Buổi chia sẻ thông tin về Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm Truyền thống Việt Nam - Ảnh: T.Q

Tiêu Điểm:

Hỏi khó nước mắm truyền thống, trước thềm ngày vui lớn

Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm Truyền thống Việt Nam sẽ diễn ra ngày mai 27/10/2020 tại khách sạn Melia ở Hà Nội. Khi những thư mời nội bộ được phát ra, có nhà báo đã hỏi tôi: “Trời vui quá, sao còn chưa thông tin cho các nhà báo?” Đúng là trong rất nhiều công việc bề bộn, nặng nhất là làm sao qui tụ người sản xuất kinh doanh nước mắm ở gần 20 tỉnh, thành phố về thủ đô dự đông đủ, với đủ thủ tục đăng ký tham gia Hội thì một cuộc họp báo chưa được tính tới.

Xem thêm chi tiết tại link:

Hỏi khó nước mắm truyền thống, trước thềm ngày vui lớn

1/ Giá vàng miếng SJC 55,80 – 56,30 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn đang ở ngưỡng 500.000 đồng/lượng. Giá vàng thế giới trên sàn Kitco đang được giao dịch ở mức 1.898,6 USD/ounce, giảm 2,7 USD, tương đương 0,14% giá trị so với chốt phiên trước.

2/ Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/10/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,48 tỷ USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 10 tháng qua, vẫn có 23,48 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, tuy giảm gần 20% so với cùng kỳ nhưng vẫn là kết quả khá tích cực trong bối cảnh Covid-19. Tuy vậy, xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

3/ Tàu container Margrethe Maersk đã cập thành công vào Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm 25/10. Margrethe Maersk là một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay với trọng tải hơn 214.000 tấn, dài gần 400m, rộng 59m. Tàu container Margrethe Maersk hiện đang được liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới 2M khai thác trên tuyến dịch vụ đi bờ Tây Mỹ hằng tuần. Việc cảng CMIT đủ năng lực và được cấp phép tiếp nhận tàu trọng tải đến hơn 214.000 tấn hạ tải cập cảng cũng có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết như EVFTA và CPTPP bắt đầu có hiệu lực.

Tàu chở container Margrethe Maersk – Ảnh: MarineTraffic

4/ Sở Du lịch – Hiệp hội Du lịch TP.HCM và các doanh nghiệp triển khai đợt 4 của chương trình kích cầu du lịch nội địa. Chương trình này có sự hưởng ứng của gần 100 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và các điểm tham quan trên địa bàn thành phố với gần 200 chương trình du lịch giảm giá từ 10-50%. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Võ Thị Ngọc Thuý, chương trình kích cầu du lịch từ nay đến cuối năm 2020 tập trung vào các sản phẩm du lịch tại chỗ – staycation với giá cả hợp lý, ưu đãi và nhiều dịch vụ hấp dẫn.

5/ Masan High-Tech Materials (MHT) và hãng Mitsubishi Materials Corporation (MMC) của Nhật Bản đã ký thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược nhằm phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao hàng đầu. Một phần của thỏa thuận này là việc MMC sẽ đăng ký mua 109.915.542 cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD. Sau khi hoàn tất phát hành, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần pha loãng hoàn toàn của Công ty, qua đó trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.

Sau khi hoàn tất thỏa thuận, hai bên sẽ thảo luận về việc phát triển một đơn vị kinh doanh độc lập để phát huy và tăng cường sức mạnh hiệp lực cho nền tảng vonfram chế biến cận sâu của mỗi bên.

6/ Chính phủ Nhật Bản vừa bổ sung thêm 7 loại hình trong lĩnh vực xây dựng được phép tiếp nhận lao động kỹ năng đặc tính của người nước ngoài, trong đó có người Việt. Cụ thể, các loại hình công việc trong lĩnh vực xây dựng được bổ sung gồm: giàn giáo, nghề mộc, thi công hệ thống nước, gia công kim loại tấm, giữ nhiệt và làm mát, phun vật liệu cách nhiệt Urethane, xây dựng dân dụng ngoài. Trong ngành xây dựng, dự kiến Nhật Bản sẽ tiếp tục, dự kiến Nhật Bản sẽ tiếp nhận hơn 40.000 khách Việt.

7/ Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) Singapore hôm nay đã cho biết rằng quốc gia này sẽ thử nghiệm việc nhập khẩu điện từ Malaysia trong vòng 2 năm tới, dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2021. Thông cáo báo chí của EMA cho biết việc thử nghiệm nhằm “đánh giá và hoàn thiện các khuôn khổ quy định và kỹ thuật” để nhập khẩu điện vào Singapore, đồng thời tạo tiền đề để Singapore tính toán sẽ nhập khẩu điện quy mô lớn hơn từ khu vực trong tương lai. EMA dự kiến sẽ đưa ra yêu cầu đề xuất vào tháng 3/2021 đối với việc nhập khẩu 100 MW điện, tương đương khoảng 1,5% nhu cầu điện của Singapore vào thời kỳ cao điểm.

8/ Chính phủ Lào đã tạm cho phép mở lại một số cửa khẩu địa phương và truyền thống, nhằm khôi phục kinh tế và giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19. Đây được coi là một phần trong các nỗ lực của chính phủ nhằm cân bằng giữa việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và nới lỏng hạn chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc dỡ bỏ một số hạn chế không chỉ cho phép cải thiện thương mại xuyên biên giới giữa bốn tỉnh của Lào với các nước láng giềng mà còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và vượt qua những thách thức mà họ đang phải đối mặt, góp phần khôi phục kinh tế đất nước. Hiện tại, hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào chủ yếu được vận chuyển qua các cửa khẩu quốc tế vốn được trang bị đầy đủ phương tiện và nhân lực cần thiết để sàng lọc và xác định các trường hợp mắc Covid-19.

Việc dỡ bỏ một số hạn chế sẽ giúp cải thiện thương mại xuyên biên giới của Lào với các nước láng giềng – Ảnh: Nikkei

9/ Công ty công nghệ thông tin của Nhật Bản, NEC Corp, sẽ hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng không dây 5G thế hệ tiếp theo ở Anh. Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ Anh vào tháng 7 vừa qua cho biết họ sẽ cấm các thiết bị của gã khổng lồ công nghệ viễn thông của Trung Quốc, Huawei Technologies, khỏi các cơ sở hạ tầng mạng tốc độ cao của mình vì lo ngại về an ninh. Việc này đã cho giúp NEC trở thành một giải pháp thay thế khả thi và củng cố lĩnh vực hoạt động kinh doanh công nghệ 5G của họ quốc gia này. Anh cho biết họ sẽ không còn cho phép việc sử dụng các thiết bị của Huawei trong mạng 5G của mình vì những lo ngại về bảo mật chưa được giải quyết và yêu cầu các nhà cung cấp mạng phải loại bỏ thiết bị đã được lắp đặt vào năm 2027.

10/ Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, đang tác động để Cơ quan Quản lý Quy chế Thị trường Trung Quốc (SAMR) không thông qua thương vụ NVIDIA mua lại ARM.Theo South China Morning Post, các công ty này lo ngại rằng ARM sẽ trở thành quân tốt trong cuộc tranh giành ngôi vị số một về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, và ngừng giao dịch với các đối tác Trung Quốc. ARM là công ty cung cấp thiết kế chip cho hầu hết thiết bị điện tử trên thế giới, từ điện thoại thông minh đến siêu máy tính, NVIDIA đã đạt thỏa thuận mua lại ARM từ tập đoàn SoftBank của Nhật Bản, qua đó đặt công ty sản xuất chip này dưới quyền tài phán của Mỹ. Về cơ bản, điều này sẽ đe dọa vị thế trung lập của ARM trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn.

Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

Chi tiêu ngân sách giữa mùa dịch tăng vọt, nợ công thế giới đạt quy mô 125% GDP