Từ 14-21/6/2019

Câu chuyện tuần này: Hai nhà đầu tư và hai cái đầu tiên!

Ông Nguyễn Lâm Viên đã đạt chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc đầu tiên, năm 2018. Ông nhận chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ và châu Âu từ nhiều năm trước, nhưng vẫn phải làm lại quy trình từ đầu để nhận chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc, mà theo ông là khó khăn nhất, vì những quy định hết sức ngặt nghèo.

Cơ quan cấp chứng nhận xem xét cấp cho từng mảnh diện tích với số lượng cây trồng cụ thể và lượng trái có thể đậu được cụ thể.Khi xuất, doanh nghiệp phải mua tem và dán tem trên từng gói sản phẩm trước khi bán ra thị trường.Cơ quan hải quan nước sở tại và Trung Quốc sẽ kiểm soát tem và những quy định cụ thể trên giấy chứng nhận để đối soát.

Còn kỹ sư hàng hải Trần Phong Lan, cũng là nhà đầu tư công ty phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hải Âu, thì báo tin vui bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản vừa cấp cho công ty anh chứng nhận hữu cơ JAS ngày 21/5/2019, sau ba năm anh theo đuổi sự hướng dẫn và thực hành để đạt chứng nhận này.

Hải Âu là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận JAS. Khi chúng tôi đến cửa hàng quảng bá dưa lưới thương hiệu Danny Green là sản phẩm sạch tiêu chuẩn Nhật Bản, đã đặc biệt thích dưa melon của Hải Âu, ngọt, thơm, tôi càng ngạc nhiên khi được thưởng thức nước luộc vỏ trái dưa có vị ngọt dịu, thanh và hương thơm tương tự nhưng đặc sắc hơn mùi nước rễ tranh mía lau. Bây giờ thì dưa lưới đã đạt chứng nhận hữu cơ, và cánh cửa xuất khẩu sang Nhật của công ty càng mở rộng.

– Đối thoại ‘chan chát’ về hữu cơ: Bây giờ ở các siêu thị, chúng ta thường thấy những khu vực riêng bán rau, củ, gạo, thực phẩm gắn bảng HỮU CƠ (ORGANIC). Giá bán đắt hơn thực phẩm thường.

-Có bao nhiêu hình thức canh tác và chứng nhận hữu cơ? Muốn cho người nông dân quen với canh tác sạch, quy trình sạch cần phải thay đổi tư duy, thay đổi thói quen và thậm chí cả cuộc sống của họ.

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Startup Việt đã đến lúc… ra gió: Nếu như trước đây, các cuộc thi khởi nghiệp thường dừng lại ở những giải thưởng thiên về vật chất trong nước, năm nay có vẻ các startup Việt đủ lông đủ cánh vươn đến thử thách lớn hơn: ra thế giới.

-CEO Acis: ‘Tôi muốn Samsung xem mình là đối thủ’: “Doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc nhưng có lợi thế góc độ bảo mật và chất lượng tốt hơn” – ông Đỗ Nguyên Thanh Đồng, CEO Acis, chia sẻ.

-Khô trâu Quang Hiển ‘ăn khách’ tại ThaiFex 2019: Tại hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống ThaiFex 2019, diễn ra tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 28/5 – 1/6/2019, gian hàng khô trâu Quang Hiển của Trương Lê Huy Hoàng, tỉnh Đồng Tháp, nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp quốc tế.

-Dưa lưới Hải Âu chinh phục JAS bằng sự tử tế: Ngày 21/5/2019, công ty phát triển nông nghiệp Hải Âu của Việt Nam, chính thức được bộ Nông nghiệp Nhật cấp chứng nhận hữu cơ (JAS). Điều này gây không ít bất ngờ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi Hải Âu là doanh nghiệp “non trẻ”.

-Trái chuối Fohla vào Nhật bằng lòng thành: Trong quá trình đưa các đối tác Nhật Bản sang Việt Nam mua tôm của các nhà máy, biết được người Nhật rất kỹ lưỡng, họ thường truy tìm những điểm chưa đạt, nên ông Võ Quan Huy khi bắt đầu quá trình trồng chuối Fohla đã chuẩn bị chu đáo từ hạ tầng, hồ sơ, canh tác, thu hoạch, đóng gói…

-Nhật Bản mua thực phẩm Việt ngày càng nhiều: Theo cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 5/2019, Nhật Bản trở lại vị trí nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất, trị giá đạt 142,07 triệu USD, tăng 35,7% so với tháng 4.2019 và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2018.

-Lô xoài đầu tiên của tỉnh Sơn La được xuất sang thị trường Anh Ngày 19/6, 3 tấn xoài tượng da xanh tại vùng trồng Yên Châu, tỉnh Sơn La đã được đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Anh.

-HAGL Agrico chuyển nhượng công ty cao su vốn nghìn tỷ: Đơn vị nhận chuyển nhượng 100% vốn Cao su Đông Dương là công ty con được Thaco thành lập vào nửa cuối năm ngoái.

-Bầu Đức muốn làm nông nghiệp ở Myanmar Ngoài nông nghiệp, công ty của Bầu Đức sẽ cùng đối tác chiến lược mở rộng phát triển giai đoạn 2 dự án trung tâm thương mại, giải trí tại Myanmar.

-Đi chợ OCOP nghĩ chuyện đường xa! Lần đầu tiên, bộ NN-PTNT tổ chức hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP – tại Bến Tre.Theo hội đồng OCOP tỉnh, có 45/52 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng. Trong đó có 14 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, 31 sản phẩm từ 4 sao trở lên.

-Chưa hết mùa vải, Bắc Giang đã thu về hơn 5.000 tỉ:  Tính đến thời điểm này tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh là 112.730 tấn. Trong đó, sản lượng vải sớm là 38.710 tấn, tiêu thụ gần hết; vải chính vụ 74.020 tấn.

-Con tôm sạch Việt Nam sẽ có ‘visa’ đi khắp thế giới?: Cà Mau đã xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích gần 20.000 ha và đạt được nhiều chứng nhận quốc tế; giá tôm có chứng nhận bình quân cao hơn giá thị trường khoảng 20%. Sản phẩm tôm Cà Mau đã có mặt trên 90 quốc gia; trong đó thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc.

-Canada muốn nhập khẩu xoài Việt Nam: Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Liên đoàn đô thị Canada (FCM) nhằm đưa ngành trái cây, đặc biệt là trái xoài vào thị trường Canada. 

-Vietjet chậm, hủy chuyến nhiều do bị ‘thổi còi’ việc phi công bay quá giờ:Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy trong báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về kết quả kiểm tra Vietjet.>>Tháng 5, Vietjet bay chậm 2.090 chuyến, Vietnam Airlines chậm 1.067 chuyến>>CEO Boeing: Thế giới cần 800.000 phi công trong hai thập kỷ tới

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Thời của kinh tế chia sẻ trong phân phối bán lẻ: Có lẽ chưa khi nào mà cứ mỗi sáu tháng chúng ta lại có thể ngồi bàn về những chuyển động rất mới về công nghệ đang tác động đến ngành phân phối và bán lẻ.

-Siêu thị: cuộc chơi lớn Thế Giới Hội Nhập ghi lại cuộc trò chuyện với một nhà quản lý cao cấp của hệ thống siêu thị quốc tế tại Việt Nam (có gần 20 năm trong nghề), để thấy dấu ấn của cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống hiện đại và truyền thống cũng có nhiều điều khác thường.

-Giá vàng tăng phi mã, cao nhất trong 2 năm gần đây: Sau khi FED quyết định giữ nguyên lãi suất đồng USD, giá vàng thế giới ngày 20-6 tăng lên sát mức 1.390 USD/ounce – mức cao nhất trong vòng gần hai năm qua.

-Việt Nam chi gần 24 triệu USD để nhập khẩu thịt heo: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, những tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt heo, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ năm 2018 trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang phải đối phó với dịch tả heo châu Phi.>>Thịt heo ngoại nhập ồ ạt, người chăn nuôi lạnh lưng

-Rủi ro pháp lý đang đè nặng thị trường địa ốc năm 2019 Doanh nghiệp TP HCM mất nhiều thời gian hơn so với trước đây để hoàn thành pháp lý dự án bất động sản, khiến hoạt động đình trệ.>> Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu Báo cáo của các công ty chứng khoán cho thấy, từ đầu năm đến nay có trên 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (DN) được phát hành. Trong đó, nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành với 16.230 tỷ đồng, chiếm 27%.

-Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam khôi phục đà tăng: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã khôi phục đà tăng trong quý 1 năm 2019, với mức tăng 0,7%.

-Doanh nghiệp bất động sản đã ‘khát’ lại càng ‘khát’ vốn! Nhu cầu vốn luôn là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “đau đầu” tìm lời giải.

-Apple rút xưởng khỏi Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ trở thành ứng viên: Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp lớn của mình đánh giá tác động khi chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.

-VN đánh thuế lên 20 công ty Trung Quốc vì phá giá mặt hàng thép: Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ lên 20 công ty của Trung Quốc.

-Mỹ vạch mặt hàng Trung Quốc chui vào Campuchia để né thuế: Hàng được sản xuất tại Trung Quốc sẽ được chuyển sang đặc khu kinh tế Sihanoukville của Campuchia rồi từ đó xuất sang Mỹ để né mức thuế nhập khẩu cao ngất ngưởng mà ông Trump áp lên hàng Trung Quốc.

-Doanh số điện thoại của Huawei có thể sụt giảm tới 60%: Theo Bloomberg, Huawei Technologies dự kiến sẽ giảm 40% đến 60% các lô hàng smartphone cung ứng ra thị trường quốc tế.

-Đại gia xe đạp thế giới: Kỷ nguyên ‘Made in China’ đã chấm dứt: Giant Manufacturing phải chuyển các đơn hàng xuất đi Mỹ sang nhà máy ở nơi khác để tránh thuế nhập khẩu. >>Trung Quốc dẫn đầu thị trường ô tô điện toàn cầu: Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường xe điện toàn cầu khi doanh số bán đạt 1,2 triệu chiếc vào năm ngoái, chiếm 56% tổng doanh số bán xe toàn cầu.

-Trung Quốc lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 19.6 đánh giá hoạt động đàm phán thương mại với Mỹ có khả năng đạt kết quả tích cực.

– Facebook chính thức công bố tiền điện tử Libra: Chiều 18/6 – giờ Việt Nam, Facebook Inc đã chính thức công bố kế hoạch ra mắt một loại tiền điện tử có tên Libra .>>’Cơn địa chấn’. Đâu là sự khác nhau giữa Libra và Bitcoin?

-Siemens thông báo cắt giảm 2.700 việc làm trên toàn thế giới:Tập đoàn công nghiệp Siemens ngày 18/6 thông báo sẽ cắt giảm 2.700 việc làm trong doanh nghiệp chuyên về năng lượng và khí đốt, trong đó có 1.400 việc làm ở Đức.

-Tháo nút nghẽn phát triển Đồng bằng sông Cửu Long: Ngày 18-6, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2019. Nhiều vấn đề về ĐBSCL được đem ra mổ xẻ

-ĐBSCL giảm trồng lúa để phù hợp với biến đổi khí hậu: Sáng 18-6, trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu đã diễn ra diễn đàn chuyên đề Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

-Cà Mau thu hút nhiều nhà nhập khẩu thủy sản lớn của Mỹ: UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) vừa tổ chức Ngày kết nối doanh nghiệp ngành thủy sản và ký kết tham gia liên minh sản xuất tôm sạch và bền vững.

-Các “ông lớn” ngành tôm tham gia liên minh sản xuất tôm sạch và bền vững Việt Nam: Các “ông lớn” ngành tôm của Mỹ gồm Aramark, Bon Appettite, Santa Monica Seafoods, Fortune Fish & Gourmet và nhiều hệ thống phân phối lớn của Việt Nam đã có mặt tại Cà Mau để cùng tham gia Lễ ký kết tham gia liên minh sản xuất tôm sạch và bền vững Việt Nam.

-Làm nông phương pháp cây che phủ, không làm đất và phủ xanh: Vào một ngày nắng cuối tháng 3, khi hàng xóm chuẩn bị các máy trỉa hạt, bạn có thể bắt gặp Trey Hill trồng bắp vào bên gốc cây cỏ ba lá xanh, cây lúa mạch đen, và một hỗn hợp các loại cây che phủ khác.

-Phó thủ tướng muốn các tập đoàn Hàn Quốc coi Việt Nam là ‘cứ điểm chính’ về đầu tư Lãnh đạo Chính phủ muốn các tập đoàn Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam và hứa tạo điều kiện để các doanh nghiệp này kinh doanh.
 
-8 nước Liên minh châu Âu đặt mục tiêu loại bỏ nhiệt điện Trong số các nước EU đưa ra cam kết, Pháp đặt mục tiêu loại bỏ nhiệt điện sớm nhất, cụ thể là vào năm 2022, tiếp đó là Italy và Ireland.

-Trí tuệ nhân tạo điều khiển hệ thống giám sát nạn tự tử: Một hiện tượng xã hội phổ biến ở nhiều nước là tỷ lệ tự tử đang tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở Úc.

-Cuộc đua của các ‘ngân hàng ảo’ ở châu Á: Singapore mới đây thông báo về việc nghiên cứu khả năng cấp phép hoạt động cho ngân hàng ảo, trong khi chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) cũng bắt đầu cấp giấy phép cho một số ngân hàng dựa trên mô hình kinh doanh kỹ thuật số.

-Grab có thể trở thành ngân hàng điện tử: Startup gọi xe Grab đang muốn lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng khi chính phủ Singapore cân nhắc cấp phép ngân hàng trực tuyến, nguồn tin của Reuters cho biết.

-Chặn gian lận trị giá gần 25 tỉ USD mỗi năm nhờ trí tuệ nhân tạo: Tổ chức thẻ Visa vừa công bố kết quả phân tích cho biết nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc xét duyệt các khoản chi, tổ chức này đã giúp ngăn chặn gian lận trị giá gần 25 tỉ đô hàng năm, nhằm bảo vệ cho các nhà bán lẻ và người dùng.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-‘Tuýt còi’ 40 nhãn hàng quảng cáo trong clip bẩn trên YouTube: Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ra thông báo yêu cầu thêm 40 đơn vị phải gỡ quảng cáo trong các clip có nội dung xấu trên mạng xã hội YouTube.

-EVN đang nợ bao nhiêu? Với doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 đạt hơn 338.500 tỉ đồng, EVN ghi nhận khoản lãi sau thuế cũng khá cao, ở mức hơn 6.817 tỉ đồng. Ngoài doanh thu và lợi nhuận đều tăng thì khoản nợ của tập đoàn này cũng là điều được dư luận quan tâm.

-Thảo Cầm Viên Sài Gòn được giao chỉ tiêu lãi hơn một tỷ đồng: Thảo Cầm Viên được UBND TP HCM giao 4 nhóm chỉ tiêu gồm doanh thu, lợi nhuận, nợ phải trả và tình hình chấp hành pháp luật để đánh giá hiệu quả hoạt động.

-Doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mua ngân hàng yếu kém của Việt Nam: Từ nay tới năm 2020, Chính phủ không cấp phép thành lập các ngân hàng có vốn nước ngoài. Tuy nhiên các ngân hàng của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại ngân hàng yếu kém trong nước như Ocean Bank, GPBank, CBank hoặc các công ty tài chính.

-Nợ xấu sẽ được mua bán trên sàn giao dịch: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa công bố kế hoạch thiết lập, vận hành sàn giao dịch nợ xấu nhằm đẩy mạnh thị trường mua bán nợ xấu tập trung.

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)