Thách thức đè nặng doanh nghiệp dệt may vào nửa cuối năm 2021 do dịch COVID-19 tác động. Ảnh: TT

1/ Thị trường xe đẹp tăng trưởng thêm 9% | Xuất khẩu toàn cầu đã tăng thêm 47% | Sức ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên thị trường chứng khoán Châu Á trong đại dịch

  • Từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, lượng xe đạp nhập khẩu đã tăng thêm 9% tổng kim ngạch toàn cầu giai đoạn 2019-2020. Trong đó tại Mỹ là 17%. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ dụng cụ và đồ tập luyện thể dục thể thao đã tăng trưởng thêm 26% toàn cầu.

  • Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như các khó khăn của chuỗi cung ứng và vận tải, xuất khẩu toàn cầu đã tăng them 47% trong tháng 5, 2021, so với cùng kỳ 2020. Đóng góp lớn nhất bởi sự phục hồi và dần mở cửa tại lục địa Đen Châu Phi, nơi tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng thêm 112%.

  • Hongkong thứ 5, ngày 26 tháng 8, chứng khoán Châu Á lần lượt giảm trước cái bóng của đại dịch Covid-19 – chủng Delta. Giới đầu tư tiếp tục theo dõi chính sách tiền tệ và kinh tế của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), trước thềm họp Jackson Hole (buổi họp thường niên giữa các lãnh đạo tài chính và các ngân hàng trung ương).

  • Trừ Nhật Bản, các mã Bluechips tại Trung Quốc rớt 1,47 điểm %, của Hongkong rớt 1,32 điểm %. Ngay Hang Seng Tech Index (các mã chứng khoán ngành công nghệ tại sàn giao dịch của Hongkong) cũng rớt 2,41 điểm %; nối tiếp những động thái siết chặt hơn ngành này từ Bắc Kinh. Ngay một nơi tưởng chừng ít chịu ảnh hưởng bởi Delta như Australia, thị trường chứng khoán tại đây vẫn giảm 0,7 điểm % khi số ca nhiễm lần đầu chạm mốc 1.000 người.

Nguồn: Reuters

2/ Khó khăn đè nặng Dệt May nửa cuối năm

Theo ước tính của Chứng khoán VNDirect, tổng doanh thu nửa đầu năm 2021 của các công ty dệt may niêm yết tăng hơn 7% (so với mức nền thấp khi cùng kỳ năm trước bị ảnh hưởng đợt dịch đầu tiên bùng phát), song giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Các nhà xuất khẩu dệt may của Ấn Độ đang đối mặt nguy cơ mất phần lớn đơn hàng vào tay các đối thủ như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka và Pakistan. Nhiều nhà máy may của Ấn Độ phải đóng cửa hoặc chỉ hoạt động 50% công suất để ngăn chặn các ca lây nhiễm COVID-19 mới.

Dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư gây ra nhiều thách thức với Việt Nam, nhưng VNDirect cho rằng những tác động tiêu cực đối với Myanmar và Ấn Độ là cơ hội để chúng ta tăng thị phần tại Mỹ và Hàn Quốc.

Chồng chất thách thức nửa cuối năm

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may, khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỉ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện “3 tại chỗ”.

Ngành dệt may Việt Nam đối mặt thách thức thiếu hụt lao động và tỉ lệ tiêm vắc xin cho ngành vẫn thấp. Trong kịch bản tích cực, nếu COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng 8-2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 chỉ đạt 33 tỉ USD (-6% so với cùng kỳ), hoàn thành 84% kế hoạch cả năm.

Chứng khoán VNDirect nhận định, tình trạng thiếu container rỗng và chi phí logistics tăng cao có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn hàng ODM và OBM (thiết kế sản phẩm mang thương hiệu và tạo thành phẩm).

VITAS dự báo nếu dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng này thì số lượng công nhân dự kiến chỉ đạt 65%. Do đó, thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ là thách thức lớn cho ngành trong quý 3 này.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ

3/ Ngành nhựa chưa tự chủ được nguyên liệu

Giai đoạn 2010 – 2020, nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16 – 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm.

Mặc dù vậy nhưng ngành nhựa vẫn còn nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển. Cụ thể, 75 – 80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn. Đặc biệt, thiếu nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh và công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.

Một hạn chế khác được Bộ Công Thương đề cập tới là các DN quy mô nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% trong tổng số 2.000) thường ít chú trọng đến đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại nên các sản phẩm nhựa Việt Nam hầu hết nằm ở phân khúc thấp.

Để cạnh tranh tốt hơn, các DN sản xuất trong nước phải tính đến chuyện đầu tư nghiêm túc về công nghệ, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường…

VPA đề xuất các cơ quan chức năng nên tạo cơ hội, tăng năng lực đầu tư vào các công ty, dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành nhựa. Hơn nữa, các DN nhựa cũng nên chú trọng tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu; cũng như đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao…

Chi hội Nhựa tái sinh, thuộc Hiệp hội Nhựa Việt Nam vẫn đang vận động Chính phủ và kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ trong việc chống rác thải nhựa kết hợp với DN đẩy mạnh thu gom và tái chế nhựa trong nước, thay vì nhập khẩu phế thải nhựa về tái chế. Đồng thời, vận động xây dựng cơ chế, chính sách cho việc xây dựng và phát triển thị trường đối với hạt nhựa tái sinh.

Nguồn: Báo Công Thương

4/ Mỹ ưu tiên gì qua chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris?

Theo bà Mancini, chuyên gia phụ trách thị trường châu Á – Thái Bình Dương của Control Risks, cho rằng khi bà Harris chon Singapore và Việt Nam cho chuyến công du chính thức đầu tiên đến Đông Nam Á trên cương vị Phó Tổng thống, Mỹ đã thể hiện ưu tiên của mình là các cơ hội kinh tế và an ninh trong khu vực.

Sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại quan trọng có sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á. Khi Mỹ rút lui, các nước còn lại vẫn đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018.

Alex Feldman, chủ tịch kiêm CEO của Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN, cho biết: “Mỹ khó có khả năng gia nhập CPTPP trong ngắn hạn. Trước đó, TPP đã gặp phải sự phản đối của người Mỹ và rất khó có cơ hội được Quốc hội thông qua“.

Tiềm năng của hiệp định thương mại số?

Đây là một thỏa thuận tập trung vào nền kinh tế số, đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn về thương mại số giữa các quốc gia tham gia, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Singapore là một ngôi sao sáng trong số này. Quốc gia nhỏ bé đã đạt thỏa thuận thương mại số với Australia, Chile và New Zealand.

Chúng tôi nghĩ rằng một thỏa thuận song phương với Singapore sẽ rất có ý nghĩa trong việc thiết lập các quy tắc cho hiệp định thương mại số“, Feldman cho hay.

Tuy nhiên, đây có thể không phải con đường bằng phẳng. Deborah Elms, CEO của công ty tư vấn Asian Trade Centre, cho biết: “Mặc dù có những lý do hợp lý để Mỹ theo đuổi và dẫn đầu một thỏa thuận thương mại số nhưng Washington sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia khác tham gia“.

Mỹ sẽ cần một cơ sở lý luận rõ ràng và có sức thuyết phục để bắt đầu một thỏa thuận thương mại khác và nó cũng cần tạo ra những giá trị gia tăng cho các thành viên tiềm năng. Nếu không, đó sẽ là những hiệp định mà chẳng có mấy bên tham gia“, Elms nhận định.

Nguồn: CafeF

Việc Phó Tổng thống Mỹ Kalama Harris tới Singapore và Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên của bà tới Đông Nam Á phản ánh rõ rệt ưu tiên của Mỹ với các cơ hội kinh tế và an ninh khu vực.

5/ Ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam xếp sẽ thúc đẩy kinh tế sau đại dịch

2020 khi Việt Nam là điểm sáng khu vực trong công tác phòng chống dịch, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận tăng trưởng 4%. Có thể thấy, khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam rất cao và hiện xếp thứ 2 trên 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Báo cáo của Oxford Economics mới đây cho thấy, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong 2019, tương đương tỷ trọng 26%, 27,5 triệu việc làm – một nửa lực lượng lao động trên cả nước. Ngành nông nghiệp thực phẩm cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD vào thu nhập thuế quốc gia.

Dưới góc độ người trong cuộc, Giám đốc điều hành Food Industry Asia – ông Matt Kovac – trong lần chia sẻ mới đây cũng cho biết, cần thiết hợp tác đa ngành cũng như nên tận dụng nông nghiệp thông minh trong giai đoạn “bình thường mới”.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam và ngành nông nghiệp thực phẩm cần hợp tác chặt chẽ để tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực luôn công khai, minh bạch và có thể dự trù trước.

Một ví là thực phẩm đồ uống không cồn hiện chiếm hơn một phần ba chi tiêu của hộ gia đình. Nên tiến hành áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường và nhựa cũng cần phải được cân nhắc: can thiệp quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược.

Cũng theo đại diện Food Industry Asia, nông nghiệp thông minh chiếm gần 2/3 tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp thực phẩm vào GDP; được ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong 2020. Cho thấy nhu cầu đầu tư lớn cho công nghệ và phát triển kĩ năng mới, song song nâng cao việc ứng dụng nông nghiệp thông minh. Từ đó, tăng khả năng phục hồi cũng như hiệu quả cho chuỗi giá trị thực phẩm truyền thống vốn sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam.

Nguồn: CafeF

6/ Ngành gỗ lo mất cơ hội trong cuối năm

Năm nay, dịch bệnh khiến 60% doanh nghiệp ngành gỗ tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai phải tạm ngưng hoạt động do không đáp ứng các tiêu chí 3 tại chỗ. Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho hay, chỉ khoảng 30-40% trong số hơn 600 doanh nghiệp thuộc HAWA còn duy trì hoạt động. Tuy vậy, công suất cũng chỉ đạt khoảng 35-40%.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cũng như chi phí hoạt động phát sinh cao bởi dịch bệnh và chỉ thị của chính phủ… nên doanh nghiệp gỗ tỉnh này không thể duy trì, cũng như hoàn thành đơn hàng để giao cho đối tác trong những tháng còn lại của năm 2021

Tương tự, ông Nguyễn Trí Phương- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, cho hay nhiều doanh nghiệp gỗ trên địa bàn có số lượng lao động tập trung lớn, quy mô cơ sở vật chất không đảm bảo triển khai “3 tại chỗ” nên không thể duy trì hoạt động.

Lo mất cơ hội

Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó chủ tịch HAWA – cho biết, cao điểm xuất khẩu của ngành gỗ đã bắt đầu từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 11 nhưng năm nay khả năng rất cao là trong những tháng còn lại việc hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu rất khó. “Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, các thị trường chính của Việt Nam là Mỹ, châu Âu… đang phục hồi, nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các thị trường này đang tăng cao. Do đó nếu không cung ứng đủ số lượng sản phẩm theo đơn hàng đã kí từ trước họ sẽ có những phương án khác thay thế”- ông Phương chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tấn An – Phó giám đốc Công ty Ván sàn Sao Nam (Bình Dương) lo ngại rằng việc mất đơn hàng trong thời gian tới là rất lớn. “Nếu Việt Nam không đáp ứng được quá trình giao hàng chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến những doanh nghiệp tại các nước khác. Khi khách hàng đã ra đi việc kết nối lại là vô cùng khó khăn”- ông An nói.

Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đều đã có những phương án thiết lập “vùng xanh” cho doanh nghiệp khởi động sản xuất. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đưa ra 4 phương án hoạt động để doanh nghiệp lựa chọn mô hình phù hợp, Bình Dương đã triển khai mô hình “3 xanh” an toàn cho sản xuất và Đồng Nai đã điều chỉnh 3 tại chỗ thành “1 cung đường, nhiều điểm đến “vùng xanh”…

Dù vậy, theo các doanh nghiệp chế biến gỗ thì việc khôi phục ngay quá trình sản xuất lúc này rất khó. Chẳng hạn tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Chánh Phương phân tích: Hiện phần lớn người lao động trong ngành gỗ đã sơ tán về các tỉnh, việc gọi những người này trở lại làm việc là không thể trong thời điểm này do di chuyển giữa các địa phương lúc này không được. Thậm chí để có thể hoạt động, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp tuyển nguồn lao động mới nhưng không khả thi do quá trình thử tay nghề, test Covid-19 với nguồn lao động mới cũng phải mất từ 3 đến 4 tuần…

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ đã có nhiều buổi thương lượng với khách hàng mong họ thông cảm và lùi thời hạn giao hàng. Song song đó doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sớm phân bổ và ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động để họ có thể quay trở lại sản xuất.

Nguồn: Báo Công Thương

7/ Ai Cập: thị trường cho hàng nông sản Việt

Trong Kỳ họp lần thứ 2 Tiểu ban hợp tác về Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Ai Cập ngày 18/8, Việt Nam lẫn Ai Cập đều mong muốn tiếp tục phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của hai bên trong việc xem xét, dành cho nhau cơ hội tiếp cận thị trường nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại hàng hóa song phương, đặc biệt đối với nhóm hàng nông thủy sản trên tinh thần phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương.

Việt Nam đề nghị phía Ai Cập mở cửa thị trường cho một số hàng nông sản mà Việt Nam có thế mạnh, bao gồm: thanh long, vải, gừng, nghệ; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Ai Cập đáp ứng các yêu cầu tại Nghị định 43/2016 và 44/2019 về đăng ký nhà máy đối với doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài; Nghị định 114 năm 2020 về Luật Hải quan mới; Nghị định số 38 năm 2021 về việc áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa mới; tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực Halal về xây dựng năng lực cho 10 – 20 cán bộ Việt Nam làm việc trong lĩnh vực Chứng nhận Halal theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Ai Cập hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất và là thị trường còn nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Bắc Phi. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam – Ai Cập trong năm 2020 đạt 515 triệu USD tăng 4,8% so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 238,7 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ai Cập bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; kim loại thường khác và sản phẩm; xơ, sợi dệt các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; hạt điều; điện thoại các loại và linh kiện; hạt tiêu; phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê; hàng rau quả; hàng dệt, may; v.v. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập hàng rau quả; sắt thép phế liệu; chất dẻo nguyên liệu; phân DAP; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; v.v.

Nguồn: Báo Công Thương

8/ Apple, Google, Amazon,… gặp khó ở Việt Nam, phải án binh ở Trung Quốc

Nikkei Asia dẫn 4 nguồn tin thân cận cho biết, loạt điện thoại thông minh Pixel 6 sắp ra mắt của Google sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, dù ông lớn công nghệ Mỹ đã có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất thiết bị này sang miền bắc Việt Nam vào đầu năm ngoái.

Tương tự, Apple sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng tai nghe AirPods mới nhất ở đất nước tỷ dân thay vì tại nước ta như kế hoạch trước đó, hai nguồn thạo tin khác cho hay. Dù vậy, “táo khuyết” vẫn hy vọng sau này sẽ chuyển khoảng 20% công suất lắp ráp dòng AirPods mới sang Việt Nam.

Đối với Amazon, việc sản xuất chuông cửa thông minh, camera thông minh và loa thông minh cũng bị đình trệ từ tháng 5 khi miền bắc Việt Nam phải đối phó với làn sóng COVID-19 mới.

Nhờ lực lượng lao động giá rẻ và vị trí gần Trung Quốc, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút các ông lớn công nghệ đến dừng chân khi Washington áp thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc từ năm 2018.

Trong vài năm qua, các nhà cung ứng của Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đã lần lượt thiết lập hoặc mở rộng nhà máy tại nước ta.

Khó điều chuyển nhân lực xuyên biên giới

Một giám đốc chuỗi cung ứng đang hợp tác với Apple và Google cho biết hiện rất khó để giới thiệu sản phẩm mới tại Việt Nam do thiếu kỹ sư.

Đội ngũ kỹ sư tại Việt Nam còn quá ít“, vị giám đốc nhấn mạnh. “Do các lệnh hạn chế đi lại, doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất ở Việt Nam những sản phẩm đã được lắp ráp hàng loạt ở nơi khác, chứ không thể bắt đầu một sản phẩm từ con số 0“.

Chia sẻ với Nikkei, nhiều nhà cung ứng cho biết họ đã cố gắng cử kỹ sư ở nước khác sang Việt Nam, dù các yêu cầu nhập cảnh vẫn còn rất khắt khe. Dù vậy, bà Annabelle Hsu, chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu IDC, cho rằng Việt Nam có thể chỉ tạm thời gặp một số trở ngại trong hoạt động sản xuất.

Nguồn: VietnamBiz

9/ Bao giờ kết thúc khủng hoảng ngành vận tải biển

Trong bối cảnh các cảng đối mặt với nhiều khó khăn, giá vận chuyển cũng tiếp tục tăng vọt khi hoạt động thương mại hàng hàng sắp vào mùa cao điểm. Một số chuyên gia nhận định, tình hình này có thể sẽ kéo dài cho đến giữa năm 2022.

Eytan Buchman – CMO của nền tảng thương mại vận chuyển hàng hóa Freightos, cho biết: “Điều này sẽ không biến mất vào ngày mai hay quý tới. Tôi cho rằng áp lực của hoạt động vận chuyển sẽ kéo dài đến ít nhất là giữa năm sau.

Tuần này, CEO của hãng sản xuất Lanxess của Đức nói rằng sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển sẽ không có sự cải thiện trong năm nay, phải đến mùa hè năm sau những áp lực mới giảm bớt.

Một trong những vấn đề mà ngành này đang gặp phải là tình trạng mất cân bằng của các thùng container rỗng. Theo Buchman, vấn đề không phải là thiếu container, mà các thùng container đang không ở đúng địa điểm.

Sự mất cân bằng phần lớn là do nhu cầu tăng vọt trong bối cảnh kinh tế Mỹ mở cửa trở lại sao đại dịch. Do đó, chi phí vận chuyển các container từ châu Á sang Mỹ đã tăng gấp đối sau mỗi vài tháng. Hiện tại, 1 hãng vận tải đang kiếm được 18.500 USD/container từ Trung Quốc đến Mỹ, nhưng chỉ 1.130 USD/container từ Mỹ đến Trung Quốc.

Cho đến nay, cảng Ninh Ba – Chu Sơn của Trung Quốc đã ngừng hoạt động 1 tuần, sau khi ghi nhận 1 nhân viên dương tính với nCoV. Chu Sơn là cảng hàng hóa lớn nhất thế giới và là cảng container lớn thứ 3 thế giới, vận hành 272 tuyến vận chuyển container đến 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dù chỉ đóng cửa một phần, nhưng tình trạng này cũng kéo dài thời gian di chuyển của hàng hoá. Thời gian trung bình vận chuyển từ cảng Trung Quốc đến Mỹ đã tăng từ 20 ngày trong năm 2019 lên đến 30 ngày trong thời điểm hiện tại.

Theo Bunchman, việc vận chuyển đến tận nhà thậm chí còn kéo dài hơn, hiện đã tăng lên 70 ngày so với 47 ngày vào thời điểm này 1 năm trước. 

Nguồn: CafeF

10/ Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn bất lợi: cần thị trường mới

Hiện nay, Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước cũng khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này giảm liên tiếp trong nhiều tháng.

Nguyên nhân nội tại là xuất khẩu thuỷ sản của chính Trung Quốc cũng giảm. Trung Quốc sẽ muốn tập trung tiêu thụ nguồn nguyên liệu trong nước. Song song là giá xuất khẩu thủy sản tăng chậm, kém hấp dẫn doanh nghiệp.

Chia sẻ với người viết, đại diện CTCP Nam Việt (Mã: ANV) cho biết 6 tháng cuối năm 2020, thị trường Trung Quốc từng mang đến cho ANV nhiều hợp đồng lớn, chiếm gần 40% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá bán tại thị trường này không tăng kịp với chi phí đầu vào nên ANV đã chủ động giảm tỷ lệ xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc để tập trung vào các thị trường còn giữ được biên lợi nhuận tốt… 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này chỉ còn chiếm gần 4% doanh thu xuất khẩu của ANV” đại diện Nam Việt cho biết.

Theo báo cáo tài chính quý II của CTCP Nam Việt, doanh thu thuần đạt 1.074 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24 tỷ đồng, giảm 25%.

Lý giải về việc lợi nhuận giảm mạnh, ANV cho biết nguyên nhân chính là chi phí tài chính tăng 42% và chi phí bán hàng tăng đột biến 137%, đặc biệt cước tàu và phí vận chuyển.

Chuyển hướng thị trường mới

Đại diện ANV cho biết: “Bên cạnh những đối tác truyền thống như tại Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu, ANV đang khai phá thị trường Nam Mỹ và bước đầu đạt kết quả khả quan“.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra sang Columbia tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 7,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Xuất khẩu cá tra sang Mexico tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt 1 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Công ty đang hoàn tất các thủ tục xuất khẩu sang Mỹ để được hưởng mức thuế 0% đối với mặt hàng cá tra.

Đại diện Nam Việt cũng cho biết thị trường Nga cũng có thể trở thành điểm đến mới và hấp dẫn với ngành cá tra. Chỉ sau 2 tháng được phép xuất khẩu cá tra sang Nga, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,5 triệu USD, chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu 6 tháng của công ty.

Dù công ty chi khoản lớn tiền tổ chức sản xuất 3 tại chỗ nhưng công suất chỉ đạt mức 40 – 50%. Các đơn hàng vẫn tốt nhưng công ty không thể nào đáp ứng được.

Dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp còn rất lớn. Vấn đề chỉ là thời gian và mức độ kiểm soát dịch COVID-19 của nước ta.

Nguồn: VietnamBiz

11/ Doanh nghiệp sản xuất gặp khó trăm bề

Do ảnh hưởng Covid-19, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện giãn cách xã hội, các doanh nghiệp phải sản xuất theo hình thức 3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”. Lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động chiếm đa số, với lượng công nhân nghỉ việc quá lớn (83%).

Theo Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do chi phí nhân công tăng (phí đưa rước, chi phí bố trí “3 tại chỗ” cho công nhân theo quy định giãn cách; quy trình khử khuẩn, xét nghiệm…). Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động và số lao động làm việc không nhiều (trong 41 DN của KCN An Nghiệp, có 8 DN ngừng hoạt động, chiếm 58% số lao động toàn khu, 33 DN hoạt động chiếm 42% số lao động; trong 271 DN ngoài KCN, chỉ có 22 DN hoạt động chiếm 8% số lao động). Dịch bệnh cũng khiến một số dự án cụm công nghiệp, dự án điện gió bị chậm tiến độ (do máy móc, thiết bị đến chậm; chủ đầu tư, chuyên gia, lao động kỹ thuật chậm di chuyển đến công trình.

Khó khăn hơn, tại Trà Vinh, đến nay, tất cả các doanh nghiệp trong, ngoài KCN, KKT, CCN ngừng hoạt động sản xuất do không bảo đảm phương án “3 tại chỗ”. Ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất theo kế hoạch, hợp đồng sản xuất của doanh nghiệp – ví dụ dệt may. Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản, nguyên liệu đã tạm trữ nhiều, nếu không sản xuất được sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, bên cạnh đó nếu giao hàng trễ phải bồi thường, phạt giao hàng trễ hay cắt hợp đồng và nếu không sản xuất, xuất hàng ra thì không thể thu mua nguyên liệu (tôm) của người nông dân. Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực ngành (dự án điện gió, đường dây truyền tải điện,…) vẫn triển khai thực hiện nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Tính từ 01/5 đến nay ở tỉnh Đồng Nai, có 184 doanh nghiệp giải thể và 257 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Ngừng việc 316.511 lao động.

Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu thông tin, một số doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và lao động nên giảm sản lượng sản xuất như các doanh nghiệp sửa chữa tàu, đóng tàu, đóng mới giàn khoan không có đơn hàng mới (cấu kiện kim loại giảm 3,62%), nhà máy Đạm Phú Mỹ điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất (phân ure giảm 11,51%).

Với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hiện đã có 77 doanh nghiệp (19.837 người lao động) chọn phương án tạm ngưng hoạt động cho đến khi hết giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Nguyên nhân chủ yếu do không sắp xếp thực hiện phương án 3 tại chỗ, không bố trí được nơi ở tập trung để thực hiện “01 hành trình – 02 điểm đến”, số lượng đơn đặt hàng giảm. Với các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, hiện 01 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động (Công ty TNHH dây thun Hoa Sen, tạm dừng hoạt động sản xuất kể từ ngày 05/8/2021).

Nguồn: Báo Công Thương

12/ Quốc tế hóa cà phê Việt Nam

Theo Tiến sĩ Abel Alonso, giảng viên cấp cao ngành Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT, “ứng phó với khủng hoảng hiện nay bằng các nỗ lực và hoạt động gia tăng giá trị là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành cà phê. Bên cạnh văn hóa cà phê, nhiều hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ dần lấy cà phê làm sản phẩm trung tâm, đặc biệt vào giai đoạn hậu COVID. Các bên liên quan đến ngành này cần hiểu rằng giai đoạn phát triển sắp tới họ nên tập trung hơn vào gia tăng giá trị và nâng cao hiểu biết về cà phê đặc sản Việt Nam, tương tự như bài học thành công từ các nước khác chẳng hạn như Peru”.

Từ một số nghiên cứu được thực hiện gần đây liên quan đến ngành cà phê Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, giảng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn Đại học RMIT nhấn mạnh những nỗ lực của các bên liên quan trong ngành cà phê Việt Nam trong hành trình đưa cà phê Việt ra thế giới.

Nhiều bên liên quan trong ngành đã có những động thái cụ thể để góp sức đưa cà phê Việt ra thế giới như sự phối hợp xây dựng nên mô hình trải nghiệm “con đường cà phê”, “từ trang trại đến ly cà phê”, hay “từ hạt giống đến ly cà phê” cho khách du lịch giữa các công ty tour, khách sạn và các cơ sở kinh doanh cà phê”, Tiến sĩ Oanh chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Les Vergers du Mekong, doanh nghiệp nổi tiếng với thương hiệu cà phê Folliet, Tổng giám đốc Lê Văn Đông cho biết am hiểu thị trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và ứng dụng công nghệ là những yếu tố thành công bền vững của doanh nghiệp suốt hai thập kỷ qua.  

Chúng tôi quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng. Lấy ví dụ, chúng tôi đã thiết kế app truy xuất nguồn gốc và thường xuyên tập huấn và hỗ trợ nông dân để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi cũng sử dụng bao bì thân thiện môi trường và thí điểm trồng trọt hữu cơ. Những việc này tạo lợi thế cạnh tranh và giúp chúng tôi có sản lượng tiêu thụ cao”, ông Đông chia sẻ. 

Ông Trần Nhật Quang, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công ty Cà phê Là Việt tại Đà Lạt, thì nhấn mạnh tiềm năng của “xuất khẩu tại chỗ”. Khi xây dựng nhà máy tại Đà Lạt, Là Việt đã kết hợp khu sản xuất và quán cà phê trong một không gian để du khách khi đến uống cà phê được trải nghiệm tham quan quy trình sản xuất và sản phẩm cùng lúc.

Chúng tôi có tour tham quan nhà máy và trải nghiệm rang/pha sản phẩm kéo dài hai tiếng, và tour cà phê chuyên đề kéo dài một ngày tập trung vào trải nghiệm chuyên sâu đối với khách du lịch quốc tế quan tâm đến nông nghiệp địa phương. Mô hình du lịch này đã rất thành công trong giai đoạn trước COVID-19 và chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác trong tương lai khi du lịch mở cửa lại”, ông Quang nói.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, ngành cà phê đã và sẽ tiếp tục là một ngành quan trọng trên bản đồ kinh doanh quốc tế của Việt Nam.  

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

13/ Doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt niềm tin vào Việt Nam

Theo trang thông tin công nghệ Digitimes trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc trong năm năm tới. Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp và là một trong 9 sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam.

Theo ước tính của Fitch Solutions, khoảng 65% doanh nghiệp điện tử nước ngoài đặt cơ sở sản xuất tại miền Bắc, 30% ở miền Nam và một tỷ lệ nhỏ ở các tỉnh miền Trung. Các khu công nghiệp ở miền Bắc hiện nay là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp điện tử quy mô lớn và nổi tiếng như Fuji Xerox, Compal, Canon, Foxconn, Petragon, Samsung, Meiko, Samsung Display, LG Display, Intel, LG Innotex, Renesas, Wintex, Panasonic, Luxshare, USI, LG Electronic, Hosiden.

Trang mạng entrepreneur.com cũng đánh giá Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực, xếp thứ 12 trên thế giới. Xuất khẩu tăng ổn định với mức tăng trung bình 12 tỷ USD/năm, từ 47,3 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD vào năm 2019. Việt Nam có ngành công nghiệp điện tử đa dạng từ điện thoại di động, tivi, camera, thiết bị điện, mạch tích hợp điện tử…

Trong nửa đầu năm, Việt Nam có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nổi bật là một số dự án như dự án đầu tư tăng thêm 750 triệu USD cho Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của LG Display Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư của dự án này lên tới 3,25 tỷ USD.

Ngoài ra, còn có nhiều dự án lớn như dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore) vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hongkong, Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh.

Báo cáo gần đây của Fitch Solutions nêu rõ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2021 nhờ “triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh,” Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ “sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế.

Tại các tỉnh đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 như Đồng Nai, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng, tăng vốn đầu tư. Chỉ riêng từ đầu tháng 8 đến nay, Đồng Nai thu hút được hơn 100 triệu USD vốn FDI. Các dự án tăng vốn đa phần đều thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử.

Theo công ty khảo sát và tư vấn về công nghệ Technavio, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%, tương đương khoảng 6,16 tỷ USD từ năm 2020 đến 2024.

Nguồn: Vietnam Plus

14/ Doanh nghiệp cá ngừ giảm 50% công suất do chi phí tăng cao

Hàng loạt chi phí tăng cao

Hiện nay, có rất ít các doanh nghiệp cá ngừ đảm bảo được “3 tại chỗ” và số lượng công nhân cũng chỉ 30-50%. Công suất đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước. Ngoài ra, một loạt biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã tạo nhiều bất cập, khiến cho việc vận chuyển lưu thông, vận chuyển cá ngừ nguyên liệu bị chậm trễ ảnh hưởng tới các hoạt động của các nhà máy chế biến.

Không những thế, theo các doanh nghiệp, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển quốc tế và Việt Nam cũng đang khiến cho việc nhập khẩu nguyên liệu trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. 

Nguồn cung nguyên liệu giảm

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu năm 2021 giá trị nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt gần 175 triệu USD, giảm 8,4% so với kỳ năm 2020. 

Theo báo cáo Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), sản lượng đánh bắt cá ngừ của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia… đang có xu hướng sụt giảm do tác động của đại dịch và sự suy giảm nguồn lợi cá ngừ tại các đại dương. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách tăng cường thu mua nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước. 

Tuy nhiên, VASEP cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã khiến cho hoạt động giao thương hải sản trong nước gặp khó khăn, giá thu mua hải sản tại các tỉnh giảm, thấp hơn rất nhiều so với mọi năm do nhu cầu tiêu thụ thấp. 

Không những thế, tình trạng thiếu lao động biển, rồi chi phí nhiên liệu tăng cao khiến hoạt động sản xuất của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người bị thua lỗ. 

Hiện đang vào mùa cá nhưng tại các tỉnh đánh bắt trọng điểm như Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên hay Phan Thiết…, rất nhiều tàu cá đang nằm bờ. VASEP cho rằng các biện pháp phòng chống dịch bệnh sẽ khiến hoạt động xuất khẩu cá ngừ sụt giảm. 

Nguồn: VietnamBiz

15/ Chông chênh mục tiêu xuất khẩu cuối năm

Lũy kế từ đầu năm đến nay, các mặt hàng chủ lực giảm mạnh, như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 782 triệu USD, tương ứng giảm 25,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 524 triệu USD, tương ứng giảm 24,5%; hàng dệt may giảm 321 triệu USD, tương ứng giảm 21,9%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 266 triệu USD, tương ứng giảm 41,6%…

Rất nhiều doanh nghiệp đã không thể đáp ứng “ba tại chỗ” hoặc một cung đường hai điểm đến, nên phải ngưng sản xuất, số còn lại thì năng suất thấp, chưa kể những doanh nghiệp trong quá trình “ba tại chỗ” phải ngưng vì có nhiều F0.

Đơn cử ngành thủy sản hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam duy trì được hoạt động sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”. Nhưng cũng chỉ huy động được 30%-50% số lao động nên năng suất giảm mạnh mà chi phí lại tăng cao.

Ngành dệt may cũng trong hoàn cảnh tương tự khi chỉ có khoảng dưới 30% các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu “ba tại chỗ”, còn lại các doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất.

Với ngành da giày, theo chia sẻ của bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu tập trung ở phía Nam, mà từ giữa tháng 7 đến nay khoảng gần 90% doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất do không đáp ứng được yêu cầu “ba tại chỗ”.

Đứt gãy chuỗi sản xuất là điều mà nhiều doanh nghiệp đang lo lắng không yên. Khó khăn trong sản xuất cộng thêm nhiều chi phí tăng cao khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đang khó càng thêm khó.

Thách thức những tháng cuối năm

Tuy nhiên, ngay trong tháng 8 này, tình hình thật khó khả quan, kim ngạch xuất khẩu có thể sẽ giảm mạnh hơn so với tháng 7 vì các yêu cầu phòng, chống dịch vẫn rất khắt khe. Với một số ngành không chỉ khó trong nước mà còn khó với đối tác xuất khẩu.

Cụ thể như rau quả. bị sụt giảm kim ngạch và dự báo từ nay đến cuối năm XK chỉ khoảng 3,4 tỉ USD (thấp hơn 15% dự kiến). Cùng với khó khăn trong vận chuyển (nhiều trạm kiểm soát), cộng thêm khắt khe phía nhập khẩu thì ùn ứ, giảm kim ngạch là khó tránh.

Bên cạnh, chi phí logistics đang khiến nhiều doanh nghiệp chơi vơi. Đơn cử, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi sang các thị trường xa, như: Mỹ, Âu, Nhật … đang “đứng ngồi” không yên khi thiếu container rỗng và cước vận chuyển tăng nhiều lần.

Thiếu container khiến thời gian vận chuyển chậm lại, ảnh hưởng đến chất lượng trái cây tươi. Giá cước cao khiến nhiều doanh nghiệp càng làm càng lỗ vì không phải đối tác nhập khẩu nào cũng sẵn lòng chia sẻ khó khăn.

Không chỉ lo việc không hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của năm nay, nhiều doanh nghiệp ngành hàng còn lo lắng thời gian tới sẽ mất đơn hàng, mất khách hàng khi các đơn hàng dịch chuyển sang các nước kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

Thế nhưng cái mà doanh nghiệp muốn nhiều hơn chính là sự lắng nghe, đồng hành, chia sẻ những khó khăn của bộ, ngành, địa phương để doanh nghiệp có thể sớm quay lại sản xuất thuận lợi ngay sau khi tình hình dịch được kiểm soát.

Nguồn: VnEconomy

16/ Doanh nghiệp da giày đứng nhìn đơn hàng bị cắt vì nhà máy không thể sản xuất

Đơn cử như Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định hiện tại đã phải đóng cửa cả 5 nhà máy dù đơn hàng ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu… đã được ký đến hết tháng 12 năm nay.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho biết công ty đã triển khai mô hình “3 tại chỗ” nhưng không mang lại hiệu quả bởi nó rất tốn kém trong quá trình tổ chức, trong khi đó việc đảm bảo an toàn cho số đông người lao động cũng không khả thi.

Chỉ cần một người nhiễm bệnh thì nó lây ra cho tất cả, không cách nào ngăn chặn. Minh chứng là đã có nhiều công ty phải cho giải tán mô hình “3 tại chỗ” sau khi phát hiện nhiều ca bệnh. 

Đây không phải là trường hợp duy nhất, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), cho hay “ các doanh nghiệp khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam trong khi việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do di chuyển gặp khó khăn nên cũng không đáp ứng ngay cho doanh nghiệp được. Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác“, bà Xuân cho biết.

Ông Nguyễn Chí Trung cũng thừa nhận những khó khăn hiện nay thì việc các đơn hàng bị đứt quãng là chuyện hiển nhiên xảy ra.

Các đơn hàng giao trong tháng 9, tháng 10 của công ty đã bị đối tác cắt và chuyển sang các nước khác như Trung Quốc. Khách hàng cũng cảnh báo nếu tháng 9 không phục hồi sản xuất thì đơn hàng tháng 11, 12 cũng sẽ cắt vì họ không thể chờ đợi lâu được“, đại diện Tập đoàn Gia định chia sẻ.

Doanh nghiệp da giày phải gánh chịu nhiều tổn thất lâu dài

Ngoài ra, công nhân hiện đã về quê để tránh dịch nên khi có đơn hàng cũng không có người để sản xuất và việc công nhân quay trở lại làm việc cũng không thể một vài ngày là đủ sau khi dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Doanh thu tháng 7 của công ty đã giảm 50%, đến tháng 8 thì đã ngưng sản xuất nên doanh thu mất 100%, còn tháng 9 thì chưa biết tình hình thế nào.

Trong khi đó, các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho công nhân, đặc biệt là lãi vay ngân hàng vẫn phải chi trả đầy đủ. Còn các gói hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa đến tay doanh nghiệp và người lao động với nhiều lý do như đang triển khai, đang chờ đợi…nên gần như doanh nghiệp phải tự bơi rất khó khăn“, ông Trung chia sẻ.

Trước thực tế của ngành hàng, đại diện Tập đoàn Gia Định cho rằng các doanh nghiệp phải được sự hỗ trợ sớm từ Chính phủ, làm sao hạn chế tối đa việc đứt gãy chuỗi sản xuất để khách hàng không cắt đơn hàng và người lao động không bị mất việc làm. 

Chính phủ phải khẩn trương tiêm vắc xin càng nhiều càng tốt đặc biệt là các ngành nhiều lao động như da giày. 

Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như vay tín dụng lãi suất 4-5% vì hiện nay doanh nghiệp không có đơn hàng mà vẫn phải trả lãi suất cao 6,5-6,8% ngắn hạn thì về lâu dài doanh nghiệp sẽ không chịu nổi. 

Nguồn: VietnamBiz

17/ Xuất khẩu sang ASEAN: cần chiến lược tiếp cận mới

7 tháng đầu năm, dù chịu tác động của dịch bệnh, song xuất khẩu vào khối ASEAN đạt 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%, nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Một số mặt hàng tăng cao như điện tử, máy tính và linh kiện tăng 66,8%; sắt, thép tăng 24,5%.

Ông Nguyễn Phúc Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) – cho biết, hàng Việt Nam còn nhiều cơ hội tốt để xâm nhập thị trường ASEAN. Hiện, Indonesia, Thái Lan, Philippines là ba thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất với chủng loại hàng hóa khá đa dạng. Trong đó, thị trường Thái Lan ưa chuộng mặt hàng trái cây sấy khô và các sản phẩm dệt may dành cho khách du lịch của Việt Nam; Indonesia và Philippines thì có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy phát điện, máy bơm nước, thiết bị viễn thông… ASEAN cũng đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam.

Ngoài ra các mặt hàng khác cũng rất tiềm năng như: Hàng chế biến, chế tạo, điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chè, vật liệu xây dựng, dệt may…

Tận dụng tối đa lợi thế

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này trong thời gian tới, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các FTA giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Do một số nước trong ASEAN có mức tương đồng cao về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch chuyển vốn trong nội khối ở những nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới.

Nguồn: Báo Công Thương

18/ Cẩn thận trong giao dịch với Algeria và Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger nhấn mạnh đối với xuất khẩu sang châu Phi nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư (L/C) không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu, châu Mỹ hoặc phương thức nhờ thu, đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) từ 25% trở lên giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm và D/A (khi áp dụng phương thức thanh toán này, nhà nhập khẩu sẽ được nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu).

Ngoài những lưu ý trên, nhiều nước châu Phi chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Arab nên doanh nghiệp Việt Nam cần ghi những thông tin trên nhãn mác bằng 2 thứ tiếng là tiếng Arab và tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thị hiếu, văn hóa người tiêu dùng châu Phi, quan tâm đến giấy chứng nhận Halal (giấy chứng nhận xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất) để hàng hóa xuất khẩu vào khu vực này đạt hiệu quả cao.

Đánh giá về những tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Algeria, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Tunisia, Mali, Gambia và Niger cho biết hàng hóa Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường này do Algeria tập trung vào ngành công nghiệp dầu lửa, nên phải nhập khẩu khá nhiều mặt hàng.

Đáng lưu ý, cà phê Việt Nam chiếm trên 50% thị phần tại Algeria với khoảng 70.000 tấn, kim ngạch 100 triệu USD. Mặt hàng này tiếp tục có nhu cầu khá cao tại Algeria và vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này.

Tiếp đến là mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria nhập khẩu 100.000 tấn gạo chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Hơn nữa, gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế nhập khẩu khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%; hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria.

Thủy hải sản cũng nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Cá tra của Việt Nam được bán với giá khoảng 5 USD/kg, tương đương với loại cá biển đánh bắt rẻ nhất của Algeria là cá trích (Sardine) nên hàng Việt Nam có tính cạnh tranh cao.

Thế nhưng, so với nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi, thị trường Senegal có độ mở khá do nằm trong Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi, gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp; là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây Phi gồm 15 quốc gia.

Không những thế, nước này lại có lợi thế ổn định bởi cơ sở hạ tầng khá tốt, có sân bay quốc tế, cảng biển và là nơi trung chuyển hàng hóa sang các nước không có biển.

Dù Chính phủ Senegal chủ trương tự túc lương thực nhưng sản lượng không đủ, hàng năm vẫn phải nhập khẩu 900.000-1 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo tấm, giá rẻ. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, sắt thép các loại sang Senegal. Đặc biệt, tại Senegal có nhà hàng của người Việt Nam và người châu Á, cộng đồng người Việt ở Senegal cũng đông cũng tạo cơ hội cho hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Nguồn: VietnamPlus

19/ Cơ hội cho ngành chế biến thực phẩm Việt Nam tại Singapore

Ngày 23/8/2021, “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021– Triển lãm hybrid các sản phẩm thực phẩm chế biến và Halal” vừa được khai mạc tại Singapore.

Triển lãm mang đến đa dạng sản phẩm của Việt Nam với chất lượng cao sẽ là cơ hội để các nhà nhập khẩu Singapore dễ dàng kết nối và khai phá các quan hệ đối tác mới với các nhà sản xuất từ Việt Nam” – đại diện Bộ Công Thương Singapore nhấn mạnh.

Đại diện cho giới doanh nghiệp Singapore, ông Douglas Foo – Chủ tịch Liên đoàn sản xuất Singapore – cho biết, là nước dựa hoàn toàn vào nhập khẩu lương thực – thực phẩm từ nước ngoài, Singapore vẫn luôn phải nỗ lực để đảm bảo nguồn cung trong bối cảnh Covid. Các nhà sản xuất Việt Nam ngược lại cũng gặp khó khăn để tìm đầu ra cho sản phẩm giữa bối cảnh giãn cách. Hợp tác chính là giải pháp “win-win” cho doanh nghiệp hai phía.

Triển lãm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Singapore hiểu thêm về các thương hiệu và sản phẩm Việt Nam, đồng thời xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững.”- ông Douglas Foo tin tưởng.

Giám đốc sàn giao dịch đấu giá hàng hóa Singapore ông Tan Lijin cũng cho rằng, các sản phẩm Việt Nam được trưng bày rất có tiềm năng, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đầy đủ chứng chỉ quốc tế. “Các sản phẩm chế biến đang chiếm giá trị ngày càng lớn trong tỷ trọng thương mại nông nghiệp toàn cầu, vì vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và cách thức mới để tiếp cận thị trường quốc tế, trong đó có kênh đấu giá hàng hóa trực tuyến.”- ông Tan Lijin nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm được hỗ trợ toàn bộ kinh phí mặt bằng và kệ trưng bày. Triển lãm lần này thu hút 35 gian hàng của gần 40 công ty, giới thiệu 500 sản phẩm thực phẩm chế biến và thực phẩm Halal của Việt Nam: sản phẩm trà/trà thảo dược túi lọc, cà phê organic, sữa thanh trùng, bánh kẹo, kit gỏi cuốn, kit phở cho đến các loại nước sốt truyền thống (tương ớt, nước mắm, sốt hải sản, sốt kho quẹt), các loại nước trái cây, bột trái cây và rau củ đóng hộp, thực phẩm chức năng (collagen, nước yến, đông trùng hạ thảo), các sản phẩm đông lạnh (tôm chiên bột, há cảo tôm, cá viên)…

Nguồn: Báo Công Thương

20/ Dịch bệnh tấn công trung tâm sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô của ASEAN

Khi Malaysia đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp COVID mới mỗi ngày, Chính phủ nước này đã áp đặt lệnh khóa toàn quốc đầu tiên vào tháng Sáu. Với việc nhân sự tại các nhà sản xuất ô tô và nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng chỉ giới hạn ở 10% công suất, sản lượng ở một số tiểu bang gần như bị đình trệ trong một thời gian dài. Theo Hiệp hội Công nghiệp Phụ tùng Ô tô Nhật Bản, đây là nơi tập trung hơn 30% địa điểm sản xuất cho các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Nhật Bản.

Các nhà cung cấp ô tô Nhật Bản Sumitomo Electric Industries, Yazaki và Furukawa Electric có nhà máy sản xuất dây cáp tại Việt Nam – đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu dây cáp hàng đầu của Nhật Bản vào năm 2014. Diễn biến xấu của đại dịch lần thứ 4, đã khiến công nhân tại các điểm nóng phải ngủ tại chỗ để nhà máy tiếp tục hoạt động. Bên cạnh đó, số lượng công nhân của nhà máy cũng đang được giới hạn từ 30% đến 50% mức bình thường. “Tỷ lệ sử dụng đang giảm tương ứng với mức nhân viên“, Một công ty sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần vào năm 2020. Được biết, nhiệm vụ phức tạp của việc bó dây điện vào dây cáp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi một đội quân công nhân.

1/5 cơ sở Yazaki là ở ĐNA, 17% tổng doanh thu hợp nhất. Yazaki có hai nhà máy tại Việt Nam và hoạt động sản xuất đã bị ảnh hưởng. Đại diện công ty Furukawa Electric cũng cho biết “công suất sử dụng nhà máy tại Việt Nam giảm đáng kể từ tháng 7”.

Koito Manufacturing – Nhà sản xuất đèn pha Nhật Bản đã khởi động lại một nhà máy ở Malaysia vào ngày 23 tháng 8 năm 2021 sau khi đóng cửa vào đầu tháng Sáu. Nhưng “việc sản xuất trong tương lai là không chắc chắn vì việc sử dụng nhà máy tại các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô không ổn định“, một đại diện của Koito cho biết. Đồng thời, các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản như Toray và Mitsubishi Chemical đã cắt giảm sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng dành cho ô tô ở Đông Nam Á.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngày càng khó mua sắm linh kiện. Daihatsu Motor cho biết rằng họ đã tạm ngừng hoạt động tại bốn nhà máy lắp ráp của Nhật Bản trong tối đa 17 ngày. Ngoài tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, nguồn cung các linh kiện khác từ Malaysia và Việt Nam đã bị đình trệ.

Dự kiến sản lượng sản xuất ô tô sẽ giảm khoảng từ 30.000 chiếc đến 40.000 chiếc trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 và giảm khoảng 19% đến 25% trong năm 2021. Cụ thể:

Theo trang Nikkei đưa tin, hãng mẹ Daihatsu, Toyota Motor sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất toàn cầu của tháng 9 xuống 40% so với mục tiêu trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do sự khan hiếm linh kiện, phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á. Hãng này đã quyết định sẽ giảm 220.000 xe sản xuất ở nước ngoài.

Honda Motor trong tháng 8 đã cắt giảm sản lượng 20.000 xe tại Quảng Châu, Trung Quốc – giảm 20% so với kế hoạch sản xuất ban đầu từ cuối tháng Bảy. Tại Nhật Bản, hãng xe này đã tạm ngừng hoạt động tại nhà máy Suzuka ở tỉnh Mie. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu chip và việc mua sắm linh kiện từ Indonesia và Thái Lan bị trì hoãn.

Nissan Motor đã đóng cửa một nhà máy lắp ráp ở bang Tennessee của Hoa Kỳ trong hai tuần vì các vấn đề mua sắm chất bán dẫn ở Malaysia. Động thái này được dự báo sẽ làm giảm sản lượng hàng chục nghìn xe.

Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đã xây dựng nhà máy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á để duy trì đáp ứng các điều kiện giao hàng, vận chuyển bền vững trên toàn cầu. Nhưng đại dịch Covid đã làm thay đổi chiến lược đó. 

Takashi Horii, Trưởng nhóm nghiên cứu về châu Á tại Fourin, một công ty tình báo công nghiệp ô tô có trụ sở tại Nagoya, cho biết: “Ở Đông Nam Á, có nhiều trường hợp chuỗi cung ứng bổ sung đã được tạo ra trong toàn khu vực. Nếu việc sản xuất dừng lại ở một quốc gia, có nguy cơ nguồn cung từ cả khu vực đó sẽ bị gián đoạn. Các hạn chế Covid ở các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành rủi ro của nhiều quốc gia khác trên thế giới“.

Nguồn: Bộ Công Thương

21/ Dịch bệnh lần 4 khiến gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 khó khăn lớn doanh nghiệp phải đối mặt là: hụt dòng tiền; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng; lưu thông hàng hóa bị cản trở; tạm dừng sản xuất tại các khu công nghiệp; khó tiếp cận các gói hỗ trợ.

Sở Công Thương Cần Thơ thông tin, có khoảng 9.800 trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch. Tính riêng tại các khu công nghiệp ở Cần Thơ, có 1.030 trong tổng số 1.090 doanh nghiệp phải tạm đóng cửa, chiếm 94,5%. Hơn 65.000 lao động phải tạm nghỉ. Một số doanh nghiệp tại Cần Thơ đóng cửa hơn một tháng qua mô tả tình trạng của họ: “chúng tôi có nguy cơ phá sản và sắp chết rồi, chứ nói là khó khăn thì vẫn còn nhẹ“.

Thống kê của Cục Hải quan Bình Dương về số lượng tờ khai hải quan từ ngày 15/7-15/8 cho thấy sự sụt giảm tới 42% và kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm trên 32% so với tháng trước đó. Hàng năm, có trên 2.000 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động, làm thủ tục tại Cục Hải quan Bình Dương. Tuy nhiên, theo thống kê, trên 600 doanh nghiệp trong số này phải ngừng hoạt động từ giữa tháng 7.

Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính từ ngày 10/6/2020 đến nay, tại 14 tổ chức tín dụng lớn, có khoảng 600.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Có khả năng bị chuyển thành nợ xấu.

Khó khăn kéo dài

Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, ngành nhựa có gần 3.000 doanh nghiệp với hơn 300.000 lao động trên cả nước, trong đó 70% doanh nghiệp hoạt động tập trung tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 50% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, khiến doanh thu không có hoặc giảm mạnh.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội khảo sát nhanh gần 1.500 doanh nghiệp thành viên trên địa bàn TP trong tháng 6/2021 cho thấy, chỉ có 1,41% hoạt động tốt trong dịch bệnh, trong khi đó có tới trên 57% hoạt động cầm chừng và 2,6% tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang trong tình trạng kiệt quệ, đứt nguồn tiền, bởi thiệt hại quá lớn. Chỉ riêng chi phí xét nghiệm thôi cũng rất khủng khiếp. Chẳng hạn, một công ty có 150 lái xe, hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Việc này ước tính gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày cho các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.

Nguồn: Báo VietNamNet

22/ Fitch: đợt dịch mới ảnh phủ bong lên triển vọng tăng trưởng kinh tế

Đại dịch Covid-19 lần 4 sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam và có thể tạm thời gây tổn hại đến động lực xếp hạng, theo khẳng định của tổ chức xếp hạng Fitch Ratings mới đây.
Trong tháng 4, Fitch từng xác nhận xếp hạng tín nhiệm ‘BB’ và điều chỉnh triển vọng tín nhiệm lên “tích cực” từ “ổn định” bởi xét đến việc kinh tế và tài chính công của Việt Nam thời điểm đó đang vững vàng trước cú sốc đại dịch.

Tuy nhiên, Fitch tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 sẽ vẫn cao nhất trong nhóm các nước được cơ quan này xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt nếu dịch bệnh được kiểm soát.

Tình hình tài chính công cũng sẽ chịu tác động. Việt Nam đã nói đến gói hỗ trợ có quy mô khoảng 5 tỷ USD tương đương khoảng 1,4% GDP nhằm tập trung vào giảm thuế và phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam sẽ vẫn duy trì dưới mức xếp hạng tín nhiệm ‘BB” cho giai đoạn năm 2021 và 2022.

Trong dịch bệnh, xuất khẩu là điểm tựa quan trọng cho nền kinh tế. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm nay tăng 26,2% so với cùng kỳ. Tuy chịu nhiều gián đoạn bởi đợt bùng dịch lần 4, nhưng Fitch dự báo ảnh hưởng đó sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.

Một rủi ro với xuất khẩu của Việt Nam đã được giải quyết trong tháng 7 khi phía Mỹ thông báo đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam về chính sách tỷ giá.

Nới lỏng tín dụng trong đợt bùng dịch có thể là yếu tố quan trọng cho bài toán tăng trưởng. Tín dụng trong hệ thống tài chính tăng 15,2% trong nửa đầu năm nay, cao hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa là 6,7%. Fitch dự báo xu thế này sẽ duy trì trong nửa cuối năm bởi chính phủ chủ trương hướng các ngân hàng đến việc hạ lãi suất cho vay và chấp nhận tín dụng tăng trưởng cao hơn.

Theo Fitch nhận định, đợt bùng dịch mới đây tại Việt Nam đang gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế và làm tăng rủi ro chất lượng tài sản các ngân hàng. Fitch cho rằng xếp hạng tín nhiệm của các nhà băng sẽ vẫn vững vàng theo tính toán hiện tại, nhưng rủi ro sẽ tăng lên trừ khi Covid-19 được kiềm chế cũng như các biện pháp hạn chế đi lại được gỡ bỏ trong quý III/2021.

Nguồn: VnExpress

23/ Hợp tác đầu tư Việt Nam –Trung Đông: Đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững

Nhiều quốc gia trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới, có tiềm năng to lớn về tài chính và nguồn vốn, sở hữu nhiều Quỹ đầu tư công lớn hàng đầu thế giới với tổng số vốn trên 2.000 tỷ USD, trong đó đáng chú ý là các Quỹ đầu tư của Saudi Arabia, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Oman…

Trong những năm gần đây, các nền kinh tế hàng đầu trong khu vực đang chuyển mình mạnh mẽ với nhiều kế hoạch phát triển đất nước tham vọng, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hoá nguồn thu thông qua việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Nhiều Quỹ đầu tư công của các quốc gia Trung Đông sở hữu hoặc có cổ phần lớn trong nhiều tập đoàn, thương hiệu nổi tiếng thế giới như Boeing, Facebook, Uber, Marriott, Citigroup, Barclays, Morgan Stanley.

Sức hút ngày càng lớn của Việt Nam

2020, dù còn nhiều cái khó vì đại dịch bùng phát, Việt Nam là một trong số ít các nước đạt tăng trưởng dương với quy mô nền kinh tế đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong danh sách 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ 4 trong ASEAN. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia đàm phán, ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Những nỗ lực nội tại cùng các biện pháp thu hút FDI hiệu quả đã giúp cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD năm 2020, đưa Việt Nam vào danh sách 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới năm 2020.

Hợp tác đầu tư Việt Nam-Trung Đông: Đổi mới để phát triển

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các quốc gia Trung Đông có 135 dự án FDI tại Việt Nam với tổng số vốn trên 900 triệu USD.

Tuy nhiên, số liệu thực tế có thể lớn hơn nhiều lần. Thông qua hình thức góp vốn với bên thứ ba, một số nhà đầu tư Trung Đông đã tham gia nhiều dự án lớn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế tại các địa phương Việt Nam như Nam Định, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh…

Nhiều quỹ đầu tư, doanh nghiệp Trung Đông thông qua các quỹ đầu tư, doanh nghiệp của các nước Anh, Mỹ… tích cực đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bất động sản, du lịch…

Chúng ta cần đổi mới về tư duy, cách tiếp cận để nâng cao hiệu quả đầu tư giữa hai bên như đa dạng hóa hình thức đầu tư (trực tiếp, gián tiếp, nhiều bên…), mở rộng từ các mảng truyền thống như năng lượng, bất động sản, du lịch, tài chính, … sang các lĩnh vực mới như kinh tế số, phát triển xanh, công nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, nông nghiệp thông minh… với hàm lượng trí thức, giá trị gia tăng, khuyến khích đối tác có thể đóng góp bằng “chất xám”, công nghệ, nhân lực, kỹ năng quản lý…

Đây là những hướng đi mới nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia Trung Đông trên cả các lĩnh vực FDI, FII và góp vốn đầu tư.

Với vai trò “mở đường, đồng hành” của hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của mạng lưới các Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư với khu vực, nhất là trong các lĩnh vực mới, hai bên có nhu cầu về kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng sạch, chuyển đổi số…

Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam

BSA Tổng hợp