Nhóm tin về thực phẩm – ẩm thực – du lịch

  1. Xúc tiến, quảng bá hàng không, du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc
Hội thảo xúc tiến và quảng bá hàng không, du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc mang tên ‘Rediscover Vietnam’ đã được tổ chức tại Seoul ngày 9/6, thu hút hơn 80 đại diện của các tổ chức, đại lý, công ty du lịch và đối tác ở ‘xứ sở kim chi’ tham dự.
Nguồn: https://baotintuc.vn/du-lich/xuc-tien-quang-ba-hang-khong-du-lich-viet-nam-tai-han-quoc-20220610173607050.htm
  1. Miền Trung: Khách sạn ‘cháy’ phòng, bùng nổ khách nội địa
Các hoạt động du lịch tại miền Trung đang rất nhộn nhịp với phần lớn khách nội địa đang thỏa sức đi du lịch dịp hè. Hoạt động du lịch ở các tỉnh miền Trung đang trở nên rất sôi động và các doanh nghiệp (DN) du lịch tại đây đang kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của thị trường khách nội địa.
Nguồn: https://plo.vn/mien-trung-khach-san-chay-phong-bung-no-khach-noi-dia-post683943.html
  1. Australia điêu đứng trước cuộc khủng hoảng rau quả sạch
Xứ sở chuột túi đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu hụt rau quả tươi sạch, được cho là do những trận lũ lụt xảy ra ở một số bang thời gian gần đây. Giá rau lá xanh tươi tại địa phương cũng đã tăng tới 300% trong những tháng gần đây. Một cây rau diếp ở Sydney hoặc Melbourne từng được bán với giá khoảng 2 AUD (tương đương 33.000 đồng) thì nay đã lên tới gần 8 AUD (133.000 đồng).
Nguồn: http://daidoanket.vn/australia-dieu-dung-truoc-cuoc-khung-hoang-rau-qua-sach-5688470.html
  1. Dự luật chống lãng phí thực phẩm tại Tây Ban Nha
Một dự luật nhằm cắt giảm lãng phí thực phẩm vừa được Chính phủ Tây Ban Nha thông qua, trong bối cảnh báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc cho biết mỗi năm có 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị vứt bỏ. Theo dự luật của Tây Ban Nha, tất cả công ty liên quan đến sản xuất và cung cấp thực phẩm phải có kế hoạch giảm thiểu chất thải thực phẩm, nếu không họ có thể bị phạt tới 60.000EUR và lên tới 500.000EUR nếu tái phạm. Hiện dự luật của Tây Ban Nha cần được quốc hội thông qua, và có hiệu lực vào đầu năm 2023.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn//nhieu-sang-kien-chong-lang-phi-thuc-pham-819760.html
  1. Doanh nghiệp Thái Lan đổ vốn lớn vào trồng trọt và khai thác hợp pháp cây cần sa
Từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ ở Thái Lan đang đẩy nhanh đầu tư trồng trọt và khai thác cây cần sa và gai dầu bởi đây là các loại cây hoa màu mới có khả năng sinh lợi. Theo ước tính của Bộ Y tế, loại hoa màu mới này đem lại cho người dân và chính phủ nguồn thu mới khoảng 10 tỉ baht, khoảng 289 triệu đô la mỗi năm.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-thai-lan-do-von-lon-vao-trong-trot-va-khai-thac-hop-phap-cay-can-sa/
  1. Đổ xô mua cây giống cần sa ở Thái Lan
Cơ quan y tế tỉnh Buri Ram cho biết hội chợ “360° cần sa và cây gai dầu cho người dân” được tổ chức tại trường đua xe Chang International Circuit từ hôm 11/6 đã thu hút 66.888 khách tham quan và 218.790 người xem trực tuyến, Bangkok Post đưa tin ngày 13/6. Doanh số bán cây giống cần sa và các sản phẩm liên quan trị giá gần 10 triệu baht trong ba ngày diễn ra sự kiện. Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã phân phát 1.000 cây giống cần sa tới hội chợ nói trên. Lượng cây này nằm trong số một triệu cây cần sa mà chính phủ Thái Lan sẽ tặng cho cho các hộ gia đình trên toàn quốc vào tháng 6.
Nguồn: https://zingnews.vn/do-xo-mua-cay-giong-can-sa-o-thai-lan-post1325999.html
  1. Chuỗi cửa hàng McDonald’s tại Nga khai trương dưới tên thương hiệu mới
Hôm 12/5, tại Quảng trường Pushkin ở Moscow, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mua lại từ McDonald’s, đã khai trương 15 nhà hàng đầu tiên dưới tên thương hiệu mới – Vkusno & tochka (tạm dịch: Ngon, thế thôi!). Nhà hàng dường như là một bản sao của chuỗi cửa hàng của Mỹ với nhiều món quen thuộc trong thực đơn.
Theo một thông cáo báo chí, Vkusno & tochka có kế hoạch sẽ mở 200 cửa hàng vào cuối tháng 6 và tất cả 850 cửa hàng vào cuối mùa hè. Công ty sẽ đầu tư 7 tỷ ruble (120,17 triệu USD) để phát triển chuỗi cửa hàng trong năm nay.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/chuoi-cua-hang-mcdonalds-tai-nga-khai-truong-duoi-ten-thuong-hieu-moi.html
  1. Cơm văn phòng “gồng mình” trong cơn bão giá
Giá cơm văn phòng tại TP Hồ Chí Minh từ mức trung bình 40-50 nghìn đồng gần đây đã tăng lên 65-70 nghìn đồng, trở thành mối bận tâm không nhỏ đối với nhân viên văn phòng.
Kinh doanh cơm văn phòng là dịch vụ ăn khách tại TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay, với mức chi phí đầu vào gia tăng nhanh thì các quán cơm cũng phải đối mặt với việc giảm lợi nhuận thậm chí chấp nhận huề vốn để giữ chân khách qua thời bão giá. Tuy nhiên, mức giá cả vẫn leo thang như hiện nay sẽ khiến các quán cơm văn phòng chỉ kìm giá được trong thời gian ngắn…
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/com-van-phong-gong-minh-trong-con-bao-gia-20220613131832822.htm
  1. Từ 15-6, giá trứng gà, vịt bình ổn tăng 2.000 đồng/chục
Sau nhiều ngày kiến nghị, các doanh nghiệp bình ổn thị trường mặt hàng trứng gia cầm TP HCM được tăng 6,78% đối với giá trứng gà loại 1 và 5,71% đối với giá trứng vịt loại 1. Theo mức giá được điều chỉnh do Sở Tài chính TP HCM công bố, các doanh nghiệp đang tham gia bình ổn thị trường mặt hàng trứng gia cầm tại TP HCM được điều chỉnh tăng giá trứng gà, vịt trong chương trình lên 2.000 đồng/chục.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/tu-15-6-gia-trung-ga-vit-binh-on-tang-2000-dong-chuc-20220613104550747.htm
  1. Acecook Việt Nam cho ra đời mì ly ăn liền “chuẩn chuyên gia”
Với việc cho ra mắt sản phẩm mới mì ly thể thao ăn liền SPORT+ ACTIVE, Acecook Việt Nam đã góp phần thay đổi hoàn toàn định nghĩa về món ăn này, không như những gì chúng ta từng nghĩ về nó. Sản phẩm SPORT+ ACTIVE bổ sung đến 10g protein và đạt đến sự cân bằng về tỷ lệ Đạm – Carb xấp xỉ 1:4, cùng hàm lượng chất béo lý tưởng chỉ 11g. SPORT+ ACTIVE cung cấp hơn 300 Kcal năng lượng, với 9 loại vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu, đáp ứng tối thiểu 10% nhu cầu được khuyến nghị mỗi ngày. 
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/acecook-viet-nam-cho-ra-doi-mi-ly-an-lien-chuan-chuyen-gia-42022116952259.htm

Nhóm tin về kĩ thuật – công nghệ – công nghiệp nặng

  1. Grab ra mắt công nghệ bản đồ riêng thay vì dùng các dịch vụ của Google
Grab Holdings Limited ngày 10/6 đã ra mắt GrabMaps, dịch vụ mới mang đến cho khách hàng doanh nghiệp cơ hội tham gia vào thị trường dịch vụ bản đồ và định vị trị giá lên đến 1 tỷ USD mỗi năm tại Đông Nam Á. GrabMaps được xây dựng trên các nguyên tắc thiết lập bản đồ dựa theo dữ liệu từ người dùng, đối tác cửa hàng và đội ngũ đối tác tài xế. Từ đó tạo lợi thế về độ chính xác, độ phủ và luôn được cập nhật mới đồng thời vẫn tối ưu hiệu quả chi phí.
Nguồn: https://mekongasean.vn/grab-ra-mat-cong-nghe-ban-do-rieng-thay-vi-dung-cac-dich-vu-cua-google-post7317.html
  1. Sự trỗi dậy của các startup giao hàng siêu tốc 
Trong vài tháng trở lại đây, một số startup thương mại nhanh (quick-commerce) đã xuất hiện tại Đông Nam Á. Những startup này mang đến trải nghiệm giao hàng có thể chỉ trong khoảng thời gian tính bằng phút thay vì các cam kết giao trong ngày.
Theo Tech in Asia, Indonesia đang là quốc gia dẫn đầu xu hướng này. Ví dụ, Astro đã kêu gọi được 60 triệu USD vốn đầu tư trong vòng series B từ Accel, Citius, và Tiger Global hồi tháng 5 năm nay. Dù vậy, mô hình kinh doanh này cũng đang phát triển ở các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Các công ty như BeepBeep (Singapore), Apricot (Thái Lan), Rino (Việt Nam), và Supah by SariSuki (Philippines) đều gọi được thêm vốn mới trong năm nay.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/su-troi-day-cua-cac-startup-giao-hang-sieu-toc-tinh-bang-phut-co-4-cai-ten-dang-hien-dien-tai-viet-nam.html
  1. Lượng người dùng NFT đông đảo tại Châu Á
Theo số liệu của Statista, nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc đang có lượng người dùng NFT đông đảo. Tính riêng năm 2021, Thái Lan là quốc gia dẫn đầu số lượng người dùng NFT trên thế giới với 5,65 triệu người. Kế sau đó là Brazil (4,99 triệu người), Mỹ (3,81 triệu người), Trung Quốc (2,68 triệu người) và Việt Nam (2,19 triệu người).
Nguồn: https://zingnews.vn/hon-2-trieu-nguoi-dung-viet-nam-tung-so-huu-nft-post1324880.html
  1. Thế giới hướng về ‘vàng trắng’
Lithium là kim loại màu trắng bạc, thành phần chính để sản xuất pin/ắc quy dùng trong xe điện. Giá “vàng trắng” này, ngày 9/6 tại Trung Quốc giao dịch ở 474.500 nhân dân tệ/tấn (70.834 USD/tấn) cao hơn 433% so với một năm trước.
Nguồn: https://ndh.vn/kim-loai/the-gioi-huong-ve-vang-trang-1317474.html
  1. Thái Lan hiện thực hóa tham vọng thành trung tâm sản xuất xe điện
Tờ BangkokPost dẫn thông tin từ Cục Thuế Thái Lan, việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xe điện có hiệu lực từ 9/6 với mức giảm từ 8% xuống 2%. Người phát ngôn của Bộ, Nattakorn Utensut cho rằng, sau khi có hiệu lực, nhiều nhà sản xuất ô tô và xe máy điện sẽ được thúc đẩy trong việc ký kết các biên bản ghi nhớ (MoU) với chính phủ để cùng thúc đẩy việc áp dụng xe điện ở Thái Lan.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/kham-pha/thai-lan-giam-thue-tieu-thu-dac-biet-cho-xe-dien-412925.html
  1. Facebook, Microsoft rơi vào khủng hoảng, cắt giảm tuyển dụng
Đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến những gã khổng lồ công nghệ chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Thời kỳ tăng trưởng kéo dài với doanh thu luôn đạt đỉnh, cơ hội làm việc rộng mở và giá cổ phiếu không ngừng tăng vọt của các Big Tech đang đi đến hồi kết. Giờ đây, các tập đoàn đình đám này đang phải đối diện với một thực tế đen tối, buộc phải cắt giảm nhân sự, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh và tạm hoãn các kế hoạch mở rộng quy mô.
Nguồn: https://zingnews.vn/ngay-tan-cua-cac-big-tech-da-den-post1324715.html
  1. Shopee cắt giảm nhân sự trên khắp Đông Nam Á
Nikkei Asian Review mới đây dẫn nguồn DealStreetAsia cho biết mảng thương mại điện tử Shopee của Sea Group đang tiến hành tinh giản nhân sự. Bên cạnh đó, quá trình sa thải nhân viên còn ảnh hưởng đến một số thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài Shopee, mảng thanh toán ShopeePay và giao thực phẩm ShopeeFood cũng đang đối mặt với quá trình thanh lọc. Trước đó, Shopee đã tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề này.
Nguồn: https://zingnews.vn/shopee-sa-thai-hang-loat-nhan-vien-post1326312.html
  1. Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ sa thải 18% lực lượng lao động
Trong bối cảnh giá cổ phiếu và giá các loại tiền ảo đều dang lao dốc, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ Coinbase ngày 14/6 tiết lộ rằng họ đã quyết định sa thải 18% vị trí làm việc toàn thời gian – tương đương khoảng 1.100 nhân sự.
Nguồn: https://mekongasean.vn/san-giao-dich-tien-ao-lon-nhat-tai-my-sa-thai-18-luc-luong-lao-dong-post7510.html
  1. Đa số các nhà bán lẻ Mỹ có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử
Theo một cuộc khảo sát mới công bố của hãng kiểm toán Deloitte, 75% các nhà bán lẻ Mỹ có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử hoặc stablecoin trong vòng hai năm tới. Khoảng 87% thương nhân được khảo sát cho rằng các tổ chức chấp nhận tiền tệ kỹ thuật số có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cũng theo cuộc khảo sát, 93% những đơn vị chấp nhận tiền điện tử như một công cụ thanh toán đã nhận thấy tác động tích cực đối với các chỉ số khách hàng như tăng trưởng cơ sở khách hàng, nhận thức về thương hiệu và kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục trong năm tới.
Nguồn: https://bnews.vn/da-so-cac-nha-ban-le-my-co-ke-hoach-chap-nhan-thanh-toan-bang-tien-dien-tu/247233.html
  1. Huawei công bố tổng đầu tư cho R&D vượt 126 tỷ USD, sở hữu 110.000 bằng sáng chế – nhiều nhất Trung Quốc
Tuần trước, Huawei đã công bố một loạt các phát minh quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng “10 phát minh hàng đầu” được tổ chức 2 năm một lần tại diễn đàn “Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022” ở Thâm Quyến.
Tính đến cuối năm 2021, Huawei đã nắm giữ hơn 110.000 bằng sáng chế thuộc hơn 45.000 nhóm phát minh. Hiện, Huawei sở hữu nhiều bằng sáng chế được cấp hơn bất kỳ công ty Trung Quốc nào, nộp nhiều đơn xin cấp bằng sáng chế nhất cho Văn phòng Bằng sáng chế EU và xếp thứ 05 về số lượng bằng sáng chế mới được cấp tại Hoa Kỳ. 5 năm qua, Huawei đứng số 1 toàn cầu về số lượng đơn đăng ký Hiệp ước Hợp tác Bằng sáng chế.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/huawei-cong-bo-tong-dau-tu-cho-rd-vuot-126-ty-usd-so-huu-110000-bang-sang-che-nhieu-nhat-trung-quoc-4202213614215869.htm
  1. Google sẽ thành lập trung tâm kỹ thuật tại Brazil
Ngày 14/6, Tập đoàn công nghệ Google thông báo kế hoạch thành lập một trung tâm kỹ thuật mới ở thành phố Sao Paulo của Brazil và mở văn phòng đại diện của Google Cloud tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này vào năm tới.
Nguồn: https://bnews.vn/google-se-thanh-lap-trung-tam-ky-thuat-tai-brazil/247561.html
  1. Boeing dự báo nhu cầu máy bay sẽ tăng mạnh thời gian tới
Ngày 13/6, Giám đốc điều hành hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) Dave Calhoun cho biết nhu cầu máy bay đang rất lớn và sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh các hãng hàng không đang thay thế các phi đội đã lỗi thời, mua thêm các mẫu hiệu quả hơn nhằm đáp ứng số lượng hành khách ngày càng tăng.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/boeing-du-bao-nhu-cau-may-bay-se-tang-manh-thoi-gian-toi/797728.vnp

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

  1. Google lên kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ USD vào khu vực Mỹ Latinh
Ngày 9/6, Tổng Giám đốc điều hành của Google Sundar Pichai tuyên bố công ty công nghệ này sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD vào khu vực Mỹ Latinh trong 5 năm tới để thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và tăng cường mảng kỹ năng kỹ thuật số.
Nguồn: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/google-len-ke-hoach-dau-tu-12-ty-usd-vao-khu-vuc-my-latinh-106722.html
  1. 250 tỷ USD cho các start up ở South Summit 2022
South Summit 2022 được đồng tổ chức bởi Đại học IE (IE University) từ 8-10/6 tại Madrid (Tây Ban Nha) là hội nghị hàng đầu của hệ sinh thái đổi mới và khởi nghiệp. Diễn ra đến hết ngày 10/6, South Summit được kỳ vọng là nơi kết nối toàn cầu và tạo ra các cơ hội kinh doanh trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới. South Summit 2022 quy tụ hơn 3.000 doanh nhân, 15 startup kỳ lân, 200 quỹ đầu tư (72% trong số đó là quốc tế), với danh mục đầu tư 250 tỉ USD.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/250-ty-usd-cho-cac-start-up-o-south-summit-2022-2028662.html
  1. Sunhouse mua một nhà máy sản xuất cáp điện của Malaysia tại Bình Dương
Theo thông tin công bố của Tập đoàn Sunhouse, tập đoàn đã tiến hành M&A thành công với Olympics Cables của Malaysia để sở hữu một nhà máy của công ty này tại Bình Dương. Theo thông tin của Sunhouse, nhà máy mà tập đoàn vừa M&A là OVI CABLES (Việt Nam) – là một thành viên của Công ty Olympic Cables thuộc Tập đoàn OSK Group Malaysia, với hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất dây cáp xuất khẩu trên thế giới.
Nguồn: https://mekongasean.vn/sunhouse-mua-mot-nha-may-san-xuat-cap-dien-cua-malaysia-tai-binh-duong-post7250.html
  1. Nông sản LangBiang hợp tác phát triển sản phẩm nâng cao sức khỏe toàn diện
Ngày 12/6, Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Nông sản LangBiang (Nông sản LangBiang) và Hệ thống nhà thuốc Nhân Hòa (Nhân Hòa Pharma) diễn ra tại Đà Lạt. Sự kiện nhằm đánh dấu mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, hướng đến mục tiêu cùng cộng tác phát triển và thúc đẩy để đưa các dòng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe toàn diện được tiếp cận rộng hơn với người tiêu dùng trong thời gian tới.
Nguồn: https://vov.vn/doanh-nghiep/nong-san-langbiang-hop-tac-phat-trien-san-pham-nang-cao-suc-khoe-toan-dien-post950041.vov
  1. Thị trường bán lẻ Việt vẫn hút nhà đầu tư ngoại
2022 là cột mốc đánh dấu sự trở lại sôi động của thị trường đầu tư. Theo thống kê, 4 tháng đầu năm 2022 đã có 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư tăng 92,5% so với cùng kỳ. Dòng tiền đầu tư dần chuyển sang bán lẻ, mở ra tiềm năng phát triển cho những doanh nghiệp có ưu thế vượt trội.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/thi-truong-ban-le-viet-van-hut-nha-dau-tu-ngoai-2029946.html
  1. Doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Theo báo cáo thống kê của ngành đầu tư tài chính Hàn Quốc công bố ngày 14/6, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhân tài xuất sắc và giá nhân công rẻ hơn nhiều so với Hàn Quốc. Các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung Electronics, Naver và Revu Corporation đã bắt đầu hoặc đang vận hành sớm các trung tâm R&D tại Việt Nam để đảm bảo trước nguồn nhân lực chất lượng cao tại đây. Từ tháng 3/2020, Samsung Electronics đã bắt đầu xây dựng trung tâm R&D lớn nhất ở Đông Nam Á tại Hà Nội và dự kiến sẽ được hoàn thành ngay trong năm 2022.
Nguồn: https://bnews.vn/doanh-nghiep-han-quoc-day-manh-dau-tu-cho-nghien-cuu-va-phat-trien-tai-viet-nam/247619.html

 Nhóm tin về nông sản – thủy sản – chăn nuôi

  1. Nguồn cung ngô đang dần nới lỏng – gánh nặng về chi phí trong ngành chăn nuôi sẽ giảm bớt?
Sau khi liên tục suy yếu từ mức đỉnh 10 năm do những thông tin tích cực về nguồn cung tại các quốc gia sản xuất ngô hàng đầu thế giới như Brazil, Ukraine và Mỹ, giá ngô đang có dấu hiệu hồi phục trở lại.
Do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nhập khẩu nên những biến động hay xu hướng của thị trường nông sản thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 5 của Việt Nam đạt 1,03 triệu tấn, hơn gấp đôi so với tháng 4. Không ít doanh nghiệp chăn nuôi đã tận dụng giai đoạn hạ nhiệt hơn vừa qua để đẩy mạnh mua hàng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/search.htm?keyword=Nguồn cung ngô đang dần nới lỏng – gánh nặng về chi phí trong ngành chăn nuôi sẽ giảm bớt?
  1. Kho trữ nông sản và chế biến sâu – Điểm nghẽn chưa có lời giải
Để giải quyết bài toán ùn ứ nông sản, được mùa mất giá, bên cạnh giải pháp lâu dài chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch, giải pháp căn cơ được nhắc đến vẫn là xây dựng hạ tầng kho trữ nông sản và chế biến sâu. Tuy nhiên thực tế đến nay, đây vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải.
Theo thống kê, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có chưa đến 10 kho lạnh. Trong khi đó, khu vực này có hàng trăm nhà máy sản xuất chế biến nông, thủy sản. Kho của doanh nghiệp thiếu hạ tầng lạnh dẫn đến hao hụt sau thu hoạch lên đến 20 – 40%. Còn về logistic, 70% lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL phải chuyển về các cảng lớn ở TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, doanh nghiệp phải gánh chi phí vận tải cao hơn 10 – 40%, tùy từng tuyến. Để giải quyết thực tế này, việc cần có những trung tâm kho lạnh và logistics cho ĐBSCL là vấn đề rất cần được triển khai.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/kho-tru-nong-san-va-che-bien-sau-diem-nghen-chua-co-loi-giai-20220612200420367.htm
  1. Nông sản ĐBSCL tìm kiếm đầu ra bền vững
Là vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước nhưng theo các chuyên gia, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam từng nhận định nút thắt của ĐBSCL là tiêu thụ hàng hóa chứ không thiếu hàng hóa.
Trước thách thức đó, việc tìm kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm nông sản, nhất là mặt hàng có tính mùa vụ như trái cây, trở nên cấp thiết. Theo đó, việc đưa sản phẩm lên nền tảng số là giải pháp trọng tâm và lâu dài cho bài toán tiêu thụ nông sản Việt.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/nong-san-dbscl-tim-kiem-dau-ra-ben-vung-20220615095650537.htm
  1. Nghệ An: Giá dầu cao kỷ lục, đánh bắt thua lỗ, hàng trăm tàu nợ quá hạn
Giá xăng, dầu liên tục tăng cao khiến ngư dân gặp khó trong việc ra khơi, đánh bắt. Nhiều tàu cá công suất lớn ở huyện ven biển Diễn Châu (Nghệ An) phải nằm bờ dài ngày; ngư dân bỏ tàu… đi làm thuê nhiều nơi khác.
Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/bien-va-hai-dao/nghe-an-gia-dau-cao-ky-luc-danh-bat-thua-lo-hang-tram-tau-no-qua-han-413302.html
  1. Thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam sớm để thu mua vải thiều
Theo thông tin mới nhất từ Bắc Giang, hiện toàn tỉnh đã tiêu thụ được 22,5 nghìn tấn vải, trong đó hơn 50% là dành cho xuất khẩu, và 99% sản lượng xuất khẩu là vào thị trường Trung Quốc. Còn 15 ngày nữa mới vào chính vụ vải thiều, nhưng những thương nhân người Trung Quốc đã có mặt ở Bắc Giang từ nhiều ngày nay. Họ đã bắt đầu thu mua vải tươi, mỗi ngày họ đưa về Trung Quốc hàng chục đến hàng trăm tấn vải. 
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/thuong-nhan-trung-quoc-da-sang-viet-nam-mua-vai-thieu-20220614051934938.htm

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

  1. Bất ngờ với siêu thị Việt giữa rừng cao su tại Campuchia
Nằm trong dự án cao su của Công ty CP cao su Chư Sê – Kampong Thom nằm trên địa phận xã Popok, huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom , siêu thị Việt Green Mart  có hơn 3.000 mã hàng, phần lớn là hàng Việt. Ghi nhận của phóng viên, siêu thị hầu hết bán hàng thiết yếu như: mì gói, bún, bánh, phở, sữa, nước mắm, nước tương, bánh kẹo, kem, hải sản, hóa mỹ phẩm,…
Ông Lê Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Chư Sê – Kampong Thom, cho biết siêu thị có vốn đầu tư khoảng 200.000 USD (gần 5 tỉ đồng) và bán rất chạy, nhập hàng mới liên tục nên nhà đầu tư có kế hoạch nhân rộng mô hình.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/bat-ngo-voi-sieu-thi-viet-giua-rung-cao-su-tai-campuchia-2022061310345076.htm
  1. Hàng loạt doanh nghiệp Việt sản xuất bún, miến, phở, bánh đa thoát án kiểm soát của EU
Bộ Công Thương cho biết, ngày 13/6/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo sửa đổi quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU và có hiệu lực từ 3/7/2022.
Lần sửa đổi này của EU đem đến tin mừng cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam khi chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục bổ sung giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793. Tuy nhiên, EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác.
Nguồn: https://tienphong.vn/hang-loat-doanh-nghiep-viet-san-xuat-bun-mien-pho-banh-da-thoat-an-kiem-soat-cua-eu-post1445836.tpo
  1. Gạo có thể tăng giá mạnh, quốc gia xuất khẩu hàng đầu như Việt Nam tận dụng thời cơ để phát triển thị trường xuất khẩu
Giá của nhiều loại thực phẩm, từ lúa mì và các loại ngũ cốc khác đến thịt và dầu, đã tăng vọt. Gạo có thể trở thành yếu tố tiếp theo. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã cho thấy giá gạo quốc tế tăng tháng thứ năm liên tiếp, đạt mức cao nhất trong 12 tháng, theo dữ liệu mới nhất của tháng 5 được công bố vào tuần trước.
Thái Lan và Việt Nam cũng đã đàm phán về một thỏa thuận để tăng giá xuất khẩu gạo. Thỏa thuận bàn về việc 2 nước xuất khẩu gạo lớn nâng giá gạo để tăng thu nhập cho nông dân và củng cố vị thế đàm phán trên thị trường thế giới sau hơn 20 năm duy trì giá thấp. Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới do cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang trở lên nghiêm trọng hơn.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gao-co-the-tang-gia-manh-quoc-gia-xuat-khau-hang-dau-nhu-viet-nam-tan-dung-thoi-co-de-phat-trien-thi-truong-xuat-khau-42022136143844906.htm

Nhóm tin kinh tế Hậu Covid

  1. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài thu hẹp hoạt động ở Trung Quốc
Sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang sụt giảm. Trong khi một số công ty đa quốc gia đang cân nhắc về tương lai của họ tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, số khác đang chuẩn bị để rút lui.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bloomberg-nhieu-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-thu-hep-hoat-dong-o-trung-quoc-20220609101506031.htm
  1. Tiểu thương Thượng Hải từ chối mở lại hàng sau dịch
Hàng trăm người thuê mặt bằng tại một khu bán buôn quần áo lớn ở Thượng Hải từ chối mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa kéo dài, trừ khi chủ nhà đồng ý miễn giảm tiền thuê.
Nguồn: https://zingnews.vn/tieu-thuong-thuong-hai-tu-choi-mo-lai-hang-sau-dich-post1326466.html
  1. Băng vệ sinh đồng loạt biến mất ở Mỹ
Nhiều người tiêu dùng đang phàn nàn trên mạng xã hội về sự vắng mặt của băng vệ sinh, loại mặt hàng thiết yếu với phụ nữ, tại các kệ hàng trong siêu thị trên khắp nước Mỹ. Tờ Time lần đầu tiên đưa tin về tình trạng thiếu hụt băng vệ sinh ở Mỹ vào tuần trước. Tác giả Alana Semuels lưu ý ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch, tình trạng thiếu mặt hàng này kéo dài hơn nhiều so với các sản phẩm khác như giấy vệ sinh hay bột mì.
Nguồn: https://zingnews.vn/bang-ve-sinh-dong-loat-bien-mat-o-my-post1326030.html

Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga –Ukraine

  1. Người Indonesia điêu đứng trước cuộc khủng hoảng dầu ăn
Dù là nước cung cấp 60% lượng dầu cọ trên toàn cầu nhưng vào cuối tháng 5, giá dầu ăn tại Indonesia vẫn dao động ở mức trung bình khoảng 18.300 rupiah/lít, cao hơn mục tiêu của chính phủ là 14.000 rupiah. Hàng triệu người dân và chủ doanh nghiệp ở Indonesia chật vật suốt nhiều tháng qua do giá dầu ăn tăng chóng mặt, trong đó 2 người đã chết vì kiệt sức khi chờ mua mặt hàng này.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/nguoi-indonesia-dieu-dung-truoc-cuoc-khung-hoang-dau-an-20220609013004020.htm
  1. Ukraine dừng xuất khẩu than đá và khí đốt
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine sẽ không xuất khẩu than đá và khí đốt sang các nước khác. Ông cảnh báo, nước này sẽ phải đối mặt với mùa đông “khó khăn nhất” trong 30 năm qua, do cuộc xung đột với Nga vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/ukraine-dung-xuat-khau-than-da-va-khi-dot-post949192.vov
  1. Lạm phát tăng mạnh, niềm tin xuống thấp – Người dân toàn cầu lo lắng suy thoái kinh tế đã ở ngay trước mặt
Sau khi số liệu lạm phát được công bố ở mức cao kỷ lục, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế đang hiện hữu. Điều này đẩy các nhà lãnh đạo đang phải cân nhắc rất kĩ trước khi đưa ra những biện pháp để kiểm soát giá cả cũng như những chính sách tiền tệ.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/lam-phat-tang-manh-niem-tin-xuong-thap-nguoi-dan-toan-cau-lo-lang-suy-thoai-kinh-te-da-o-ngay-truoc-mat-4202213614122367.htm
  1. Cả thế giới đang ‘gồng mình’ khi giá dầu tăng phi mã
Giá xăng dầu đang trở thành chủ đề bàn tán ở khắp nơi trên thế giới. Giám đốc điều hành của JPMorgan, Jamie Dimon, cho rằng giá dầu có thể tăng lên 175 USD/thùng vào cuối năm nay. Trong khi đó, Jeremy Weir, người đứng đầu công ty kinh doanh hàng hóa Trafigura, nói rằng giá dầu có thể đi theo “đường parabol”.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ca-the-gioi-dang-gong-minh-khi-gia-dau-tang-phi-ma-4202213665616126.htm
  1. Giá xăng lập đỉnh mới, lái xe ôm, taxi, người bán hàng rong… ‘khóc ròng’
Ngày 13/6, giá xăng dầu tiếp tục lập kỷ lục mới . Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực quận Ba Đình, Long Biên, những người làm nghề taxi, xe ôm, bán hàng rong… khi hay tin giá xăng tăng lại buồn rầu, suy tư không biết công việc, cuộc sống của mình rồi sẽ ra sao?
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-xang-lap-dinh-moi-lai-xe-om-taxi-nguoi-ban-hang-rong-khoc-rong-post1445857.tpo

Nhóm tin về thực phẩm plant-based/ cell-based/ fermentation

  1. Singapore triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thịt cell-based lớn nhất Châu Á
Vừa qua, công ty thịt nuôi cấy GOOD Meat (Mĩ) đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại Mĩ và Singpore để mở rộng quy mô sản xuất nhằm tiến gần đến tham vọng biến thịt cell-based trở thành loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.
Vào ngày 10/6 vừa qua, công ty này đã tổ chức một buổi lễ khởi công hoành tráng để bắt đầu xây dựng nhà máy mới với diện tích khoảng 2787m2,  theo dự kiến sẽ là nhà máy nuôi cấy thịt cell-based lớn nhất tại Châu Á. Tại nhà máy này, dự kiến sẽ đặt một lò phản ứng sinh học với dung tích 6000 lít, đây là lò phản ứng lớn nhất từ trước đến nay trong ngành thịt cell-based.
Đây chính là bước đệm vững chắc tạo điều kiện để GOOD Meat chiếm lĩnh thị trường thịt nuôi cấy tại Singapore và từng bước thâm nhập vào các thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, khi sự quan tâm của chính phủ về loại thực phẩm này đã chuyển biến rất tích cực trong thời gian gần đây.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/13/good-meat-chief-josh-tetrick-plans-to-multiply-output-with-two-more-facilities
  1. Công ty sữa mè Thái Lan công bổ sản phẩm mới đồng thời kêu gọi chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong ngành đạm thay thế
Sesamilk là công ty Thái Lan nổi tiếng với sản phẩm sữa mè đang được xuất khẩu qua các nước Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Mĩ. Vừa qua, công ty này đã cho ra mắt các dòng sản phẩm mới cũng có nguồn gốc từ mè như sữa bột mè, kem béo mè, kem mè, bơ mè, đậu hũ mè và các nguyên liệu làm bánh từ mè. Theo CEO Suntornmonkongsri, do mè là thành phần khá phổ biến và quen thuộc trong nền ẩm thực Châu Á, nên các sản phẩm mới của công ty có khả năng cao sẽ được đón nhận và yêu thích bởi người dùng ở thị trường này.
Bên cạnh đó, công ty Sesamilk cũng kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ chính phủ Thái Lan cho các doanh nghiệp SME đang hoạt động trong lĩnh vực đạm thay thế về nguồn vốn, các cơ hội xúc tiến thị trường cũng như hỗ trợ về thuế suất. Theo công ty, đó là điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực mới mẻ này bắt kịp với tốc độ phát triển của ngành trên thế giới, đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo, yếu tố cốt lõi thành công trong cuộc chạy đua phát triển các thực phẩm tương lai.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/06/13/thailand-s-sesamilk-on-dairy-alternative-expansion-and-calls-for-government-sme-support
BSAi