Kinh tế Trung Quốc kỳ vọng vào cú húych từ ngành buôn bán hàng rong

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

1.    Các công ty sữa và tã trẻ em ở Trung Quốc nhắm đến người lớn
Theo nghiên cứu của Euromonitor, thị trường thức ăn và tã trẻ em của Trung Quốc có giá trị 37,9 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 1/3 doanh thu toàn cầu . Tuy nhiên, tác động từ đợt giảm dân số đầu tiên của Trung Quốc trong sáu thập niên đã lan tỏa nhanh chóng. Thị trường sữa và tã trẻ em của Trung Quốc được dự báo giảm lần đầu tiên trong năm nay kể từ khi Euromonitor bắt đầu theo dõi vào năm 2012. Đến năm 2025, thị trường này sẽ giảm xuống còn 37,2 tỉ đô la, thấp 2% so với hiện nay. China Market Research Group (CMR), thị trường Trung Quốc về hàng hóa và dịch vụ dành cho trẻ em (bao gồm cả giáo dục) hiện có trị giá khoảng 500 tỉ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, CMR dự đoán thị trường này sẽ giảm 15% -20% trong vòng 5 năm tới.
Chịu tổn thương nhiều nhất trước xu hướng nhân khẩu học của Trung Quốc là các nhà sản xuất sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh trong nước có các dòng sản phẩm kém đa dạng hơn. Doanh số của những công ty này giảm mạnh trong năm 2022 sau nhiều năm tăng trưởng. China Feihe, nhà sản xuất sữa bột trẻ em lớn nhất nước, chứng kiến doanh thu giảm 6,4% vào năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu của hai đối thủ Yashili International Holdings Ausnutria Dairy lần lượt giảm 15,7% và 9,1%. Cổ phiếu của ba công ty hiện giao dịch ở mức từ 1/3 đến 1/5 so mức đỉnh trong lịch sử. Ba công ty trên đều đang mở rộng kinh doanh ở các sản phẩm dành cho người lớn tuổi. Đặc biệt, các sản phẩm sữa bột dành cho người lớn có bổ sung vitamin và khoáng chất được đánh giá là phân khúc đầy triển vọng.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cac-cong-ty-sua-va-ta-tre-em-o-trung-quoc-nham-den-nguoi-lon/
2.    Kinh tế Trung Quốc kỳ vọng vào cú húych từ ngành buôn bán hàng rong
Nhiều thành phố ở Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế buôn bán hàng rong trên đường phố để giải quyết tình trạng thất nghiệp cao dai dẳng ở giới trẻ. Tuần trước, Thâm Quyến, trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc và là thành phố giàu thứ ba của đất nước, thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đối với những người bán hàng rong, cho phép họ hoạt động từ đầu tháng 9 ở các khu vực được chỉ định. Thâm Quyến là nơi mới nhất gia nhập danh sách các thành phố lớn nới lỏng các biện pháp hạn chế buôn bán hàng rong đường phố trong năm nay, bao gồm Thượng Hải, Hàng Châu và Bắc Kinh, sau nhiều năm quyết liệt dẹp bỏ hình thức buôn bản này. Giới chức trách của các thành phố đang khuyến khích người dân lập các quầy hàng hoặc xe đẩy bán hàng trên đường phố ở một số khu vực nhất định, nơi họ có thể bán đặc sản địa phương, đồ ăn nhẹ, quần áo hoặc đồ chơi.
Động thái dỡ bỏ các hạn chế buôn bán hàng rong được đưa ra sau khi Truy Bác, một thị trấn công nghiệp ít được biết đến ở phía đông tỉnh Sơn Đông, trở thành điểm du lịch nóng nhất của Trung Quốc nhờ sức hút đến từ các quầy thịt nướng trên đường phố. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định hình thức thương mại phi chính thức này sẽ không giúp vực dậy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giới nhà phân tích xem sự nới lỏng hiện tại là một biện pháp tuyệt vọng của chính phủ, vì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên mức đáng lo ngại sau ba năm áp đặt các hạn chế nghiệm ngặt để kiểm soát đại dịch Covid-19, gây tổn thương nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, chiến dịch chấn chỉnh lĩnh vực gia sư và công nghệ cũng đã xóa sổ hàng chục nghìn việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đối với thanh niên từ 16-24 tuổi đạt mức cao kỷ lục 20,4% trong tháng 4, theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia công bố hôm 16-5.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt thách thức ngày càng gia tăng. Thị trường bất động sản của Trung Quốc vẫn đang sa lầy trong cơn suy thoái tồi tệ nhất. Niềm tin kinh doanh giảm mạnh sau khi Bắc Kinh tung ra các chiến dịch siết chặt quản lý nhằm vào ngành công nghệ và giáo dục. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm. Quan hệ Trung-Mỹ đang ở ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên, dẫn đến các căng thẳng leo thang trong lĩnh vực công nghệ và đầu tư. Triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi khiến chính quyền trung ương chuyển sang thái độ hòa giải hơn đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đóng góp hơn 60% GDP của Trung Quốc và hơn 80% việc làm của đất nước.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/lieu-hang-rong-duong-pho-co-mang-lai-suc-song-cho-kinh-te-trung-quoc/

Mời đăng ký cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh 2023

3.    Chuỗi thức ăn nhanh Wendy’s thử nghiệm chatbot AI nhận đơn đặt hàng vào tháng Sáu
Công ty Mỹ Wendy’s bắt đầu thử nghiệm chatbot hỗ trợ Trí tuệ Nhân tạo vào tháng 6.Chatbot này sẽ thảo luận với khách hàng và nhận đơn đặt hàng, trở thành Tập đoàn chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên sử dụng công nghệ này. Công ty này cho biết, hệ thống họ sử dụng được phát triển trên phần mềm AI của Google Cloud sẽ nói chuyện tự nhiên như khách hàng đang thảo luận với nhân viên, có khả năng hiểu lời nói cũng như trả lời những câu hỏi thường gặp.
Wendy’s là một trong số những nhà hàng tích hợp công nghệ AI và tự động hóa để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đồng thời giảm căng thẳng với tình trạng thiếu lao động. Ngoài ra, phương thức giao hàng tận nơi trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch đã trở thành một thói quen, chuỗi Wendy’s cho biết 80% khách hàng thích đặt hàng theo phương thức này. Theo nhà cung cấp dữ liệu Intouch Insight, giải pháp sử dụng AI để nhận đơn đặt hàng có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Wendy’s vì doanh nghiệp đang thua sút so với các công ty cùng ngành dịch vụ cung cấp thực phẩm về thời gian chờ đợi và độ chính xác của đơn hàng.
Nguồn: https://viettimes.vn/chuoi-thuc-an-nhanh-wendys-thu-nghiem-chatbot-ai-nhan-don-dat-hang-vao-thang-sau-post166753.html
4.    Các nhà sản xuất thực phẩm Hàn Quốc tăng trưởng mạnh tại thị trường Nga
Trong năm 2022, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, các thương hiệu lớn từ ô tô, điện thoại cho đến thực phẩm,…đã lần lượt khỏi Nga, trong đó bao gồm 2 ông lớn ngành thực phẩm và đồ uống là McDonald’s và Starbucks. Tận dụng cơ hội này, Orion và Lotte đến từ xứ sở kim chi đã “tấn công” vào thị trường này và thu được lợi nhuận không ngờ tới. Doanh thu của nhà sản xuất thực phẩm Orion có trụ sở tại Seoul (nổi tiếng với những chiếc bánh Choco Pie không còn xa lạ gì với người Việt và các món ăn nhẹ khác) đã đạt 36,1 triệu USD, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm 2022 (theo số liệu được cung cấp từ công ty). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh đã tăng hơn gấp đôi lên 8,3 tỷ won. Tính trong cả năm 2022, doanh thu tại thị trường Nga của công ty đã tăng 82,9% so với năm 2021 lên 182,6 tỷ won, trong khi lợi nhuận hoạt động tăng gấp đôi lên 34,8 tỷ won.
Lotte Wellfood, tiền thân là Lotte Confectionery, cũng có diễn biến tương tự. Bộ phận thực phẩm của tập đoàn Lotte Group cho biết doanh thu tại Nga đã tăng 58,1% lên 19,3 tỷ won trong quý 1 với lợi nhuận hoạt động tăng 3,5 tỷ won. Vào năm 2022, doanh thu của công ty đã tăng 53,4% lên 80,6 tỷ won nhờ việc tăng giá những chiếc bánh Choco Pie. Lợi nhuận hoạt động của công ty tại Nga cũng tăng 2,5 tỷ won trong cùng kỳ. Tổng doanh thu của Lotte tăng 4,1% lên 959,6 tỷ won trong quý đầu tiên của năm, trong khi lợi nhuận hoạt động tăng 36,5% lên 18,6 tỷ won. Trong báo cáo tài chính quý 1, Lotte cho biết họ được hưởng lợi từ việc các công ty đang rời khỏi Nga. Họ sẽ tiếp tục bám trụ thị trường này và tiết lộ về kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm của mình trên thị trường cũng như cải thiện về mặt năng suất để có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Nguồn: https://markettimes.vn/khong-con-ga-ran-mc-donald-s-ca-phe-starbucks-nguoi-nga-chuong-mat-hang-nay-tu-xu-kim-chi-cac-cong-ty-thu-ve-hang-chuc-trieu-usd-nho-bam-tru-thi-truong-beo-bo-nay-27763.html
5.    Mở cửa hàng bán bánh ngọt – cà phê, thương hiệu chocolate Việt tăng trưởng doanh thu 100%
Thành lập tại Việt Nam từ năm 2011 bởi hai doanh nhân ngoại quốc: Vincent Mourou và Samuel Maruta, thương hiệu chocolate mang tên Marou giờ đây đã được không ít người Việt biết được, thậm chí được tạp chí New York Times đánh giá là ngon và tinh tế nhất thế giới. Không chỉ tập trung sản xuất và bán các sản phẩm chocolate trong nước cũng như xuất khẩu, thời gian gần đây Marou bắt đầu thể hiện tham vọng khai phá thị trường 100 triệu dân Việt Nam, khi quyết định mở Maison Marou – cửa hàng cà phê, bánh ngọt và chocolate cao cấp. Tính đến tháng 1/2023, thương hiệu này đã có 8 quán cà phê – chocolate hiện diện tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Ngoài sản phẩm được làm từ bột cacao và chocolate từ Marou, những cửa hàng này cũng phục vụ nhiều món ăn, đồ uống khác như bánh ngọt, cà phê.
Dù các sản phẩm có giá không hề rẻ nhưng theo báo cáo Quý 1/2023 mới được Mekong Capital công bố (quỹ đầu tư vào Marou), doanh thu của Marou trong Quý 1/2023 tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ việc mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ, thường xuyên ra mắt sản phẩm mới và cập nhật thực đơn. Trong năm 2023, thương hiệu này dự định sẽ mở thêm 8 cửa hàng mới tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam như Đà Nẵng, Đà Lạt… để nâng tổng số chuỗi cửa hàng lên 16.
Nguồn:   https://markettimes.vn/mo-cua-hang-banh-ngot-socola-gia-100-000-200-000-dong-marou-hang-chocolate-viet-ngon-nhat-the-gioi-tang-gap-doi-doanh-thu-trong-quy-1-2023-27347.html
6.    Đại gia gà rán Philippines không còn bán phở Việt
Business World đưa tin Tập đoàn Jollibee đã quyết định bán lại chuỗi Phở 24 cho East-West Restaurant Concepts. Đồng thời, Tập đoàn Jollibee cũng cho biết sẽ chấm dứt thỏa thuận nhượng quyền Phở 24 tại Phillipines. East – West Restaurants Concepts là công ty mới được thành lập từ tháng 2 có trụ sở tại TP.HCM, người đại diện pháp luật là ông Thái Phi Đán – một trong hai anh em sáng lập thương hiệu Highlands Coffee và Phở 24.
Thương hiệu Phở 24 được thành lập từ năm 2003 bởi ông Lý Quí Trung chuyên kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực cao cấp, với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011, ông Trung quyết định nhượng lại thương hiệu Phở 24 cho Công ty Việt Thái Quốc tế (VTI), đơn vị sở hữu chuỗi Highlands Coffee. Ngay sau đó, VTI đã bán 50% cổ phần Phở 24 cho Tập đoàn Jollibee của Philippines với giá 25 triệu USD. Tại Việt Nam, Phở 24 đang vận hành 14 nhà hàng phở, trong đó có 13 nhà hàng ở TP.HCM và 1 nhà hàng ở sân bay Đà Nẵng.
Nguồn: https://zingnews.vn/jollibee-ban-lai-chuoi-pho-24-post1430346.html

Nhóm tin về ngành du lịch

1.    DN Trung Quốc tăng cường đầu tư vào ngành nghỉ dưỡng suối nước nóng Nhật Bản
Gặp phải nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19, các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng của Nhật Bản đang có sức sống mới một phần nhờ vào đầu tư của Trung Quốc. Những người trong ngành dự đoán rằng nhiều khách sạn suối nước nóng sẽ hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc, Bloomberg nhận định. Theo MSCI Real Assets, khách nước ngoài chiếm gần một nửa số giao dịch khách sạn Nhật Bản đã chốt trong năm tính đến tháng 3. Các khách sạn nổi tiếng như Rihga Royal Hotel ở Osaka và Tokyo Hyatt Regency là một trong những bất động sản đã đổi chủ gần đây.
Dự đoán dòng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản cũng được đưa ra giữa lúc nhiều người giàu có coi Nhật Bản như một nơi để đầu tư hoặc thậm chí sinh sống. Nổi bật trong số đó là tỷ phú Jack Ma, người sáng lập tập đoàn Alibaba. Ông đã lưu trú tại nước này trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, theo các nhà môi giới bất động sản, ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có quan tâm đến việc chuyển đến sống tại Nhật Bản, Wall Street Journal đưa tin. Đồng yen suy yếu và sự ổn định của thị trường đã khiến bất động sản Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Theo ông Tom Sawayanagi, giáo sư Đại học Rikkyo, giảng dạy về quản lý và đầu tư khách sạn, vị trí gần Trung Quốc của Nhật Bản cũng là một lý do khiến nhà đầu tư dành sự quan tâm lớn hơn. Bên cạnh đó, Mariko Watanabe, giáo sư kinh tế tại Đại học Gakushuin ở Tokyo, nhận định một số người Trung Quốc cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư để giúp họ có được quyền cư trú tại Nhật Bản và môi trường học tập tốt hơn cho con cái.
Nguồn: https://zingnews.vn/vi-cuu-tinh-bat-ngo-cua-nganh-nghi-duong-suoi-nuoc-nong-nhat-ban-post1430829.html
2.    Airbnb quảng bá cho du lịch Hàn Quốc
Người đồng sáng lập kiêm Giám đốc chiến lược (CSO) của nền tảng cho thuê nhà Airbnb Inc., ông Nathan Blecharczyk, ngày 17/5 cho biết, Airbnb sẽ ưu tiên tập trung vào Hàn Quốc trong năm nay và quảng bá quốc gia này là một nơi phải đến đối với các du khách. Ông Blecharczyk cũng bày tỏ hy vọng làm việc với các chính quyền địa phương trên khắp Hàn Quốc để thúc đẩy du lịch tại nước này và truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. CSO của Airbnb cho biết nền tảng này sẽ khiến nhiều người mơ ước được đặt chân đến Hàn Quốc hơn nữa. Phát biểu tại một sự kiện khởi động một chiến dịch quảng bá toàn cầu, ông Blecharczyk cho biết, Hàn Quốc đang là tâm điểm thu hút sự chú ý trên toàn cầu, và văn hóa Hàn Quốc đang có cơ hội hiếm có để thúc đẩy du lịch một cách lâu dài.
Nguồn: https://bnews.vn/airbnb-quang-ba-han-quoc-la-noi-phai-den-voi-khach-du-lich/291522.html

Nhóm tin về ngành dịch vụ

1.    Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội tại thị trường thú cưng Trung Quốc
Thị trường phục vụ thú cưng ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng với số lượng chó mèo ở quốc gia này hiện đã vượt quá 100 triệu con. Đây được cho là thị trường lớn thứ hai thế giới chỉ xếp sau Mỹ, khiến các công ty Nhật Bản dành nhiều chú ý cho những cơ hội tiềm năng từ sự bùng nổ nhu cầu đối với các sản phẩm dành cho thú cưng tại Trung Quốc. Theo báo cáo của công ty tư vấn quản lý Bain & Co (Mỹ) trong những năm gần đây, thị trường thú cưng ở Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm khoảng 20%, đạt 210 tỷ nhân dân tệ (30,1 tỷ USD) vào năm 2021.
Với cơ hội lớn như vậy, các công ty Nhật Bản đang tiến hành xâm nhập vào thị trường nhiều tiềm năng này. Unicharm Corp., nhà sản xuất các sản phẩm vệ sinh và tẩy rửa gia dụng hàng đầu Nhật Bản, đã hợp tác với một nhà sản xuất đồ dùng cho thú cưng Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô vào tháng 11 năm ngoái. Công ty có kế hoạch tăng cường sản xuất và bán hàng tại địa phương trong khi tích cực tiếp thị thức ăn cho vật nuôi theo định hướng tốt cho sức khỏe và đồ dùng vệ sinh cho vật nuôi. Hãng điện tử Panasonic Holdings Corp. cũng đã bắt đầu bán máy cho ăn và nước uống tự động tại Trung Quốc từ tháng Sáu năm ngoái. Một quản lý cấp cao phụ trách phát triển sản phẩm của Panasonic cho biết, tập đoàn sẽ phát triển các sản phẩm dành cho thú cưng có thể đáp ứng nhiều lối sống khác nhau của chủ nuôi, chẳng hạn như dành cho những người sống một mình.
Nguồn: https://bnews.vn/doanh-nghiep-nhat-ban-tim-kiem-co-hoi-tai-thi-truong-thu-cung-trung-quoc/291292.html

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1.    Các nhà bán lẻ Mỹ chuyển hướng về vùng ngoại ô
Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ ở Mỹ chuyển cơ sở kinh doanh ra vùng ngoại ô. Ở những nơi này, lượng khách ghé các trung tâm mua sắm đang tăng lên do lượng người đến làm việc ở trung tâm thành phố đang ít đi trong làn sóng làm việc từ xa. Tuần trước, chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp Nordstrom thông báo sẽ đóng cửa hai cửa hàng ở San Francisco. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà bán lẻ đang rút bớt khỏi các khu trung tâm đô thị do doanh số bán hàng giảm và tội phạm trộm cắp và phá hoại tài sản gia tăng.
Các chủ cho thuê động sản thương mại vùng ngoại ô như Site Center và Phillips Edison cũng ghi nhận nhu cầu của các nhà bán lẻ tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm nay, ngay cả khi lạm phát cao và lãi suất tăng. Chủ sở hữu trung tâm mua sắm Site Center chứng kiến mức cho thuê mặt bằng cao kỷ lục trong quí đầu tiên. Trong khi đó, Phillips Edison báo cáo tỷ lệ lấp đầy đang tăng cao. Lượng khách đang ngày càng tăng tại các cửa hàng và trung tâm mua sắm ở vùng ngoại ô. Whitestone REIT, một tín quỹ đầu tư bất động sản bán lẻ, nhận thấy có nhiều cơ hội hứa hẹn ở vùng ngoại ô hơn là ở các khu văn phòng trung tâm thành phố. Theo Christine Mastandrea, CEO của Whitestone REIT, lưu lượng người qua lại và tần suất khách hàng ghé thăm các khu bất động sản bán lẻ ở ngoại ô của công ty bà tăng lên kể từ khi đại dịch Covid-19. Mastandrea cho biết, công việc từ xa đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại các trung tâm mua sắm ở vùng ngoại ô. Các cơ sở giải trí, văn hóa và ăn uống ở những thị trấn ngoại ô cũng trở nên nhộn nhịp hơn.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cac-nha-ban-le-my-chuyen-huong-ve-vung-ngoai-o/
2.    Amazon mở rộng hoạt động thương mại điện tử ở châu Âu
Công ty thương mại điện tử Amazon ngày 9/5 cho biết có kế hoạch mở các kho hàng mới và tuyển thêm nhân viên ở châu Âu, ngay cả khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu buộc tập đoàn công nghệ này phải cắt giảm chi phí trên toàn cầu và sa thải một số nhân viên. Amazon đã đầu tư 142 tỷ euro (156 tỷ USD) vào thị trường châu Âu kể từ năm 2010 và đạt được đà tăng trưởng ở châu lục này trong những năm gần đây sau khi các biện pháp phong tỏa vì COVID-19 thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến. Việc mở rộng hoạt động tại châu Âu là một phần trong nỗ lực tăng trưởng hiệu quả của Amazon thông qua giảm khoảng cách giao hàng và tăng cường tự động hóa các kho hàng.
Trong báo cáo kinh doanh mới nhất công bố mới đây, Amazon đã báo cáo lợi nhuận trong quý 1/2023 đạt 3,2 tỷ USD trên tổng doanh thu 127,4 tỷ USD, tăng 9% so với quý trước. Lợi nhuận ròng cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với dự báo của các nhà phân tích. Giám đốc điều hành (CEO) của Amazon, ông Andy Jassy khẳng định trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định, hãng vẫn đang tiếp tục cải thiện dịch vụ để phục vụ khách hàng, bao gồm điều chỉnh chi phí, cũng như tăng tốc độ đưa sản phẩm đến tay người dùng.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/amazon-mo-rong-hoat-dong-thuong-mai-dien-tu-o-chau-au/861756.vnp
3.    Chiến lược ‘thắt lưng buộc bụng’ để kiếm lợi nhuận của Shopee
Sa thải hàng ngàn nhân sự, ban lãnh đạo tự nguyện không nhận lương, giảm chi phí công tác và tiếp khách, thậm chí tiết kiệm cả giấy vệ sinh. Đó là những gì mà Forrest Li, người sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Sea, công ty mẹ của nền tảng thương mại Shopee, đã quyết liệt thực thi trong năm qua để giúp công ty ông lần đầu tiên có lợi nhuận trong lịch sử 14 năm hoạt động, với lợi nhuận ròng quí 4-2022 đạt 427 triệu đô la Mỹ. Ngay lập tức, giá cổ phiếu của Sea tăng vọt 22%. Tuần trước, Sea thông báo sẽ tăng lương 5% cho hầu hết nhân viên. Vốn hóa thị trường của Sea hiện tăng hơn gấp đôi so với tháng 11 năm ngoái, lên mức 48 tỉ đô la.
Giống như rất nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ trong cùng thế hệ, Sea liên tục lỗ trong nhiều năm. Trên thực tế, công ty đã lỗ tổng cộng hơn 8 tỉ đô la kể từ khi thành lập để đổi lấy sự tăng trưởng doanh thu trong mảng thương mại điện tử (Shopee), game (Garena) và dịch vụ tài chính và thanh toán (SeaMoney). Nhưng hiện tại, Sea đang đặt ra một kiểu hình mẫu kinh doanh khác. Sea đang chứng minh rằng nếu hoạt động kinh doanh cốt lõi vững chắc, công ty có thể rút lại các chương trình ưu đãi và mở rộng kinh doanh để sớm đạt được mức hòa vốn. Tuy nhiên, đó vẫn là thách thức đối với các đối thủ cạnh tranh của Sea trong khu vực. Chẳng hạn, Grab Holdings của Singapore vẫn lỗ hơn 300 triệu đô la trong khi GoTo Group của Indonesia lỗ hơn 250 triệu đô la trong quí gần nhất.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/chien-luoc-that-lung-buoc-bung-de-kiem-loi-nhuan-cua-ong-chu-shopee/
4.    Ứng dụng mua sắm Temu của Trung Quốc bị Mỹ ‘thổi còi’
Mỹ vừa cảnh báo những rủi ro dữ liệu xoay quanh trang web mua sắm giá rẻ Temu sau khi ứng dụng chị em Trung Quốc của nó, Pinduoduo, bị gỡ khỏi cửa hàng ứng dụng vì “phần mềm độc hại”. Trước đó, phần mềm trong Pinduoduo được phát hiện có thể tận dụng các lỗ hổng trên điện thoại Android, cho phép ứng dụng bỏ qua quyền bảo mật của người dùng, truy cập tin nhắn riêng tư, sửa đổi cài đặt, xem dữ liệu từ các ứng dụng khác và ngăn chặn quá trình gỡ cài đặt. Theo CNBC, Pinduoduo là một ứng dụng thương mại điện tử có trụ sở tại Trung Quốc, bán mọi thứ trên đời từ hàng tạp hóa đến quần áo. Đây là ‘con cưng’ chủ lực của tập đoàn PDD Holdings, công ty mẹ Temu.
Trước đó, trong một báo cáo được công bố vào tháng 4, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc đã cáo buộc Temu và Shein gây ra rủi ro về dữ liệu. “Shein và Temu chủ yếu dựa vào việc người tiêu dùng Mỹ tải xuống và sử dụng ứng dụng Trung Quốc để quản lý và phân phối sản phẩm”, báo cáo này cho biết. “Thành công thương mại của các công ty này đã khuyến khích startup và các nền tảng thương mại điện tử lâu đời của Trung Quốc sao chép mô hình, từ đó gây ra rủi ro và thách thức đối với các quy định, luật pháp và nguyên tắc tiếp cận thị trường Mỹ”. Được biết trong nhiều năm, các ứng dụng do Trung Quốc sở hữu phải đối mặt với sự giám sát gắt gao tại Mỹ. Các nhà lập pháp cảnh báo rằng bất kỳ ứng dụng nào do Trung Quốc sở hữu đều có thể dễ bị xâm phạm quyền riêng tư hoặc bị chính phủ Trung Quốc can thiệp. Dẫu vậy, vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố đó.
Nguồn: https://markettimes.vn/ung-dung-mua-sam-re-nhung-khong-oi-cua-trung-quoc-bi-my-thoi-coi-27925.html
5.    Apple mở cửa hàng trực tuyến cho thị trường Việt Nam
Apple vừa công bố rằng Apple sẽ ra mắt cửa hàng trực tuyến cho thị trường Việt Nam vào ngày 18/5, cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm Apple và hỗ trợ tiếng Việt trực tiếp cho khách hàng trên toàn quốc. Theo Apple, cửa hàng trực tuyến sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ và hỗ trợ cá nhân hóa tương tự như các địa điểm Apple Store trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, cửa hàng trực tuyến sẽ có một đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn bằng tiếng Việt hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
Apple Store trực tuyến mang lại trải nghiệm mua sắm sản phẩm Apple liền mạch bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Khách hàng có thể mua sắm cùng chuyên gia, duyệt tìm các sản phẩm mới nhất, khám phá những tính năng mới cũng như tìm hiểu về cách chuyển sang sử dụng iOS. Như vậy, sau ngày 18/5, người dùng Việt có thể truy cập trang chủ của Apple để mua sắm các sản phẩm đến từ táo khuyết. Hiện tại, Apple chưa công bố giá bán của các sản phẩm trên gian hàng trực tuyến, tuy nhiên, theo thông lệ tại các thị trường khác thì mức giá có thể cao hơn khá nhiều.
Nguồn: https://markettimes.vn/apple-mo-cua-hang-truc-tuyen-cho-thi-truong-viet-nam-27444.html

https://bsamedia.vn/hoi-thao-tieu-chuan-va-phat-trien-ben-vung-xu-huong-chuyen-doi-xanh-cua-thi-truong/

Nhóm tin về ngành thời trang – làm đẹp

  1. Sự thâm nhập nhanh chóng của thời trang tuần hoàn
Trong khi thị trường thời trang nhanh có tốc độ tăng bình quân 6,5%/năm thì thị trường thời trang tuần hoàn toàn cầu đạt mức tăng 24% vào năm 2022 với giá trị 119 tỉ đô la Mỹ. Quy mô thị trường này được dự kiến sẽ vọt lên 218 tỉ đô la (tức tăng khoảng 127%) vào năm 2026. Đây hẳn là một bất ngờ lớn, và các doanh nghiệp may mặc đang phải điều chỉnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Những dự báo này báo hiệu một xu hướng phát triển của công nghiệp may mặc, đi kèm theo sau đó là nguy cơ suy giảm của ngành thời trang nhanh mà Việt Nam hiện là một trong các nước cung cấp chủ yếu cho thị trường.
Năm 2022, thời trang tuần hoàn chiếm thị phần 3,5% trên tổng giá trị ngành công nghiệp may mặc toàn cầu, nhưng nó sẽ nhanh chóng tăng lên mức 23% vào năm 2030. Nhờ chuẩn bị thị trường tốt, Mỹ được coi là nước dẫn đầu thời trang tuần hoàn với khả năng đạt giá trị 10% tổng doanh số bán quần áo vào năm 2025. Ngày càng nhiều thương hiệu tham gia trực tiếp vào việc bán lại các sản phẩm của họ. Các nhãn hiệu từ Patagonia đến Oscar de la Renta và Lululemon đã ra mắt các nền tảng trao đổi. Nhiều thương hiệu đã cung cấp dịch vụ sửa chữa sản phẩm đã qua sử dụng ở tại cửa hàng, đặc biệt là các thương hiệu quần áo ngoài trời như Bergans, Jack Wolfskin, Patagonia, Salewa và Houdini.
Trong khuynh hướng mua hàng thời trang mới, sự lan tỏa tiêu dùng thời trang tuần hoàn giúp người ta mua ít lại, mua hàng tốt hơn, mẫu mã thích hợp hơn, sử dụng lâu hơn, và vẫn có thể bán lại để người khác sử dụng. Hành vi siêu tiêu dùng đang chuyển sang hành vi tiêu dùng có trách nhiệm hơn, cho thấy người ta không thể duy trì nền văn hóa mua và vứt đồ đi mà không tôn trọng các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái Đất. Với nền kinh tế tuần hoàn, ngành thời trang may mặc đáng giá 1.300 tỉ đô la với 300 triệu người trong chuỗi giá trị sẽ được bổ sung cỡ 560 tỉ đô la cùng với những dịch vụ, việc làm và kỹ năng mới.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/su-tham-nhap-nhanh-chong-cua-thoi-trang-tuan-hoan/

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1.    Thêm một hãng nhảy vào sản xuất iPhone cho Apple
Theo hãng nghiên cứu TrendForce, tập đoàn Tata của Ấn Độ sẽ là nhà sản xuất iPhone thứ tư cho Apple sau khi mua lại nhà máy của Wistron. Trong blog mới, TrendForce cho biết,Tata đã nhận được đơn hàng sản xuất iPhone 15 và 15 Plus mới, ra mắt nửa sau năm nay. Theo hãng nghiên cứu, như thông lệ của Apple, các nhà cung ứng mới sẽ được giao sản xuất các mẫu máy thấp cấp hơn với số lượng nhỏ hơn. TrendForce dự đoán đơn hàng lắp ráp iPhone của Tata có thể đạt 5% tổng số đơn hàng năm 2023. Foxconn, Pegatron và Luxshare chia nhau 95% còn lại.
Tata mua xong nhà máy sản xuất iPhone của Wistron vào cuối tháng 4, theo DigiTimes. Nhà máy rộng hơn 200.000m2, chỉ cách Bangalore hơn 50km. Thương vụ bao gồm 8 dây chuyền lắp ráp iPhone cũng như 10.000 công nhân, bao gồm hàng nghìn kỹ sư. Wistron sẽ tiếp tục làm đối tác dịch vụ cho iPhone tại Ấn Độ. Nó cũng đánh dấu việc rút lui khỏi lĩnh vực lắp ráp iPhone của Wistron. Hoạt động của công ty Đài Loan (Trung Quốc) ở đây bị ảnh hưởng do nhân viên bạo loạn trước cáo buộc không trả lương, bóc lột sức lao động. Sự cố khiến Apple phải can thiệp và điều tra liệu Wistron có vi phạm các quy định dành cho nhà cung ứng hay không.
Nguồn:  https://vietnamnet.vn/them-mot-hang-nhay-vao-san-xuat-iphone-cho-apple-2142588.html
2.    Foxconn muốn đặt nhà máy mới tại Nghệ An
Theo Apple Insider, Foxconn – đối tác hàng đầu của Apple – sắp mở rộng sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam. Cụ thể, tại Việt Nam, một đơn vị khác của công ty đang tiến hành thuê quyền sử dụng đất một khu đất 480.000 m2 ở tỉnh Nghệ An. Việc mở rộng diễn ra nhanh chóng của Foxconn đều theo đúng kế hoạch đề ra trước đó. Thông tin mở rộng nhà máy sản xuất được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch Young Liu của Foxconn đảm bảo với nhân viên tại một nhà máy ở Thành Đô (Trung Quốc) rằng đây là cơ sở sản xuất quan trọng và sẽ tồn tại trong một thời gian khá dài bất chấp việc Apple muốn đa dạng hóa sản xuất bằng cách chuyển một số bộ phận ra khỏi Trung Quốc và các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam.
Vào cuối tháng 3, Foxconn đã tổ chức phỏng vấn tuyển dụng sinh viên năm cuối của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh. Theo đó, Công ty TNHH Newwing Interconnect Technology (Bắc Giang) – doanh nghiệp chuyên sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử – đang có nhu cầu mở rộng nhà xưởng tại Khu công nghiệp WHA (Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An). Do vậy, doanh nghiệp cần tuyển dụng số lượng lớn các nhân sự quan trọng. Theo thông tin trên trang web của Trường Đại học Vinh, Foxconn muốn tuyển dụng 200 kỹ sư bao gồm kỹ sư tự động hóa, kỹ sư phát triển sản phẩm, kỹ sư quản lý thiết bị…
Nguồn:  https://zingnews.vn/foxconn-muon-dat-nha-may-moi-tai-nghe-an-post1430246.html
3.    Samsung chuyển hướng xây nhà máy chip ở Nhật Bản
Theo tờ Nikkei Asian Review, tập đoàn Samsung-Hàn Quốc đã bất ngờ lên kế hoạch xây dựng một tổ hợp nhà máy ở Yokohama- Nhật Bản nhằm gia tăng quan hệ hợp tác trong ngành công nghệ giữa 2 nước đồng minh chiến lược của Mỹ. Cụ thể, tổ hợp nhà máy này sẽ có tổng chi phí hơn 30 tỷ Yên, tương đương 222 triệu USD và sẽ được đặt ở Yokohama, vốn là nơi đang đặt viện nghiên cứu của Samsung trước đó. Tuy nhiên, nhà máy mới sẽ là một tổ hợp riêng biệt có nhiệm vụ khác hoàn toàn so với viện nghiên cứu cũ của Samsung. Theo thông tin được biết, tổ hợp nhà máy mới sẽ chỉ tập trung vào khâu cuối cùng của sản xuất chip bán dẫn chứ không chế tạo toàn bộ. Đây sẽ là khâu các mạch điện và chip bán dẫn được gắn trên tấm Wafer rồi đóng gói thành sản phẩm.
Dự án này được cho là sẽ nâng tầm hợp tác công nghệ giữa 2 cường quốc kinh tế. Samsung vốn là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới trong khi Nhật Bản nổi tiếng là nhà cung ứng những nguyên liệu, thiết bị sản xuất chip như tấm Wafer cùng các máy móc khác. Nhà máy này sẽ tuyển dụng hàng trăm công nhân và dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2025. Ngoài ra Samsung cũng sẽ được hưởng hơn 10 tỷ Yên hỗ trợ của Nhật Bản cho chương trình thúc đẩy công nghiệp bán dẫn khi xây nhà máy tại đây.
Đối thủ của Samsung trên thị trường chip bán dẫn là TSMC cũng đã đầu tư mạnh vào Nhật Bản năm 2021 nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trước tình hình bất ổn địa chính trị Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng. TSMC hiện đang duy trì một cơ sở nghiên cứu của mình ở Tsukuba-Nhật Bản. Mặc dù là cường quốc công nghệ nhưng mảng chip bán dẫn lại là điểm yếu của Nhật Bản trong cuộc đua hiện nay. Trước đây Nhật Bản từng là ông lớn trong ngành chip nhớ nhưng dần bị Trung Quốc và Hàn Quốc vượt qua. Hiện chính quyền Tokyo đã chi rất nhiều ngân sách để thúc đẩy lại ngành sản xuất này nhưng hiện mới chỉ có TSMC và Micron Technology là 2 tập đoàn nước ngoài chấp nhận đổ tiền vào Nhật Bản. Chi phí sản xuất cao cùng khan hiếm về tài nguyên cũng như nhân lực là các rào cản rất lớn với các doanh nghiệp nước ngoài khi xem xét lựa chọn mở nhà máy ở Nhật Bản.
Nguồn: https://markettimes.vn/bat-ngo-samsung-chuyen-huong-xay-nha-may-chip-o-nhat-ban-27674.html
4.    Thái Lan hâm nóng cuộc đua hàng không vũ trụ ở Đông Nam Á
Theo Nikkei Asia, Cơ quan Thông tin địa lý và Công nghệ vũ trụ Thái Lan (GISTDA) đang chuẩn bị phóng một vệ tinh công nghiệp từ Ấn Độ vào tháng 8 tới. Quốc gia này cũng đặt mục tiêu thiết kế và sản xuất vệ tinh trong nước, đồng thời có kế hoạch phóng 2-3 vệ tinh tự sản xuất hoặc đồng phát triển trong 5 năm tới. Nikkei Asia cho rằng, việc vận hành các vệ tinh được phát triển trong nước giúp các quốc gia chủ động hơn trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu. Kế hoạch của Thái Lan được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp thông minh và công nghệ xe tự lái. Quốc gia này cũng lập kế hoạch xây dựng bãi phóng của riêng mình và đã bắt đầu các cuộc thảo luận với Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc để chọn một địa điểm thích hợp ở khu vực phía đông bắc hoặc phía nam của đất nước.
Theo Giám đốc điều hành GISTDA Pakorn Apaphant, nếu các điều kiện về ngân sách và công nghệ được đáp ứng, một cơ sở như vậy có thể được xây dựng trong thời gian từ 7 đến 10 năm. “Thái Lan, với mạng lưới hậu cần phát triển tốt, sẽ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp vũ trụ Đông Nam Á,” ông Pakorn cho hay.
Nguồn: https://viettimes.vn/doanh-nghiep-viet-ham-nong-cuoc-dua-hang-khong-vu-tru-o-dong-nam-a-post166662.html
5.    Hãng xe điện Việt non trẻ được Grab, Baemin, Lazada chọn mặt gửi vàng
Selex Motors, một startup Việt về phương tiện điện và công nghệ pin được thành lập từ năm 2018, mới đây thông báo cùng GrabExpress mở rộng thí điểm sử dụng xe máy điện vào giao vận tại TP.HCM. Trước đó không lâu, hãng xe máy điện non trẻ này cũng bắt tay với ứng dụng Baemin để thí điểm hoạt động giao đồ ăn. Dù chỉ mới gia nhập thị trường, bên cạnh Grab và Baemin, Selex Motors đã trở thành đối tác thí điểm chuyển đổi sang xe máy điện của nhiều đơn vị lớn như Lazada, Viettel Post, DHL,.. Thay vì sản xuất các dòng xe máy điện phục vụ nhu cầu đi lại thông thường của người dân, Selex Motors xác định trước hết sẽ tập trung vào thị trường giao vận – ngành có nhu cầu di chuyển nhiều nhất và muốn tối ưu chi phí nhất.
Hệ sinh thái xe điện của Selex Motors hiện gồm 4 thành phần: mẫu xe Selex Camel, pin Selex, trạm đổi pin tự động và app giúp quản lý toàn bộ hệ sinh thái. Trọng tâm của hệ sinh thái này là giải pháp đổi pin, giúp người dùng không cần mất 3-8 tiếng để sạc đầy. Theo thông tin trên website công ty, Selex Motors hiện có tổng cộng 50 trạm đổi pin trên toàn quốc, phân bố tại Hà Nội, Huế và TP. HCM. Kế hoạch của Selex Motors là nhanh chóng nâng con số này lên 200 nhằm phục vụ các đối tác giao vận, đồng thời hướng đến mở rộng mạng lưới đổi pin trên toàn quốc.
Nguồn:  https://markettimes.vn/vu-khi-giup-hang-xe-dien-viet-non-tre-duoc-grab-baemin-lazada-chon-mat-gui-vang-chi-mat-2-phut-de-co-pin-day-27508.html
6.    Marvell công bố thành lập Trung tâm Thiết kế Vi mạch tại TP.HCM
Ngày 16/5, Tập đoàn Marvell Technology, chuyên về các giải pháp vi mạch và bán dẫn phục vụ cơ sở hạ tầng dữ liệu, vừa công bố kế hoạch thành lập Trung tâm Thiết kế Vi mạch tại TP.HCM. TS. Lợi Nguyễn, Phó Chủ tịch cao cấp Marvell cho biết, Trung tâm Thiết kế Vi mạch này sẽ là nơi nghiên cứu và phát triển các công nghệ vi mạch tiên tiến nhất, đồng thời là nơi làm việc lý tưởng đối với các kỹ sư công nghệ Việt Nam, cho phép họ trau dồi các kỹ năng chuyên môn và mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn. Ngoài ra, Marvell cam kết sẽ nỗ lực hết sức để thu hút nhân tài làm việc tại Trung tâm này nhằm góp phần phát triển các cơ hội việc làm, sự nghiệp và hệ sinh thái vi mạch giá trị cao tại Việt Nam.
Được biết, mô hình kinh doanh của Marvell toàn cầu là “Fabless”, nghĩa là thiết kế chip và sau đó thuê các nhà sản xuất gia công chip. Marvell không có bất cứ nhà máy nào trên phạm vi toàn cầu. Việc sản xuất chip sẽ do các bên thứ 3 đảm nhiệm như TSMC (Đài Loan), Samsung, UMC… Hiện nay, có 2 lĩnh vực quan trọng mà Marvell đang tập trung vào, đó là cơ sở dữ liệu đám mây (cloud datacenter) và trí tuệ nhân tạo (AI). Marvell đã hoạt động ở Việt Nam được 10 năm, kể từ tháng 10/2013. Đến nay, Marvell Việt Nam đã có 300 kỹ sư và đang tăng tốc tuyển dụng.
Nguồn: https://vneconomy.vn/marvell-cong-bo-thanh-lap-trung-tam-thiet-ke-vi-mach-tai-tp-hcm.htm

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng

1.    EVN kêu gọi tiết kiệm điện
Trong thông báo mới phát đi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng. Về mực nước các hồ thủy điện, đến ngày 11/5/2023 đã có 11/47 hồ thủy điện lớn có mực nước đã về mực nước chết hoặc gần mức nước chết: Lai Châu, Trung Sơn, Đồng Nai 2, Buôn Tua Srah, Hương Sơn…Đặc biệt là các hồ thủy điện khu vực miền Bắc, tất cả 12/12 hồ thủy điện lớn có lưu lượng nước về hồ rất kém, tần suất nước về nhiều hồ kém nhất trong 100 năm qua (tính đến ngày 11/5/2023). Riêng tháng 4 và đầu tháng 5 nước về các hồ chỉ đạt dưới 50% trung bình nhiều năm. Một số hồ chỉ đạt 20% so với trung bình nhiều năm, gây thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng cho các hồ thủy điện.
Do đó, EVN kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông về tình hình cung ứng điện khó khăn trong năm 2023 trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân biết, cùng chia sẻ khó khăn và tăng cường thực hành tiết kiệm điện.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/evn-keu-goi-tiet-kiem-dien-20230515182148102.htm
2.    EVN xin giãn nợ tiền mua than để duy trì sản xuất điện
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản đề nghị Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giãn thời hạn thanh toán tiền than, cho vay than để duy trì hoạt động sản xuất điện do đang thiếu hụt dòng tiền. EVN cho biết, từ năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của EVN và các đơn vị thành viên gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động tăng đột biến của giá nhiên liệu, hoạt động sản xuất điện bị lỗ. Điều này đã làm thiếu hụt dòng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp nhiên liệu, đơn vị bán điện.  Vì vậy, EVN mong muốn TKV và Tổng công ty Đông Bắc tiếp tục cung cấp đầy đủ và liên tục than cho các nhà máy nhiệt điện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và cung cấp điện cho năm 2023; trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xem xét cho EVN giãn thời hạn thanh toán tiền than của tập đoàn và các tổng công ty phát điện.
EVN cũng có văn bản tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Ban quản lý dự án Điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đề xuất vay 52.000 tấn than mà Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sắp nhận về cảng, để sử dụng nguồn nhiên liệu này cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/evn-xin-gian-no-tien-mua-than-de-duy-tri-san-xuat-dien/

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.    Trung Quốc tăng cường kiểm soát dữ liệu, nhà đầu tư nước ngoài đối mặt thực tế mới?
Hôm thứ Hai tuần trước, truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nêu đích danh một công ty tư vấn không tuân thủ luật an ninh nước này. Công ty Capvision Partners có trụ sở ở Thượng Hải là cái tên mới nhất trở thành đối tượng của những cuộc điều tra như vậy ở Trung Quốc đại lục thời gian gần đây. Hồi tháng 3, công ty thẩm định chuyên sâu Mintz đến từ Mỹ nói với hãng tin Reuters rằng cảnh sát đã lục soát văn phòng của công ty ở Bắc Kinh và bắt giữ một số nhân viên người Trung Quốc. Hồi tháng 4, công ty tư vấn Mỹ Bain & Co xác nhận cảnh sát đã tới văn phòng công ty ở Thượng Hải. Những công ty kể trên đều cung cấp dịch vụ thẩm định chuyên sâu, thường được các doanh nghiệp và nhà đầu tư thuê để xác định liệu các nhà cung ứng có tuân thủ các quy định và quy chế, không chỉ ở Trung Quốc mà ở cả các thị trường khác. Các công ty này cũng kiểm toán chuỗi cung ứng và cung cấp các dịch vụ khác.
Vào thời điểm mà Trung Quốc tích cực khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn đang gượng dậy sau gần 3 năm đóng kín chống Covid, việc nước này tăng cường kiểm soát an ninh đối với doanh nghiệp đang ảnh hưởng xấu đến tâm lý của nhà đầu tư và có vẻ đi ngược với những tuyên bố cởi mở của Bắc Kinh. Các hội đồng thương mại Mỹ và châu Âu ở Trung Quốc cũng đã bày tỏ lo ngại. Trong một tuyên bố, Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc nói rằng các cuộc điều tra gần đây có nguy cơ làm gia tăng bấp bênh vào đúng thời điểm các công ty châu Âu đang tìm kiếm các dấu hiệu rõ ràng về việc môi trường kinh doanh của Trung Quốc đang trở nên đáng tin cậy và dễ đoán hơn. Nếu không có thêm thông tin chi tiết về những gì các công ty được phép làm, điều đó có thể khiến các nhà đầu tư tiềm năng gặp khó khăn hơn trong việc thẩm định trước khi cam kết giao dịch, nhất là khi xét đến bản chất của hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.
Nguồn: https://vneconomy.vn/trung-quoc-tang-cuong-kiem-soat-du-lieu-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-doi-mat-thuc-te-moi.htm
2.    Startup dược phẩm Việt Nam BuyMed nhận thêm hơn 50 triệu USD vốn đầu tư – cũ
Theo Tech in Asia, BuyMed, một startup thương mại điện tử ngành dược phẩm của Việt Nam vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series B trị giá 51,5 triệu USD, được dẫn dắt bởi UOB Venture Management, công ty con với 100% vốn của ngân hàng UOB của Singapore. Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này bao gồm US International Development Finance Corporation (DFC), Smilegate Investment và Cocoon Capital. Với khoản tiền đầu tư này, BuyMed sẽ sử dụng để nâng cao các nền tảng và cơ sở hạ tầng của công ty, mở rộng dịch vụ và cung cấp các phương pháp phân phối thuốc cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá thành hợp lý.
Hoạt động trong lĩnh vực HealthTech (công nghệ sức khỏe), BuyMed được thành lập tại Singapore vào năm 2018 bởi ông Peter Nguyễn (đồng sáng lập Thuocsi.vn); Nguyễn Hữu Minh Hoàng (Giám đốc điều hành BuyMed) và Vương Đình Vũ (đồng sáng lập Thuocsi.vn). BuyMed là công ty khởi nghiệp điều hành trang thương mại điện tử Thuocsi.vn, trở thành “cầu nối” các công ty sản xuất, phân phối dược phẩm với 35.000 nhà thuốc, phòng khám trên 63 tỉnh, thành toàn quốc. Đây được xem là mạng lưới nhà thuốc lớn có thể giúp các nhà cung cấp mở rộng độ phủ và tăng trưởng doanh số, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp nhỏ lẻ tại Việt Nam. Ngoài thị trường Việt Nam, BuyMed hiện đang có mặt tại 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Nguồn: https://mekongasean.vn/startup-duoc-pham-viet-nam-buymed-nhan-them-hon-50-trieu-usd-von-dau-tu-post21305.html

Nhóm tin về tài chính

1.    EU phê duyệt bộ quy tắc toàn diện về tiền điện tử đầu tiên trên thế giới
Trong một cuộc họp tại Brussels (Bỉ) ngày 16/5, các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt bộ quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới để điều chỉnh các loại tiền điện tử, gây áp lực lên các quốc gia như Anh và Mỹ phải nhanh chóng bắt kịp. Những quy tắc trên được EU bàn thảo với Nghị viện châu Âu, cơ quan đã phê duyệt chúng vào tháng Tư. Các quy tắc dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024.
Theo quy tắc, bất cứ công ty nào muốn phát hành, giao dịch, bảo lãnh tiền điện tử, các loại hình tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được “neo” theo một loại tài sản truyền thống như vàng hay đồng USD) trong khối 27 quốc gia phải có giấy phép. Các Bộ trưởng đã đưa ra những biện pháp giúp truy vết các giao dịch tiền điện tử dễ dàng hơn nhằm chống trốn thuế và rửa tiền. Từ tháng 1/2026, các nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra tên người gửi và người thụ hưởng các tài sản tiền điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu. Ngoài ra, các Bộ trưởng còn thông qua thỏa thuận sửa đổi các quy tắc hợp tác giữa các quốc gia EU trong lĩnh vực thu thuế để bao gồm giám sát cả những giao dịch bằng tiền điện tử. Các nước cũng sẽ trao đổi thông tin về các phán quyết thuế xác định trước cho những cá nhân giàu có nhất.
Nguồn: https://bnews.vn/eu-phe-duyet-bo-quy-tac-toan-dien-ve-tien-dien-tu-dau-tien-tren-the-gioi/291518.html

Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi

1.    Giá muối liên tục giảm, diêm dân lo lắng
Hiện miền Trung đang bước vào vụ muối mới. Giá muối đầu vụ là 5.000 đồng/kg nhưng chỉ sau 1 tháng, giá muối đã giảm hơn một nửa, chỉ còn dưới 2.000 đồng/kg. Theo bà con diêm dân, hiện nay giá muối có giảm so với năm ngoái những vẫn đang ở mức cao hơn so với trung bình các năm. Tuy nhiên, việc đầu ra không ổn định nên người dân vẫn luôn thường trực nỗi lo được mùa mất giá.
Vốn dĩ nghề làm muối khá vất vả, lại thêm giá cả bấp bênh nên nhiều diêm dân đã bỏ nghề muối để tìm công việc khác. Việc thiếu nhân lực dẫn đến nguy cơ nghề làm muối có thể bị mai một. Do đó, giải pháp hiện nay là tìm đầu ra ổn định cho muối, phát triển mô hình hợp tác xã thu hút người dân tham gia, nâng cao thu nhập cho bà con diêm dân đang được nhiều địa phương hướng tới.
Nguồn:  https://vtv.vn/kinh-te/gia-muoi-lien-tuc-giam-diem-dan-lo-lang-20230513090200885.htm
2.    Nhiều vụ mất mùa – mất giá, nông dân ồ ạt chặt cây điều
Sau nhiều năm liên tiếp cây điều trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị mất mùa mất giá, cây trồng này đang bị nông dân trong tỉnh chặt bỏ hàng loạt. Việc phá bỏ cây điều đang diễn ra rộng khắp trên địa bàn các xã biên giới Ia Lâu, Ia Ga, Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Riêng tại xã Ia Piơr, từ cuối 2022 tới nay, đã có 300 ha đã bị chặt bỏ để chuyển sang trồng cây ngắn ngày, chủ yếu là lúa, sắn, ngô… Ông Bùi Văn Tiến- Chủ tịch UBND xã Ia Piơr cho biết, hiện nay, địa phương chưa có định hướng cụ thể và trợ giúp hiệu quả cho người dân trong chuyển đổi cây trồng. Việc trồng cây ngắn ngày trên diện tích đất trồng điều cũ chỉ là giải pháp tình thế.
Tình cảnh chặt- trồng, trồng- chặt khi gặp biến động giá cả nông sản đã từng xảy ra với nhiều nông sản chủ lực ở Gia Lai như cao su, hồ tiêu, cà phê… nay tái diễn đối với cây điều. Điều này một lần nữa đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phát huy vai trò định hướng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại địa phương.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nhieu-vu-mat-mua-mat-gia-nong-dan-o-at-chat-cay-dieu-post1019825.vov
3.    Thanh long đầu mùa giá kỉ lục
Sau những cơn mưa đầu mùa, vườn cây thanh long ở tỉnh Tiền Giang tươi tốt. Đặc biệt giá trái thanh long hiện ở mức kỉ lục nên nhà vườn rất phấn khởi. Hiện nay, nhà vườn tỉnh Tiền Giang bán trái thanh long ruột đỏ (loại 1) giá gần 40.000 đồng/kg, loại 2, loại 3 giá từ 30.000 – 33.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây.
Tỉnh Tiền Giang có diện tích cây thanh long thương phẩm gần 10.000 ha. Từ trước Tết cổ truyền đến nay, do thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh nên đầu ra trái cây này rất dễ dàng, giá ở mức cao, nhà vườn có nguồn thu nhập khá. Hiện nay, nông dân Tiền Giang đang  tích cực chăm sóc, cải tạo lại vườn thanh long đã già cỗi, áp dụng các mô hình sản xuất sạch để nâng cao giá trị trái cây.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thanh-long-dau-mua-gia-ki-luc-post1019924.vov
  4.    Giá lợn hơi tăng trở lại
Sau một thời gian dài giảm sâu và neo ở mức thấp, giá lợn hơi trong nước đang có xu hướng tăng trở lại. Hiện giá lợn hơi dao động từ 52.000 đồng – 56.000 đồng/kg, nối tiếp 3 phiên tăng liên tiếp. Như vậy, sau khi xuống đáy thấp thấp trong vòng 1 năm qua, giá lợn hơi từ đầu tháng 4 năm nay đã có dấu hiệu đi lên và đến nay theo các doanh nghiệp chăn nuôi giá lợn hơi trong nước đang xác lập xu hướng tăng. Một trong những nguyên nhân được cho là do diễn biến dịch tả lợn châu phi trong nước vẫn còn khá phức tạp, tác động đến quy mô đàn ở nhiều địa phương trong khi nguồn cung không còn dồi dào như hồi đầu năm.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-lon-hoi-tang-tro-lai-20230512143040047.htm
5.    Giá thịt giảm và chi phí cao khiến doanh nghiệp chăn nuôi lợn thua lỗ
Trong quý I vừa qua, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn chịu thua lỗ nặng, thậm chí là lỗ kỷ lục do chi phí đầu vào tăng, trong khi giá thịt lợn giảm. Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco báo lỗ kỷ lục 321 tỷ đồng trong quý I, quý trước đó, doanh nghiệp cũng lỗ gần 80 tỷ đồng. Với Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp Hoà Phát, trong quý I/2023 công ty có doanh thu thuần gần 1.589 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế âm 116,5 tỷ đồng. Đây là số lỗ kỷ lục theo quý kể từ khi đi vào hoạt động năm 2015.
Tiếp đến, Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) có doanh thu trong kỳ là 817,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3,9 tỷ đồng; lần lượt giảm 46,8% và 95,5% so với cùng kỳ năm 2022. Với Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, báo cáo tài chính quý I/2023 của doanh nghiệp cho thấy mảng chăn nuôi lợn ghi nhận doanh thu 563 tỷ đồng, tăng trưởng 190% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán lợn ở mức 561 tỷ đồng, gần bằng doanh thu.
Nguồn:  https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/gia-thit-giam-va-chi-phi-cao-khien-doanh-nghiep-chan-nuoi-lon-thua-lo-20230515104220701.htm
6.    Lo phá sản, ngành chăn nuôi gia cầm kêu cứu Thủ tướng
Sáng 17-5, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA), cho hay VIPA vừa gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Thường Vụ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng một số bộ ngành liên quan về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm. Theo VIPA, do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất), khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.
Theo đó, VIPA kiến nghị 5 giải pháp chính bao gồm: thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi; thứ 2, rà soát cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất; thứ 3, xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm; thứ 4, cần chuẩn hóa dữ liệu thống kê về sản xuất và thương mại của ngành gia cầm và thứ 5 là về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.
Đáng chú ý, về kiểm soát sản phẩm gia cầm nhập khẩu, VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine; kiểm soát nhập khẩu phụ phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và chăn nuôi trong nước. Trong văn bản kiến nghị, VIPA cũng nêu thẳng vấn đề các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. “Để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, duy trì công ăn việc làm cho người nông dân, kính mong Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước đủ điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/lo-pha-san-nganh-chan-nuoi-gia-cam-keu-cuu-thu-tuong-20230517092854823.htm
7.    Mô hình kinh doanh độc đáo của nông dân trồng xoài tại Đồng Tháp
Ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) có mô hình sở hữu xoài với cái tên ‘Cây xoài nhà tôi’. Mô hình này cho phép những người dân thành thị có thể thưởng thức xoài của chính mình mà không cần tự trồng. Đây là ý tưởng của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương với mục đích giúp người trồng xoài có thu nhập ổn định hơn. Mô hình này cho phép những du khách ghé thăm trả phí để sở hữu một cây xoài trong vườn với giá khoảng 7 triệu đồng trong vòng một năm. Du khách có thể lựa chọn mua nhiều cây xoài tùy vào nhu cầu của bản thân.
Sau khi ký hợp đồng, khách hàng sẽ trở thành chủ của cây xoài và người chủ vườn sẽ chăm sóc cây trong vòng một năm. Bên cạnh đó, người sở hữu còn có thể theo dõi cây xoài của mình từ xa thông qua những hình ảnh và thông tin được cập nhật hàng tuần trên website. Theo ông Nguyễn Văn Mách, thành viên của Minh Tâm Hội quán, khách hàng được đảm bảo nhận tối thiểu 70-100 kg xoài phụ thuộc vào từng mùa. Mỗi năm, ông sẽ gửi xoài theo 3 đợt đến nhà của khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, họ cũng có thể cùng gia đình xuống tận vườn để tự tay hái xoài. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập, mô hình “Cây xoài nhà tôi” còn là một hình thức du lịch trải nghiệm, quảng bá hình ảnh xoài tại Đồng Tháp. Du khách có thể dành thời gian ghé thăm vườn để hái xoài và tham gia các hoạt động khác.
Nguồn: https://zingnews.vn/thuong-thuc-xoai-vuon-nha-tai-dong-thap-post1431628.html

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1.    Thời tiết cực đoan đang đe dọa mặt hàng trà xuất khẩu tỷ USD của Trung Quốc
Năm ngoái, thời tiết khắc nghiệt đã gây ra một vụ mùa trà thất bát hơn bình thường. Giờ đây, một số nông dân và chuyên gia đang đặt câu hỏi rằng, liệu nắng nóng và hạn hán có đe dọa sự thống trị của các vùng sản xuất trà truyền thống tại Trung Quốc, bao gồm Chiết Giang, hay không. khoa học trồng trà hàng đầu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc – đã khảo sát các đồn điền trà trên khắp Trung Quốc. Ông nói rằng, hạn hán năm ngoái đã có tác động tàn phá đến chất lượng và sức khỏe của cây chè tại nước này. Hàng ngàn héc-ta trà đã chết khô.
Biến đổi khí hậu đang gây ra mối đe dọa hiện hữu cho mặt hàng xuất khẩu mang giá trị văn hóa nhất Trung Quốc này. Nhiệt độ tăng khiến cây trà tiết ra nhiều polyphenol hơn, dẫn đến trà đắng hơn, kém giá trị hơn. Những vùng trồng trà nổi tiếng nhất Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ “tuyệt chủng” và đang dịch chuyển dần từ nam lên bắc và từ đông sang tây. Weng Liwen – một chủ đồn điền chè ở Chiết Giang – cho biết, sản lượng chè năm nay thấp hơn đáng kể. Là nông dân có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng chè, ông chưa bao giờ thấy thời tiết như thế này. “Ngay cả những người cao tuổi (dân làng) cũng gọi đây là sự kiện ‘trăm năm có một'”.
Nguồn: https://markettimes.vn/thoi-tiet-cuc-doan-chua-tung-thay-dang-de-doa-mat-hang-xuat-khau-mang-ve-2-ty-usd-moi-nam-cho-trung-quoc-27864.html
2.    Thế giới thiếu hụt cà phê robusta trầm trọng dù xuất khẩu tăng
Cà phê robusta đang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn khi người uống cà phê trên thế giới thắt chặt chi tiêu, muốn tìm đến một loại cà phê rẻ hơn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu cà phê robusta đang khiến việc tìm kiếm một loại cà phê hợp túi tiền đang ngày càng trở nên khó khăn. Đối với người tiêu dùng tại thị trường cà phê lớn nhất châu Âu là Đức, tình trạng khan hiếm đang có tác động rõ rệt đến chi phí bán lẻ khi giá các loại cà phê hòa tan đã tăng 20% so với 1 năm trước, ngay cả khi lạm phát với hạt cà phê gần như không còn.
Tình trạng thiếu hụt cà phê robusta toàn cầu có vẻ chưa sớm được giải quyết. Việt Nam – nước sản xuất lớn nhất thế giới – đang có vụ thu hoạch với sản lượng thấp nhất trong 4 năm khi nông dân tập trung trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng khi giá phân bón tăng cao.Brazil, nước trồng cà phê robusta lớn thứ 2 – chứng kiến mùa màng thiệt hại do hạn hán . Đồng thời, có những lo ngại cho rằng sản lượng của Indonesia có thể bị ảnh hưởng sau những trận mưa lớn. Bất chấp những rào cản đó, xuất khẩu cà phê robusta trên toàn cầu trong 6 tháng đầu của niên vụ hiện tại vẫn cao hơn so với 3 năm trước – chỉ là không đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao của thế giới. Theo tổ chức Cà phê Quốc tế, các lô hàng trong giai đoạn từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021-2022.
Nguồn: https://markettimes.vn/the-gioi-thieu-hut-ca-phe-robusta-tram-trong-du-xuat-khau-tang-chuyen-gi-dang-xay-ra-27650.html
3.    Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng
Sau nhiều tháng chững lại, Trung Quốc đang tăng cường mua gạo của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp liên tục đàm phán được các hợp đồng xuất khẩu mới. Theo Tổng cục Hải quan, giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt 589 USD/1 tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được cho là Trung Quốc đã thông báo mở cửa nhập khẩu trở lại. Ngoài ra, nước này cũng đang cần những nguồn cung thay thế mới cho các dòng gạo phẩm cấp thấp để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Gạo của Việt Nam lại được lợi thế về giá. Trong khi đó, các nguồn cung chính là Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm, còn Pakistan thì đang sụt giảm sản lượng.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng. Nguyên nhân do hạn hán kéo dài khiến sản lượng niên vụ 2021 – 2022 của nước này giảm 2%. Vì vậy, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhập khẩu thêm 6 triệu tấn gạo trong niên vụ 2022 – 2023.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-tang-2023051019122754.htm
4.    Hàng trăm thương nhân Trung Quốc đăng ký thu mua vải thiều
Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Bắc Giang (Sở Công Thương Bắc Giang) cho biết, sau 2 đợt phê duyệt hồ sơ, đến nay, 201 thương nhân Trung Quốc đã đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam và đến Bắc Giang giám sát vùng nguyên liệu, ký kết các hợp đồng thu mua vải thiều. Theo dự kiến, cuối tháng 5, các thương nhân Trung Quốc sẽ bắt đầu nhập cảnh sang Bắc Giang để tham gia tiêu thụ vải thiều chín sớm.
Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, năm 2023, toàn tỉnh có 29.700 ha vải thiều; trong đó, diện tích cho thu hoạch ước đạt sản lượng trên 180.000 tấn, thời gian thu hoạch dự kiến từ 20/5 – 30/7. Đến nay, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Bắc Giang đã ký kết 34 biên bản thỏa thuận hợp tác đối với các chợ đầu mối nông sản, sàn giao dịch thương mại điện tử, các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp để tiêu thụ khoảng 110.000 tấn vải. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, qua rà soát đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 110 mã số vùng trồng với 16.034 ha và 215 cơ sở đủ điều kiện đóng gói quả vải tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bắc Giang cũng đang đề nghị cấp bổ sung 13 mã số vùng trồng, diện tích 575 ha, nâng tổng số diện tích trồng vải thiều xuất khẩu Trung Quốc lên 16.609 ha, sản lượng ước đạt 110.000 tấn.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/hang-tram-thuong-nhan-trung-quoc-dang-ky-thu-mua-vai-thieu-20230514090117578.htm
5.    Xi măng Nghi Sơn xuất khẩu 31.500 tấn sản phẩm sang thị trường Mỹ
Công ty Xi măng Nghi Sơn vừa xuất khẩu 31.500 tấn sản phẩm sang thị trường Mỹ. Đây là chuyến hàng đầu tiên của doanh nghiệp này tiếp cận được điểm đến là thị trường khó tính như Mỹ. Chuyến hàng này cũng đánh dấu sự khởi sắc trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Xi măng Nghi Sơn, khẳng định năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp này với khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao nhất, tiếp nhận tàu có trọng tải lớn và có thể vươn tới nhiều thị trường trên thế giới.
Các chuyên gia nhận định, từ giữa tháng 4/2022 đến nay, tình hình xây dựng trong nước trầm lắng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ của thị trường vật liệu xây dựng; trong đó, có xi măng. Không chỉ tiêu thụ trong nước gặp khó mà xuất khẩu xi măng của Việt Nam cũng “rớt” xuống mức thấp kỷ lục trong suốt nhiều năm qua. Bởi vậy, việc xuất khẩu xi măng sang thị trường Mỹ của Xi măng Nghi Sơn là tín hiệu đáng mừng.
Nguồn: https://bnews.vn/xi-mang-nghi-son-xuat-khau-31-500-tan-san-pham-sang-thi-truong-my/291523.html
6.    Xuất khẩu dệt may sang các thị trường chính đều đi xuống
Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tháng 4/2023, xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,06 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 3,86 tỷ USD). Lũy kế 4 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may cả nước đạt khoảng 11,7 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước (trị giá tuyệt đối giảm gần 3 tỷ USD).
Về thị trường xuất khẩu dệt may tháng 4/2023, thống kê cho thấy tất cả các thị trường xuất khẩu chính đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Mỹ giảm 30%, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD; thị trường Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,7% đạt 349 triệu USD; thị trường Hàn Quốc giảm 21%, đạt 237 triệu USD và Nhật Bản giảm 3%. Tính chung 4 tháng năm 2023, chỉ duy nhất thị trường Nhật Bản tăng 6,6%, còn lại thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm trên 30% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/vinatex-xuat-khau-det-may-sang-cac-thi-truong-chinh-deu-di-xuong/862943.vnp
BSA Media