Bánh tráng, bún gạo, phở làm từ gạo, dưa hấu, thanh long, cà rốt... được một doanh nghiệp ở Củ Chi (TP.HCM) chế biến thành công, chuẩn bị sản xuất hàng loạt để đưa ra thị trường. Trong ảnh, một sản phẩm làm từ bột và dưa hấu cho ra màu vàng cam thật lạ. Ảnh BSA

(Từ 15-21/2/2010)

CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY: CẦN ‘CÚ ĐẤM THÉP’ NÀO CHO CƠ GIỚI HÓA, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN?

Ngày 21/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, những lĩnh vực quan trọng giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng bình quân khoảng 8-10%/năm.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng cho rằng Hội nghị trực tuyến có quy mô toàn quốc với sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố và các công ty, tập đoàn lớn trong nông nghiệp, vì vậy, “phải bàn vấn đề thiết thực vì sao chưa làm tốt cơ giới hóa, vì sao có địa phương làm tốt, có địa phương chưa làm được”. 

Thủ tướng cho rằng xuất khẩu nông sản rất quan trọng nhưng thị trường trong nước gần 100 triệu dân càng quan trọng mà nếu ta không quan tâm, không lo thị trường trong nước thì sẽ là thiếu trách nhiệm với người dân. Vậy cần có chính sách, biện pháp gì để tháo gỡ cho chế biến, nhất là chế biến sâu, cho cơ khí hóa khi mà hiện nay, số lao động nông nghiệp còn đông, chủ yếu làm thủ công, mức độ cơ giới hóa còn thấp nên năng suất thấp. (Xem chi tiết tại đây)

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Thủ tướng yêu cầu thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo>>Nhà phát hành game âm nhạc Việt lọt TOP nhà xuất bản ứng dụng di động hàng đầu thế giới

– Ông Kao Siêu Lực đã tiêu thụ gần 30 tấn thanh long cho nông dân: Chỉ trong khoảng 10 ngày từ khi bánh mì thanh long ra đời, đến thời điểm này, tổng số thanh long mà công ty ABC Barkery đã thu mua từ nông dân là gần 30 tấn và sẽ còn tăng nữa theo thời gian.

-Bí Thư Đồng Tháp: ‘Ra đi làm thuê, ra về làm chủ’

-Vingroup tài trợ 20 tỉ đồng nghiên cứu chống virus Corona chủng mới; FLC tài trợ 5 tỷ đồng chống dịch Covid-19

-Giá lên nhưng nông dân còn rất ít thanh long để bán: Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết giá thanh long ruột đỏ đã tăng mạnh, lên gần 40.000 đồng/kg sau nhiều ngày rớt giá.

-Nghịch lý heo hơi giảm sâu, thịt bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng

-Giá bưởi da xanh giảm mạnh, khó tiêu thụ: Mấy ngày nay giá bưởi da xanh sụt giảm rất mạnh, từ hơn 40.000 đồng/kg thời điểm trước Tết Canh Tý 2020, xuống chỉ còn 20.000 – 28.000 đồng/kg.

-Bộ Nông nghiệp Mỹ tiếp tục thanh tra cá tra Việt Nam: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD – Bộ NN-PTNT) cho biết, Cơ quan Thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ sang Việt Nam thanh tra cá tra lần thứ hai.

-Gần 30.000ha lúa thiệt hại do hạn mặn: Thông tin từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn biến phức tạp, tăng cao theo các kỳ triều cường.

-Thiếu nguyên liệu, dệt may cầm cự đến hết tháng 3? Nhóm DN lớn sử dụng khoảng 80% nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, chỉ dự trữ đủ nguyên phụ liệu cho sản xuất trong tháng 2 và tháng 3. Nếu đến giữa tháng 3 chưa nhập thêm thì khả năng sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất trong tháng 4, 5.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-TP.HCM cần khoảng 80.000 nhân lực trong quý 1/2020: Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Fami) dự báo trong quý 1/2020 thành phố cần khoảng 80.000 chỗ làm việc.

-Giảm giá vé máy bay, giá tour, khách sạn… để kích cầu du lịch Theo Sở Du lịch TP.HCM,  Để chương trình kích cầu du lịch thực sự có hiệu quả, Sở Du lịch đã có kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, có chính sách miễn, giảm chi phí vé tham quan (từ 50% giá vé trở lên) >> Các hãng hàng không Việt đồng loạt giảm mạnh giá vé máy bay

-Doanh nghiệp cần liên kết, sử dụng sản phẩm của nhau:  Đây là ý kiến của một số doanh nghiệp để cùng nhau vượt khó trong tình hình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

-Gần 40.000 vé tàu bị trả lại do Covid-19: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa cho biết, chỉ trong 19 ngày qua, doanh nghiệp này đã bị giảm doanh thu gần 65 tỷ đồng so với cùng kỳ do ảnh hưởng của Covid-19. >> Đường sắt có thể phải dừng hoạt động chạy tàu toàn quốc Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do cơ chế chính sách bất cập nên đơn vị chưa được giao ngân sách, khiến 1,1 vạn tuần đường, gác chắn không có tiền lương. Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc.>>Tổng công ty Đường sắt kêu khó khi về ‘Siêu ủy ban’

-30.000 gian hàng trên ‘chợ’ điện tử trục lợi từ Covid-19: Các sàn thương mại điện tử đã rà soát 223.597 gian hàng và 1.001.441 sản phẩm. Qua đó đã xử lý trên 30.000 gian hàng với gần 48.000 sản phẩm vi phạm.

-Trung Quốc yêu cầu xe từ Việt Nam xuất hàng qua phải đi về trong ngày: Hôm 20/2, cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài (Việt Nam – Trung Quốc) sẽ cho thông quan hàng hóa, bao gồm hàng xuất và nhập, từ 8 – 17 giờ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cho biết, phía Trung Quốc yêu cầu xe Việt Nam xuất hàng qua phải về ngay trong ngày.

-‘Muốn giải cứu tôm hùm, tôi 5 lần 7 lượt được hẹn hôm sau’ >> -Ông Trần Bá Dương: Giải cứu nông sản thái quá làm mất nhuệ khí kinh doanh: Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương cho rằng, việc giải cứu thái quá dẫn đến cách hiểu “nông nghiệp là nghèo nàn, thấp kém”.>> Thủ tướng: Tập trung chính sách ‘cú đấm thép’ để làm tốt cơ giới hóa, chế biến nông sản

-Masan hoàn tất mua 52% cổ phần Bột giặt Net: Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (HNX-Up-CoM: MCH) vừa công bố Masan HPC – một công ty thành viên do Masan sở hữu 100% vốn – đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO) với mức giá trung bình 48.000 đồng/cổ phiếu.

-FE Credit chuyển sang hình thức công ty cổ phần, dọn đường bán vốn?

-Gia đình bà Chu Thị Bình sắp nhận gần 160 tỷ đồng tiền mặt: Với gần 79 triệu cổ phiếu, ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình cùng các con sẽ nhận về 158 tỷ đồng tiền mặt trong đợt chia cổ tức 2018 bổ sung của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

-Có 10 tỷ USD tiền mặt, Uniqlo mở thêm cửa hàng và đẩy mạnh bán online

-5 xu hướng của bất động sản 2020: JLL dự đoán tình trạng thiếu nguồn cung căn hộ, sự dẫn dắt của bất động sản công nghiệp là những xu hướng chính của năm 2020.>> Vinpearl Land sẽ phát triển theo mô hình công viên chủ đề >>Vinpearl Land đổi tên thành VinWonders

-Đề xuất loạt chính sách kích cầu, giảm giá ôtô trong nước: Để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô điện, phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước với sản xuất, lắp ráp ôtô có thể về 0%.

 

-Cao tốc Bến Lức – Long Thành đình trệ: Thiệt hại không chỉ hàng chục triệu đô

-Central Retail khởi động đợt IPO lớn nhất lịch sử Thái Lan Tập đoàn bán lẻ Central Retail (CRC) đã bắt đầu đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) lớn nhất trong lịch sử Thái Lan với giá trị vốn hoá dự kiến khoảng 8,1 tỷ USD.

C-HỘI NHẬP

-2 du thuyền chở 1.300 du khách cập cảng Chân Mây: Ngày 20-2, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) cho biết, vừa đón hai du thuyền chở lượng lớn du khách cập cảng này để tham quan Huế, Đà Nẵng và Hội An.

-EVFTA, EVIPA trước áp lực ‘mở cửa’ chính sách PGS TS Trần Việt Dũng, Trưởng khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP.HCM khẳng định: sửa đổi chính sách là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực.

-EVFTA – Cơ hội lớn cho xuất khẩu rau quả mở rộng thị trường: EVFTA có ý nghĩa quan trọng, giúp mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn lan rộng, khiến các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu .>> Sân chơi lớn cho dệt may

-Xóa thuế: Sữa, thịt heo… giá rẻ EU sẽ tràn vào Việt Nam: Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, cho biết trong thời gian tới, khi tiếp tục thực hiện các cam kết giảm thuế quan thì các mặt hàng chăn nuôi sẽ có xu hướng nhập khẩu vào nước ta nhiều hơn, tạo ra áp lực cạnh tranh ngay với các sản phẩm chăn nuôi của ta trên sân nhà. 

-Xuất khẩu khả quan sau 1 năm thực hiện CPTPP: Theo đánh giá của CIEM, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dù mới chỉ chính thức đi vào thực hiện 1 năm nhưng bước đầu đã đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam.

-Singapore công bố gói tài chính 4,6 tỷ USD đối phó Covid-19: Theo AFP, Singapore ngày 18/2 đã công bố các gói tài chính trị giá 4,6 tỷ USD nhằm đối phó với ảnh hưởng từ sự bùng phát chủng mới của virus corona (Covid-19).

-Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ thương mại và đầu tư nước ngoài: Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/2 tuyên bố nước này sẽ đề ra các biện pháp nhằm ổn định thương mại, đầu tư nước ngoài, cũng như tiêu dùng để giảm thiểu tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

-Vì sao Trung Quốc để cho thị trường chứng khoán lao dốc? Trung Quốc đang cố gắng tái khởi động hoạt động sản xuất sau kỳ nghỉ tết dài bất thường do dịch Covid-19, nhưng có một động thái đáng hoan nghênh của các nhà điều hành thị trường chứng khoán nước này đó là: “không can thiệp”.

-Chuỗi cung ứng từ Trung Quốc tan vỡ vì Covid-19: Việc chuỗi cung ứng từ Trung Quốc bị gián đoạn bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 đang làm bùng lên làn sóng các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất sang nước thứ ba khác, hoặc tìm kiếm nguồn thay thế khác. >> Trung Quốc bơm 14,33 tỷ USD vào thị trường

-Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện để cứu sông Mekong: Trung Quốc hôm 20.2 thông báo sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với tình trạng hạn hán kéo dài, đồng thời bổ sung sẽ xem xét chia sẻ thông tin về thủy văn để hỗ trợ thêm trong tương lai.

-Panama trở lại danh sách ‘thiên đường thuế’ của EU, bên cạnh đó, danh sách cũng có sự “góp mặt” của 3 nơi khác.

-Tòa án Mỹ bác đơn kiện của Huawei: Một thẩm phán liên bang tại Texas (Mỹ) ngày 18.2 đã bác bỏ đơn kiện của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei (Trung Quốc), khi cáo buộc một đạo luật Mỹ hạn chế khả năng của họ trong việc kinh doanh với các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

 Người mất việc vì covid-19 được giải quyết quyền lợi như thế nào?

-Không phạt chậm nộp, giảm thuế giúp doanh nghiệp vượt dịch Covid-19: Bộ Tài chính định hướng chính sách thuế hỗ trợ, đặc biệt ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn như logistics, bán lẻ, sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch.

-Doanh thu sụt giảm trầm trọng, tiểu thương chợ An Đông gửi đơn xin giảm thuế: Chiều 19/2, đại diện hơn 2.000 sạp (2,1 m2/sạp) đang có hoạt động kinh doanh tại chợ An Đông (Trung tâm Thương mại dịch vụ An Đông – An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP.HCM) đã ký và gửi đơn xin giảm thuế lên lãnh đạo UBND quận 5.>>Cận cảnh An Đông Plaza ‘đông cứng’ giữa khung giờ sầm uất nhất

-Ngân sách có thể mất 42.300 tỷ đồng vì Covid-19: Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bộ Kế hoạch – Đầu tư vừa công bố cho biết, ngân sách có thể hụt thu 42.300 tỷ đồng.

-Bộ TN-MT chưa ‘cởi trói’ cho condotel Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, văn bản của Bộ TN-MT về condotel chỉ là hướng dẫn các địa phương, dựa trên những quy định có trong các luật đã được ban hành chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật.

-Xin hướng dẫn thành lập ‘thành phố phía đông’ trực thuộc TP.HCM: Ngày 19/2, Sở Nội vụ TP.HCM gửi văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ thành lập thành phố phía đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở gộp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức.

-Chính phủ không đồng ý gia hạn ATIGA cho ngành mía đường: Thủ tướng khẳng định, Chính phủ yêu cầu tổ chức lại sản xuất ngành mía đường để có năng suất tốt, phù hợp với hội nhập. Chính phủ không đồng ý việc tiếp tục đề nghị gia hạn ATIGA cho ngành mía đường.

-Dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4: Loại hình xe kết nối vận tải hành khách thông qua phần mềm ứng dụng, còn được gọi là taxi công nghệ, đã được phép thí điểm từ năm 2016.

-Đề xuất hợp nhất nhiều bộ, giảm số lượng phó thủ tướng: Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ vừa tổ chức hội thảo góp ý cho “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026”.

-Quản lý khối tài sản 2,3 triệu tỉ đồng, nhưng Siêu Ủy ban lại thiếu cán bộ giỏi