Học viện Du lịch Venus One ở Bali i đã cho phép sinh viên của trường trả học phí bằng dừa trong bối cảnh Covid-19 còn gây nhiều ảnh hưởng kinh tế - Ảnh: Thebalisun

Tiêu điểm:

Trả học phí bằng dừa

Học viện Du lịch Venus One ở Bali từ hồi tháng 3 vừa rồi đã cho phép sinh viên của trường trả học phí bằng dừa. Ngoài dừa, trưởng cho phép sinh viên thanh toán bằng cây chùm ngây (moringa leaves) và rau má (gotu kola) để sản xuất xà bông thảo dược. Sáng kiến thu học phí này không chỉ thu hút sinh viên tham gia vào quá trình sản xuất, trau giồi kỹ năng kinh doanh mà còn giúp các gia đình ở Bali giảm bớt gánh nặng tài chính.

“Chúng tôi phải giáo dục sinh viên về tối đa hóa hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa xung quanh họ. Khi dịch qua rồi, họ không chỉ là những công nhân thông thường nữa”, Wayan Basek Adi Putra – một lãnh đạo của trường – nói với tờ báo địa phương The Bali Sun.

Dịch bệnh đánh sụp hoàn toàn nền kinh tế địa phương Bali vốn phụ thuộc gần như tuyệt đối vào du lịch. Du khách quốc tế và cả du khách nội địa từ các địa phương khác ở Indonesia không thể đến Bali vì đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Hồi tháng 8, Bali định tái kích hoạt nền kinh tế du lịch, nhưng thất bại bởi dịch bùng phát một lần nữa.

Tình hình cũng tương tự như vậy ở đất nước láng giềng Thái Lan. Chính phủ nước này hồi tháng 7 đã cho phép nông dân dùng 58 loại cây ăn trái và cây lâm nghiệp để làm tài sản thế chấp. Bao gồm các loại: cây gỗ teak, cây xoài, cây sầu riêng, cây me và tất cả các loại tre…

Trung Quốc hồi tháng rồi cũng cho phép nông dân và chủ các trang trại thế chấp heo đang nuôi để vay nợ ngân hàng

1/ Giá vàng miếng SJC đang ở mức 55,85 – 56,35 triệu đồng/lượng, không đổi so với ngày hôm qua. Giá vàng thế giới trên sàn Kitco đang được giao dịch ở mức 1.868,8 USD/ounce, giảm 8,9 USD, tương đương 0,47% giá trị so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, sức hút của vàng đã giảm khi đồng USD tăng 0,4% lên mức cao nhất gần 1 tuần, khiến vàng thỏi đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

2/ Việt Nam là thị trường cung cấp quả xoài lớn thứ 12 cho Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2020, đạt 1,35 nghìn tấn, trị giá 2,8 triệu USD, tăng 87,4% về lượng và tăng 99,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá xoài nhập khẩu từ Việt Nam trung bình ở mức 2.064,8 USD/ tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu xoài đông lạnh và tươi từ Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu xoài đông lạnh của Hoa Kỳ từ Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020 đạt 811 tấn, trị giá 1,36 triệu USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu quả xoài tươi đạt 539 tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 273,9% về lượng và tăng 249,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam hiện là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 12 cho Hoa Kỳ

3/ Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu nếp để phục vụ nhu cầu Tết âm lịch sắp tới. Nhưng trên thị trường nếp đang xảy ra một nghịch lý là doanh nghiệp Trung Quốc không nhập khẩu nếp nguyên hạt mà đang đẩy mạnh nhập khẩu nếp tấm. Mỗi năm Trung Quốc cấp quota nhập khẩu cả gạo và nếp cho Việt Nam khoảng 400.000 tấn, riêng nếp tấm không hạn chế quota và thuế nhập khẩu cũng rẻ hơn nhiều so với nếp nguyên hạt. Giá nếp tấm trên thị trường xuất khẩu đang dao động trên dưới 570 USD/tấn, tăng lên 20 USD/tấn so với 2 tháng trước, và đang có khả năng tăng lên 580 USD/tấn. Nguồn cung nếp đang rất hạn chế. Dự báo, thị trường nếp từ đây đến cuối năm sẽ rất sôi động do nhu cầu tăng cao mà nguồn cung trong nước đang cạn kiệt.

4/ Lượng xe nhập khẩu về nước trong tháng 10/2020 tiếp tục tăng cao với việc chỉ còn chưa đầu 2 tháng nữa là ưu đãi giảm phí trước bạ cho xe lắp ráp sẽ hết. Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, đã có tới 13.653 xe hơi nguyên chiếc các loại được nhập khẩu về nước trong tháng 10/2020. Lượng xe nhập về nước tiếp tục tăng khoảng gần 10% so với tháng trước. Cùng với đó, giá trị xe nhập khẩu trong tháng 10/2020 ước đạt hơn 283 triệu USD. Sau 10 tháng của năm 2020, cả nước đã nhập khẩu vượt mốc 80.000 xe các loại. Lượng xe nhập khẩu trong năm 2020 hiện vẫn sụt giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan tiếp tục là quốc gia xuất khẩu xe hơi nhiều nhất kể từ đầu năm với gần 39.000 xe. Riêng trong tháng 10/2020 đã có 7.599 xe được nhập khẩu về từ Thái Lan.

5/ Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2880 về việc rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo đó, hàng hoá thuộc đối tượng rà soát là các sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim, được cán phẳng, được mạ hoặc không mạ sau đó được sơn. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%. Việc rà soát được thực hiện đối với bên yêu cầu là Công ty KG Dongbu Steel đã yêu cầu cơ quan điều tra rà soát nhà nhập khẩu mới và áp dụng mức thuế chống bán phá giá riêng đối với công ty.

6/ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một được Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng ký hôm 11/11. Sân bay Long Thành giai đoạn 1 được đầu tư 4,6 tỷ USD gồm một đường băng, một nhà ga hành khách cùng các công trình phụ trợ với công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Dự kiến hoàn thành năm 2025.

Sân bay được quy hoạch theo 3 giai đoạn đến năm 2040, gồm 4 đường băng, 4 nhà ga hành khách với tổng công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

7/ Các bộ trưởng từ 15 quốc gia trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đồng ý về việc ký kết một thỏa thuận thương mại tại hội nghị thượng đỉnh vào Chủ nhật. Thỏa thuận này, bao gồm 10 nước thành viên Asean, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand sẽ tạo ra khu thương mại tự do lớn nhất tại châu Á, chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội và thương mại toàn cầu. RCEP sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên Asean, Australia và New Zealand, cùng với 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc. Mặc dù các quốc gia khác sẽ không được phép tham gia vào RCEP trong một khoảng thời gian nhất định sau khi nó có hiệu lực, nhưng điều khoản này sẽ được không áp dụng đối với Ấn Độ.

Các bộ trưởng từ 15 quốc gia trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đồng ý về việc ký kết một thỏa thuận thương mại – Ảnh: Nikkei

8/ Chính phủ Thái Lan đã quyết định cho phép lao động nước ngoài có giấy phép lao động hết năm 2021 được ở lại làm việc thêm 2 năm với điều kiện phải gia hạn ngay khi giấy phép cũ hết hạn. Bộ trưởng Lao động Thái Lan Chatumongol Sonakul cho biết, quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia này đang thiếu hụt nguồn lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và một lượng lớn lao động nước ngoài vẫn đang còn kẹt lại Thái lan không thể về nước do dịch. Thông thường, những lao động hoàn thành hợp đồng lao động 4 năm sẽ được yêu cầu về nước và sau đó mới được nộp đơn xin giấy phép lao động mới. Quyết định gia hạn này mang lại lợi ích cho khoảng 130.000 lao động nước ngoài ở Thái Lan.

9/ Alibaba công bố tổng giá trị hàng hóa của Lễ hội mua sắm toàn cầu 11/11 năm 2020 đạt 74,1 USD trong chiến dịch kéo dài 11 ngày từ ngày 1/11/2020, tăng 26% so với cùng khoảng thời gian năm 2019. Con số hơn 470 thương hiệu đạt được hơn 100 triệu nhân dân tệ về tổng giá trị hàng hóa. Hạ tầng kỹ thuật số Alibaba xử lý 583.000 đơn hàng mỗi giây ở giai đoạn đỉnh điểm

10/ Singapore đã công bố một chương trình thị thực lao động mới cho các giám đốc điều hành nước ngoài của các công ty công nghệ, một lĩnh vực mà quốc gia, có mức thuế thấp, này hy vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Theo đó, chương trình Tech.Pass, được ra mắt vào tháng 1, bao gồm việc tối đa 500 giám đốc điều hành, có kinh nghiệm, được phép nộp đơn xin thị thực có thời hạn hai năm. Thị thực này cho phép họ tham gia điều hành doanh nghiệp, đầu tư hoặc trở thành giám đốc trong các công ty có trụ sở tại Singapore và cố vấn cho các công ty khởi nghiệp. Singapore, thông qua các khoản tài trợ và ưu đãi trong những năm gần đây, hiện đang tăng cường nỗ lực thu hút các công ty công nghệ và nhà đầu tư toàn cầu như Facebook, Alphabet của Google và những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Tencent và Alibaba.

Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

ORGANIC TOWN