Câu chuyện tuần này: Ngăn chặn làn sóng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ba ngành dệt may, da giày và thủy sản gần như là những con át chủ bài trong các kế hoạch thực hiện mục tiêu xuất nhập khẩu và tạo việc làm của kinh tế Việt Nam.

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người nhiễm bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đã bùng phát và trở thành tâm điểm dịch bệnh tại các quốc gia như Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản … đây cũng chính là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu dệt may, da giày và thủy sản Việt Nam. Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc ba Hiệp hội đã bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản. Nếu Nhà nước không có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, có thể dẫn tới phá sản hàng loạt, đặc biệt là các SMEs. (Xem chi tiết tại đây)

>>Dệt may, da giày, đồ gỗ hứng chịu tác động kép từ dịch Covid-19

>>Doanh nghiệp thủy sản xin miễn lãi suất vay dài hạn đầu tư kho lạnh

>>Trung Quốc không tiếp nhận tài xế giao nhận hàng từ 5 tỉnh, thành của Việt Nam

A- NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-PNJ tặng 3 tỷ đồng chống Covid-19, hạn hán, ngập mặn: Tập đoàn PNJ vừa trao tặng 3 tỷ đồng góp phần phòng chống Covid-19, đồng thời hỗ trợ cho các tỉnh miền Tây đang gặp khó khăn vì hạn hán, ngập mặn.

-Doanh nghiệp HVNCLC chung tay chống dịch covid – 19

Sáng 1/4, Hội DN HVNCLC, các nhà tài trợ cùng với Công ty TNHH MTV Cỏ May Essential đã trao 500 phần cơm trưa cho người nghèo tại TP.HCM thông qua hệ thống quán cơm xã hội Nụ Cười của quỹ từ thiện Bông Sen.

Đây là hoạt động thiết thực của Hội DN.HCMCLC nhằm chăm lo bữa ăn cho những hoàn cảnh đang gặp khó  khăn trong mùa dịch bệnh. Họ là những người lao động nghèo, những người chạy xe ôm truyền thống, người bán vé số dạo…, do dịch bệnh mà gián đoạn nguồn thu nhập…

Đồng hành với hoạt động này của Hội là Công ty Cỏ May, các DN thành viên, các nhà hảo tâm, nghệ nhân Chiêm Thành Long, hệ thống quán cơm xã hội Nụ Cười…

-Túi xách lá sen Ecolotus cải thiện ô nhiễm môi trường: Đúng một tháng trước Ngày trái đất, các sản phẩm túi lá sen Ecolotus ra đời để góp thêm giải pháp cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường.

-Điện Quang ra mắt sản phẩm đèn led diệt khuẩn mùa covid-19

-Australia điều tra chống bán phá giá ống dẫn thép xuất xứ Việt Nam: Thời kỳ điều tra bán phá giá và trợ cấp từ ngày 1/1 – 31/12/2019; thời kỳ điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2016 tới nay.

-‘Nghiệm thu có điều kiện’ để đưa vào vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông: TP.Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải đã nhất trí “nghiệm thu có điều kiện” đường sắt cát Linh – Hà Đông để đưa vào sử dụng, đồng thời xử lý các vướng mắc của Bộ Giao thông vận tải với tổng thầu Trung Quốc của dự án.

-5 doanh nhân Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á: Các nhà sáng lập, điều hành thuocsi.vn, Medlink Asia, Finhay, Logivan và VSV Capital được Forbes đưa vào danh sách ’30 Under 30′ châu Á năm 2020.

-Sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp 26 lần

-Covid-19 là cơ hội ‘số hoá sản phẩm nông nghiệp’: Covid-19 đem lại nhiều khó khăn nhưng là cơ hội để các doanh nghiệp nông nghiệp số hoá sản phẩm, biến nguy thành cơ. >>Cơ hội rất lớn cho nông sản Việt Nam  Số ít doanh nghiệp nhạy bén, Tranh thủ bán khoai, dưa hấu, cà… sang Singapore

-Dịch COVID-19: Xuất hiện mô hình giao hàng qua hộp thư: Các hộp thư này được đặt dưới chân các chung cư cao cấp, có bảo quản mát, có mã QR để mở hộp thư.
 
 
 
 

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Covid-19 sẽ thay đổi ngành bán lẻ như thế nào? Sự bùng phát của Covid-19 dường như đang thay đổi thói quen mua sắm của mọi người. Một sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến ngành công nghiệp bán lẻ.

-Hà Nội: Xe ôm công nghệ dừng hoạt động: Grab, Go Viet dừng dịch vụ xe ôm công nghệ từ nay đến 15/4 để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài xế.

-Đà Nẵng nói về việc tạm dừng quán ăn bán online, bán mang đi

-Ngân hàng cam kết giảm lãi suất sâu tới 2,5%/năm: Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, AgriBank cam kết giảm sâu lãi suất cho vay tới 2,5% một năm, đặc biệt cho doanh nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong đại dịch Covid-19.>>Doanh nghiệp xin giãn nợ, ngân hàng khuyến cáo ‘sẽ thành nợ xấu’?

-Doanh nghiệp nào được vay không lãi trả lương nhân viên? Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có thể được vay không lãi suất trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… cho lao động mất việc.

-Từ 1/4, giá heo bán ở cửa chuồng chỉ còn 70.000 đồng/kg: Trước đó, vào ngày 30/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc làm việc với 15 doanh nghiệp lớn về chăn nuôi tại trụ sở Bộ NN-PTNT (Hà Nội).>>Giá thịt heo bán lẻ vẫn cao vì… đầu, lòng bí đường ra?

-Giảm giá thực phẩm để kích cầu

-Dự án tập hợp 1.000 doanh nghiệp ‘bắt tay nhau’ giảm giá ít nhất 15%

-Khẩn trương mua đủ gạo nhập vào kho dự trữ quốc gia năm 2020: Tổng cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khẩn trương thực hiện bảo đảm 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao về mua gạo dự trữ năm 2020. >> Đủ gạo ăn đến tận năm 2021 và dư 6,7 triệu tấn xuất khẩu

>>Bản lĩnh của cường quốc lúa gạo? Những tác động khi quyết định dừng xuất khẩu gạo rồi cho xuất khẩu lại một phần… hầu như đều chưa có điều tra nghiên cứu thật sát thực tế. Vấn đề còn là uy tín giao thương, cam kết khách hàng, bản lĩnh của một cường quốc lúa gạo… không thể không hiểu thị trường cạnh tranh, càng không dễ dàng hoảng hốt. >>Thuận thiên, nói và làm

-TS Nguyễn Đức Thành: Nên đánh thuế thay vì dừng xuất khẩu gạo: Tắm vào buổi sáng chính là cách tốt nhất để bạn tỉnh táo và bắt đầu một ngày làm việc mới đầy sảng khoái. Khoảng thời gian tắm buổi sáng cũng được xem là thời điểm lý tưởng để bạn vừa thư giãn và suy nghĩ về kế hoạch trong ngày.

-Cả quý 1/2020, bất động sản bán lẻ không có nguồn cung mới nào: Không có nguồn cung mới, tỷ lệ trống tạm thời gia tăng đáng kể bên cạnh đó là nhiều chính sách hỗ trợ khách thuê do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 là tình hình chung của bất động sản bán lẻ tại 2 thị trường lớn nhất Việt Nam hiện nay: Hà Nội và TP.HCM.

-Samsung Vietnam có thể giảm xuất khẩu gần 6 tỷ USD năm nay: Do tác động từ Covid-19, Samsung Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu xuống 45,5 tỷ USD, tức là kém kết quả của năm 2019 gần 6 tỷ USD. 

-Những ngành nhiều việc mùa dịch nhưng chẳng nhiều tiền: Bán lẻ, tiêu dùng nhanh, giao nhận, truyền thông, thậm chí y tế… tưởng bận rộn mùa dịch sẽ khấm khá nhưng sự thật lại có thể ngược lại.

-Thất nghiệp vì Covid-19 có nên rút tiết kiệm bán hàng online?: Tôi đang nghỉ việc không lương vô thời hạn do ảnh hưởng của Covid-19. Liệu tôi có nên rút 30 triệu đồng tiền tiết kiệm để bán hàng online kiếm thêm thu nhập?

-Hàng không chuyển máy bay sang chở hàng: Để tránh cảnh máy bay đắp chiếu vì Covid-19, nhiều hãng đưa cả hàng lên khoang chở khách khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá toàn cầu vẫn cao.

C-HỘI NHẬP

-Thiết kế cho nền kinh tế tuần hoàn: Càng nhiều sản phẩm tạo ra, càng nhiều tài nguyên môi trường cần phải khai thác. Khi các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, một nền kinh tế vốn chỉ dựa vào khai thác tài nguyên liệu có còn là lựa chọn khả thi?

-Bộ Công Thương triển khai thủ tục trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA: Ngày 30/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã quyết định thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sau khi Hiệp định này đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào ngày 12/2/2020.

-Siêu dự án điện khí 4 tỉ USD khơi thông dòng vốn ngoại VN: Singapore hiện đang tạm dẫn đầu danh sách đầu tư nước ngoài năm 2020 với tổng vốn đầu tư 4,5 tỉ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

-WB: Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước cú sốc bên ngoài: Ngày 31/3, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4/2020 với tiêu đề: Đông Á và Thái Bình Dương trong dịch Covid-19. >>WB dự báo Việt Nam tăng trưởng 4,9% năm nay: Trong kịch bản cơ sở, WB cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục từ giữa quý III, khiến tăng trưởng cả năm 2020 đạt 4,9%.

-Hơn 8.000 chuyên gia, lao động nước ngoài xin nhập cảnh: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét cho ý kiến ưu tiên cho 8.459 người là những chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

-‘Khủng hoảng’ tài chính vi mô ở Campuchia thêm trầm trọng vì Covid-19: Ước tính, hiện toàn bộ hệ thống tài chính vi mô của Campuchia có hơn 2,6 triệu người vay, với khoản vay hơn 10 tỷ đô la.

-Thủ tướng Thái Lan công bố lệnh giới nghiêm toàn quốc: Chiều 2/4, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

-Trung Quốc: Mở cửa nhà máy, sa thải công nhân vì không có đơn hàng: Các hạn chế đi lại dự kiến sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn ở thành phố Vũ Hán từ ngày 8/4 sắp tới, chậm hơn hai tuần so với việc cho phép đi lại ở Hồ Bắc từ hôm 25/3.

-Hàn Quốc giảm phí thuê cửa hàng tới 50% cho doanh nghiệp: Ngày 1/4, Chính phủ Hàn Quốc đã họp bàn cách thức đối phó với dịch Covid-19, công bố phương án hỗ trợ theo từng lĩnh vực kinh doanh cho các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

-Chính phủ Indonesia giãn nợ một năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tổng thống Indonesia Jokowi ngày 24/3 cho biết, chính phủ nước này đồng ý giãn nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong vòng một năm.

-Australia công bố gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử: Ngày 30/3, Chính phủ Australia cam kết chi thêm 130 tỷ AUD (79,85 tỷ USD) nhằm trợ cấp tiền lương cho hơn 6 triệu người lao động đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

-Trung Quốc và Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã giảm lãi suất hợp đồng mua lại đảo ngược (repo) ở mức lớn nhất kể từ năm 2015.

-Kịch bản nào cho kinh tế thế giới: Nền kinh tế phục hồi nhanh như mô hình chữ V hay đi lên rồi lại đi xuống như chữ W, tuỳ vào việc phải kéo dài “cách ly xã hội” bao lâu.

-‘Bóng ma’ đại suy thoái ám ảnh nước Mỹ: MỸ Chưa biết Covid-19 chỉ là cú sốc kinh tế tạm thời hay một cuộc đại suy thoái nhưng Gói 2.000 tỷ USD Trump ký tuần trước có thể không đủ.

-10 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp trong hai tuần: Bộ Lao động Mỹ vừa thông tin lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng gấp đôi trong tuần kết thúc vào 28/3 lên 6,6 triệu.

-Các nước hỗ trợ người dân vượt đại dịch như thế nào: Chia tiền cho người dân, hỗ trợ trả lương và giảm tiền điện, nước, internet là các chính sách phổ biến tại Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia và châu Âu.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng: Ngày 1/4, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng đề xuất giảm giá điện cho nhiều đối tượng khách hàng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

-Hải quan phản hồi thông tin ‘xuất khẩu khẩu trang gặp khó’: Ngày 31/3, Tổng cục Hải quan đã có ý kiến về thông tin phản ánh của Bộ Công Thương trên báo chí về việc xuất khẩu khẩu trang vải đang gặp một số khó khăn từ phía cơ quan Hải quan gây ra.

-Bộ TN-MT đề xuất miễn thuế đất 6 tháng đầu năm 2020 cho doanh nghiệp: Miễn tiền thuê đất 6 tháng đầu năm 2020 cho tất cả các trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm do ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch. Trường hợp đến ngày 30.6.2020 mà doanh nghiệp chưa khôi phục sản xuất thì xem xét để miễn các tháng còn lại…

-Đề nghị đưa ngành chứng khoán vào dịch vụ thiết yếu: Mục đích để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán nói chung và các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán trên địa bàn tỉnh/thành phố được hoạt động bình thường.

-Chính phủ dự tính hỗ trợ tiền cho hàng triệu người ảnh hưởng bởi dịch COVID-19: Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra được Chính phủ xem xét, thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2020.

-Sa thải 50% lao động mới được hưởng gói hỗ trợ bảo hiểm xã hội?

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)