Hành vì tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp ứng biến nhanh trong mùa dịch

Báo cáo của Sở Công Thương TP.HCM cho thấy người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền thống, do được hỗ trợ nhiều tiện ích: giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng thêm…

Ngoài ra, ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến nên hệ thống siêu thị hoạt động theo phương thức đa kênh (Omni-channel) sẽ được hưởng lợi, tăng sức mua so với cùng kỳ.

Cụ thể, Sở Công Thương TP.HCM đưa ra dự ước sức mua tháng 3/2020 tại TP.HCM sẽ có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. Điển hình, hiện nay người dân có tâm lý ngại mua sắm những mặt hàng phi thực phẩm như điện máy, điện gia dụng, dụng cụ nhà bếp… sẽ dẫn đến sức mua nhóm ngành hàng này có xu hướng giảm trong thời gian qua. Người dân cũng hạn chế nhu cầu đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí, nên lượng khách đến các nơi công cộng, gồm siêu thị, trung tâm thương mại, địa điểm ăn uống… sụt giảm đáng kể. (Xem chi tiết tại đây)

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Bánh mì Việt Nam được quảng bá ở 12 quốc gia trên thế giới: Hôm 24/3, Google đưa bánh mì thành hình Doodle ở 12 quốc gia trên thế giới, đây hoạt động tôn vinh nét đặc sắc của bánh mì Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm năm thứ 9 mục từ “bánh mì” được từ điển Oxford ghi nhận.

-‘Vua bánh mì’ Kao Siêu Lực làm bánh mì dinh dưỡng tặng nhân viên y tế: Chiều 23/3, mẻ bánh mì dinh dưỡng “đặc biệt” đầu tiên của Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) chính thức ra lò và được chuyển tới Sở Y tế TP.HCM.

-Hơn 15.000 tấn nông sản đã xuất qua cửa khẩu Móng Cái: 624 container nông sản tương đương 15.156 tấn đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) trong nửa đầu tháng 3.

-Niềm tin hàng Việt phát sóng ngày 23/3/2020

 

-Cùng nhau vượt khó: Vài ngày nay, những lá thư động viên, kêu gọi người lao động chung tay vượt qua khó khăn xuất hiện nhiều hơn ở nhiều DN. >>Doanh nghiệp xoay đủ cách để ‘sống chung với dịch’: Chính trong muôn vàn cái khó khăn của đại dịch Covid-19 nhiều DN đã tự xoay trở để có thể tồn tại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, trước khi có sự trợ lực từ Nhà nước.

-Phiên chợ Xanh tử tế mở dịch vụ online “đi chợ giùm bạn”

-Doanh nghiệp ngành nhôm đề xuất chính phủ ‘giải cứu’: Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ xây dựng và công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng xin được “giải cứu”.

-Hàng không ngừng bay, đau đầu vì phí ‘nằm sân’: Do dừng và giảm tần suất khai thác, tàu bay không làm ra tiền, nhưng các khoản chi phí vẫn phải trả như phí ‘nằm sân’, khi VNA có hơn 100 chiếc, Vietjet trên 80 chiếc, Jetstar Pacific và Bamboo Airways mỗi hãng trên dưới 20 chiếc.

-Dệt may Việt Nam có thể thiệt hại nặng vì không có việc làm từ tháng 4: Tối 25/3, Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông tin, toàn ngành dệt may Việt Nam sắp tới có thể thiệt hại tới 11.000 tỷ đồng nếu các đơn hàng tiếp tục bị dừng, hoãn, huỷ; công nhân giảm việc.

-Ngành sắt thép, xi măng cũng bắt đầu ‘thấm đòn’ Covid-19: Nhiều ngành hàng được dự báo là sẽ ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như sắt thép, xi măng… nhưng đến nay cũng bắt đầu “thấm đòn”. Một số sản phẩm suy giảm mạnh trên dưới 50%, cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

-Đối tác Mỹ, EU hủy nhiều đơn hàng thủy sản: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị tạm hoãn giao hàng hoặc bị hủy do khách không bán được vì dịch bệnh.

-Nhà máy Ford Hải Dương tạm dừng sản xuất: Ngày 25/3, đại diện hãng ôtô Ford Việt Nam cho biết, thông tin lan truyền về việc công ty đóng cửa là không đúng. Công ty chỉ tạm dừng hoạt động khối sản xuất của nhà máy tại Hải Dương trong vài tuần, từ ngày 26/3.

-Nhiều nhà lều nước mắm Phan Thiết tạm đóng cửa vì hạn hán: Chế biến nước mắm – một ngành tưởng chừng ít chịu tác động của hạn hán nhưng lại đang hết sức khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá cơm bởi thời tiết bất lợi.

-DN vẫn phải trả lương cho lao động bị ngừng việc vì dịch Covid-19: Ngày 26/3, Bộ LĐ-TB-XH có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp (DN) thực hiện việc trả lương, tạm hoãn hợp đồng lao động… đối với lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-GDP quý I tăng thấp nhất 10 năm: Do ảnh hưởng của Covid-19, tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 3,82% – thấp hơn kịch bản xấu nhất Bộ Kế hoạch & Đầu tư từng dự báo.

-Dừng xuất khẩu gạo: ‘Đừng để người nông dân chịu thiệt’: GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng nếu Việt Nam tạm dừng xuất khẩu trong thời điểm này, người gánh chịu hệ lụy không ai khác là hàng trăm ngàn nông dân trong cả nước. >>Khuyến cáo giảm 50.000ha đất lúa có nguy cơ bị hạn mặn ở ĐBSCL

-Việt Nam xuất khẩu gạo thế nào: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dù xuất khẩu đến 7 triệu tấn năm nay, Việt Nam vẫn đủ gạo tiêu thụ nội địa và còn dự trữ cuối vụ.

-1.500 tấn thịt heo Nga đã cập cảng Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết gần 1.500 tấn thịt heo của Tập đoàn Miratorg (Nga) đã cập cảng Việt Nam và thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch để thông quan.

-Trái cây ngoại tiếp tục đổ về thị trường Việt Nam: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã chi 215 triệu USD để nhập khẩu rau quả từ các nước.

-Giá vàng trong nước lại tăng vọt, lên mốc 48 triệu đồng/lượng: Mở cửa phiên giao dịch 27.3, giá vàng trong nước tiếp tục đà tăng mạnh từ 400.000 – 800.000 đồng mỗi lượng, kéo vàng tăng vọt lên mốc 48 triệu đồng/lượng.

-Thứ 3 ngày 24 đẫm máu của thị trường vàng: Và Doanh nghiệp nạn nhân của khủng hoảng Covid-19 là ai? Liệt kê theo ngành không đúng bản chất. Những doanh nghiệp bị nặng nhất sẽ là những đơn vị có các loại chi phí cố định bằng tiền cao theo thứ tự >> -Tỷ giá dậy sóng, NHNN phát thông điệp trấn an thị trường: Chiều 23/3, NHNN thông tin, đo diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các đồng tiền trên thế giới biến động, đồng tiền của nhiều nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam đã mất giá.

-Giới tài chính dự báo tỷ giá VND/USD đến hết năm 2020

 
-Nhiều nước đã hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung lương thực: Kazakhstan, một trong những nhà xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới, vừa cấm xuất khẩu mặt hàng chủ lực này cùng một số thực phẩm khác như cà rốt, đường và khoai tây.

C-HỘI NHẬP

-Cảnh báo về giao dịch thương mại với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ: Theo Văn phòng Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại New York (Hoa Kỳ) vừa gửi thông tin cho biết, thời gian gần đây đã có một số công ty Việt Nam chịu thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu do bị lừa hoặc đối tác phá sản, không có khả năng thanh toán.

-Đức, Ý tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam do nhu cầu cao mùa dịch: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VSEP), một số nước đang gia tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam do nhu cầu tăng trong mùa dịch Covid-19.

-Algeria: Thị trường tiềm năng cho hàng Việt: Số liệu thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019.

-Thái Lan chính thức áp dụng sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp toàn quốc: Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 25/3 đã chính thức công bố việc áp dụng sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc từ 26/3 đến 30/4.

-Thủ tướng Anh công bố lệnh phong tỏa toàn quốc: Trong bối cảnh số người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang gia tăng rất nhanh tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần kể từ tối 23/3. >> Yêu cầu công ty sản xuất máy hút bụi sản xuất 10.000 máy thở

-Samsung và LG tạm đóng cửa các nhà máy ở Ấn Độ vì Covid-19: Samsung và LG đã tạm thời đóng cửa các nhà máy của họ ở Ấn Độ theo yêu cầu của chính phủ nước này trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19.

-Tesla chế tạo máy thở, Dior làm nước rửa tay… ‘chiến đấu’ với Covid-19: Giám đốc điều hành của Tesla Inc., Elon Musk, đã tweet vào 19/3: “Chúng tôi sẽ chế tạo máy thở nếu có sự thiếu hụt. Tesla sẽ chế tạo phương tiện với hệ thống lọc không khí tinh vi”.

-G20 cam kết bơm 5.000 tỉ USD, hỗ trợ các nước đang phát triển chống COVID-19: Các quốc gia G20 ngày 26-3 tuyên bố sẽ cùng đóng góp 5.000 tỉ USD cho kinh tế thế giới, đối phó với đại dịch từ virus corona chủng mới (COVID-19).

-‘Đây là thời khắc lịch sử. Sẽ không còn gì giống như trước’: Nhà nghiên cứu tương lai theo thuyết vị lại (futurologist) của Đức Matthias Horx, khẳng định: “Đây là thời khắc lịch sử. Sẽ không còn gì giống như trước”.

-Kinh tế châu Á có thể phục hồi sau đại dịch nhanh hơn phương Tây: CNBC dẫn ý kiến một số nhà phân tích cho thấy, kinh tế châu Á có khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng vì Covid-19 tốt hơn các nước phương Tây.

-Tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng

-Vấn đề của DN bây giờ là sống còn, họ cần một cái phao cứu sinh trước: “Hiện giờ vấn đề sống còn của DN rất quan trọng, cần phải cho họ một cái phao để cứu họ trước. Sau khi vượt qua được khủng hoảng này, chúng ta mới tính đến ổn định và phát triển kinh tế.” – TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

-Đề xuất cho chậm nộp hơn 80.000 tỷ thuế do Covid-19: Bộ Tài chính đề xuất cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng từ Covid-19 được giãn, hoãn nộp 80.200 tỷ đồng tiền thuế và thuê đất.

-Bộ GTVT không đồng ý đề xuất giảm phí BOT: Thời gian qua, các doanh nghiệp BOT đã phải giảm phí cho một số loại phương tiện và chưa được tăng phí theo lộ trình, vì vậy Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp BOT.

-Miễn trừ trách nhiệm theo hợp đồng vì dịch Covid-19: Covid-19 có thể xem là sự kiện bất khả kháng để các bên tham gia hợp đồng được miễn trừ trách nhiệm hay không?

-37 ngân hàng miễn, giảm phí chuyển tiền cho khách hàng

Nhóm thông tin hợi nhập (Theo BSA)