch ‘Vành đai – Con đường’?>>Đường sắt 100.000 tỷ: Chuyên gia nói “quá lãng phí và vô lý”

-’22 năm qua, chưa có nhà đầu tư PPP nào chia sẻ lợi nhuận tăng thêm với Nhà nước’

-Tập đoàn Yên Khánh nợ thuế khủng hơn 164 tỉ đồng

-Bắt Giám đốc Công ty Bất động sản Hoàng Kim Land: Bà Trần Thị Hồng Hạnh đã ký những thoả thuận chuyển nhượng đất nền không có thật…
 
Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)