Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19.

1/ Delta, và khủng hoảng nhiều mặt ở Trung Quốc | Dầu thô giảm: OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng

  • Khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới mới bắt đầu từng bước phục hồi, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19 (chủng Delta), đi kèm nhiều biện pháp siết chặt nhiều ngành nghề, từ mảng công nghệ cho đến giáo dục, và mới đây nhất là văn hóa nghệ thuật. Nỗ lực “thịnh vượng chung” nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo vốn là vẫn đề nan giải ở Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc, bao gồm các mã Blue Chips, Tuy nhiên, đồng Yuan vẫn giữ vững tính ổn định trong mắt giới đầu cơ so với đồng Bạc Xanh Dollar (do chính sách nới lỏng in tiền của ngân hàng trung ương Mỹ – Fed).

  • Ngày 2 tháng 9, giá dầu thô Brent giảm 16 xu, hay 0,2 điểm % vào khoảng $71,43 dollar mỗi thùng (Barrel). Lý do giá dầu xụt giảm sau một chuỗi tăng liên tiếp là bởi quyết định tiếp tục tăng thêm sản lượng dầu bán ra của hiệp hội các nước dầu mỏ OPEC+ (bao gồm Nga). Theo kế hoạch mới, sẽ tăng sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày. Điều này trái ngược với tình trạng đình trệ trong chuỗi sản xuất, cung ứng, cũng như vận tải logistics toàn cầu; vốn đang chịu tác động sâu sắc của biến chủng Delta. Đơn cử, đã có nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ ngừng hoạt động.

Nguồn: Reuters

2/ Gần 80 nghìn DN biến mất

Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường. Trong đó, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có quy mô vốn 20-50 tỷ đồng tăng 45,3%, quy mô vốn 50-100 tỷ đồng tăng 23,4%, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng tăng 32,3%.

Sở Công Thương Cần Thơ báo có khoảng 9.800 trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải ngưng hoạt động. Riêng các khu công nghiệp, 1.030 trên 1.090 doanh nghiệp phải tạm đóng cửa – 94,5%.

Cục Hải quan Bình Dương cho hay kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm trên 32% so với tháng trước đó. Trên 600 doanh nghiệp trong số này phải ngừng hoạt động từ giữa tháng 7.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, từ 10/6/2020 đến nay, có khoảng 600.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 14 tổ chức tín dụng lớn. Nhiều khả năng bị chuyển thành nợ xấu.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang trong tình trạng kiệt quệ, đứt nguồn tiền, bởi thiệt hại quá lớn. Chỉ riêng chi phí xét nghiệm thôi cũng rất khủng khiếp. Chẳng hạn, một công ty có 150 lái xe, hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Việc này ước tính gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày cho các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.

Theo các hiệp hội ngành hàng, nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tiền để chi trả lương, bảo hiểm, vốn vay, chi phí thuê mặt bằng,… Trong khi doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động thì không có nguồn thu, còn doanh nghiệp vẫn hoạt động thì đối mặt với các chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng, giá bán giảm. Ngoài ra, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương rất khó khăn, nhất là các tuyến ra cảng biển, do phương án kiểm soát phòng dịch không thống nhất trên cả nước.

Nguồn: Báo VietNamNet

3/ Reuters: Lợi nhuận toàn cầu dự kiến giảm 8%

Theo tính toán của hãng tin Reuters, lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu trong quý III/2021 có khả năng giảm do biến thể Delta và việc chuỗi cung ứng bị siết chặt kèm thiếu hụt lao động lẫn khó khăn trong vận chuyển.

Theo phân tích của Reuters dựa trên dữ liệu của công ty phân tích dữ liệu tài chính Refinitiv, điều này đã giúp thúc đẩy tổng lợi nhuận ròng của 2.542 công ty có giá trị vốn hóa thị trường ít nhất một tỷ USD trên toàn cầu lên mức kỷ lục 734 tỷ USD trong quý kết thúc vào tháng 6/2021. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này ước tính sẽ giảm 8% xuống mức 678,2 tỷ USD trong quý III/2021.

Brian Jacobson, chiến lược gia đầu tư cấp cao của ngân hàng Wells Fargo Asset Management, cho biết những vấn đề về chuỗi cung ứng, lao động và giá đầu vào tăng đều có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong quý III/2021. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cao, các biện pháp hỗ trợ kinh tế giảm dần có thể thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng.

Ông James Solloway, chiến lược gia thị trường tại quỹ quản lý tài sản SEI, cho biết đồng USD mạnh có thể làm ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Mỹ và việc lãi suất giảm hơn nữa có thể “triệt tiêu” lợi nhuận của các ngân hàng. Lợi nhuận của các công ty Mỹ ước tính giảm 7,2% trong quý III/2021, sau khi tăng 12,4% trong quý II/2021. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty ở châu Âu và châu Á lần lượt giảm 10,3% và 9,6%.

Nguồn: VietnamBiz

4/ Việt Nam – Bỉ: hướng đến thực chất và hiệu quả

Bỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch thương mại hai chiều 7 tháng đầu 2021 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 40%. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cùng với việc Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) sẽ thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU cũng như giữa hai nước Việt Nam và Bỉ về kinh tế và chiến lược.

Tối ngày 25/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm trực tuyến với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu Bỉ sang, nhất là trong các lĩnh vực Bỉ có thế mạnh như vận tải biển, dịch vụ hậu cần, logistics, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm… Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Bỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản, đặc biệt là gạo, cà phê, ca-cao và hoa quả theo mùa của Việt Nam như vải thiều, nhãn, thanh long, xoài vào thị trường của Bỉ và EU; thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đáp ứng lợi ích các doanh nghiệp Việt Nam cũng như người tiêu dùng Bỉ và EU.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nhất trí với đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính về cách tiếp cận toàn cầu, bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề vaccine trong giai đoạn hiện nay và nhấn mạnh tiêm chủng chính là chìa khóa cốt lõi để vượt qua dịch bệnh; khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bỉ đáp ứng tích cực đề nghị của phía Việt Nam.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

5/ Singapore đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 8 tháng qua, có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 79,4% và 73,9% tổng vốn đăng ký.

Trong khi đó, Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,4 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, giảm 17,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

Trong khi đó, Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ ba về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn.

Nếu tính theo lĩnh vực đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng đầu tư gần 5,5 tỷ USD, 28,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

Nguồn: Báo Đầu Tư

8 tháng qua, Singapore tiếp tục dẫn đầu vốn đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn trên 6,2 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

6/ Việt Nam sẽ để lỡ cơ hội giá tiêu tăng vì chi phí logistics tăng cao?

Xuất khẩu tiêu trong 7 tháng đầu năm 2021. (Số liệu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đồ họa: H.Mĩ)

Giá tiêu được dự báo tiếp tục tăng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ

Dù khối lượng xuất khẩu giảm 1,3%, nhờ giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.291 USD/tấn, nên kim ngạch tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 599 triệu USD, theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Việt Nam chiếm tới một nửa nguồn cung tiêu trên toàn thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng giảm khoảng 25% do ảnh hưởng bởi thời tiết và diện tích trồng bị co hẹp do những năm qua giá tiêu thấp, người dân bỏ vườn.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cước phí vận tải tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam. 

Theo số liệu của VPA, Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 22% lượng xuất khẩu của mặt hàng này. Châu Âu xếp vị trí thứ hai, sau Trung Quốc chiếm khoảng 13%. 

Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này tăng khoảng 5 – 7% trong 7 tháng đầu năm. Do đó, giá tiêu trong quý III được hỗ trợ bởi cả hai yếu tố là thị trường tiêu thụ sôi động hơn trong khi nguồn cung ở các quốc gia lớn bị co hẹp lại.

Chi phí logistics tăng cao có thể khiến Việt Nam mất thị trường

Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng; nhưng cước vận chuyển đi Mỹ và EU tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến. 

So với thời điểm đầu năm 2020, cước vận chuyển đi EU tăng 12-13 lần; đi Mỹ cũng tăng 5 – 6 lần lên. VPA cho biết Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu Brazil vì phí vận chuyển tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và 1/10 đến EU.

Với tình hình cước tăng liên tục và không có chiều hướng giảm như hiện nay ngành hàng hồ tiêu Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh ở thị trường Mỹ. VPA khẳng định nguy cơ đánh mất thị trường trọng điểm vào tay đối thủ cạnh tranh là rất lớn“, VPA nhận định. 

Nguồn: VietnamBiz

7/ Xuất khẩu gỗ giảm vào tháng 7 khi doanh nghiệp đình trệ sản xuất chống dịch

Tổng cục Hải quan cho biết trong 7 tháng đầu 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7,45 tỷ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Cụ thể, thị trường Mỹ đạt 5,89 tỷ USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020; Trung Quốc đạt 923,5 triệu USD, tăng 24,8%; Nhật Bản đạt 834,7 triệu USD, tăng 18,7%; Hàn Quốc đạt 534,5 triệu USD, tăng 17%; Anh đạt 174,4 triệu USD, tăng 49,4%..

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ nay tới cuối năm rất khả quan, bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và các quốc gia EU đang bắt đầu trong quá trình phục hồi.

Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường tại thị trường trong nước, khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp bị đình trệ, điều này sẽ làm cản trở đà tăng trưởng của ngành gỗ trong thời gian tới. 

Nguồn: VietnamBiz

8/ Hải quan chấp nhận chứng từ bản scan C/O Thái Lan và Malaysia

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 4162/TCHQ-GSQL (ngày 25/8/2021) chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn dịch COVID-19.

Cụ thể, Hải quan Việt Nam chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D và chứng từ tự chứng nhận C/O mẫu D có chữ ký điện tử do người khai hải quan đính kèm trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan.

Để đảm bảo công tác quản lý, Tổng cục Hải quan lưu ý, công chức hải quan thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ tự chứng nhận C/O trên cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu tại trang điện tử của ASEAN (http://web.awsc.asean.org), đối chiếu với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xử lý theo đúng quy định.

Quyết định nêu trên của Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hải quan năm 2014 và Thông tư số 47/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính; trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận C/O của Thái Lan và Malaysia.

Nguồn: Cổng thông tin ASEAN Việt Nam

9/ Xuất khẩu thanh long sang Ấn: tiềm năng mà khó giữ

Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn cho hay, gần 60% người dân của Ấn Độ ăn chay chủ yếu rau quả, trái cây. Trung bình mỗi người dân ăn 3 kg trái cây trong một tháng, tính một năm cả nước Ấn Độ tiêu thụ 48 triệu tấn trái cây.

Trong 5 năm qua xuất khẩu thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng 10 lần, từ 1 triệu USD năm 2015 tăng lên 10 triệu USD năm 2020. Thị phần thanh long của Việt Nam tăng mạnh, từ 26% lên 52% trong giai đoạn 5 năm qua. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên việc xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ gặp khó khăn trong thời gian gần đây.

Nhưng đáng quan ngại nhất, đó là Ấn Độ đã bắt đầu trồng thanh long ở một số địa phương, thậm chí những lãnh đạo cao cấp cũng tuyên truyền thanh long như trái cây gốc của họ. Đồng thời, Ấn Độ đề nghị Việt Nam chuyển giao công nghệ trồng thanh long.

Theo ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, cơ bản thị trường Ấn Độ là dễ tính nhưng để giữ được thị trường rất khó. Hơn nữa, câu chuyện đáng buồn, trong thời gian qua tính đoàn kết của doanh nghiệp Việt Nam chưa được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh về giá, về khách hàng… ảnh hưởng tới uy tín của trái thanh long Việt Nam.

Có doanh nghiệp đối tác đang mua với giá ổn định, doanh nghiệp mới Việt Nam nhảy vào chào giá thấp hơn. Thị trường Ấn Độ rộng lớn, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé nên cần đoàn kết mới chiến thắng được”, ông Thướng nhấn mạnh.

Thúc đẩy đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối tại Ấn Độ cũng cần được quan tâm. Vì hiện nay chúng ta vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nhập khẩu.

Mặt khác, khi làm ăn với đối tác Ấn Độ, doanh nghiệp cần quan tâm tới phương thức thanh toán, tránh rủi ro.

Bà Huỳnh Thuý Vy, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý có ba hình thức thanh toán chủ yếu tại Ấn Độ: đặt cọc 30% khi ký kết hợp đồng mua bán sau đó thanh toán 70% khi đã có bản copy chứng từ gửi vào email; thanh toán cọc 30% khi ký kết hợp đồng mua bán sau khi nhận được hàng, kiểm tra và thanh toán 70% còn lại sau 5-7 ngày; 100% trả sau sau 5-7 ngày khi người mua nhận được hàng, kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Phương pháp thứ 2 là phù hợp với cả 2 bên nhất. Nếu thanh toán 100% sau khi nhận hàng thì khi đó chất lượng hàng hoá không được như ban đầu nên dễ xảy ra tranh chấp”, bà Vy khuyến cáo.

Nguồn: VnEconomy

10/ Định vị lại kinh tế Việt Nam: Vượt qua thách thức từ đại dịch Covid-19, bắt nhịp với các xu thế của thế giới

Làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ tư kể từ đầu tháng 5/2021 sẽ tạo thêm rất nhiều thử thách với nền kinh tế. Cụ thể: Đại dịch đã gây nên cú sốc lớn cả phía cung và cầu, làm sụt giảm trầm trọng sản lượng toàn cầu; kéo theo sự thu hẹp trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam.

Biến đổi khí hậu cũng gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường, gây gián đoạn hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế, đặc biệt trong những ngành mà Việt Nam có tiềm năng và xuất khẩu như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp…

Tiếp theo, quá trình số hóa và xanh hóa nền kinh tế tạo ra các thách thức trong quá trình điều chỉnh chiến lược, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Bắt nhịp với xu thế lớn

Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, kinh tế Việt Nam cần lưu ý bốn điểm.

Thứ nhất, kinh tế thế giới còn bất ổn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng đã điều chỉnh dự báo với một số nước, trong đó có khu vực Đông Á do diễn biến dịch. Mặc dù phần lớn là xu thế hồi phục nhưng những khó khăn vẫn rất lớn.

  1. Võ Trí Thành cho rằng, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khống chế dịch, cách chống dịch, triển khai đầu tư công và các gói hỗ trợ. Trong bối cảnh này, việc tận dụng các FTA là rất quan trọng. Đơn cử như sáu tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) ở con số âm nhưng nhờ FTA Việt Nam – EU (EVFTA) mà sáu tháng cuối năm 2020 và cả những tháng đầu năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu sang EU tương đối lạc quan.

Thứ hai, kinh tế thế giới có những vấn đề lớn và Việt Nam phải nhìn về phía trước và phải gắn với các xu thế lớn của toàn cầu. TS. Võ Trí Thành cho hay: “Không nên lẫn giữa những xu thế lớn với những cú sốc làm thay đổi các xu thế. Ví dụ câu chuyện Covid-19 là một cú sốc. Định vị Việt Nam không chỉ đơn thuần là năng lực cạnh tranh mà cần phải gắn với các vấn đề mang nội hàm, ý nghĩa của xu thế lớn như vấn đề địa chính trị, chính sách của các nguyên thủ ở mỗi thời, vấn đề công nghệ, lối sống, đô thị hóa…

Thứ ba, liên quan tới cách tiếp cận năng lực cạnh tranh và vai trò trong chuỗi giá trị. Theo chuyên gia, cần chú ý tới cơ sở khoa học và tính đúng đắn cũng như hạn chế của các bộ chỉ số mà Việt Nam tiếp cận để có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả.

Thứ tư, về chuỗi giá trị, ngành dệt may, da giày, thực phẩm thì do người mua chi phối; còn chuỗi giá trị công nghệ, điện tử… là do những nhà sản xuất chi phối. Bởi vậy, cần phải “để mắt” vào những “ông lớn” – người sẽ dẫn dắt từng chuỗi giá trị.

Ngoài ra, ông khẳng định: “Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, khi ‘cuộc chiến’ giữa các nước lớn gia tăng, ảnh hưởng của Covid-19 … việc định vị lại kinh tế Việt Nam ở thời điểm này không chỉ vượt qua đại dịch, mà cần bắt nhịp với các xu thế lớn của thế giới”.

Nguồn: Báo Thế giới & Việt Nam

11/ 3 mục tiêu tế Việt – Mỹ qua chuyến thăm của Kamala Harris

Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ nội dung trao đổi của bà Harris tại Việt Nam, đặc biệt là ba chiến lược hợp tác kinh tế Việt – Mỹ.

Cụ thể, 1 là thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án “Cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân (IPSC) trị giá 36 triệu USD nhằm phát triển doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ và giúp gia tăng việc làm ở các khu vực nông thôn thông qua áp dụng công nghệ mới của Mỹ.

2 là hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Đội ngũ lao động cho Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới (WISE), một dự án của Cơ quan Phát triển Mỹ (USAID), trị giá 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động thấp sang lao động có thể tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.

Cuối cùng là giảm thuế đối với hàng xuất từ Mỹ. Từ đó, nông dân Mỹ và các nhà sản xuất thịt lợn sẽ tiếp cận nhiều hơn thị trường Việt Nam, thị trường nông sản lớn thứ 7 của Mỹ, nhờ Việt Nam tích cực xem xét đề xuất về việc loại bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu theo cơ chế ưu đãi MFN (thuế đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại) đối với ngô, lúa mì và các sản phẩm từ thịt lợn.

Theo đó, Phó Tổng thống Mỹ đã thông báo rằng Mỹ tài trợ thêm một triệu liều vắc xin Pfizer cho Việt Nam, nâng tổng số vắc xin đã tài trợ cho Việt Nam lên 6 triệu liều.

Về hỗ trợ kỹ thuật và chương trình về COVID-19, Mỹ cũng viện trợ thêm 23 triệu USD (khoảng 529 tỷ đồng), nâng tổng số tiền mà Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam kể từ khi bắt đầu đại dịch lên 44 triệu USD (khoảng hơn 1.012 tỷ đồng).

Về hỗ trợ phân phối vắc xin, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết cung cấp 77 tủ đông siêu lạnh để hỗ trợ phân phối vắc xin ở tất cả 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Các tủ đông này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu bảo quản vắc xin khắc nghiệt nhất, nâng cao đáng kể mạng lưới phân phối vắc xin quốc gia của Việt Nam.

Nguồn: VietnamBiz

12/ Chuyên gia VinaCapital: XK may mặc, da giày giảm sẽ kéo tụt tăng trưởng GDP

Nhiều KCN ở ngoại thành TP HCM vẫn hoạt động dù công suất giảm

Chuyên gia của VinaCapital cho rằng mặc dù TP HCM siết chặt giãn cách nhưng nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp ở ngoại thành vẫn đang hoạt động, dù công suất giảm. 

Từ tháng 7, vẫn nhiều xe buýt, bao gồm của doanh nghiệp như Panasonic, Sanyo và Samsung đưa đón công nhân từ TP HCM đến các khu công nghiệp ở ngoại thành. Trong tuần này, lượng xe buýt đưa đón công nhân không ghi nhận sự sụt giảm đáng kể nào.

Ông Michael Kokalari cho hay Intel đã phải bỏ ra 6 triệu USD/tháng để chi trả tiền nhà cho công nhân cũng như các chi phí phòng chống dịch COVID-19 khác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hàng may mặc, da giày và các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp đang gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đã giảm trong tháng 8.

Sự sụt giảm này sẽ cản trở đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam; cũng như cản trở tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Theo dữ liệu của Google, chỉ số di chuyển đến địa điểm làm việc trong tuần này có thể sẽ giảm xuống -90% so với mức trước dịch.

Với những lý do trên, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay điều chỉnh xuống 4,5% từ mức 6% trong dự báo trước đó. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã giảm dự báo xuống còn 4,8%. 

Ngoài ra, chuyên gia của VinaCapital cũng cho rằng dự báo tăng trưởng EPS (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu) của toàn thị trường chứng khoán đạt 38% vào năm nay là quá lạc quan. 

Nguồn: VietnamBiz

13/ Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường để hạn chế phòng vệ thương mại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2021, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt hơn 238 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Bởi nhiều thành phố như Quảng Châu, Phật Sơn, Thâm Quyến, Trạm Giang, Maoming… có dấu hiệu nhiễm và lây lan Covid-19. Nửa đầu năm, dù nhu cầu nhập khẩu cá tra vẫn lớn nhưng Chính phủ nước này vẫn có đưa ra nhiều chính sách nhằm giảm bớt nguồn thủy sản nhập khẩu.

Không chỉ với con cá tra, gần đây, Trung Quốc liên tục dựng lên hàng rào với hàng nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu quả nhãn Thái Lan vì lo ngại dịch bệnh. Trái cây Việt Nam cũng gặp khó khăn khi Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu ở hàng loạt cửa khẩu, đồng thời đòi hỏi xe lên cửa khẩu phải chuyển tài xế trước khi đưa hàng sang cửa khẩu phía bạn.

Nhận định nguyên nhân gia tăng rào cản thương mại với hàng xuất khẩu Việt Nam, Bộ Công thương cho biết, hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua nhờ tác động tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA. Bên cạnh đó, dịch bệnh càng khiến nhiều quốc gia thận trọng hơn với hàng hóa nhập khẩu vì lo ngại dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, nhiều quốc gia cũng tận dụng việc tiêu dùng nội địa để giải quyết sản xuất trong nước.

Do đó, theo Bộ Công Thương, một trong những giải pháp cho tình trạng này là xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện hay áp dụng rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến.

Nguồn: Báo Công Thương

14/ Nghẽn cảng: doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng

Bộ Công Thương cho hay ngày 25/8, cảng Tân Cảng Hiệp Phước đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo tại cảng sà lan do có công nhân mắc COVID-19. Theo dự kiến, sớm nhất đến trung tuần tháng 9/2021, hoạt động này mới vận hành trở lại.

Hiện chỉ còn Bến 125 Tân Cảng Cát Lái và cảng Tân Cảng Nhơn Trạch còn hoạt động để phục vụ cho việc đóng gạo bằng container. Tuy nhiên, năng lực đóng hàng của hai cảng này thấp, ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu gạo, ít nhất là đến hết tháng 9.

Chia sẻ với người viết, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Intimex Group, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho biết: “Việc Tân cảng Hiệp Phước ngừng hoạt động ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 

Tại Bến 125 Tân Cảng Cát Lái số máy được mở để đóng rút hàng rất ít so với năng lực thực tế, chỉ đạt khoảng 25% công suất do thiếu nhân công nên khi Tân Cảng Hiệp Phước bị thắt chặt thì tình hình càng khó khăn hơn”.

Cũng theo Phó Chủ tịch VFA, Bến 125 Tân Cảng Cát Lái là cảng đóng gạo chính tại TP HCM nhưng hiện tại chỉ hoạt động với công suất khoảng 70 container/ngày. 

Nếu tính trung bình mỗi container khoảng 25 tấn gạo, mỗi ngày sẽ chỉ có khoảng 1.750 tấn gạo được đóng container để xuất khẩu. 

So với nhu cầu xuất gạo của doanh nghiệp, công suất này là quá nhỏ khiến cho lưu lượng đóng cũng khó thông ngay lúc này bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề cộng sinh trong xuất khẩu gạo.

Còn hàng loạt vấn đề liên quan, như logistics từ nhà máy lên cảng, năng lực bốc xếp của công nhân tại cảng cũng là vấn đề lớn vì hiện nay đang thực hiện giãn cách xã hội”, ông Nam nói.

Chia sẻ cụ thể tình hình của Intimex Group, theo ông Nam, kế hoạch giao hàng tháng 8 này của Intimex Group là 90.000 tấn nhưng thực tế chỉ giao được khoảng 60.000 tấn, giảm trên 30% và cộng thêm tình hình của Tân Cảng Hiệp Phước thì sang tháng tới sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng đã cam kết với khách hàng.

Nếu hợp đồng cứ tiếp tục tình trạng chậm trễ thì sẽ là khó khăn lớn và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp”, Chủ tịch HĐQT Intimex Group chia sẻ.

Đây cũng là điều trăn trở lúc này của ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE khi cho biết doanh nghiệp không dám ký hợp đồng với đối tác nước ngoài vì lo không giao được hàng.

Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tại Cần Thơ, Cảng Tân Cảng Thốt Nốt chưa hoạt động trở lại. Lượng hàng đang bị ùn ứ cục bộ tại cảng này tính đến ngày 26/8 là 6.000 tấn, tương đương khoảng 300 container chưa đóng hàng.

Đáng chú ý, đại diện Công ty TNHH VRICE cho rằng hiện tại giá gạo Việt Nam đang ở mức thấp nhưng giá cước vận chuyển từ Việt Nam đi lại cao nhất khu vực, dẫn đến giá thành hàng hoá của Việt Nam không cạnh tranh được với các nước khác. 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 7 giữ ở mức 390 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. 

Công ty cổ phần Cảng Tân cảng Hiệp Phước là một thành viên của Tổng công ty Cảng Sài Gòn, nơi thu gom, tập kết, thông quan hàng hóa chủ yếu là hàng nông sản, bách hóa tổng hợp tại khu vực phía Nam TP HCM và các tỉnh lân cận. 

Trước thực tế gặp nhiều trở ngại hiện nay, Chủ tịch HĐQT Intimex Group cho rằng Tân Cảng Sài Gòn nên xem lại và cố gắng duy trì các cảng gạo vì các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khắn, đặc biệt là Bến 125 Tân Cảng Cát Lái cần được mở rộng năng lực để ngành hàng được xuất hàng thuận lợi hơn.

Nguồn: VietnamBiz

15/ Nhà sản xuất chip tăng giá trước áp lực mở rộng quy mô sản xuất

Các nhà máy sản xuất chip mới làm dấy lên lo ngại về khả năng sụt giảm lợi nhuận khi TSMC chuẩn bị đẩy mạnh hoạt động mở rộng ra nước ngoài. Hiện nay, công ty vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận ròng cao 36% trong quý II/2021.

Một thành viên của ban điều hành TSMC cho biết, việc sản xuất ở Mỹ và Nhật Bản “sẽ rất tốn kém”. Công ty có kế hoạch triển khai một cơ sở sản xuất chất bán dẫn tiên tiến ở bang Arizona (Mỹ) và xem xét xây nhà máy chip ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản.

Nhu cầu về chất bán dẫn đang ngày càng tăng trong các lĩnh vực khác nhau như ô tô và thiết bị điện tử, và TSMC đang nỗ lực ứng phó với tình trạng thiếu chip toàn cầu hiện nay. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng khiến việc đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn ổn định trở thành một vấn đề mang tính chiến lược với nhiều quốc gia và doanh nghiệp.

Gia tăng kỷ lục lượng hàng lưu kho  

Sản xuất chip là một hoạt động kinh doanh theo chu kỳ. Hoạt động này đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua khi máy tính len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội (mạng 5G). Bên cạnh, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khiến việc đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn ổn định trở thành một vấn đề mang tính chiến lược với nhiều quốc gia và doanh nghiệp. 

Ở chiều ngược lại, dịch bệnh khiến mọi người phải ở nhà, cũng như các biện pháp hạn chế xã hội khiến hoạt động sản xuất ở Đông Nam Á trì trệ, không đạt công suất tối đa. Điều này khiến cho các nhà máy không kịp thực hiện các đơn đặt hàng.

Các nhà sản xuất ô tô là một trong những “nạn nhân” chịu tác động nhiều nhất của tình cảnh thiếu chip trên toàn cầu. Khách hàng lớn của TSMC như nhà sản xuất ô tô Toyota Motor đã thông báo cắt giảm sản lượng do thiếu linh kiện bán dẫn. Riêng TSMC đã tối ưu hóa dây chuyền sản xuất trong nửa đầu năm 2021, mở rộng hoạt động sản xuất chip ô tô thêm 30% so với một năm trước đó.

Tính đến cuối tháng 6/2021, tổng hàng lưu kho của 9 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đạt mức cao kỷ lục 64,7 tỷ USD, với việc các nhà sản xuất chip tăng dự trữ nguyên liệu thô để thúc đẩy sản xuất. Số liệu của 7 công ty lớn trong ngành cho thấy, tỷ trọng nguyên liệu thô trong tổng hàng lưu kho đã tăng đều đặn kể từ tháng 3/2019 lên 24% vào cuối tháng 3/2021.

Phó Chủ tịch điều hành Honda Motor Seiji Kuraishi cho biết, công ty có thể cần phải thay đổi cách tiếp cận về hàng tồn kho, chẳng hạn như tăng cường thêm các nhà cung cấp chip. Nhà sản xuất thiết bị điện tử Fujitsu General cũng đã tăng lượng hàng tồn kho chip và các linh kiện, vật liệu khác thêm khoảng 20% trong quý II/2021. Theo Phó Chủ tịch Fujitsu, ông Hiroshi Niwayama, công ty đang đảm bảo có nhiều linh kiện hơn để đề phòng trong trường hợp tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn kéo dài.

Các nhà sản xuất chip lo lắng rằng xu hướng này nếu gia tăng thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa trong dài hạn. Các chỉ báo đỏ đã xuất hiện trong lĩnh vực chip nhớ, với một số nhà sản xuất chủ chốt bao gồm Micron Technology và SK Hynix cho biết, lượng hàng lưu kho bắt đầu giảm dần. Các đơn đặt hàng điện thoại thông minh toàn cầu, sử dụng chip nhớ giảm rõ rệt trong tháng 4-6/2021.

Nhà phân tích Akira Minamikawa tại công ty nghiên cứu Omdia nhận định, nguồn cung chip nhớ có thể sẽ vượt nhu cầu trong nửa đầu năm 2022, khiến giá cả giảm xuống. Giá cổ phiếu của Samsung và Micron đã giảm trong tháng Tám này khi các nhà đầu tư dự đoán sẽ có một đợt điều chỉnh trên thị trường chip.

Nguồn: Bnews

16/ Doanh nghiệp Việt Nam- Singapore liên kết khai thác thị trường EU, Anh

Về FTA giữa Việt Nam với EU và Anh, FTA giữa Singapore với EU và Anh, ông Ngô Chung Khanh- Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương)- sơ lược: FTA Việt Nam với EU loại bỏ các dòng thuế từ 3-7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực, dài hơn so với thời gian 3 năm của FTA Singapore – EU. Đối với FTA Việt Nam – Anh tương tương FTA Singapore – Anh. EU, Anh không áp dụng hạn ngạch thuế quan và quy tắc cộng gộp với thực phẩm chế biến từ Việt Nam.

DN Việt Nam và Singapore có thể hợp tác sử dụng hạn ngạch thuế quan về sản phẩm thực phẩm chế biến mà EU, Anh đã cấp cho Singapore; hợp tác tạo ra chuỗi giá trị theo phương thức sản xuất thiết bị gốc để mở rộng xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, DN hai nước có thể hợp tác để tạo sự hiện diện thương mại, chế biến thực phẩm để xuất khẩu.

Để thúc đẩy hợp tác khai thác thị trường EU, Anh, ông Ngô Chung Khanh – đề xuất: DN hai nước cần suy nghĩ khác biệt, suy nghĩ lớn và dài hạn với việc phát triển. Thị trường toàn cầu không chỉ quan tâm đến giá, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm sản phẩm được sản xuất như thế nào, DN có đáp ứng yêu cầu về lao động hay không. DN cũng cần quan tâm và hiểu một cách căn kẽ các quy định về thuế, quy tắc xuất xứ… và có thể thuê chuyên gia tư vấn để đảm bảo thực hiện đúng các cam kết.

Việc thực hiện các FTA thế hệ mới trong đó có FTA Việt Nam – EU không đơn thuần là về thương mại mà còn liên quan đến yếu tố bền vững khi yêu cầu các bên cam kết về môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội… Ông Alain Cany- Giám đốc Ủy ban thương mại EU tại Việt Nam – chỉ ra: FTA Việt Nam – EU không chỉ thúc đẩy thương mại và đầu tư mà giúp củng cố các cải cách quan trọng và nâng cao tiêu chuẩn trong toàn bộ cơ cấu xã hội và môi trường của Việt Nam. Đặc biệt sẽ hỗ trợ Việt Nam trong bảo vệ môi trường, cải cách luật pháp và phát triển bền vững.

Thị trường EU coi trọng thực phẩm an toàn bền vững và FTA Việt Nam – EU có hiệu lực đã chứng kiến sự gia tăng loại hàng hoá này của Việt Nam sang EU. Hiệp định này có thể làm nhiều hơn thế, giúp Việt Nam phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Quy mô thị trường EU tạo nhiều cơ hội cho DN Việt Nam và Singapore. DN hai nước có thể tận dụng lợi thế đi trước và khẳng định mình trên thị trường trước các đối thủ khác”, ông Alain Cany nói.

Nguồn: Báo Công Thương

17 World Bank: Giữ FDI ở lại Việt Nam

Làn sóng dịch thứ hai bắt đầu từ cuối tháng 4 và là đợt lây lan dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Việt Nam từ trước đến nay, với số ca nhiễm tăng mạnh từ dưới 3.000 ca cuối tháng 4 lên đến trên 150.000 ca vào cuối tháng 7/2021. Việc phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại mạnh tay hơn khiến cho chỉ số đi lại giảm mạnh. Với gần 100.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường từ đầu năm.

FDI có rời đi?

FDI dịch chuyển vào Việt Nam có thể chậm lại. Dù FDI giảm do cú sốc COVID-19, nhưng cũng chứng tỏ được sự vững vàng so với các quốc gia khác, cho thấy niềm tin vào tiềm năng kinh tế của Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký giảm 2,6% (so cùng kỳ năm trước), đạt 15,3 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn đăng ký giảm tới 45% từ tháng 4 đến tháng 6. Đáng chú ý trong dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tính cả tháng 7, có tỷ trọng vốn đầu tư ICT – công nghệ thông tin, số hóa đang tăng lên.

Tuy vậy, việc vốn FDI giảm tại Việt Nam đó cũng là xu hướng chung đang diễn ra ở các quốc gia có dịch bệnh trên toàn cầu và đó là bình thường. Chúng tôi không cho rằng FDI có xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra ngoài Việt Nam.

Tất nhiên Chính phủ Việt Nam sẽ phải nỗ lực sớm kiểm soát dịch bệnh, củng cố nền tảng của mình và tiếp tục phát huy sức mạnh nội tại, để tiếp tục là địa chỉ đầu tư giữ chân các nhà đầu tư quốc tế.

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

18/ Hội đồng CPTPP lên kế hoạch thảo luận về đơn xin gia nhập của Anh

Bộ trưởng 11 nước thành viên CPTPP sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập của Anh và các biện pháp tăng cường hợp tác giữa các thành viên, tại cuộc họp trực tuyến vào ngày 1/9 do Nhật Bản chủ trì.

Tháng Hai vừa qua, Anh đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Đây là nước đầu tiên xin gia nhập CPTPP kể từ khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2018. Đầu tháng Sáu vừa qua, các nước thành viên CPTPP nhất trí khởi động đàm phán về đơn xin gia nhập của Anh.

Được ký kết tại Chile vào tháng 3/2018, CPTPP hiện có 11 thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, chiếm 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 sau khi được Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore thông qua và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 1/2019.

Nguồn: VietnamPlus

19/ Nông sản Việt thêm khó sang Trung Quốc

Không còn là thị trường dễ tính

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy mô và kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng 4,2 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15,45%/năm. Trong 2010- 2019, Trung Quốc chiếm tỷ trọng bình quân 28,16% trong giá trị xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam.

Với mức thuế quan giảm về 0% đối với gần 8.000 dòng sản phẩm theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã tạo lợi thế cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ 2018, Trung Quốc triển khai hàng loạt quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, chứng thư xuất khẩu đối với nông sản Việt. Hơn nữa, chỉ cho phép nhập một số mặt hàng nông sản qua các cửa khẩu nhất định.

Khó từ trung ương đến địa phương

Từ tháng 7/2021, Sở Thương mại Vân Nam (Trung Quốc) tạm dừng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn. Đến trung tuần tháng 8, thanh long nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác của Việt Nam nói chung cơ bản không thể xuất khẩu đi Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới với tỉnh Vân Nam.

Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam qua các địa phương biên giới Việt Nam vẫn đang diễn ra thuận lợi với trung bình khoảng 400 xe mỗi ngày.

Nguồn: VnEconomy

20/ Truyền thông Australia: Việt Nam vẫn hấp dẫn giới đầu tư

Tờ The Australia Financial Review (ARF), nhật báo kinh tế hàng đầu ở Australia, và các chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại sau đại dịch và tiếp tục hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài.

ARF nhấn mạnh trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã xuất sắc trong việc thu hút các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử, giày dép và quần áo. Chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và thủ tục hành chính được đơn giản hóa là những yếu tố đã hấp dẫn được những công ty như Samsung, Foxconn, Nike, Adidas, Gap và Levis.

Trao đổi với tờ ARF, ông Simon Fraser, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Australia (AustCham) tại Việt Nam, nhiều người nước ngoài đã tiếp tục ở lại bất chấp giãn cách nghiêm ngạch, trong đó có các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư. Hầu hết họ muốn ở lại Việt Nam để công ty của mình có thể phục hồi càng sớm càng tốt.

Ngân hàng HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam từ 6,1% xuống còn 5,1%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC đánh giá: “Bất chấp những thách thức trước mắt, triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn rất khả quan với các yếu tố cơ bản vững chắc.

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay ở Việt Nam, ARF cho rằng mặc dù tỷ lệ số ca mắc mới COVID-19 tính trên 1 triệu dân ở Việt Nam hiện vẫn thấp hơn so với Malaysia hoặc Thái Lan, nhưng số ca mắc mới đang trong xu hướng tăng lên. Việt Nam cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 để tăng tỷ lệ người dân được tiêm chủng.

Nguồn: VietnamBiz

21/ Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của EU trong làn sóng dịch mới

Trong năm 2021, các chỉ số kinh tế mới cho thấy Italy và Tây Ban Nha đang chứng kiến đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trong hơn 40 năm qua, lượt là 5,6% và 6,2%. Những ước tính này cao hơn 0,6% và 0,3% so với các dự báo trước đó. Đức – nền kinh tế lớn nhất EU – tuần trước đã điều chỉnh nâng ước tính tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.

Tháng trước, Cơ quan Thống kê EU thông báo rằng các nền kinh tế thành viên trong khối 27 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng 13,2% trong quý II/2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Tej Parikh, Giám đốc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, đã chia sẻ với Tân Hoa Xã rằng: “Việc mở cửa trở lại các ngành kinh doanh không thiết yếu đã giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán lẻ lên gần mức trước đại dịch. Có thể nói, động lực kinh tế từ việc mở cửa trở lại đang tăng lên”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý tốc độ lây lan nhanh đột biến của biến thể Delta vẫn đặt ra những “rủi ro giảm tốc lớn nhất” đối với các nền kinh tế châu Âu.

Trong khi đó, Giáo sư kinh tế quốc tế Giuseppe De Arcangelis tại trường đại học Sapienza ở Rome nhận định những dữ liệu kinh tế mới nhất là “đáng yên tâm”, mặc dù ông cũng bày tỏ một số lo ngại về những diễn biến tiếp theo của đại dịch.

Từ những gì chúng ta có thể thấy, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều điều không chắc chắn nên rất khó để tự tin. Mọi thứ có thể thay đổi trong chỉ một hoặc hai tuần”, Giáo sư này nói.

Giáo sư De Arcangelis cho biết sự không chắc chắn này đòi hỏi các chính phủ phải chuẩn bị nhiều kịch bản tăng trưởng hơn, cả ở cấp cao và cấp thấp, để đưa ra được một bức tranh hoàn chỉnh. 

Giáo sư này cũng nhận thấy một kịch bản có thể xảy đến và khiến ông lo lắng, liên quan đến quá trình tiêm chủng vắc xin: “Việc triển khai tiêm vắc xin ở châu Âu đã rất thành công, và đó là lý do chính dẫn đến sự lạc quan đang hiện hữu, ngay cả khi biến thể Delta đã xuất hiện. Tuy nhiên, tôi lo ngại rằng chúng ta có thể cần thêm vắc xin để duy trì sự tiến bộ đó. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không gặp vấn đề về nguồn cung vắc xin trong những tuần và tháng tới”.

Nguồn: VietnamBiz

22/ EVFTA – Trợ lực doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh

EVFTA – “cứu cánh” trong phát triển kinh tế giữa hai bên

Trong 7 tháng đầu 2020, xuất khẩu sang EU tụt dốc liên tục với mức giảm -5,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dưới tác động của EVFTA, 5 tháng cuối năm 2020, trong khi tổng nhập khẩu của EU từ thế giới vẫn sụt giảm tới 20%, nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường này lại tăng 3,8%. Nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU vẫn tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ, đặc biệt là sự bứt phá của nhóm hàng nông sản.

EVFTA cũng thúc đẩy mạnh mẽ nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, với các sản phẩm như linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị… là thế mạnh của EU và cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho Việt Nam.

Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng được ưu đãi thuế quan theo EVFTA của Việt Nam cũng đạt được mức cao nhất so với năm đầu thực thi của bất kỳ FTA nào khác. Theo Bộ Công Thương, 5 tháng cuối năm 2020, tỷ lệ này là 14,8% (quan sát của VCCI cho thấy tỷ lệ này gấp 2 lần tỷ lệ sử dụng ATIGA, gấp 7 lần AIFTA, gấp 2 lần tỷ lệ tận dụng các thị trường mới của CPTPP trong năm đầu). Nửa đầu năm 2021, tỷ lệ này đã tăng lên tới mức 29%.

Ông Alain Cany – Chủ tịch Eurocharm – cũng nhìn nhận, những kết quả đạt được sau hơn 1 năm thực thi sẽ còn gia tăng hơn nữa khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) có hiệu lực sau khi Hiệp định này đã được phê chuẩn ở mỗi quốc gia thành viên EU. Trong khi đó, chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham (BCI) cho thấy rằng gần 2/3 thành viên của chúng tôi đã được hưởng lợi từ EVFTA kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, sau những thành công bước đầu khả quan và tích cực trong thực thi EVFTA, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới khó khăn hơn, thách thức hơn dưới áp lực chưa từng có của dịch bệnh ở Việt Nam.

 “Liệu những đơn hàng mà hiện vì dịch bệnh mà doanh nghiệp không thể đáp ứng, khách hàng chuyển sang mua từ các nước khác, có quay trở lại với Việt Nam sau đó? Liệu nguồn nguyên liệu đầu vào có khôi phục lại?”- ông Vũ Tiến Lộc trăn trở.
Tuy vậy, theo ông Alain Cany, bất chấp những thách thức ngắn hạn đáng kể này, chúng ta không được đánh mất những cơ hội dài hạn mà EVFTA mang lại.

Dẫn số liệu tham khảo tiềm năng xuất khẩu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) (Bộ Công Thương) – cho biết, ước tính thị trường EU còn tới 49% dung lượng mà Việt Nam có thể khai thác. Trong đó, nhóm công nghiệp chế biến còn 35%-60% chưa khai thác và nhóm nông sản thực phẩm còn có thể khai thác từ 35%-90%, tuỳ theo sản phẩm cụ thể.

Theo các chuyên gia, khi xây dựng các giải pháp phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên ưu tiên đặc biệt cho những ngành quan trọng có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu sang EU như dệt may và da giày, điện thoại di động, máy tính, nông sản …

Về lâu dài, cần tập trung thêm các ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai như năng lượng tái tạo, ô tô sử dụng năng lượng sạch và những sản phẩm khác Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn (từ khâu thiết kế đến xây dựng thương hiệu) như đồ gỗ nội thất, dệt may, nông sản nguồn gốc thiên nhiên chế biến (NI)…”- ông Vũ Bá Phú cho hay.

Nguồn: Báo Công Thương

23/ Hàng Việt bị “soi” nhiều hơn tại thị trường Ấn Độ

Sợi, sản phẩm gỗ, tấm pin năng lượng mặt trời dính kiện

Cùng với sự gia tăng xuất khẩu của hàng hóa nước ta sang Ấn Độ, số lượng vụ việc hàng Việt bị khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường này cũng đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ xơ sợi, ván sợi bằng gỗ, đồng, cho tới tấm pin năng lượng mặt trời do các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Ấn Độ đều đã bị khởi kiện.

Thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, Ấn Độ đã điều tra tổng cộng 2.006 vụ việc (trên tổng số 7.133 vụ việc liên quan tới chống bán phá giá, chống trợ cấp trên thế giới), trong đó có gần 30 vụ việc đối với hàng Việt Nam.

Theo lý giải của ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), thì việc Ấn Độ gia tăng điều tra phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tạo sức ép cạnh tranh đáng kể tại thị trường Ấn Độ. Mặt khác là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trước vụ việc tấm pin năng lượng mặt trời Việt Nam bị Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và đứng trước nguy cơ bị áp thuế, đại diện Tập đoàn Solar BK cho hay, doanh nghiệp này có lượng pin xuất khẩu rất khiêm tốn, nhưng nếu bị Ấn Độ điều tra và quyết định áp thuế, thì một số thị trường nhập khẩu khác có thể căn cứ vào lý do đó để xem xét lại hàng nhập từ Việt Nam.

Ông Lê Triệu Dũng cho biết, tuy Ấn Độ thực hiện nhiều cuộc điều tra bán phá giá, song tỷ lệ số vụ đi đến kết luận áp dụng biện pháp chống bán phá giá không cao như Mỹ, EU. Đặc biệt, sự tham gia của Việt Nam trong một số vụ việc đã có được kết quả tích cực. Mới đây, Ấn Độ đã quyết định không áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm gỗ MDF có độ dày dưới 6 mm nhập khẩu từ Việt Nam. Vụ việc này đã được khởi xướng điều tra từ tháng 4/2020.

Tháng 5/2021, Ấn Độ cũng quyết định không áp thuế chống bán phá giá với xơ sợi nhân tạo xuất xứ từ Việt Nam, dù trước đó, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đề xuất mức thuế bán phá giá với sợi polyester từ Việt Nam là 0,41 USD/kg. Năm 2014, quốc gia này quyết định không áp thuế tự vệ đối với sản phẩm sợi đàn hồi thô nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguồn: Báo Đầu Tư

24/ Doanh nghiệp và hải quan vẫn có khúc mắc về mã HS

Mã HS vẫn là vấn đề nóng do giữa hải quan và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung. Trên 76% doanh nghiệp gặp khó trong xác định mã HS

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, do việc áp mã HS sai, nên nhiều doanh nghiệp đáng ra không phải nộp thuế nhập khẩu lại phải nộp, đáng ra chỉ phải nộp mức thuế thấp thì phải nộp thuế suất cao hơn, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị truy thu thuế sau khi cơ quan hải quan áp lại mã số HS.

Nhiều doanh nghiệp nói thẳng là rất muốn kiện cơ quan hải quan xung quanh việc áp mã HS, nhưng cuối cùng đành ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’, không dám khiếu kiện vì rất nhiều lý do tế nhị, đành chấp nhận mã HS do cơ quan hải quan áp đặt”, bà Thảo chia sẻ. 

Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, ông Trần Quang Trung cho biết, nhiều thành viên Hiệp hội phản ánh, cùng một mặt hàng, tuần này ở cửa khẩu này bị áp mã HS này, nhưng tuần sau cửa khẩu khác lại bị áp mã HS khác. “Tình trạng này khiến doanh nghiệp rất bức xúc, đã phản ánh lên Tổng cục Hải quan và ngay lập tức được áp đúng mã HS đối với hàng hoá. Nếu không có việc xác định mã HS sai thì cần gì phải áp lại”, ông Trung nhấn mạnh.

Theo bà Thảo, “Việc áp mã HS khác nhau đối với cùng một mặt hàng đã dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ ở khâu thông quan, mà còn liên quan đến nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước”.

Ông Trần Đức Nghĩa, Ủy viên Hiệp hội Logistics Việt Nam, Giám đốc Công ty Logistics quốc tế Delta cho biết, thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), đa số hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% hoặc chịu thuế suất thấp, nên doanh nghiệp không có động cơ áp sai mã HS. “Nếu cố tình áp mã HS sai để giảm thuế nhập khẩu, thì thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ở khâu tiêu thụ hàng hoá trong thị trường nội địa sẽ tăng”, ông Nghĩa nói.

Thực hiện các FTA, 85-90% hàng hoá nhập khẩu đã xóa bỏ thuế quan, nhưng việc áp mã HS vẫn chưa hết nóng. Vì vậy, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, cơ quan hải quan cần phải có cơ chế, cách thức hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn để giảm thiểu vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện. “Nếu xảy ra khiếu nại, cơ quan hải quan cần phải giải quyết nhanh hơn, minh bạch và thân thiện hơn, tránh tình trạng hàng hoá xuất nhập khẩu bị cơ quan hải quan giữ lại do chưa thống nhất về mã HS”, ông Tuấn đề xuất.

Nguồn: Báo Đầu Tư

25/ Gián đoạn cung ứng toàn cầu có thể kéo dài sang 2022

Chuỗi cung ứng thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, giá nguyên liệu và năng lượng tăng cao, các nhà sản xuất đang phải lao vào cuộc chiến dành một chỗ trên các tàu vận chuyển hàng hoá, đẩy giá cược vận chuyển tăng lên mức kỷ lục. Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có 2 lựa chọn: tăng giá sản phẩm hoặc huỷ toàn bộ lô hàng.

Christopher Tse – giám đốc điều hành của Musical Electronics Ltd. có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ tiêu dùng như loa bluetooth, rubik, cho biết: “Chúng tôi không có đủ linh kiện, không thể mua container, chi phí đã tăng lên rất nhiều.

Hiện nay, theo Chỉ số Container Thế giới của Drewry, chi phí vận chuyển một container từ châu Á đến châu Âu cao hơn khoảng 10 lần so với tháng 5 năm 2020. Chi phí từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Los Angeles (Mỹ) đã tăng hơn sáu lần. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở nên mỏng manh đến mức chỉ một tai nạn nhỏ cũng “có thể gây ra những ảnh hưởng phức tạp” – Tập đoàn tài chính HSBC Holdings Plc. cho biết trong một báo cáo.

Gần đây, cảng Meishan thuộc tỉnh Ninh Ba (Trung Quốc) – cảng vận chuyển lớn thứ 3 thế giới đã phải ngừng hoạt động trong 2 tuần khi phát hiện có một công nhân nhiễm Covid-19. Điều này cũng xảy ra tại nhiều cảng lớn trên thế giới.

Theo ông Hsieh Huey-chuan, chủ tịch hãng vận tải lớn thứ 7 thế giới Evergreen Marine Corp, cho biết: “Tình trạng tắc nghẽn tại cảng và thiếu container có thể kéo dài sang quý 4 năm nay hoặc thậm chí giữa năm 2022. Nếu đại dịch không thể được ngăn chặn một cách hiệu quả, tắc nghẽn cảng có thể trở thành một bình thường mới.

Tập đoàn sản xuất Toyota hàng đầu thế giới gần đây cảnh báo trong thàng tới họ sẽ buộc phải tạm dừng sản xuất tại 14 nhà máy trên khắp Nhật Bản và cắt giảm năng suất tới 40% do gián đoạn nguồn cung và gây ra tình trạng thiếu chip để sản xuất.

Tại Mỹ, các nhà dự báo đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm nay và nâng kỳ vọng lạm phát vào năm 2022: chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân hiện dự kiến sẽ tăng 4% trong quý 3 và 4,1% trong quý 4, gấp đôi mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Chang Shu, chuyên giá kinh tế trưởng khu vực châu Á của trang tài chính Bloomberg nhận xét, các nút thắt trong chuỗi cung ứng khó có thể sớm giải quyết khi mà những nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Indonesia vẫn đang phải căng mình chống dịch. “Điều này sẽ khiến các dây chuyền sản xuất chậm lại và đẩy chi phí sản xuất lên cao, từ đó làm ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục kinh tế toàn cầu.” – ông nhấn mạnh.

Trước tình hình này, các nhà vận chuyển không giấu được sự bi quan. Karsten Michaelis, Trưởng bộ phận vận tải đường biển của hãng vận chuyển DHL Global Forwarding khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: “Chúng tôi không kỳ vọng giá cước sẽ ổn định lại trong thời gian tới. Sự kết hợp của những yếu tố như một năm gián đoạn hoạt động, tình trạng thiếu container, tắc nghẽn cảng và thiếu tàu đang tạo ra sự dư cầu vượt quá khả năng sản xuất.

Trưởng bộ phận Karsten Michaelis cho biết hãng này đang cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn thay thế về tuyến đường và phương thức vận tải để đảm bảo việc giao hàng được thực hiện. “Chúng tôi phải chuẩn bị cho môi trường chi phí cao hơn và dự kiến sẽ chưa thể quay lại mức trước đại dịch Covid-19.” – Ông cảnh báo.

Trong khi đó, giữa bối cảnh năm 2021 đã đi được hơn nửa chặng đường, các chuyên gia lo ngại nhu cầu tiêu thụ hàng hoá tăng đột biến vào giai đoạn các kỳ nghỉ lễ cuối năm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng, khi các nhà máy gấp rút dồn hàng hóa đến các thị trường Mỹ và châu Âu.

Trưởng bộ phận Michaelis cho biết: “Việc lập kế hoạch hoạt động cho mùa Giáng sinh 2021 đã bắt đầu sớm hơn nhiều trong năm nay vì khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quá eo hẹp.

Tương tự, các công ty cũng đang phải thực hiện những điều chỉnh để thích ứng với tình hình. Nhà sản xuất tấm phủ cửa sổ của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) Nien Made Enterprise đang tận dụng thêm các dây chuyền sản xuất mới được mở rộng ở Dallas (Mỹ) và cũng đang mở rộng cơ sở ở Mexico để giảm bớt tác động của tình trạng thiếu container.

Nguồn: Báo Công Thương

26/ EIU: Chuỗi cung ứng châu Á ứng phó tốt hơn với dịch bệnh

Theo kết quả khảo sát mới nhất do Citibank ủy nhiệm cho EIU (bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro thuộc Tập đoàn The Economist của Anh) tiến hành, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng phó với tác động của dịch COVID-19 tốt hơn so với khu vực Âu-Mỹ. Theo đó, có hơn 30% các doanh nghiệp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không có kế hoạch điều chỉnh.

Cụ thể, lần lượt có 48% và 40% các nhà hoạch định chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu cho rằng, chiến lược quan trọng nhất của họ hiện nay là thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mua nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp hơn, hoặc tìm cách bán sản phẩm đến nhiều thị trường hơn. Trong khi đó, chỉ có 24% các doanh nghiệp châu Á coi đây là chiến lược chính của mình.

Đối với việc tại sao các doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương tương đối ít lo lắng, báo cáo cho rằng nguyên nhân là do có sự hiểu biết khá tốt về “cú sốc” do dịch bệnh, hoặc trước đó đã trải nghiệm những “cú sốc” tương tự, nên hiểu cách ứng phó như thế nào, chẳng hạn động đất sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, lũ lụt lớn ở Thái Lan năm 2012 và vụ nổ cảng Thiên Tân (Trung Quốc) năm 2015. Chỉ 32,6% doanh nghiệp được hỏi cho biết bị ảnh hưởng đáng kể.

Tuy nhiên, lợi thế này đã ít nhiều mất đi do làn sóng dịch bệnh mới bùng phát từ biến thể Delta trong thời gian gần đây và tốc độ tiêm chủng vaccine tương đối chậm.

Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất ô tô chịu cú sốc lớn nhất, > 52% chịu tác động rất đáng kể, nhiều hơn 9% so với giày dép, áo quần và ngành sản xuất. Mặt khác, mảng y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học, cũng như công nghệ và điện tử bị tác động ít nhất.

Nguồn: Bnews

27/ Hàn Quốc dẫn đầu về số dự án FDI mới và tăng vốn tại Việt Nam

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố cho thấy, 8 tháng đầu năm, các nhà doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư 251 dự án mới tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 759 triệu USD; điều chỉnh 179 lượt dự án, với tổng vốn điều chỉnh tăng 1,184 tỷ USD, cùng với đó là 967 lượt góp vốn, mua cổ phần, với tổng vốn đạt 494,46 triệu USD.

 “Như vậy, xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra quyết định đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 8 tháng” – Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8 tháng đầu năm của Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định.

Cơ hội còn nhiều

Thực tế, Hàn Quốc luôn nằm trong Top những quốc gia đầu tư vào Việt Nam. 2020, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 3,949 tỷ USD, ~13,8% tổng FDI vào Việt Nam trong năm và thứ 2 trong 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Singapore.

Không chỉ số lượng, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng khẳng định, các dự án FDI của Hàn Quốc còn được đánh giá cao về chất lượng và thường giải ngân rất nhanh sau khi nhận được giấy phép đầu tư. Chính bởi lẽ đó, rất nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến việc thu hút các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.

Doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, may mặc, tài chính ngân hàng, logistics, dịch vụ… góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển và tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao động tại nhiều địa phương trên cả nước.

Nguồn: Báo Công Thương

28/ OECD khuyến nghị Việt Nam gỡ rào cản cho logistics sau Covid

Doanh thu từ vận tải đường biển chiếm 48% tổng ngành logistics cả năm 2017, cao hơn các quốc gia trong khu vực ASEAN. Xét về chỉ số logistics (LPI), Việt Nam đứng 39/160 quốc gia được WB xếp hạng trong Báo cáo về LPI (2018); và thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, chi phí logistics hiện nay đắt đỏ hơn các quốc gia trong khu vực (18% GDP), cao hơn Thái Lan (8,5%) và các nước phát triển khác (8-15%). Vì logistics chiếm 30-40% chi phí sản xuất kinh doanh, nên  hàng hóa Việt Nam kém cạnh tranh hơn.

5 nhóm vấn đề

OECD cho rằng Việt Nam cần sửa đổi hoặc loại bỏ những quy định pháp luật đang cản trở bước tiến của thị trường logisitcs; trong đó, tập trung vào 5 nhóm liên quan tới vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường sắt, giao nhận và kho bãi.

Về đường bộ, OECD khuyến nghị lọa bỏ một số yêu cầu về số lượng phương tiện tối thiểu, quy định thông báo trước về giá để giảm gánh nặng hành chính và cho điều chỉnh giá linh hoạt với thị trường. Cần giảm các rào cản thị trường với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Về đường biển, cần nhanh chóng sửa đổi luật để tăng cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa nội địa.

Việt Nam có thể cân nhắc tới việc dỡ bỏ lệnh cấm tàu nước ngoài chở hàng nội địa, có thể thông qua cơ chế “có đi có lại” hoặc cho phép các tàu từ các thành viên ASEAN hoặc cho phép các tàu quốc tế hoạt động trên các tuyến đường cụ thể khi có nhu cầu. Điều này sẽ làm gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp ở thị trường vận tải trong nước”, OECD nhấn mạnh.

Cùng với đó là xóa bỏ tỷ lệ phí cảng tối thiểu nhưng xem xét ở mức hợp lý cho phép các nhà khai thác thu hồi, đảm bảo lợi nhuận.

Về đường sắt, cần tách quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt với cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt. Cho phép sự tham gia của nhiều công ty tham gia khai thác thị trường vận tải hàng hóa bằng đường sắt một cách công bằng và không phân biệt.

Về giao nhận vận tải, OECD cho rằng Việt Nam cần cho phép doanh nghiệp nước ngoài có giấy phép vận tải đa phương thức mà không cần giữ giấy phép ở một nước ASEAN khác. Điều này giảm chi phí đầu vào và gánh nặng hành chính cho nhà khai thác nước ngoài mới.

Cuối cùng, về kho bãi, cần nâng cao hiệu quả của việc phân bổ và quản lý đất đai bằng các chính sách cập nhật, công khai và minh bạch.

Đặc biệt, mở rộng hơn nữa các thủ tục trong cơ chế một cửa quốc gia để thiểu thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, từ đó giảm chi phí thấp hơn cho các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế“, OECD khẳng định.

Nguồn: VnEconomy

29/ Nhân lực logistics hướng đến sự thích ứng trước những biến động, rủi ro

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, đại dịch Covid – 19 gây ra những thách thức chưa từng có đối với ngành Logistics. Trước tình thế đó, hiệp hội đã đề ra nhiệm vụ quan trọng hiện nay là đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hợp tác quốc tế.

Ông Brendon Brooker, Bí thư thứ 2 Đại sứ Úc tại Việt Nam chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã gây ra vô số sự gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, các vấn đề giao nhận hàng đến khách hàng cuối cùng,… đồng thời tạo sức ép căng thẳng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng với nhiều xu hướng mới nổi như phát triển bền vững, tự động hóa trong sản xuất, trí tuệ nhân tạo hay các hiệp định thương mại tự do. “Trong 18 tháng kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, chúng ta đã học được rất nhiều trong việc nhanh chóng phản ứng, thích ứng khi đối mặt với những sự thay đổi, thách thức và cơ hội ở quy mô lớn như hiện nay. Các doanh nghiệp có khả năng thích ứng một phần là do họ sở hữu lực lượng lao động chất lượng cao“, ông Brendon Brooker nhấn mạnh.

Kết hợp “ba nhà”

Theo nhận định của các chuyên gia, trong nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.

Thực tế, công tác đào tạo nhân lực logistics ở Việt Nam còn hạn chế, từ nhận thức chưa đồng đều của các trường cũng như xã hội; đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản; hệ thống giáo trình chưa chuẩn hóa, tính kết nối với doanh nghiệp còn hạn chế.

Theo PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam- Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM đã chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay kết hợp xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định các nhóm kỹ năng cần thiết trang bị cho nhân lực logistics.

Đặc biệt, cần có sự chung tay của ba nhà: Nhà nước – Nhà trường– Nhà doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm thích ứng với sự biến động và rủi ro, bà Hòa nói.

Giáo sư Devinder Grewal – Viện Logistics Vận tải và Hàng hải Austraylia đã nhận định “Những thay đổi trong môi trường đó là: tự động hóa và robot được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo đòi hỏi sự thay đổi từ nguồn nhân lực, từ đó cần sự phối hợp của các bên nhà trường, nhà nước và nhà doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tạo ra các kỹ năng mới thích ứng với môi trường thay đổi.”

Logistics là ngành kinh tế đa ngành, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, logistics không chỉ chịu tác động từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình quản trị logistics tiên tiến mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn mới, những thay đổi mới với những tiền đề được đặt ra bởi đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn: Báo Hải Quan

30/ Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam lần thứ 3

Ngày 1/9, Ngân hàng Standard Chartered cho biết đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 4,7% cho năm 2021 và từ 7,3% xuống 7% cho năm 2022 do các chỉ số kinh tế suy yếu, dịch bệnh diễn biến trầm trọng và tiêm chủng vắc xin còn chậm.

Nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm và NHNN có thể phải cắt giảm lãi suất. Tăng trưởng kinh tế quý 3 dự kiến sẽ chậm và có khả năng sẽ phục hồi trong quý 4, hoạt động thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tình hình dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục khiến cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị suy giảm.

Đây là lần thứ 3 Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021. Trước đó, trong dự báo đưa ra hồi đầu năm, tổ chức này đã nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,8% trong năm nay.

Trong tuần trước, Ngân hàng Thế giới cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 4,8%, một số tổ chức thậm chí còn điều chỉnh xuống mức 4,5%. Tuy nhiên, ông Micheal Kokalari, Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng đây vẫn là những dự báo lạc quan hơn mức thực tế và VinaCapital cũng đang điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Nguồn: Báo Hải Quan

31/ Ai Cập áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa từ 1/10/2021

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập mới đây đã nhận được tài liệu chính thức của Bộ Tài chính Ai Cập giải đáp về Hệ thống thông quan điện tử một cửa (ACI) sẽ được Hải quan áp dụng từ ngày 01/10/2021, kéo dài thêm 3 tháng so với thời điểm dự kiến ban đầu từ 01/07/2021.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, nhằm tự động hóa quy trình hải quan, đơn giản hóa thủ tục và giảm thời gian thông quan, Ai Cập đang áp dụng thử nghiệm Hệ thống thông quan điện tử một cửa mới (ACI system) theo Nghị định số 38/2021 của Bộ Tài chính.

Theo đó hàng hóa phải được đăng ký trên hệ thống điện tử ít nhất 48 giờ trước khi vận chuyển từ nước xuất khẩu.

Đối tượng bị điều chỉnh bởi quy định này là các công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ thông quan và công ty vận chuyển đường biển/hàng không. Do đó doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường cần phối hợp với đối tác nhập khẩu và hãng vận tải trong khai báo thông tin theo đúng quy định. Thông tin chi tiết về hệ thống ACI được đăng tải chính thức tại địa chỉ: https://www.nafeza.gov.eg

Trước đó, Bộ Tài chính nước này cho biết Hệ thống một cửa được quản lý bởi công ty Dịch vụ Công nghệ Misr (MTS) sẽ được triển khai chính thức từ ngày 01/7/2021. Khi đó hàng hóa vận chuyển vào Ai Cập bắt buộc phải thông qua hệ thống ACI.

Bộ trưởng Tài chính cũng chỉ đạo cơ quan Hải quan cấm thông quan bất kỳ hàng hóa nào không đăng ký trước qua hệ thống ACI kể từ ngày 01/7/2021. Tuy nhiên thời hạn áp dụng Hệ thống quản lý này được kéo dài thêm 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1/10/2021.

Toàn bộ tài liệu chính thức nêu trên(bản tiếng Anh) được chia sẻ tại: ACI (Educational Material).

Nguồn: Bnews

32/ Kinh tế số – tương lai tăng trưởng của Việt Nam

Khảo sát của WB cho thấy tỷ lệ sử dụng các nền tảng số, thương mại điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng chuyên biệt tăng mạnh nhằm ứng phó với dịch Covid-19, từ 48% doanh nghiệp vào tháng 6/2020 lên 73% vào tháng 1/2021, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho các giải pháp số tăng hơn 4 lần từ 5% lên 21%.

 “Tham vọng” chuyển đổi số

Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức và triển khai số hóa toàn bộ tài sản thông tin, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Hơn nữa, áp dụng chuyển đổi số phải tùy từng loại hình, quy mô doanh nghiệp…

Với nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý, chuyển đổi số còn nhiều thách thức, nhưng vẫn phải là việc cần làm ngay. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có vị thế tương đối tốt để đạt được “tham vọng” chuyển đổi số, nhưng cần tận dụng sức mạnh của mình và thu hẹp khoảng cách ở những điểm còn yếu để số hóa nền kinh tế.

Nghiên cứu của WB cho hay, trên 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 63% doanh nghiệp lớn hiện chưa rõ lợi tức đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu và liệu việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết hoặc thiếu thông tin về những công nghệ hiện có hoặc thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính còn hạn chế…

Vì thế, ông Jacques Morisset (WB) cho rằng, ngoài hạ tầng hiện đại thì cần đảm bảo khả năng cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng số. Đây là giải pháp trọng tâm vì có tới 1/3 số việc làm hiện có ở Việt Nam có nguy cơ bị mất trong khoảng 5 năm tới do số hóa. Bên cạnh đó là phải đảm bảo khu vực tư nhân trong nước luôn năng động, vì chu kỳ đổi mới trong kinh tế số rất ngắn. Chính phủ cần đảm bảo duy trì sự cạnh tranh, có chính sách để giảm bớt các rào cản gia nhập thị trường và tăng cường các quy định pháp lý. Ngoài ra, Chính phủ cần tạo điều kiện cho việc tiếp cận dữ liệu và thông tin, thực hiện trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân và đảm bảo tính minh bạch tối đa nhằm tránh bị lạm dụng bởi lợi ích nhóm cả ở khu vực công và tư nhân.

Nguồn: Báo Hải Quan

33/ 62% doanh nghiệp Pháp sẽ ngưng hoạt động nếu dịch kéo dài

Theo Khảo sát về Sức khỏe doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam, được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV), 62% doanh nghiệp sẽ dừng hoạt động nếu tình hình không cải thiện.

CCIFV đã tiến hành cuộc Khảo sát trong mạng lưới các doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, theo pháp luật Việt Nam, bởi vốn đầu tư của công dân Pháp. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 12 – 17/8 cho kết quả rằng hơn 50% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hoạt động của doanh nghiệp đang phải tạm dừng hoặc giảm ít nhất 80% trong 2 tháng qua.

Được biết, doanh nghiệp Pháp đang hoạt động phần lớn trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Gần 40% số doanh nghiệp này đã hoạt động tại Việt Nam nhiều hơn 10 năm. Nếu không có sự hỗ trợ nhanh chóng từ bên ngoài, nhiều công ty Pháp hiện đang đóng góp vào thặng dư thương mại của Việt Nam, sẽ buộc phải ngừng hoạt động trong những tháng tới, điều đó sẽ làm suy giảm cộng đồng doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.

Nguồn: Báo Công Thương

BSA Tổng hợp

Nhật ký “Vòng Tay Việt – Sài Gòn” ngày 4/9/2021