Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực
Xu hướng đạm thay thế
1.    Ngành đạm côn trùng Châu Á và 2 thách thức lớn trên đường phát triển
Những công ty tiên phong trong ngành đạm côn trùng tại Châu Á đã chỉ ra rằng việc mở rộng sản xuất và đánh tan tâm lý e ngại của người tiêu dùng chính là 2 bài toán lớn cần được giải quyết của ngành này trong tương lai.
Tại hội chợ Thaifex 2022 tại Bangkok, ngành đạm thực vật bất ngờ nổi lên và giành được nhiều sự quan tâm như một nguồn đạm thay thế tiềm năng, với rất nhiều giải thưởng về đột phá sáng tạo, cũng như thu hút sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp trên khắp Châu Á và Trung Đông.
Trong đó, tiêu biểu là công ty Cric-Co (Thái Lan) với dòng sản phẩm bánh quy được làm từ bột dế. Đây là hướng tiếp cận mới mẻ nhằm giúp người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm gián tiếp và từ đó vượt qua tâm lý e ngại về việc ăn côn trùng. Dù vậy, toàn ngành đạm côn trùng không thể chỉ tập trung vào phân khúc snack, trong khi tiềm năng của ngành được đánh giá là có thể trở thành một nguồn đạm thay thế khả thi cho thịt động vật. Điều này, dẫn đến một hướng đi khả thi duy nhất cho đến hiện tại: bột dinh dưỡng côn trùng.
Bột côn trùng được xem là giải pháp giúp tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp như mì, bia… Đồng thời, đây cũng là cách giúp ngành đạm côn trùng từng bước vượt qua tâm lý e sợ của người tiêu dùng, khi tạo ra thêm cơ hội tiêu thụ gián tiếp cho người dùng. Không chỉ ở khía cạnh dinh dưỡng, cách tiếp cận này cũng đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được cả yếu tố ngon mắt và hấp dẫn về mùi vị để chinh phục khách hàng.
Về khía cạnh mở rộng, thì theo các chuyên gia, thị trường Châu Á có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nhưng lại thiếu hụt đầu ra, trong khi ở Châu Âu, tình huống lại trái ngược khi nhu cầu của khách hàng đang vượt quá khả năng cung ứng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và cân bằng cán cân cung cầu giữa các vùng sẽ cần rất nhiều sự đầu tư và hỗ trợ tương ứng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều cùng chung nhận định rằng ngành đạm côn trùng đang có một tiềm năng to lớn khi nhu cầu về nguồn đạm thay thế an toàn và bổ dưỡng ngày càng cấp thiết. Trong tương lai gần, khi các “sản phẩm mồi” như bột côn trùng được người dùng chấp nhận và phổ biến rộng rãi, việc ngành đạm côn trùng bùng nổ mạnh mẽ sẽ là điều chắc chắn.
Tại Việt Nam, ngành đạm côn trùng cũng đang rất sôi động với sự có mặt của start-up Entobel từ Singapore đang nghiên cứu và ứng dụng đạm côn trùng vào việc chế biến thức ăn chăn nuôi và start-up Cricket One hiện đang cung cấp bột dế chuẩn organic cho các đơn vị sản xuất thực phẩm tại Châu Âu.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/07/12/asia-insect-protein-sector-cite-upscaling-and-negative-preconceptions-as-biggest-hurdles
Về Cricket One: https://cafebiz.vn/cricket-one-startup-foodtech-viet-ban-san-pham-ve-de-khap-my-nhat-chau-au-tu-tin-lot-top-3-nha-san-xuat-de-lon-nhat-the-gioi-20220602231541923.chn
Về Entobel:
https://www.entobel.com/vi/trang-chu/
2.    Bơ có nguồn gốc từ nấm (fungi-based) – “bơ thay thế” của tương lai
Vừa qua, công ty Mycorena (Thụy Điển) đã công bố phát triển thành công nguyên mẫu đầu tiên của sản phẩm bơ từ protein nấm, đánh dấu bước tiến của ngành protein nấm vào lĩnh vực bơ sữa. Theo công ty, loại bơ nấm này không hề chứa cholesterol và chứa rất ít lượng chất béo bão hòa so với bơ truyền thống.
https://www.foodnavigator.com/Article/2022/07/08/mycorena-makes-mycoprotein-butter-prototype-for-alt-dairy-applications
3.    Ngôi sao Bolywood khuấy động thị trường thịt thực vật ở Ấn Độ
Ấn Độ từ lâu đã có số lượng lớn người ăn chay vì lý do tôn giáo. Nhưng thị trường các loại thịt thay thế từ thực vật đã thực sự bùng nổ giữa Covid, với làn sóng các ngôi sao Bollywood khuấy động mạng xã hội nhằm quảng bá cho những lợi ích sức khỏe và môi trường của các loại thịt thực vật.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/ngoi-sao-bolywood-khuay-dong-thi-truong-thit-thuc-vat-o-an-do/
Tin tức nổi bật trong nước và quốc tế
1.    Khủng hoảng thiếu lương thực có dấu hiệu hạ nhiệt
Nhu cầu gia tăng sau đại dịch Covid-19 cùng với những vấn đề về chuỗi cung ứng đã khiến giá các loại nguyên liệu như ngô, lúa mì, dầu cọ “nhảy múa”. Tuy nhiên kết thúc quý 2, giá các loại nguyên liệu này đã giảm sâu, thậm chí mức giảm lên đến 45%, do nguồn cung ngày càng tăng lên và các nhà đầu tư giảm đặt cược tăng giá trên thị trường kì hạn.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/tung-tang-nong-va-dung-truoc-nguy-co-khung-hoang-hang-loat-nguyen-lieu-quan-trong-bong-quay-xe-giam-sau-chua-tung-co-420227783537517.htm
2.    Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố số liệu mới về xuất khẩu thịt bò, thịt lợn toàn cầu
Theo công bố mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Liên đoàn Xuất khẩu Thịt của Mỹ (USMEF), xuất khẩu thịt bò của Mỹ lập kỷ lục mới cả về khối lượng và giá trị trong tháng 5/2022. Xuất khẩu thịt bò của Mỹ tháng 5/2022 đạt 135.006 tấn, tăng 1% so với kỷ lục cao gần nhất vào tháng 5/2021.
Đối với xuất khẩu thịt lợn, dù rằng xuất khẩu thịt lợn của Mỹ thấp hơn ngưỡng tổng của năm ngoái, khối lượng xuất vẫn cao hơn cả về khối lượng (224.677 tấn) và giá trị (655,1 triệu USD) bởi Mexico, cộng hòa Dominica và Colombia tăng cường nhập khẩu thịt lợn Mỹ. Khối lượng thịt lợn mà Mỹ xuất vào Trung Quốc cũng hồi phục lên ngưỡng cao nhất tính từ tháng 7/2021.
Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/bo-nong-nghiep-my-cong-bo-so-lieu-moi-gay-ngac-nhien-ve-xuat-khau-thit-bo-thit-lon-toan-cau-post3098619.html
3.    Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng Trung Quốc luôn thay đổi để thành công
Với hương vị độc đáo và giá cả cạnh tranh, ‘Món ngon Sa huyện’ (Shaxian Delicacies) – chuỗi cửa hàng ăn nhanh được mệnh danh là ‘McDonald’s của Trung Quốc’, đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Gần đây, thương hiệu này còn cho ra mắt thức ăn chế biến sẵn dễ dàng mang về nhà, giúp người dùng có nhiều hình thức lựa chọn hơn. Hiện tại, nhà hàng “Món ngon Sa huyện” đã có mặt ở 66 quốc gia, nhiều gấp 2,3 lần so với McDonald’s và 3,5 lần so với KFC trên toàn cầu.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/chuoi-cua-hang-thuc-an-nhanh-noi-tieng-trung-quoc-luon-thay-doi-de-thanh-cong-post955897.vov
4.    Dính bê bối sau 3 tuần hoạt động, cửa hàng McDonald phiên bản Nga có thể thất bại
Mới hoạt động không lâu sau khi McDonald rời khỏi, cửa hàng đồ ăn nhanh phiên bản của Nga đã gặp nhiều vấn đề kinh doanh. Chỉ trong ba tuần, giá cả đã tăng trung bình 10%, cửa hàng bán bánh có nấm mốc và phục vụ nước sốt hết hạn kèm khoai tây chiên. Một vài ngày trước, có thông tin cho biết sẽ không còn khoai tây chiên nữa do vấn đề thu hoạch khoai tây của Nga.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/dinh-be-boi-sau-3-tuan-hoat-dong-cua-hang-mcdonald-phien-ban-nga-co-the-that-bai-20220711100523564.htm
5.    TH true MILK lọt Top 2 Thương hiệu sữa được lựa chọn nhiều nhất
Kantar – Tổ chức hàng đầu thế giới về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn – vừa công bố báo cáo Dấu ấn thương hiệu Việt Nam 2022 (Brand Footprint), trong đó TH true MILK đã vượt qua nhiều tên tuổi khác lọt vào Top 2 Thương hiệu sữa và sản phẩm sữa được người tiêu dùng thành thị lựa chọn nhiều nhất (Most chosen Dairy & Dairy substitutes brand).
Nguồn: https://tienphong.vn/th-true-milk-lot-top-2-thuong-hieu-sua-duoc-lua-chon-nhieu-nhat-post1453285.tpo
Nhóm tin về ngành du lịch
1.    Giá vé máy bay mùa cao điểm đắt gấp đôi
So với giai đoạn trước tháng 5, giá vé máy bay mùa cao điểm đã cao gấp đôi. Đi kèm theo đó là những rủi ro về việc trễ chuyến. Bên cạnh câu chuyện cao điểm du lịch, phí xăng dầu tăng cao cũng khiến các đường bay nội địa bị đẩy giá.
Do đó, du khách có nhu cầu du lịch trong giai đoạn này không nên chờ đợi giá vé sẽ giảm. Thực tế, giá vé máy bay thay đổi linh động và vẫn có thể giảm tùy vào tình hình, chính sách mỗi hãng. Tuy nhiên, việc chờ đợi lúc này sẽ đem tới nhiều rủi ro hơn.
Nguồn: https://zingnews.vn/gia-ve-may-bay-mua-cao-diem-dat-gap-doi-post1334865.html
Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử
1.    Central Retail sẽ đầu tư 2.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới
Central Retail sẽ đầu tư 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới nhằm thúc đẩy kết quả kinh doanh đạt 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh số 1 trong lĩnh vực Thực phẩm và kinh doanh Trung tâm thương mại.
Nguồn: https://laodongthudo.vn/central-retail-se-dau-tu-2000-ty-dong-vao-thi-truong-ban-le-viet-nam-trong-5-nam-toi-142978.html
2.    Hàng trăm cửa hàng Bách Hóa Xanh đóng cửa trả mặt bằng
Chiều 12-7, theo cập nhật trên website của hệ thống Bách Hóa Xanh, số lượng cửa hàng trên toàn quốc chỉ còn 1.888, giảm 216 cửa hàng so với số lượng công bố hồi tháng 5. Trong đó, riêng TP HCM còn 541 cửa hàng, phủ khắp 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/hang-tram-cua-hang-bach-hoa-xanh-dong-cua-tra-mat-bang-2022071220113701.htm
Tham khảo thêm: Vì sao Bách hóa Xanh đóng gần 300 cửa hàng?
https://vtc.vn/vi-sao-bach-hoa-xanh-dong-gan-300-cua-hang-ar687626.html
3.    Tỷ lệ mua sắm online xuyên biên giới của người Việt cao bất ngờ
Theo một báo cáo mới đây, 59% người Việt được hỏi cho biết đã từng nhiều lần đặt hàng mua sắm tại các website quốc tế. Tại khu vực Đông Nam Á, con số này chỉ thua Singaporevới 60%, và cao hơn so với Thái Lan (53%), Indonesia (52%). Malaysia (48%) và Philippines (42%).
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ty-le-mua-sam-online-xuyen-bien-gioi-cua-nguoi-viet-cao-bat-ngo-42022127102338625.htm
4.    Bùng nổ hiệu sách tại Mỹ
Theo The New York Times, đã có hơn 300 tiệm sách tư nhân mọc lên trên khắp nước Mỹ những năm gần đây. Một dấu hiệu hồi phục hồi kinh tế đáng kinh ngạc và đáng hoan nghênh sau đợt suy thoái do đại dịch Covid-19. Khi số lượng các hiệu sách mở ra ngày càng nhiều, việc kinh doanh bán sách cũng đa dạng hơn (về mặt sắc tộc).
Nguồn: https://zingnews.vn/bung-no-hieu-sach-tai-my-post1332827.html
5.    Các tập đoàn bán lẻ Mỹ xoay xở xử lý ‘núi’ hàng tồn kho
Các tập đoàn bán lẻ lớn nhất Mỹ đã chạy đua bổ sung hàng tồn kho kể từ đầu đại dịch Covid-19 để đối phó với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng kéo dài. Nhưng giờ đây họ đang đau đầu xử lý các kho hàng dự trữ khổng lồ, từ đồ nội thất, quần áo cho đến thiết bị tập luyện thể dục…Để giải phóng hàng tồn kho, các nhà bán lẻ lớn như Target, Walmart, Macy’s đã giảm giá hàng nghìn sản phẩm tại các cửa hàng của họ hoặc bán sỉ với số lượng lớn cho các nhà bán lẻ khác với mức thua lỗ đáng kể.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cac-tap-doan-ban-le-my-xoay-xo-xu-ly-nui-hang-ton-kho/
Nhóm tin về ngành thời trang
  1. Đồng hồ cao cấp Rolex, Omega ‘cháy hàng’
Bloomberg đưa tin tình trạng thiếu đồng hồ cao cấp đang là vấn đề lớn đối với những người kinh doanh Rolex tại Anh. Brian Duffy, Giám đốc điều hành của Watches of Switzerland Group Plc, cho biết lượng khách hàng có nhu cầu mua đồng hồ Rolex, Audemars Piguet và Patek Philippe đang tăng. Từ lâu, số lượng chờ mua đã vượt xa nguồn cung. Giờ đây, vấn đề khan hiếm đồng hồ đang xuất hiện ở nhiều thương hiệu cao cấp khác, bao gồm Zenith, Omega và IWC.
Nguồn: https://zingnews.vn/dong-ho-cao-cap-rolex-omega-chay-hang-post1334089.html
  1. Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thời trang trực tuyến tại Đông Nam Á
Bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp thời trang ở Đông Nam Á luôn sẵn sàng cho một sự trở lại “đáng gờm”. Nơi đây hiện đang là trung tâm mới cho sự phát triển bền vững của các thương hiệu thời trang với những ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Nguồn: https://baoquocte.vn/su-bung-no-cua-nganh-cong-nghiep-thoi-trang-truc-tuyen-tai-dong-nam-a-190608.html
Nhóm tin về xu hướng bền vững – kinh tế tuần hoàn
  1. Startup Indonesia biến rác thành ‘vàng’
Startup Rekosistem bắt đầu thử nghiệm hộp thu thập chai nhựa tự động tại một nhà ga đông đúc ở thủ đô Jakarta từ năm ngoái. Cách thức hoạt động của nó rất đơn giản: Người dùng chỉ cần quét mã QR trên hộp bằng ứng dụng Rekosistem rồi đặt chai nhựa vào trong để nhận điểm thưởng. Theo Rekosistem, hộp thu thập 100 đến 120 chai nhựa mỗi ngày.
Sau đó, người dùng sẽ chuyển các điểm thưởng thành GoPay Coins, một loại tiền kỹ thuật số của tập đoàn GoTo, còn Rekosistem bán những gì thu gom được cho các công ty tái chế.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/khoi-nghiep/startup-indonesia-bien-rac-thanh-vang-414989.html
Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ
1.    Elon Musk quyết định không mua Twitter nữa
Nguồn tin từ CNBC cho biết tỉ phú Elon Musk đã quyết định chấm dứt thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter. Theo luật sư đại diện cho vị tỉ phú – Mike Ringler, lý do chấm dứt thương vụ là vì Twitter đã không tuân thủ các nghĩa vụ hợp đồng của mình, cụ thể phía Twitter đã không cung cấp cho ông Musk những thông tin kinh doanh liên quan mà ông Musk yêu cầu.
Nguồn: https://viettimes.vn/elon-musk-quyet-dinh-khong-mua-twitter-nua-post158478.html?utm_source=web_vt&utm_medium=home_tinmoi_vt&utm_campaign=click_tinmoi
2.    Twitter kiện Elon Musk, nguy cơ tranh cãi pháp lý kéo dài
Nhiều chuyên gia cho rằng tỉ phú Elon Musk khó lòng rời khỏi thương vụ mua lại Twitter một cách trót lọt và có thể dẫn đến một cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài giữa cả hai.
Nguồn: https://plo.vn/twitter-khang-dinh-se-kien-ong-elon-musk-nguy-co-tranh-cai-phap-ly-keo-dai-post688315.html
3.    Facebook cắt giảm hàng trăm nhân sự
Công ty mẹ của Facebook cắt giảm hàng trăm nhân sự trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi lạm phát và xung đột ở Ukraine. Theo CNBC, Meta – công ty mẹ của Facebook – đã hủy hợp đồng với các nhân viên dọn dẹp và trông coi tại trụ sở chính ở Thung lũng Silicon, dẫn đến hàng trăm công việc bị cắt giảm vào cuối tháng này.
Nguồn: https://zingnews.vn/facebook-cat-giam-hang-tram-nhan-su-post1335293.html
4.    Grab tung phụ phí nhằm “tận thu”
Phụ phí nắng nóng – một loại phụ thu quái lạ vừa được Công ty Grab công bố – làm khách hàng ngỡ ngàng. Với mức thu từ 3.000 – 5.000 đồng/đơn hàng tùy địa phương tưởng chừng là nhỏ nhưng với vị thế chiếm lĩnh thị trường, có hàng vạn đơn hàng mỗi ngày thì con số này sẽ lên tiền tỉ.
Lý do giải thích của đại diện công ty là thu để hỗ trợ tài xế cũng không thuyết phục vì tiền này được cộng vào doanh thu và ăn chia tỉ lệ với doanh nghiệp nên một phần sẽ chảy vào túi Grab.
Nguồn: https://nld.com.vn/goc-nhin/phu-thu-hay-phu-bac-20220708221422146.htm
5.    Bùng nổ thương mại điện tử đang thúc đẩy ngành e-logistics
Việt Nam đang chứng kiến tốc độ phát triển TMĐT nhanh chóng trong những năm gần đây, nhu cầu đối với các dịch vụ e-logistics cũng đang tăng lên một cách tương xứng. Mua sắm trực tuyến bùng nổ đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành e-logistics, vốn đang phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực hiện đơn hàng và giao hàng chặng cuối.
Nguồn: https://vneconomy.vn/bung-no-thuong-mai-dien-tu-dang-thuc-day-nganh-e-logistics.htm
6.    Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tiếp tục tăng cao
Hiện các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, khiến ngành công nghệ thông tin đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn.Dù nhiều doanh nghiệp đưa ra mức lương và các chế độ phúc lợi hấp dẫn nhưng họ vẫn đứng trước tình trạng ‘khát’ nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Nguồn: https://www.sgtiepthi.vn/nhu-cau-nhan-luc-nganh-cong-nghe-thong-tin-tiep-tuc-tang-cao/
7.    Trong làn sóng sa thải, Đông Nam Á vẫn ‘khát’ tài năng công nghệ
Làn sóng sa thải trong lĩnh vực công nghệ đang diễn ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới và Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nhìn chung, nhân tài công nghệ trong khu vực vẫn khan hiếm và nhiều công ty đang chuyển sang tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa để tiết kiệm chi phí.’Cơn khát’ tài năng công nghệ vẫn tồn tại trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả ở Singapore, nơi diễn ra hầu hết vụ sa thải và ngừng tuyển dụng trong thời gian gần đây.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/trong-lan-song-sa-thai-dong-nam-a-van-khat-tai-nang-cong-nghe/
8.    Xiaomi khai thác Việt Nam làm cơ sở sản xuất cho thị trường Đông Nam Á
Thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi Corp đã giao lô thiết bị cầm tay sản xuất trong nước đầu tiên tại Việt Nam như một phần của kế hoạch mở rộng sang Đông Nam Á trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nước.
Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/the-gioi/xiaomi-khai-thac-viet-nam-lam-co-so-san-xuat-cho-thi-truong-dong-nam-a-106926.html
9.    Doanh số bán PC trên toàn cầu sẽ giảm 9,5% vào năm 2022
Theo dự báo mới nhất từ ​​Gartner, doanh số bán hàng trên thị trường máy tính cá nhân trên toàn thế giới đang có xu hướng giảm 9,5% vào năm 2022. Ranjit Atwal, nhà phân tích giám đốc cấp cao tại Gartner cho biết: “Nhu cầu máy tính cá nhân (PC) của người tiêu dùng đang có xu hướng giảm 13,1% vào năm 2022 và sẽ giảm nhanh hơn nhiều so với nhu cầu PC dành cho doanh nghiệp, dự kiến ​​sẽ giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/doanh-so-ban-pc-tren-toan-cau-se-giam-95-vao-nam-2022-20220713092915926.htm
10. ‘Cơn bão’ nhu cầu chip có dấu hiệu suy yếu
Nhu cầu bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy ‘cơn bão’ nhu cầu suy yếu dần, đặc biệt trong bối cảnh doanh số bán máy tính cá nhân (PC) sụt giảm và thị trường tiền ảo suy sụp.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/con-bao-nhu-cau-chip-co-dau-hieu-suy-yeu/
11. Samsung đánh bại Apple trên thị trường smartphone toàn cầu
Apple bán rất nhiều iPhone nhưng không nhiều như Samsung. Các con số được BanklessTimes tổng hợp lại cho thấy Samsung đã xuất xưởng 73,6 triệu điện thoại thông minh trong quý 1/2022, nhiều hơn 17 triệu chiếc so với iPhone của Apple trong cùng kỳ. Con số này đã đưa Samsung lên vị trí đầu bảng trên thị trường smartphone trong khi Apple đứng thứ hai, Xiaomi ở vị trí thứ ba.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/samsung-danh-bai-apple-tren-thi-truong-smartphone-toan-cau-20220711151422862.htm
12. Samsung bị bỏ lại trong cuộc đua sản xuất chip với TSMC
Samsung Electronics đã từng tự tin tuyên bố rằng họ sẽ trở thành xưởng sản xuất chip hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sau ba năm, đối thủ hàng đầu Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC)  đã giành được thị phần lớn hơn, và khiến Samsung buộc phải chấp nhận sự thua kém và phải thay thế một số giám đốc điều hành để cứu vãn tình hình.
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Business/Tech/Semiconductors/Samsung-slips-further-behind-TSMC-in-chipmaking-race
13. VinFast sắp khai trương cùng lúc 6 cửa hàng VinFast Store tại Mỹ
Dự kiến vào ngày 14.7 (giờ Mỹ, tức 15.7.2022 giờ Việt Nam), VinFast sẽ chính thức khai trương đồng loạt 6 cửa hàng VinFast Store đầu tiên tại bang California (Mỹ). Đây sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm ô tô điện VinFast trực tiếp tới người tiêu dùng Mỹ.
Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/vinfast-sap-khai-truong-cung-luc-6-cua-hang-vinfast-store-tai-my-35698.html
Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng
  1. Ngành thép Trung Quốc cảnh báo về khủng hoảng kéo dài
Các nhà máy thép của Trung Quốc đang cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng ngành khi tỷ suất lợi nhuận giảm do nhu cầu yếu. Cảnh báo rõ ràng nhất được đưa ra từ Hunan Valin Iron & Steel Group khi công ty này vừa tổ chức họp bàn để thảo luận về sự suy thoái nhanh chóng của ngành thép cũng như các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo sự tồn tại của công ty, bao gồm cả phương án cho ngừng hoạt động nhà máy không có lãi. Trích dẫn bình luận của các chuyên gia trong ngành, Hunan Valin cho rằng ngành thép sẽ rơi vào khủng hoảng kéo dài 5 năm.
Nguồn: https://ndh.vn/kim-loai/nganh-thep-trung-quoc-canh-bao-ve-khung-hoang-keo-dai-1319407.html
  1. Giá thép trong nước tiếp tục giảm tới 360.000 đồng/tấn
Giá thép giảm lần thứ 8 trong 2 tháng với tổng mức giảm đến hơn 3 triệu đồng/tấn. Theo báo cáo mới đây của SSI Research, nhu cầu thép trong nước giảm khoảng 6% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.
Các chuyên gia của SSI Research cho rằng nhu cầu yếu hơn đáng kể có thể do sự kết hợp của ba yếu tố là giá thép cao, cùng với sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khác khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ. Bên cạnh đó, lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thép và giá thép.
Nguồn: https://ndh.vn/kim-loai/lan-thu-8-gia-thep-trong-nuoc-giam-toi-360-000-dong-tan-1319513.html
  1. Giá xăng giảm mạnh, về dưới 30.000 đồng/lít
Giá xăng trong nước đã giảm mạnh hơn 3.000 mỗi lít, đưa giá xăng xuống dưới 30.000 đồng/lít sau nhiều ngày neo ở mức cao. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 3.103 đồng/lít, có giá bán không cao hơn 27.788 đồng/lít; Xăng RON95 giảm 3.088 đồng/lít, có giá 29.675 đồng/lít.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/gia-xang-giam-manh-ve-duoi-30000-dong-lit-20220710230000976.htm
Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới
1.    Tiềm năng khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe tại VN còn rất lớn
Số lượng startup lĩnh vực y tế tại Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại Châu Á. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, lĩnh vực công nghệ y tế, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để khởi nghiệp.
Nguồn: https://giadinhonline.vn/tiem-nang-khoi-nghiep-linh-vuc-cong-nghe-y-te-va-cham-soc-suc-khoe-con-rat-lon-d183113.html
2.    Chờ vốn ‘khủng’ từ Dubai rót vào startup Blockchain Việt Nam
Nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhiều dư địa phát triển cho blockchain trong thời gian tới, Agora Group quyết định chọn Việt Nam là điểm đến cho Hội Nghị Blockchain thế giới lần thứ 10 – phiên bản cho khu vực Đông Nam Á.
Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam ngày 11- 12/7/2022. Việt Nam là nước đầu tiên được chọn để tổ chức sự kiện ngoài Dubai. Đây được kỳ vọng sẽ là kênh giúp startup tiếp cận dòng vốn triệu USD từ các nhà đầu tư Dubai.
Nguồn: https://baodautu.vn/cho-von-khung-tu-dubai-rot-vao-startup-blockchain-viet-nam-d169324.html
Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi
1.    Nhu cầu thanh long trên thế giới tăng cao: Việt Nam là nhà xuất khẩu số 1
Không giống như các mặt hàng nổi tiếng khác của Việt Nam như cà phê hay gạo, thanh long không được người tiêu dùng trên thế giới (ngoài cộng đồng châu Á) biết đến nhiều. Tuy nhiên, các đánh giá cho thấy, nhu cầu về thanh long đang tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các thị trường mới bên ngoài châu Á bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người, như giúp chống lại các bệnh lý mãn tính, chiến đấu với các tế bào ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường…
Đặc biệt, thanh long rất được yêu thích tại thị trường tỷ dân Trung Quốc. 90% thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là thanh long Việt Nam, chỉ một ít là nhập từ đảo Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước khác.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/suc-hut-cua-thanh-long-the-gioi-xem-la-sieu-trai-cay-viet-nam-la-nha-xuat-khau-so-1-820229713444245.htm
2.    Xoài Đồng Tháp sản xuất theo tiêu chuẩn để đáp ứng thị trường thế giới
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, xoài chiếm hơn 33% tổng diện tích cây ăn trái của Đồng Tháp (khoảng 14.000 ha), xếp thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng, những giống xoài chủ lực gồm: Cát Chu, Cát Hòa Lộc, Tượng da xanh.
Xoài Đồng Tháp đã xuất khẩu sang thị trường các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU trong thời gian qua. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, xoài Đồng Tháp được đăng ký mã số vùng trồng với 327 mã số, tương đương gần 6.000 ha.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/xoai-dong-thap-san-xuat-theo-tieu-chuan-de-dap-ung-thi-truong-the-gioi-post955359.vov
3.    Vải thiều Hải Dương được giá nhất 10 năm qua
Vải thiều của tỉnh Hải Dương năm nay đạt chất lượng cao và được giá nhất trong 10 năm trở lại đây, với giá bán từ 40.000 – 80.000 đồng/kg. Toàn tỉnh có khoảng 9.000 ha vải thiều với sản lượng năm nay khoảng 60.000 tấn, tăng 10% so với vụ trước. Khoảng 5% trong số đó được xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/vai-thieu-hai-duong-duoc-gia-nhat-10-nam-qua-202207080831418.htm
4.    Trái dừa lấy nước ở ĐBSCL có giá cao gấp nhiều lần dừa khô
Do xuất khẩu gặp khó khăn nên trái dừa khô ở vùng ĐBSCL rớt giá thê thảm ; trong khi đó trái dừa tươi (dừa uống nước) giá ở mức cao. Nhà vườn đang đổ xô trồng loại dừa này, bỏ phế vườn dừa khô truyền thống.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/trai-dua-lay-nuoc-o-dbscl-co-gia-cao-gap-nhieu-lan-dua-kho-post956034.vov
5.    Giá thịt lợn tăng liên tiếp
Sau nhiều tháng ổn định với mức giá 50.000đ/kg, nửa cuối năm nay, giá lợn hơi đang tăng dần và tiến đến mốc 60.000đ/kg.
Theo nhiều hộ chăn nuôi, giá lợn hơi có xu hướng tăng mạnh là bởi thời gian trước gặp dịch bệnh, nhiều trại nuôi bán tháo, lợn mới chỉ 60-80kg đã bán. Đến nay, nguồn cung thiếu hụt đẩy giá lợn hơi tăng cao. Ngoài ra, giá chăn nuôi tiếp tục được điều chỉnh tăng đẩy giá bán thịt lợn lên theo.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-thit-lon-tang-lien-tiep-20220709062640215.htm
6.    BaF – hoàn thiện mảnh ghép ‘Food’ trong chuỗi 3F
Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BaF) liên tục mở rộng hàng chục cửa hàng thực phẩm sạch Siba Food và Meat Shop trên toàn quốc, nhằm phân phối thịt heo sạch BaF Meat, sản phẩm của chuỗi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.
Nguồn: https://vtc.vn/baf-hoan-thien-manh-ghep-food-trong-chuoi-3f-ar686359.html
7.    Hoàng Anh Gia Lai lãi khủng nhờ ‘heo ăn chuối’
Bầu Đức vừa có thư gửi cổ đông cập nhật tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của HAGL. Theo đó, doanh thu thuần đạt 1.867 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 531 tỉ đồng – đạt 47% kế hoạch đặt ra. Trong đó, mảng trái cây đóng góp nhiều nhất với 1.094 tỉ đồng, mảng chăn nuôi 439 tỉ đồng, mảng phụ trợ 334 tỉ đồng.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/bau-duc-tiep-tuc-khoe-hoang-anh-gia-lai-lai-khung-nho-heo-an-chuoi-20220713133639148.htm
8.    Vinamilk nhập đàn bò sữa 1000 con từ Mỹ về trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Lào
Ngày 6/7/2022, Vinamilk tiếp nhận thành công 1000 bò sữa HF thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ về Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa để đưa về Trang trại Vinamilk Lao-Jagro tại cao nguyên Xiêng Khoảng, Lào. Đàn bò sữa này nằm trong đợt nhập khẩu bò với tổng số lượng hơn 2500 con của Vinamilk, để tăng cường đàn bò cho các trang trại Green Farm tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi và trang trại Lao-Jagro chuẩn bị đi khánh thành.
Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/vinamilk-nhap-dan-bo-sua-1000-con-tu-my-ve-trang-trai-bo-sua-lao-jagro-tai-lao-297306.html
Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu
1.    Cập nhật tình hình nông sản Việt Nam bị cảnh báo khi nhập khẩu vào châu Âu
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 9 mặt hàng thuộc nhóm rau quả bị thị trường nhập khẩu cảnh báo tại châu Âu (EU). Các cảnh báo tập trung vào vi phạm mức dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU, 1 cảnh báo vi phạm cảm quan, 1 cảnh báo vi phạm aflatoxin… trong quá trình sơ chế, chế biến.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/lo-hang-tuong-ot-chom-chom-thanh-long-cua-viet-nam-bi-tieu-huy-o-chau-au-20220707111159643.htm
2.    Thêm thị trường, xuất khẩu trái cây sẽ đột phá
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang gấp rút chuẩn bị đưa nhiều loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường cao cấp như Nhật, Mĩ, Úc… Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, ngay từ bây giờ, các vùng trồng phải khẩn trương tổ chức sản xuất an toàn, có mã vùng trồng để sẵn sàng xuất khẩu.
Nguồn: https://tienphong.vn/them-thi-truong-xuat-khau-trai-cay-se-dot-pha-post1451593.tpo
3.    Sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sau 4 năm đàm phán, ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/sau-rieng-duoc-xuat-khau-chinh-ngach-sang-trung-quoc-20220711182331625.htm
Tham khảo thêm: Điều kiện ngặt nghèo Trung Quốc quy định để nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam
https://thanhnien.vn/dieu-kien-ngat-ngheo-trung-quoc-quy-dinh-de-nhap-khau-sau-rieng-tu-viet-nam-post1477573.html
4.    Vướng hàng rào kỹ thuật, nông sản Việt Nam ít vào được Thái Lan
Một số doanh nghiệp tại TP.HCM cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng danh mục xuất khẩu nông sản, trái cây sang Thái Lan nhưng vướng hàng rào kỹ thuật, chính sách bảo hộ. Hiện nay mới chỉ có 5 loại trái cây Việt Nam được xuất sang Thái Lan trong khi hàng nông sản của Thái Lan đang bán rất nhiều ở Việt Nam.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/vuong-hang-rao-ky-thuat-nong-san-viet-nam-it-vao-duoc-thai-lan-post955577.vov
5.    Đối mặt với nhu cầu và giá phân bón tăng cao, ngành lúa gạo đang bị đe doạ tại các quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới
Ngành sản xuất lúa gạo đang bị đe doạ tại các khu vực châu ở Á do chi phí phân bón tăng cao cùng với thời điểm nhu cầu đang ngày càng tăng lên, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực trên toàn cầu và nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/doi-mat-voi-nhu-cau-va-gia-phan-bon-tang-cao-nganh-lua-gao-dang-bi-de-doa-tai-cac-quoc-gia-san-xuat-hang-dau-the-gioi-viet-nam-cung-khong-ngoai-le-42022117644952.htm
6.    Mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu tôm còn quá xa vời
6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ. Dự tính cả năm xuất khẩu tôm có thể đạt từ 4 – 4,5 tỷ USD. Với tình hình hiện tại, có thể thấy sẽ không dễ để ngành tôm có thể đạt xuất khẩu 8 hay 10 tỷ USD vào năm 2025.
Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/muc-tieu-10-ty-usd-xuat-khau-tom-con-qua-xa-voi-post3098393.html
Nhóm tin kinh tế Hậu Covid
  1. Thiếu nhân lực, bài toán khó “hậu Covid” cho doanh nghiệp
Lãnh đạo các công ty chế biến thực phẩm, điện tử dệt may cho biết các doanh nghiệp này đều đang đứng trước cơ hội phục hồi sản xuất và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, tình trạng khan lao động từ đầu năm đến nay khiến nhiều dự án gặp khó khăn.
Nguồn: https://plo.vn/khan-nhan-su-nganh-cong-nghe-thong-tin-post688256.html
Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga –Ukraine
1.    Châu Âu tranh giành khí đốt làm tổn thương các quốc gia nghèo
Theo báo Wall Street Journal, các quốc gia châu Âu đang tích cực mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) như một giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt từ đường ống của Nga, khiến các quốc gia nghèo hơn không thể cạnh tranh do giá quá cao. Theo dữ liệu của Wood Mackenzie được Wall Street Journal trích dẫn, các quốc gia châu Âu đã tăng nhập khẩu LNG gần 50% từ đầu năm đến ngày 19/6.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/chau-au-tranh-gianh-khi-dot-lam-ton-thuong-cac-quoc-gia-ngheo-20220709184029889.htm
2.    Thị trường than nóng trở lại khi thế giới ‘khát’ năng lượng
Giữa cơn khát năng lượng và mục tiêu đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới, các quốc gia đang quay trở lại với than đá. Điều này khiến các quốc gia rơi vào thế khó khi mắc kẹt giữa nguồn cung khí đốt và mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/thi-truong-than-nong-tro-lai-khi-the-gioi-khat-nang-luong-4202257152029119.htm
3.    Tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường oằn mình chống bão lạm phát lương thực
Lạm phát lương thực tăng cao đang làm chao đảo các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, đồng thời nó cũng tác động lớn đến những người nghèo sinh sống ở các quốc gia phát triển nhất.
Lạm phát lương thực đang gây áp lực lớn đến đời sống của những người dân nghèo khó đang sinh sống tại các quốc gia phát triển. Giá lương thực đang ngày càng vượt khả năng chi trả của họ và buộc họ phải thắt chặt chi tiêu đến từng xu.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/khong-chi-nuoc-ngheo-tang-lop-thu-nhap-thap-o-cac-nuoc-sieu-cuong-cung-oan-minh-chong-bao-lam-phat-luong-thuc-420229712729497.htm