Các sản phẩm rượu bia không cồn ngày càng được ưa chuộng tại Pháp. Cụ thể, mức tiêu thụ đồ uống có cồn tại quốc gia châu Âu này tính đến năm 2018 đã giảm 2,5 lần so năm 1960. Chính sách y tế cộng đồng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình này và buộc các nhà sản xuất dần phải thích ứng, chuyển đổi sang những sản phẩm phù hợp hơn.
Hơn tuần nay, giá lợn hơi tại một số nơi tăng 7% so với đầu năm, lên 60.000 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân giá lợn hơi tăng trở lại, nhiều thương lái cho biết số lượng lợn bán ra đang giảm vì sản lượng lợn tái đàn của kỳ trước giảm, người nuôi liên tục thua lỗ khi chi phí đầu vào liên tục lên cao. Bên cạnh đó, lượng thịt lợn nhập khẩu cũng giảm. Ngoài ra, thời gian qua, dịch tả heo châu Phi hoành hành cũng khiến nguồn cung trong các hộ nuôi giảm.
Giá trứng gà tăng lên mức 33.000 – 35.000 đồng/chục
Giá cám tăng, người nuôi giảm đàn khiến giá trứng gà tăng cao, chênh lệch với giá bình ổn và thị trường lên mức 3.000 -5.000 đồng/chục. Ghi nhận của phóng viên, giá bán lẻ trứng gà thời gian gần đây tại TP HCM neo ở mức cao, nhiều tiệm tạp hóa bán trứng cỡ lớn ở mức 35.000 đồng/chục, trứng cỡ nhỏ hơn cũng quanh mức 30.000 đồng/chục. Mức giá này so với thời điểm cách đây 6 tháng đã tăng đến hơn 50%.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhiều loại gia vị phổ biến như hạt tiêu, quả thảo, hành, tiêu, ớt, tỏi, sả, gừng… “Gia vị Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng. Ngay cả những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức… người dân cũng có thể sử dụng các loại muối chấm của Việt Nam hay các loại gia vị nấu, gia vị phở…
Cuộc đua ‘bếp trên mây’ tại Đông Nam Á: Nhiều ‘ông lớn’ lấn sân, đọ sức với Grab
Theo tờ Nikkei Asia, dịch vụ giao đồ ăn đang bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á sau khoảng thời gian dài thực hiện nhiều hạn chế phòng dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Just Kitchen –công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng trực tuyến và công nghệ thực phẩm toàn cầu – đang nhắm đến Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Sau hơn 3 thập kỷ gây dựng tên tuổi, McDonald’s quyết định rời thị trường Nga. Theo New York Times, thương hiệu biểu tượng cho lối sống và chủ nghĩa tư bản của Mỹ này đã rao bán doanh nghiệp. Họ sẽ rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga. Nguyên nhân chính là do căng thẳng chính trị. Ngoài ra, đại dịch đã khiến nhiều thương hiệu toàn cầu gặp khó.
Cuốn bay 600 tỷ USD, Terra là thảm họa lớn nhất lịch sử tiền mã hóa
LUNA từng là dự án tiền số phát triển nhanh chóng giữa giai đoạn thị trường ảm đạm. Tuy nhiên, điểm yếu trong thuật toán cùng mô hình rủi ro khiến dự án Terra tụt dốc. Theo các chuyên gia, nếu không thể sớm được giải cứu, LUNA có thể trở thành thảm họa lớn nhất lịch sử tiền mã hóa, cùng những hệ lụy không thể lường trước.
Cú sập của LUNA cuốn bay hàng trăm tỷ USD khỏi thị trường tiền số. Vấn đề đáng ngại hơn là khủng hoảng lòng tin và chính sách khắt khe hơn với stablecoin.
Gol và Avianca sáp nhập thành hãng hàng không Grupo Abra
Ngày 11/5, hai hãng hàng không Gol của Brazil và Avianca của Colombia, hai trong số những hãng hàng không lớn nhất của Mỹ Latinh, thông báo đã ký thỏa thuận sáp nhập thành một tập đoàn hàng không mới trong khu vực với tên gọi Grupo Abra. Theo thỏa thuận do các cổ đông hàng đầu ký kết, hai hãng hàng không trên sẽ vẫn duy trì thương hiệu riêng, bên cạnh tập đoàn mới thành lập mang tên Grupo Abra.
General Motors muốn quay trở lại thị trường châu Âu bằng xe điện
Trong một cuộc phỏng vấn với The Detroit Free Press, Giám đốc Điều hành Mary Barra cho biết General Motors có kế hoạch trở thành hãng xe thuần điện vào năm 2035. Hãng xe Mỹ cũng muốn tận dụng cơ hội này để tái gia nhập thị trường châu Âu sau khi rời khỏi thị trường này cách đây 5 năm.
Xuất hiện rầm rộ trên thị trường từ hơn 10 năm trước nhưng các sản phẩm xe máy điện, xe đạp điện chưa thật sự được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài thói quen sử dụng xe xăng, nguyên nhân một phần còn bởi khách hàng e ngại chất lượng các dòng xe điện xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại xu thế chuyển dịch sang phương tiện xanh tiếp thêm động lực cho nhiều hãng lớn chính thức tham gia cuộc chơi xe máy điện, sau thành công khá lớn của VinFast.
Gã khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô đã có những bước tiến đáng ghi nhận bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo kết quả tài chính được công bố gần đây của thương hiệu cho năm tài khóa kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2022, Toyota đã ghi nhận con số lợi nhuận đạt 24,6 tỷ đô la (theo tỷ giá hối đoái hiện tại). Con số này tăng 36% so với năm trước và cao hơn đáng kể so với kỷ lục trước đó là khoảng 17,6 tỷ USD, được thiết lập vào năm 2016. Doanh thu cũng tăng đáng kể với mức 15% lên khoảng 257,4 tỷ USD.
Renault đóng cửa nhà máy và bán toàn bộ tài sản cho chính phủ Nga
Tập đoàn Renault của Pháp đã quyết định bán toàn bộ cổ phần của mình tại liên doanh Renault tại Nga cho chính phủ nước này. Thỏa thuận này cũng có điều khoản cho phép nhà sản xuất ô tô Pháp được mua lại cổ phần của mình trong AvtoVAZ vào một số thời điểm nhất định trong 6 năm tới.
Samsung lên kế hoạch tăng giá sản xuất chip lên 20%
Hãng Bloomberg News ngày 13/5 đưa tin hãng sản xuất điện tử Samsung Electronics Co. đang xem xét tăng giá sản xuất chip thêm tới 20% để bù đắp phí nguyên vật liệu tăng cao.
Ngày 15/5 đánh dấu việc FPT Software (công ty con của Tập đoàn FPT) mở chi nhánh tại New York. Trên thực tế, đây không phải là văn phòng đầu tiên của công ty này tại Mỹ. FPT Software đã có mặt tại Mỹ từ năm 2007 với 9 văn phòng đại diện trước đó. Công ty hiện có khoảng 700 nhân viên trên đất Mỹ với khoảng một nửa là người bản xứ.
Năm 2021, FPT Software ghi nhận doanh thu tại Mỹ tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến quý I/2022, FPT Software tiếp tục báo cáo doanh thu tăng 60%. Công ty cũng kỳ vọng Mỹ có thể trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất trong tương lai.
Kế hoạch mua Twitter của tỷ phú Elon Musk có thể gặp rủi ro
Mối quan hệ với Trung Quốc của tỷ phú Elon Musk thông qua vai trò là cổ đông lớn nhất của hãng ô tô điện (EV) Tesla, có thể khiến nỗ lực mua lại mạng xã hội Twitter trở nên phức tạp hơn.
Hai ‘ông lớn’ Đan Mạch đầu tư nhà máy khủng ở KCN lớn nhất Bình Dương
Chiều 12/5, đại sứ quán Đan Mạch và lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chứng kiến nghi thức ký kết đầu tư giữa Tập đoàn Pandora chuyên về trang sức với Chủ đầu tư KCN Vsip 3 Bình Dương. Đây là nhà máy sản xuất đầu tiên của Tập đoàn Pandora tại Việt Nam, có tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la Mỹ, ước tính tạo ra hơn 6.000 lao động và dự định đi vào hoạt động vào cuối năm 2024.
Coolmate gọi vốn 2 triệu USD vòng Series A thành công từ 4 quỹ đầu tư
Coolmate – thương hiệu thời trang nam, vừa công bố đã huy động được 2 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A với sự dẫn dắt của Access Ventures cùng sự tham gia của các quỹ Do Ventures, CyberAgent Capital, và DSG Consumer Partners.
Masan khai trương cửa hàng giặt ủi chuyên nghiệp Joins Pro đầu tiên
Ngày 12/5, Công ty TNHH Giặt Ủi Chuyên Nghiệp Joins Pro (thành viên của Tập đoàn Masan) đã khai trương cửa hàng Joins Pro đầu tiên tại địa chỉ 209 Lê Quang Định, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Đây là cột mốc quan trọng trong mục tiêu trở thành chuỗi giặt ủi hàng đầu Việt Nam của đơn vị này.
Lotte mua nhà máy sản xuất thuốc của BMS với giá 160 triệu USD
Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc ngày 13/5 đã quyết định mua nhà máy sản xuất thuốc của công ty dược phẩm Mỹ Bristol Myers Squibb (BMS) ở Syracuse, New York với giá 160 triệu USD.
Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Thời điểm này, các nhà vườn trồng sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang rất phấn khởi nhờ được mùa, được giá. Hiện nay, sầu riêng đang vào chính vụ ở nhiều tỉnh, thành như TP Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… được thương lái thu mua tại vườn với giá từ khoảng 49.000 – 60.000 đồng/kg tùy loại.
Đây là mức giá được nông dân đánh giá là khá cao. Lý do bởi những năm gần đây, diện tích sầu riêng trồng giảm mạnh do ảnh hưởng của các đợt hạn, mặn những năm trước khiến nguồn cung không dồi dào.
Hơn 100 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn để mua vải thiều
Theo UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vào ngày 20/5, huyện sẽ đón khoảng 103 thương nhân Trung Quốc sang khảo sát, ký kết, thu mua vải thiều. Các thương nhân này đã được Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam để tiêu thụ nông sản.
Giá thức ăn tăng cao, người nuôi cá lóc bị lỗ nặng
Hàng trăm hộ nuôi cá lóc ở Trà Vinh đang bị lỗ nặng vì giá thức ăn tăng cao, trong khi đầu ra hạn chế. Hiện cá lóc có giá từ 28.000-32.000 đồng/kg, tùy loại và rất khó tiêu thụ. Với mức giá này người nuôi bị lỗ từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg vì giá thức ăn tăng cao. Không chỉ giá giảm mà còn rất khó tìm người thu mua.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá thành bán ra chưa tương xứng khiến người nuôi gia cầm e ngại tái đàn heo, gà. Đó là thực trạng đang diễn ra tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi của miền Đông Nam bộ
Tôm chết hàng loạt khiến nông dân Quảng Ngãi trắng tay
Thời gian gần đây, do tôm chết hàng loạt nên nhiều hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Lo sợ dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nhiều hộ nuôi tôm bỏ hồ, không dám thả nuôi vụ mới.
Trong bối cảnh nhiều loại trái cây bước vào vụ thu hoạch với áp lực tiêu thụ lớn, thì ở Tây Nguyên, việc sản xuất, tiêu thụ nhãn trái vụ đang rất tích cực, cung không đủ cầu. Thị trường đang ưa chuộng và trồng nhãn trái vụ đang là hướng đi mới. Tuy nhiên, trước khi diện tích trồng tăng lên mạnh, việc xây dựng chuỗi liên kết đầu ra ổn định cho nhãn trái vụ cần được tính tới ngay từ bây giờ.
Nhiều cửa khẩu được thông quan trở lại, nên việc xuất khẩu trái thanh long tươi sang thị trường Trung Quốc đã có những chuyển biến khả quan sau thời gian trầm lắng. Những ngày qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã cho thương lái tìm đến các nhà vườn có thanh long chín để thu mua với mức giá khá cao.
Thống kê cho thấy xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Riêng trong quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 4 vừa qua đạt hơn 13.000 xe, con số cao nhất trong khoảng thời gian một tháng kể từ đầu năm đến nay. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 4 vừa qua, lượng ô tô nhập khẩu tăng hơn 28% về lượng và tăng hơn 50% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam và môi trường kinh doanh toàn cầu
Trong vài năm gần đây, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện. Theo Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021 được định giá ở mức 388 USD (tăng 21,6% so với năm trước) và xếp thứ 33 toàn cầu. Việt Nam cũng nằm trong nhóm 10 thương hiệu quốc gia phát triển nhanh nhất trên bảng xếp hạng này.
Các chuyên gia của Đại học RMIT cho rằng, để cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đã đến lúc cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần có cách tiếp cận toàn diện và cụ thể nhằm nâng tầm thương hiệu quốc gia cũng như thương hiệu của từng doanh nghiệp.
Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mã vụ việc ER01.AD02.
Tin vui cho thủy sản Việt: Hai doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường mới
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa thông báo Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) đã bổ sung thêm 2 doanh nghiệp Việt Nam là Công ty TNHH Hùng Cá và Xí nghiệp 3 của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (hai công ty hàng đầu về xuất khẩu cá tra của Việt Nam) vào danh sách được phép xuất khẩu sản phẩm vào Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) kể từ ngày 4/5/2022.
Dù dịch bệnh đã tạm qua đi nhưng những hậu quả của nó vẫn đang khiến cuộc sống không ít người lâm cảnh khó khăn. Hậu quả của dịch COVID-19 khiến người lao động giảm sút thu nhập, mất việc làm và phải tìm đến các dịch vụ cầm cố, thanh lý tài sản. Điều này khiến cho dịch vụ cầm cố, thanh lý tài sản phát triển mạnh trong thời gian qua.
Việc Trung Quốc phong toả nhiều địa phương đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo và ảnh hưởng của nó bắt đầu gây tác động đến các công ty và người tiêu dùng toàn cầu.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp lo lắng du lịch ‘nguội lạnh’ trở lại
Doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng lo ngại khi mùa du lịch hè (cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa) qua đi, thị trường lại rơi vào tình trạng trầm lắng, nhiều khách sạn đóng cửa trở lại, nếu không có những giải pháp ngay từ lúc này.
Big Tech Trung Quốc ‘điêu đứng’ trước đại dịch và trấn áp từ Chính phủ
Từng là ‘con cưng’ của Trung Quốc, giờ đây, ngành công nghiệp công nghệ cao đang phải hứng chịu tác động từ đại dịch cũng như sự trấn áp không đáng có từ Chính phủ. Các kỹ sư và nhà đầu tư công nghệ tại Thâm Quyến lo ngại, những chuỗi ngày tăng trưởng “phi mã” của ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc chỉ còn là dĩ vãng.
Minh chứng rõ nhất cho quan ngại trên là việc cổ phiếu của ba “ông lớn” Internet Trung Quốc đã giảm đi đáng kể trong vòng 1 năm. Trong đó, cổ phiếu của Tencent giảm 41%, Alibaba giảm 59% và 37% đối với Baidu.
Theo các chuyên gia ở lĩnh vực phân bón, giá phân bón trong nước hiện nay đang phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào như khí, than,… Thời gian qua, giá khí, than để sản xuất đạm đều tăng cùng các nhiên liệu phụ khác khiến giá trong nước bắt buộc phải điều chỉnh tăng theo. Trong khi đó, nguồn phân bón nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Nga, Belarus, Trung Quốc…. Xung đột giữa Nga-Ukraine xảy ra, cùng với ảnh hưởng dịch Covid-19 đã dẫn đến nguy cơ đứt gãy nguồn cung, tác động đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Dự báo giá phân bón nói riêng, vật tư nông nghiệp nói chung kho có thể giảm trong thời gian tới.
Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài
Giá phân bón đã tăng gần 30% kể từ đầu năm 2022, sau khi tăng 80% trong năm 2021. Giá phân bón thế giới hiện đang ở những mức cao kỷ lục lịch sử do chi phí đầu vào tăng cao và nhu cầu mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh ở Ukraine khiến cho thị trường phân bón khó hạ nhiệt, và làm cho triển vọng thị trường trở nên khó dự đoán chính xác.
Giá xăng dầu vừa tiếp tục tăng lần thứ 9 lên gần 30.000 đồng/lít, mức cao nhất trong lịch sử, gián tiếp khiến nhiều loại thực phẩm, hàng hóa đồng loạt ăn theo. Sức nóng tăng giá của các loại hàng hóa tiêu dùng tác động vào trong từng bữa ăn, gây áp lực lớn đến túi tiền của người dân.
Ấn Độ dừng xuất khẩu lúa mì – làn sóng ‘bảo hộ lương thực’ lan rộng khắp thế giới
Theo một thông báo ngày 13/5, Chính phủ Ấn Độ sẽ đình chỉ việc xuất khẩu lúa mì ra nước ngoài, trừ khi có sự cho phép đặc biệt của chính phủ, nhằm quản lý an ninh lương thực của mình. Nguồn cung lương thực toàn cầu đang không ngừng chao đảo và dần eo hẹp sau cuộc chiến ở Ukraine. Chính vì vậy, quyết định mới nhất của Ấn Độ có nguy cơ gây ra cú sốc mới, khiến cuộc khủng hoảng trên thế giới trở nên tồi tệ hơn.
Giá lúa mì ở thị trường châu Âu ngày 16/5 đã tăng lên mức kỷ lục. Trước đó, giá mặt hàng này vốn đã tăng cao do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do một đợt nắng nóng nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sản lượng, đã đẩy giá lúa mì tại châu Âu tăng cao kỷ lục. Mở cửa thị trường châu Âu ngày 16/5, giá lúa mì đã tăng lên mức 435 Euro (453 USD) một tấn.
Tập đoàn năng lượng Aramco của Saudi Arabia công bố mức lợi nhuận tăng chóng mặt, tới 82% trong quý 1, do giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng phi mã. Ngoài ra, lợi nhuận của nhiều công ty năng lượng toàn cầu khác như Shell và BP cũng ghi nhận mức tăng cao kỷ lục trong ít nhất 10 năm trở lại đây.
Nga ‘bẻ lái’ dòng chảy dầu thô, bản đồ năng lượng thế giới đang được vẽ lại?
Bất chấp các biện pháp quyết liệt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm hạn chế nhập khẩu dầu của Nga, Moscow vẫn có rất nhiều người mua – và với mức giá đủ để giữ cho doanh thu của Chính phủ Nga ở mức cao và ngân khố chính phủ rủng rỉnh tiền.
Nhóm tin về thực phẩm plant-based/ cell-based/ fermentation
Đại học tại Anh thông qua dự án nghiên cứu về tác động của ngành thịt nuôi cấy đến người nông dân
Sắp tới đây, những người làm nông sẽ hợp tác cùng với các công ty nghiên cứu thịt nuôi cấy, công ty thực phẩm, các tổ chức từ thiện và chính phủ trong dự án được khởi xướng bởi Đại học nông nghiệp Hoàng Gia (Anh) để tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của ngành thịt cell-based đối với ngành chăn nuôi truyền thống, cũng như vai trò của các chính sách đối với hai ngành này trong tương lai.
Dự án sẽ bắt đầu vào tháng 9 năm 2022 và dự kiến kéo dài 2 năm. Kết quả của dự án có thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến các chính sách cũng như tiềm năng phát triển của ngành cell-based rất mới mẻ này.
Công ty thịt gà plant-based Mĩ đã giải quyết được 2 bài toán lớn của ngành: tối ưu chi phí và duy trì chất lượng khi sản xuất hàng loạt.
Đối với ngành thịt chay, quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều nhân công để kiểm soát chất lượng sản phẩm, cũng như bị giới hạn khi phải sản xuất theo từng lô/mẻ dẫn đến giá thành sản phẩm thiếu sự cạnh tranh. Điều này dẫn đến thực tế là những người dùng thực phẩm plant-based hiện đang phải chịu mức giá cao gấp 3 lần so với thịt động vật chăn nuôi truyền thống.
Mới đây, công ty Rebellyous Foods (Mĩ) chuyên sản xuất thịt gà viên chay, vừa công bố nghiên cứu thành công hệ thống tự động có thể giúp giảm chi phí nhân công, cũng như đảm bảo chất lượng sàn phẩm ổn định khi vận hành liên tục. Với hệ thống này, công ty tự tin rằng có thể thu được lợi nhuận ròng 51% với giá bán tương đương sản phẩm thịt gà viên bình thường.
Giá thuê văn phòng tại Tp.HCM cao thứ 2 Đông Nam Á
Theo báo cáo của Knight Frank Việt Nam, giá thuê văn phòng tại Tp.HCM cao thứ hai trong danh sách 8 đô thị được khảo sát trong khu vực Đông Nam Á. Báo cáo của Knight Frank Việt Nam cho biết với 1.000 USD mỗi tháng, có thể thuê được 36,2 m2 diện tích văn phòng hạng A tại Hà Nội, và 20,9 m2 tại TP.HCM.
Các nhà nghiên cứu vừa “tình cờ” tìm ra phương pháp biến đổi gen để tăng lượng protein chứa trong lúa mì
Trong quá trình nghiên cứu loại gen quy định cấu trúc sắp xếp của các hạt trên nhánh bông để tăng năng suất của lúa mì, các nhà khoa học từ Anh và Úc đã vô tình phát hiện ra rằng điều chỉnh loại gen này cũng có thể giúp tăng lượng protein chứa trong loại hạt này thêm đến 25%.
Hiện tại, lúa mì là loại ngũ cốc cung cấp khoảng 20% protein và calorie tiêu thụ trên toàn cầu, trong bối cảnh nguồn cung lúa mì đang khan hiếm do chiến tranh Nga – Ukraine thì phát hiện này có thể sẽ là một tín hiệu tích cực trước sức nóng của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.