Tiêu điểm:

ASEAN lên kế hoạch tổ chức hội nghị thuế quan với Mỹ

ASEAN có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Mỹ để thảo luận về các mức thuế quan đang trong lộ trình của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Mohamad Hasan phát biểu hôm 20-2.

Trước đó, hôm 13-2 Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế từ 25% đối với xe hơi, chip và dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ theo mức tương đương (reciprocal) các nước đánh thuế vào hàng hóa nhập từ Mỹ. Hiện phía Mỹ dự định sẽ hoàn tất và công bố danh sách đánh thuế từ ngày 2-4 sắp tới.

Sắc lệnh hôm 13-2 của Mỹ đồng nghĩa với việc tất cả đối tác thương mại của Mỹ đều bị đặt vào tầm ngắm. Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ đáp trả bằng thuế quan đối với các nước có chính sách phi thuế quan, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và những biện pháp khác, bởi xem đây là những hành vi thương mại không công bằng.

Thuế nhập khẩu đối ứng còn nhắm tới các khoản trợ cấp và các chính sách về tỷ giá cản trở dòng chảy của hàng hóa Mỹ ra nước ngoài. Ông Trump nói Mỹ áp thuế quan có qua có lại “vì mục đích công bằng”. Bất kỳ quốc gia nào áp thuế đối với Mỹ, Mỹ sẽ áp thuế lại, “không nhiều hơn, không ít hơn”.

Phát biểu trước Quốc hội, Ngoại trưởng Hasan nói rằng các mức thuế quan như vậy sẽ là một thách thức đối với quốc gia này vì các sản phẩm điện và điện tử chiếm 60% hoạt động thương mại của quốc gia này với Mỹ. “Đây là một đòn giáng mạnh nếu chúng ta không thể sớm giải quyết được vấn đề này”, ông nói và cho biết thêm rằng ASEAN có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để trình bày quan điểm của khu vực này với chính phủ Mỹ.

“Chúng ta cần trao đổi về quan điểm của các nước ASEAN nhằm đảm bảo mức thuế quan Mỹ đề xuất không gây gánh nặng cho chúng ta”.

Malaysia hiện là chủ tịch luân phiên khối ASEAN trong năm 2025.

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), thương mại hàng hóa của Mỹ với Malaysia ước tính đạt 80,2 tỉ đô la trong năm 2024, với mức thâm thủng mậu dịch hay nhập siêu nghiêng về phía Mỹ là 24,8 tỉ đô la.

Năm ngoái, Việt Nam đã công bố mức thặng dư thương mại kỷ lục 123,5 tỉ đô la với Mỹ, lớn nhất sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico.

Trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tại Hà Nội ngày 12-2 – một ngày trước khi Tổng thống Trump ký các sắc lệnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói “Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường và tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ”.

Trong khi đó, Đại sứ Knapper nhấn mạnh “Việc áp thuế trong thời gian qua không nhắm tới Việt Nam. Mỹ muốn duy trì mối quan hệ song phương, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng tích cực”.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, hơn một phần tư lượng hàng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam trong năm ngoái là nông sản, chủ yếu là bông, đậu nành và các loại hạt, với tổng giá trị là 3,4 tỉ đô la.

https://bsaonline.vn/asean-len-ke-hoach-to-chuc-hoi-nghi-thue-quan-voi-my/

Ngân hàng Đông Á đổi tên thành Vikki Digital Bank

Các chi nhánh, trung tâm giao dịch và phòng giao dịch của Đông Á đã đồng loạt khai trương dưới tên mới Vikki Digital Bank hôm 17-2, sau đúng một tháng kể từ ngày ngân hàng này nhận quyết định chuyển giao sang HDBank của Ngân hàng Nhà Đông Á.

Định vị ngân hàng số của Vikki Digital Bank khiến mọi người đặt nhiều câu hỏi về khối bất động sản và nhân sự của Đông Á. Trước đó, ngân hàng này có bốn công ty thành viên, 223 chi nhánh, trung tâm giao dịch và phòng giao dịch trên cả nước, với hơn 4.000 nhân viên.

Ngân hàng số đầu tiên của Việt Nam là Timo Bank không có gốc tích rõ ràng. Tháng 9-2020, Timo Bank trở về với Ngân hàng Bản Việt. Số khách hàng cũ của Timo Bank được lựa chọn là ở lại với VPBank hoặc về với BV Bank

Các ngân hàng 0 đồng khác: CBBank và OceanBank cho Vietcombank và MB đã được thực hiện vào tháng 10-2024. Sau Tết, Dong A Bank được chuyển giao cho HDBank, GPBank giao cho VPBank. SCB chưa có tin.

Ngoài bốn ngân hàng trên, “phong trào” đổi tên thương mại mới cũng đã diễn ra đối với các ngân hàng thương mại khác trong hai năm 2023 và 2024.

Trước hết phải kể đến Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) được đổi tên từ Ngân hàng TMCP Liên Việt (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank cũ).

Sau đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) cũng đổi tên viết tắt thành BVBank.

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) sau khi đổi chủ cũng đổi tên tiếng Việt thành Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển, trong khi vẫn giữ nguyên tên viết tắt là PGBank.

Grab và ShopeeFood chiếm lĩnh thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam: Grab và ShopeeFood chia nhau phần lớn thị phần giao nhận đồ ăn trị giá 1,8 tỉ đô la, ở Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 48% và 47% trong năm 2024. Be chiếm 4%, Gojek chỉ 1% và đã rời thị trường vào tháng 9-2024.

Báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu Momentum Works nói thị trường giao nhận đồ ăn Đông Nam Á tăng trưởng 13% trong năm 2024, với tổng giá trị giao dịch (GMV) 19,3 tỉ đô la. Trước đó, tỷ lệ tăng trưởng trong hai năm 2022-2023 chỉ xoay quanh 5%.

Lực đẩy chủ yếu của mảng thị trường nước ngoài là Việt Nam (1.304 cửa hàng), và Indonesia (2.667 cửa hàng). Doanh số năm 2023 của Mixue tại Việt Nam đạt 1.260 tỉ đồng (49,5 tỉ đô la), tăng 2,6 lần so với năm 2022, theo hãng dữ liệu Vietdata.

Oppo vượt Samsung và Apple dẫn đầu về thị phần điện thoại tại Việt Nam: Theo hãng phân tích Canalys, trong quí 4-2024 Oppo đã vượt Samsung trở thành thương hiệu điện thoại được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam với 25% thị phần, xếp trên Samsung (22%) và Apple (20%). Oppo cũng dẫn đầu với 17% thị phần tại Thái Lan, ngang bằng với Apple.

Thị trường điện thoại Đông Nam Á đang chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm giá rẻ đến từ các thương hiệu của Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Vivo, Realme…

Theo Canalys, thị trường điện thoại thông minh Đông Nam Á đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, với tổng lượng xuất xưởng đạt 96,7 triệu chiếc – tăng 11% so với năm trước, chấm dứt chuỗi hai năm suy giảm

Năm 2024 là năm đầu tiên OPPO đầu tiên dẫn đầu thị trường Đông Nam Á, chiếm 18% thị phần với 16,9 triệu máy, tăng trưởng 14%. Samsung theo sát với 16,6 triệu chiếc, chiếm 17% thị phần. Transsion và Xiaomi chia sẻ vị trí thứ ba, mỗi hãng nắm giữ 16% thị phần, trong khi Vivo đứng thứ 5 với 13%.

Liên doanh Gogoro – Castrol bước vào thị trường xe máy điện tại Việt Nam

Hãng sản xuất pin và xe máy điện Gogoro Inc của Đài Loan và tập đoàn dầu nhớt Castrol Holdings của Anh đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh sản xuất xe máy điện tại Việt Nam. Gogoro nói đây là “chiến lược tập trung nguồn lực vào một thị trường nước ngoài tại một thời điểm”.

Thị trường xe máy điện đang tăng trưởng tại Việt Nam. Các tên tuổi chính như các thương hiệu nội địa gồm VinFast, Pega, Selex, Dat Bike hay Nuen Moto, hai hãng Trung Quốc là Yadea và Dibao. Các hãng khác như Yamaha hay Honda cũng tham gia thị trường ở phân khúc đắt tiền, cá biệt hãng BMW giới thiệu xe máy điện lên đến 550 triệu đồng/chiếc.

https://bsaonline.vn/lien-doanh-gogoro-castrol-buoc-vao-thi-truong-xe-may-dien-tai-viet-nam/

Chuỗi trà sữa và kem giá rẻ Mixue vượt McDonald’s và Starbucks trở thành chuỗi F&B lớn nhất thế giới, theo hãng nghiên cứu thị trường Momentum Works tại Singapore.

Mixue đã tăng trưởng thần tốc trong năm 2024, từ hạng tư  trở thành chuỗi F&B lớn nhất thế giới.

Với 45.300 cửa hàng, Mixue đã vượt con số 43.000 cửa hàng của McDonald’s và 40.199 tiệm của Starbucks.

Số lượng cửa hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng doanh số tính theo tổng giá trị hàng hóa (GMV) vẫn đứng thứ tư trong các chuỗi đồ uống mới làm (freshly-made beverages). Doanh số của Mixue trong năm qua ước đạt 6,5 tỉ đô la, xếp sau Starbucks, Inspire Brands và Tim Hortons

Startup Ấn Độ khai thác dịch vụ máy bay cứu thương

ePlane, startup máy bay chạy bằng điện của Ấn Độ, đã ký thỏa thuận trị giá 1 tỉ đô la cung cấp 788 máy bay cứu thương cho ICATT, một nhà cung cấp dịch vụ máy bay cứu thương.

Hợp đồng giữa ePlane và ICATT thuộc thỏa thuận không ràng buộc. Theo đó, ePlane sẽ cung cấp máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện (eVTOL) nhằm giúp ICATT triển khai dịch vụ máy bay cứu thương trên khắp Ấn Độ, giữa lúc tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn của Ấn Độ đang trở nên nghiêm trọng hơn.

https://bsaonline.vn/startup-an-do-khai-thac-dich-vu-may-bay-cuu-thuong/

Thương hiệu giá rẻ Nhật Bản và Trung Quốc đổ bộ Hồng Kông

Các thương hiệu nhà hàng và chuỗi bán lẻ giá rẻ từ Nhật Bản và Trung Quốc đại lục đang liên tiếp mở rộng sang Hồng Kông, tận dụng giá thuê mặt bằng thương mại thấp và tâm lý tiêu dùng dè xẻn của người tiêu dùng khi kinh tế khó khăn.

Số lượng thương hiệu Nhật Bản có mặt ở Hồng Kông trong năm 2024 tăng 58%, riêng các thương hiệu từ Trung Quốc đại lục tăng gần 50%, theo Cathie Chung, giám đốc cấp cao của hãng cung cấp dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle tại Mỹ.

Trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản khi xâm nhập thị trường Hồng Kông đều định vị “mình là những thương hiệu Nhật Bản, và vì thế phải giá cao”. Chẳng hạn như trung tâm tâm mua sắm Sogo, chuỗi mì ramen Ichiran và các cửa hàng sushi cao cấp. Họ đã từng thành công. Nhưng nay bối cảnh đã khác, người tiêu dùng đang siết chặt hầu bao, tìm cách đi mua sắm và ăn tiệm ở Thâm Quyến hay Quảng Châu với giá rẻ hơn.

https://thesaigontimes.vn/thuong-hieu-gia-re-trung-quoc-va-nhat-ban-do-bo-hong-kong/

Thái Lan bước vào thị trường nhiên liệu hàng không bền vững

Những lít nhiên liệu hàng không bền vững do Thái Lan sản xuất đã được đưa ra thị trường trong tháng 1-2025.

Hãng con PTTGC của tập đoàn dầu khí quốc doanh PTT ban đầu sẽ cung cấp SAF cho các hãng hàng không trong nước, với Thai Airways là khách hàng ký bản ghi nhớ đầu tiên. Chủ tịch Toasaporn Boonyapipat của PTTGC nói “sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu năng lượng tái tạo đang mở rộng nhanh chóng trong ngành hàng không thương mại của Thái Lan”.

PTTGC dự định sản xuất 6 triệu lít SAF trong năm đầu tiên, dùng dầu thực vật đã qua sử dụng làm nguyên liệu chính. Sản lượng này đủ cho khoảng 2.000 chuyến bay bằng máy bay cỡ trung với tầm bay 2.000-3.000 km mỗi chuyến. PTTGC dự định tăng sản lượng gấp 4 lần trong tương lai gần.

Ngoài việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài, PTTGC đang xem xét sử dụng khoai mì và đường trong nước làm nguyên liệu sản xuất SAF.

Nhà bán lẻ khí đốt quốc doanh Bangchak cũng đang tăng cường năng lực SAF. Bangchak đang xây dựng một cơ sở sản xuất SAF ở ngoại ô Bangkok, với khoản đầu tư 8,5 tỉ baht (khoảng 250 triệu đô la). Cơ sở này sẽ đi vào sản xuất vào tháng 6-2025 với công suất mỗi ngày là 1 triệu lít SAF.

https://thesaigontimes.vn/thai-lan-buoc-vao-thi-truong-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung/

EU thực hiện chiến dịch mới chống hàng giá rẻ Trung Quốc

Ủy ban Châu Âu (EC) bắt đầu thực hiện các nỗ lực mới nhằm chống lại làn sóng hàng nhập khẩu thương mại điện tử giá rẻ và có khả năng gây nguy hiểm vào EU.

Hôm 5-2, EC ra thông báo buộc các sàn Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bán các sản phẩm không an toàn trên các nền tảng này. EC nói sẽ đề xuất các quốc gia EU tính phí xử lý đối với hàng nhập khẩu thương mại điện tử.

Trong một biện pháp gọi là “kiểm tra độ an toàn của sản phẩm”, các quốc gia EU có thể sử dụng công cụ giám sát điện tử để “quét” qua các sàn để xác định hành vi phạm luật. Các đợt “quét” trước đây của EU là buộc các KOL/KOC phải khai báo.

EC nói khoảng 4,6 tỉ lô hàng giá trị thấp dưới 150 euro (de minimis) đã nhập vào EU trong năm 2024, i, khoảng 12 triệu kiện hàng mỗi ngày, tăng gấp đôi so với năm 2023. Trong số đó, 91% đến từ Trung Quốc.

Trong số các sản Trung Quốc, Shein tỏ vẻ nghiêm túc nhất.

Hãng này đang lên kế hoạch niêm yết (IPO) lớn trên thị trường chứng khoán London. Shein nói họ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm định bên thứ ba để lấy mẫu thử nghiệm và kiểm tra độ an toàn sản phẩm. Shein nói đã thực hiện hơn hai triệu thử nghiệm thông qua bên thứ ba trong năm 2024, bao gồm cả các thử nghiệm hóa học.

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Bước vào năm 2025, ngành hải sản đối mặt với những xu hướng mới liên quan đến sức khỏe, bền vững và công nghệ.

https://bsaonline.vn/xu-huong-tieu-dung-hai-san-trong-nam-2025/

BSA Media thực hiện