Câu chuyệ tuần này: Giới chuyên gia dự báo kịch bản khủng hoảng tài chính

Theo chuyên gia kinh tế Jesse Colombo, người từng dự báo cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thế giới đang đứng trên bờ vực một cuộc khủng hoảng tài chính mới. Ông Colombo lưu ý dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 không phải là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này, song dịch bệnh này có thể trở thành “tác nhân” cho một cuộc khủng hoảng mới. Vấn đề chính là sự hiện diện của “bong bóng” tại hơn 20 thị trường và có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Cụ thể đó là những “bong bóng” trên thị trường bất động sản châu Âu, thị trường chứng khoán Mỹ, trái phiếu doanh nghiệp và các loại khác. Một trong những “bong bóng” lớn nhất là tín dụng của Trung Quốc, phát triển dựa trên việc cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng. Chuyên gia Colombo cảnh báo giờ đây những “bong bóng” này bắt đầu vỡ. Ông lưu ý cuộc khủng hoảng hiện nay có thể tồi tệ hơn những gì ông từng dự đoán cách đây hơn 10 năm vì tổng khoản nợ ở các lĩnh vực khác nhau đã tăng gần 100.000 tỷ USD. Trước đó, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã cảnh báo, ngoài những thảm họa thảm khốc về con người do dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay. (Xem chi tiết tại đây)

-Ngân hàng Trung ương châu Âu họp bất thường

>>Chứng khoán Mỹ có phiên tệ nhất hơn 30 năm >>Giá vàng thế giới xuống thấp nhất một tháng >> Giá Bitcoin mất gần 50%

>>Các hãng bay nhỏ có nguy cơ phá sản: Các hãng hàng không châu Á – Thái Bình Dương có thể bị thiệt hại 27,8 tỷ USD trong năm 2020. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) nói gần một nửa trong số này là các hãng Trung Quốc.

>>Làn sóng di dời nhà xưởng khỏi Trung Quốc và… Các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị đứt quãng hay đình trệ khiến các công ty nghĩ đến chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Điểm đến được ưa chuộng nhất lần này vẫn là Việt Nam.

>>Chuỗi cung ứng toàn cầu gây sức ép đến kinh doanh của Trung Quốc: Theo ông Li Xingqian, trong ngắn hạn, tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu là khó tránh khỏi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sức ép.

-Chuyên gia kiến nghị cứu doanh nghiệp thiệt hại vì Covid-19: Các chuyên gia cho rằng cần sớm có giải pháp tài chính và tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp khi dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nhiều ngành nghề.>>Vin, FLC, Masan… kiến nghị gì với Thủ tướng để chống đỡ khó khăn do dịch? >>Nhiều quốc gia công bố các gói chi tiêu lớn chống COVID-19

>>Hà Nội: Hơn 3.000 hộ kinh doanh phải đóng cửa do COVID-19 >> Yeah1 cắt 2 kênh truyền hình, ngừng đầu tư vào phim chiếu rạp >> Nhân viên nhiễm COVID-19, ông Tài Thế Giới Di Động mất 400 tỉ

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Nước mắt người dân vùng hạn mặn: Có nơi, vì không sống được với hạn hán nên nhiều gia đình đã khăn gói lên tận các tỉnh miền Đông Nam Bộ tìm việc mưu sinh, chờ qua mùa hạn sẽ trở về. >>-Bạc Liêu: Hàng ngàn héc ta lúa chết khô, ước thiệt hại gần trăm tỉ đồng>>>-Cần Thơ: Xâm ngập mặn sắp đạt đỉnh

-Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng ấn tượng

-Việt Nam có cơ hội xuất khẩu gạo sang châu Phi: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu gạo của châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn, trong đó Senegal có thể phải nhập khẩu 1,3 triệu tấn.

-Vinatex họp báo ra mắt khẩu trang “chống lây nhiễm virus khi nói chuyện“

-Miền Trung: Ngư dân liên tục trúng mùa: Chi phí vươn khơi đỡ tốn kém hơn khi giá dầu liên tục giảm, cộng với nguồn thủy sản dồi dào, thời tiết thuận lợi nên trong thời gian gần đây ngư dân miền Trung trúng lớn. Người Cor ở Quảng Ngãi vui mùa thu hoạch quế

-Trồng bưởi hữu cơ hiệu quả kinh tế cao: Mấy năm trở lại đây, nhờ đầu ra ổn định, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp như cà phê, hồ tiêu và một số cây trồng khác sang trồng cây bưởi.

-Giá hồ tiêu Phú Quốc giảm sâu, nhiều nông dân bỏ nghề: Nông dân trồng tiêu không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất nên nhiều gia đình bỏ nghề trồng tiêu, giảm diện tích vườn tiêu.

-Người Sài Gòn chi nhiều cho đồ ăn trực tuyến hơn Hà Nội: Tính đến cuối năm 2019, tổng lượng đơn hàng trên thị trường đặt món trực tuyến tại TP HCM nhiều gấp 6 lần Hà Nội.

-Cà phê Ông Bầu đồng loạt khai trương 16 quán: Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Nutifood cho biết, mục tiêu của chuỗi cà phê Ông Bầu là 10.000 điểm trên toàn quốc. 

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Bộ NN-PTNT chuẩn bị kịch bản Trung Quốc tăng nhập nông sản khi hết dịch >> Rau củ trái cây Trung Quốc đã về lại chợ đầu mối

-Thủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt heo >> -Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ yêu cầu 17 tập đoàn giảm giá thịt heo: Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ yêu cầu 17 doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi hoạt động tại Việt Nam hiện nay phải giảm giá thịt heo xuống dưới 75.000 đồng/kg heo hơi.

-Bộ NN-PTNT xem xét nhập khẩu lợn sống từ Lào, Campuchia: Ngày 11/3, Bộ NN-PTNT đã báo cáo Thủ tướng về nguồn cung thịt lợn, tiến độ tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi.

-Nga chuẩn bị bán thịt heo sang Việt Nam: Dự kiến vào cuối tháng 3-2020 sẽ có các lô hàng thịt heo xuất khẩu của Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga sang Việt Nam. >>Công ty đầu tiên được bán thịt gà chế biến sang Nga

-Việt Nam tăng nhập hàng Mỹ: Dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tiếp tục được ghi nhận từ nhiều năm nhưng Mỹ hiện là một trong những thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất và đang có xu hướng tăng.

-Chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của tiền Việt: Gần nửa năm khá bình lặng, tháng 2 vừa qua đã chứng kiến tỉ giá USD/VND nổi sóng, bật tăng khá mạnh.

-Các công ty bất động sản trở thành ‘ông trùm’ vay nợ >>Bất động sản thấm đòn đại dịch: Tài sản thương mại, khách sạn, dự án nhà ở và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đều chịu tổn thất khi Covid-19 diễn biến phức tạp.

-Xe hơi cũ giá rẻ tiếp tục giảm giá mạnh

-Facebook ‘phả hơi nóng’ vào sàn thương mại điện tử: Không ồn ào náo nhiệt như cái cách mà nhiều công ty ra mắt dịch vụ mới, Facebook vừa âm thầm triển khai Marketplace trên nền tảng mạng xã hội hiện có.>>Amazon chật vật dẹp loạn thị trường khẩu trang, nước rửa tay

-PGS.TS Ngô Trí Long: Giá dầu giảm và cuộc chiến dầu mỏ sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

C-HỘI NHẬP

-Hiệp định RCEP có thể ký trong năm 2020:  Trải qua nhiều vòng đàm phán, RCEP tưởng chừng đã đạt được thống nhất, tuy nhiên tình hình trở nên phức tạp hơn kể từ Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3 vào tháng 11-2019 tại Thái Lan khi Ấn Độ chưa tìm được “tiếng nói chung” với 15 quốc gia còn lại

-Đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại: Sáng 10-3, tại TP Đà Nẵng, diễn ra Hội nghị tham vấn của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).

-Nhật Bản tăng cường hỗ trợ Bến Tre phát triển nông nghiệp: JICA sẽ tích cực triển khai kết quả của các dự án ODA cũng như các khảo sát xây dựng dự án theo đề xuất của các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản.

-Quỹ VINIF: Ưu tiên tài trợ các nghiên cứu gắn với Big Data, AI, và Machine Learning

-8 đề cử cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020: Trong đó, 5 ứng viên cho Giải thưởng chính bao gồm: PGS.TS Phạm Tiến Sơn (ĐH Đà Lạt) – lĩnh vực Toán học; PGS.TS Nguyễn Quang Hưng (ĐH Duy Tân) – Vật lý; TS Trần Mạnh Trí (ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) – Hóa học; PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (ĐH Y Dược TPHCM) – Khoa học Y Dược; TS Nguyễn Thạch Tùng (ĐH Dược Hà Nội) – Khoa học Y Dược.

-Nhật Bản tạo ra robot có thể cảm nhận nỗi đau

-Thái Lan đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện của ASEAN: Thái Lan vừa đề ra lộ trình đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện và xe máy điện (EV) của ASEAN trong vòng 5 năm tới bằng chính sách thúc đẩy nhu cầu.

-Tổng thống Trump ký ban hành luật cấm công ty Mỹ mua thiết bị Huawei: Luật “Mạng viễn thông an toàn và đáng tin cậy” cấm công ty viễn thông Mỹ dùng quỹ liên bang để mua thiết bị viễn thông từ các công ty được coi là mối đe dọa với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei.

-Amazon chuyển giao ‘siêu công nghệ’ bán lẻ: Tập đoàn Amazon vừa tiến hành chuyển giao công nghệ bán lẻ “Just Walk Out” cho một số đối tác, nhưng không tiết lộ đơn vị nhận chuyển giao công nghệ.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Ông Nguyễn Chí Dũng: Đừng hoảng loạn vì tin đồn: Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói với VnExpress sẽ đi làm từ tuần sau và kêu gọi lúc này mọi người cần bình tĩnh, tránh lan tin đồn thất thiệt.

-Thủ tướng: Sẽ miễn, giảm thuế, phí, lãi suất…: Sáng 12-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân. Qua đó nhằm huy động hiến kế sáng tạo, chủ động và đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan trên toàn cầu.>>Ngân sách trung ương đã chi bao nhiêu để chống dịch COVID-19?

-‘Sứ mệnh kép’ của Chỉ thị 11: Chỉ thị 11/2020 có thể hoàn thành sứ mệnh “kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội và giúp doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19 – ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI kỳ vọng.

-Gia hạn 5 tháng tiền thuế, tiền thuê đất cho DN bị thiệt hại vì Covid-19: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ gia hạn 5 tháng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

-Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp

-TP.HCM yêu cầu cán bộ không đi nước ngoài trong đại dịch Covid-19: Cán bộ, công chức TP.HCM được yêu cầu không đi nước ngoài trong thời điểm điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kể cả những trường hợp được duyệt từ trước khi có dịch.

-Việt Nam tạm dừng miễn thị thực đơn phương đối với 8 nước châu Âu: Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dừng thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân 8 nước từ 0 giờ ngày 12/03/2020.

-Bộ Công Thương: Chưa tăng giá điện từ nay đến quý II-2020

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)