(Từ 29/2-6/3/2020)

Câu chuyện tuần này: -Hàng loạt doanh nghiệp nguy cơ phá sản vì Covid-19: 

Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp cho biết sẽ phá sản.

Kết quả trên vừa được Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) đưa ra sau khi khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh. 74% doanh nghiệp nói sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng, chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng… Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu. Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì Covid-19, theo kết quả khảo sát, là du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ… 

“Rất nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch, giáo dục không thể ứng phó kịp khi đồng loạt không có khách hàng, hay các cơ sở giáo dục ngoài công lập không có học sinh đến trường”, báo cáo của Ban IV nêu. (Xem chi tiết)

> Kinh doanh ế vì corona, kiệt sức với chi phí mặt bằng

>Hàng loạt cửa hàng ăn uống đóng cửa

-Xuất khẩu tôm vừa mừng vừa lo: Xuất khẩu tôm là thế mạnh của nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, hình hình xuất khẩu tôm gặp nhiều thách thức.>>Xuất nhập khẩu điều: Biến động, khó đoán vì Covid-19 >> Xuất khẩu cá ngừ đồng loạt giảm mạnh ở nhiều thị trường: Xuất khẩu cá ngừ sang Trung Quốc, Mỹ, EU, ASEAN đều giảm mạnh so với cùng kỳ 2019.

-Hơn 1.000 container hàng hóa đang ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới: Tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai hiện vẫn đang tồn hơn 1.000 xe hàng các loại, trong đó chủ yếu là hàng nông sản.

8 lưu ý khi lên kế hoạch cho nhân viên ứng phó Covid-19: Tham khảo 8 câu hỏi cơ bản và hướng xử lý sau đây khi doanh nghiệp muốn lập kế hoạch cho nhân viên ứng phó với Covid-19.

-Sẽ có chương trình hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng: Hiện ngành ngân hàng đang xây dựng chương trình hỗ trợ tín dụng để chia sẻ với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (virus corona) với tổng giá trị là 285.000 tỷ đồng.

-OPEC đề xuất cắt sản lượng dầu nhiều nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008

-Cả thế giới chờ Trung Quốc khôi phục sản xuất: ‘Nếu hồi phục, nền sản xuất của Trung Quốc có thể bù lỗ cho tháng 2. Ngược lại, các số liệu sẽ xấu đi và tình hình cho chuỗi giá trị toàn cầu sẽ còn tệ hơn nữa’ – chuyên gia kinh tế của UNCTAD Alessandro Nicita nhận định.

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

Độc đáo phiên chợ tỏiChỉ diễn ra từ 4 giờ đến 7 giờ sáng hằng ngày tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Phiên chợ tỏi Lý Sơn được xem là phiên chợ đầu mối của xứ “vàng trắng” và mặt hàng trao đổi tại đây chỉ có tỏi. 

-Dâu tằm được mùa, được giá, người dân tất bật thu hoạch: Một gia đình ở Quảng Trị trồng hơn 2 ha. Năm nay thời tiết thuận lợi, vườn dâu đạt năng suất cao, sản lượng thu hoạch 5 – 6 tấn quả/vụ với giá bán từ 35 – 45 nghìn đồng/kg. >> Nông dân miền Trung được mùa rau củ quả

-Quảng Ngãi: Dưa hấu nhích dần lên mức 4.000 đồng/kg: Từ mức chỉ 2.000 đồng/kg, đến đầu tháng 3, mức giá dưa hấu tại Quảng Ngãi đã tăng lên gấp đôi, bình quân 4.000 đồng/kg. Giá dưa không cao đối với các hộ trồng dưa nhưng vẫn là sự khởi sắc trong thời điểm đang thu hoạch rộ.

-Doanh nghiệp Việt tăng dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống giảm tiêu thụ nhựa, tăng dùng sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến lợi nhuận dài hạn.

-Triển vọng nuôi artemia ở vùng ngập mặn: Trên nền ruộng muối ven biển ĐBSCL, nếu biết cách nuôi, ấu trùng artemia sẽ là nguồn thu bạc tỷ. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, những sinh vật li ti này đang trở thành nguồn lợi lớn.

-Vinpearl tạm đóng cửa một số khách sạn để bảo trì: Trong giai đoạn thấp điểm vì dịch Covid-19, Vinpearl đóng cửa một số khách sạn ở Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc để duy tu, bảo trì.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Giá vàng SJC tăng mạnh Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng nửa triệu đồng lên gần 47 triệu khi chứng kiến thế giới vừa có phiên đi lên mạnh.

-Trung Quốc thu mua lại, giá thịt heo tăng ‘chóng mặt’: Dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp và hoạt động xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc trở lại bình thường khiến nguồn cung thịt heo trong nước bị ảnh hưởng. Điều này khiến giá thịt heo tăng cao trở lại.

-Hướng đến du lịch nội địa phân khúc cao: Theo nhận định một số chuyên gia y tế uy tín, trong tình huống tích cực nhất, phải đến tận tháng 6/2020 thế giới mới có thể công bố hết dịch SARS-CoV-2.

-TP HCM ít dự án nhà ở hơn Bình Dương: Hiện Sài Gòn chỉ có 3 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện bán ra thị trường nhưng Bình Dương có đến 8 dự án.

-Dứa mini Thái đổ về Việt Nam: Bé bằng nắm tay, đắt gấp chục lần hàng Việt nhưng dứa nhập về từ Thái Lan vẫn đắt khách.

-Việt Nam sẽ mua 100.000 con bò, 3 triệu tấn lúa mì… của Mỹ: Trả lời hãng tin Bloomberg, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, người phát ngôn của Bộ NN&PTNT Việt Nam, cho biết Việt Nam đang gia tăng mua sắm nông sản Mỹ để thu hẹp thặng dư thương mại giữa hai nước. Nhu cầu với nông sản Mỹ là rất cao với Việt Nam.

-Ô tô giảm giá mạnh vì được cởi trói: Sau đợt giảm giá khủng vào mấy tháng cuối năm 2019, các hãng ô tô trong nước tiếp tục giảm giá sâu cho nhiều loại xe vào đầu năm 2020.>> -Chờ xe giá rẻ từ nội địa và ASEAN: Giá ô tô trong năm 2020 có nhiều cơ hội để giảm tiếp từ dòng nhập khẩu trong khối Asean và nội địa, khi các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường đang được nghiên cứu tháo gỡ.>>Ô tô Indonesia nhập về Việt Nam giá chỉ 270 triệu đồng/chiếc

-Samsung xây dựng trung tâm R&D 220 triệu USD ở Việt Nam: Samsung Electronics đã khởi công xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 220 triệu đô la tại Việt Nam.

-Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

C-HỘI NHẬP

-Thay đổi ngay tư duy làm ăn: “Năm nay là một năm khó khăn chồng chất với nền kinh tế khi ba đối tác lớn của chúng ta là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang gặp vấn đề lớn về dịch bệnh”, TS Lê Đăng Doanh mở đầu cuộc trò chuyện. Ông nói thương chiến Mỹ – Trung chưa hồi kết và đợt bùng phát Covid-19 toàn cầu mang lại cho nền kinh tế Việt Nam các thách thức mới. Tuy nhiên, vẫn có những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020 khi hiệp định thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) được thông qua…

-Ứng phó và thay đổi: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt bị xáo trộn và gặp khó khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát. Sau các biện pháp bảo vệ sức khoẻ của người lao động, các doanh nghiệp ứng phó thế nào để duy trì nguồn sống khi mà chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy, thị trường tiêu thụ bị cắt giảm?

-5 bài học quản trị từ ‘CEO của thế kỷ’ Jack Welch: Jack Welch, vị “CEO tiêu biểu của thế kỷ 20” vừa qua đời ngày 2/3/2020, ở tuổi 84. Ông là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp đạt đến tầm huyền thoại, có triết lý rõ ràng, tài ba và vô cùng sắt đá.

-Sản xuất đúng chuẩn sẽ sống tốt: Bên cạnh việc xuất đi thị trường khó tính, với thị trường Trung Quốc, CEO Kim Hải khuyến nghị DN nên bán chính ngạch, sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn đầu vào theo yêu cầu của Trung Quốc.

– Trung tâm dịch vụ chuyến bay Sasco đạt chứng nhận Halal: Trung tâm dịch vụ chuyến bay của Sasco đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn cung cấp suất ăn Halal cho các chuyến bay có hành khách Hồi giáo.

-Qua một năm thực hiện CPTPP: Tăng trưởng xuất khẩu chưa như kỳ vọng: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa Việt Nam và 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 30-12-2018, được xem là cơ hội lớn để tăng lượng hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, kết quả qua một năm thực thi vẫn còn rất khiêm tốn.

-Gỗ dán bị kiện, gấp rút tìm giải pháp tháo gỡ: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa nhận được thông tin về việc Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. 

-Hạn, mặn: Né hơn là đương đầu: Khi độ mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn, trên sông Hậu, không chỉ người trồng sầu riêng, măng cụt, chôm chôm và các loại cây chịu mặn kém, mà cả người trồng lúa, nuôi cá, tôm đều đứng trước những thách thức nan giải.>>Một ĐBSCL ô nhiễm giữa mùa hạn mặn. Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngãi qua Cù Lao Dung, sóng đánh tung tóe, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi.

-Thái Lan công bố gói cứu trợ khẩn cấp hơn 3 tỷ USD: Biện pháp cứu trợ khẩn cấp sẽ bao trùm tất cả các lĩnh vực, kể cả hỗ trợ tiền mặt cho các cá nhân, dự kiến khoảng 1.000-2.000 baht/người (32-64 USD).

-Quỹ hưu trí Australia ‘khổ’ vì quá nhiều tiền: Quá nhiều tiền đổ về năm ngoái, quỹ hưu trí lớn nhất Australia đang khó khăn trong việc cân nhắc nơi đầu tư.

-Kingtel Trung Quốc thử nghiệm thành công mạng 5G tại Campuchia: Công ty viễn thông Kingtel Communications Ltd của Trung Quốc đã thử nghiệm thành công công nghệ mạng không dây tốc độ cao thế hệ thứ 5 (5G) tại Campuchia.

-Ant Financial Trung Quốc ‘bắt tay’ với fintech lớn nhất châu Âu: Tập đoàn dịch vụ tài chính Ant Financial của Trung Quốc đang nắm giữ một phần nhỏ cổ phần của Klarna.

-Google chính thức xin giấy phép giao dịch trở lại với Huawei: Google đã chính thức kiến nghị chính phủ Mỹ cho phép hãng này tiếp tục giao dịch với hãng công nghệ Trung Quốc Huawei.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Bộ trưởng GTVT: Cố gắng khởi động dự án sân bay Điện Biên trong năm 2020

-Xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.

-Lãnh đạo Vinachem nói gì về thua lỗ 5.000 tỉ đồng của Đạm Ninh Bình?

-Thanh tra về đất đai nhiều dự án lớn ở Hà Nội và TP.HCM: Ngày 2/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT) cho biết, trong năm 2020, cơ quan này sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại một số địa phương, dự án bất động sản.

-Bộ Xây dựng cho phép xây căn hộ ‘hộp diêm’ 25 m2: Theo Thông tư mới ban hành của Bộ Xây dựng, từ ngày 1/7/2020 tới, căn hộ “hộp diêm” với diện tích 25 m2 sẽ được cho phép xây dựng tại các dự án nhà ở.

-Kiến nghị bỏ thuốc trừ sâu khỏi danh mục trữ quốc gia: Nhu cầu dự trữ thuốc bảo vệ thực vật không lớn, trong khi đây là hàng hóa độc hại, vì vậy Bộ Nông nghiệp đề nghị loại mặt hàng này khỏi danh mục dự trữ quốc gia.